Bí kíp kinh doanh quán cơm văn phòng thành công

Date:

Kinh doanh cơm văn phòng cần lưu ý những gì? Quy trình, kinh nghiệm như thế nào? Chi tiết có trong bài viết dưới đây.

Kinh doanh cơm văn phòng đang trở thành một lĩnh vực tiềm năng và đầy triển vọng. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và thực hiện các bước đúng cách. Trong bài viết này, Nhà Hàng Số sẽ chia sẻ các bước để kinh doanh cơm văn phòng hiệu quả, thu lợi nhuận cao.

1. Tại sao nên khởi nghiệp bằng kinh doanh cơm văn phòng

1.1. Ưu điểm mô hình kinh doanh cơm văn phòng

  • Khách hàng ổn định: Khách hàng mục tiêu của loại hình này là nhân viên văn phòng, doanh nghiệp, công ty,… Họ là những khách hàng ổn định và có nhu cầu ăn uống hàng ngày. Do đó, mô hình này mang lại độ tin cậy cao cho chủ quán cơm.
  • Chi phí đầu tư thấp: So với mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn truyền thống, chi phí đầu tư cho mô hình kinh doanh cơm văn phòng thấp hơn nhiều. Chủ doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một khoản nhỏ để đầu tư thiết bị. Sau đó là trang trí và thuê mặt bằng nhỏ để khởi nghiệp.
  • Đa dạng sản phẩm: Mô hình kinh doanh cơm văn phòng có thể cung cấp nhiều loại thực phẩm khác nhau như cơm, mì, phở, bún, xôi,… Điều này giúp tăng khả năng thu hút khách hàng và mang lại lợi nhuận cao hơn.
  • Tiềm năng phát triển: Với sự phát triển của các khu đô thị, trung tâm thương mại, các công ty, doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống tại nơi làm việc ngày càng tăng cao. Vì vậy, mô hình kinh doanh cơm văn phòng có tiềm năng phát triển lớn và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

chuẩn bị suất cơm văn phòng

1.2. Thách thức

Cạnh tranh gay gắt: Thị trường cơm văn phòng là một ngành nghề đang phát triển và có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Vì vậy, đối thủ cạnh tranh rất mạnh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh cơm văn phòng phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn để thu hút khách hàng.

2. Khách hàng của mô hình cơm cơm văn phòng là ai?

Khách hàng của quán cơm văn phòng thường là nhân viên văn phòng, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, cơ quan hành chính công cũng là khách hàng tiềm năng. Đây là những khách hàng có nhu cầu mua cơm nhanh, tiện lợi và giá cả phải chăng. Mục đích để có bữa ăn trưa trong giờ làm việc hoặc học tập.
khách hàng quán cơm văn phòngVới đặc thù công việc, thời gian của khách hàng là rất quan trọng. Do đó việc cung cấp dịch vụ cơm văn phòng chất lượng, tiện lợi và nhanh chóng là điều cực kỳ quan trọng. Khách hàng còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng và sự đa dạng của thực đơn. Giá cả hợp lý, sạch sẽ để đảm bảo sự hài lòng và quay lại sử dụng dịch vụ lần sau.

3. Kinh doanh cơm văn phòng cần bao nhiêu vốn?

Dưới đây, Nhà Hàng Số sẽ chia sẻ các khoản chi tiêu cần phải tính đến khi kinh doanh cơm văn phòng:

3.1. Chi phí vật tư, nguyên liệu

Đây là chi phí quan trọng nhất khi kinh doanh cơm văn phòng. Bao gồm các khoản chi phí cho các nguyên liệu như gạo, rau củ quả, thịt, cá, gia vị, dầu ăn, đường, muối,..v.v. Ước tính chi phí này dao động từ 40% đến 50% tổng doanh thu. Chi phí này nên tính theo ngày, sau đó tổng hợp theo từng tháng. Để không lãng phí nguyên liệu, cần cân đối để không bị thừa thức ăn theo ngày quá nhiều.
nguyên liệu nấu cơm văn phòng

3.2. Chi phí thuê, sửa chữa, trang trí, thiết bị

Chi phí thuê mặt bằng cũng là một khoản chi đáng kể. Ngoài ra còn có chi phí sửa chữa, trang trí quán, mua sắm thiết bị như tủ đông, tủ mát, bếp, nồi cơm, bàn ghế, điều hòa, quạt,… Ước tính chi phí này dao động từ 15% đến 25% tổng doanh thu.
thiết bị bếp quán cơm văn phòng

3.3. Chi phí nhân viên

Đây là khoản chi phí cố định đáng kể khi kinh doanh cơm văn phòng. Ước tính chi phí này dao động từ 20% đến 30% tổng doanh thu. Tùy theo mô hình, quy mô và lượng khách đến quán, bạn có thể quyết định thuê bao nhiêu người làm. Tiền thuê nhân viên giao động từ 6-10 triệu đồng/tháng đối với hình thức fulltime. Từ 3-6 triệu đồng/tháng/người theo hình thức part-time.
nhân viên quán cơm văn phòng

3.4. Chi phí quảng cáo, marketing

Khoản chi phí này đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và quảng bá cho quán cơm văn phòng. Cụ thể gồm: chi phí thiết kế website, đăng tin quảng cáo, in ấn brochure, voucher,… Ước tính chi phí khoảng 5-15 triệu đồng/tháng (tùy chi phí, diện tích, quy mô).

3.5. Chi phí vận chuyển, đi lại

Nếu quán cơm văn phòng có dịch vụ giao hàng tận nơi thì sẽ phải tính thêm chi phí vận chuyển, xăng dầu, phụ tùng,..v.v. Ước tính chi phí này dao động từ 3% đến 5% tổng doanh thu.

3.6. Chi phí tiền điện, nước, internet

Đây là khoản chi phí hàng tháng không thể thiếu của quán cơm văn phòng. Ước tính chi phí này dao động từ 3% đến 5% tổng doanh thu. Tính ra khoảng 3-5 triệu đồng/tháng.

3.7. Chi phí khác

Ngoài các khoản chi phí trên, quán cơm văn phòng còn phải tính đến các khoản chi phí khác như chi phí bảo trì, chi phí phát sinh, chi phí hỗ trợ khách hàng,… Ước tính chi phí này dao động từ 2% đến 5% tổng doanh thu.
Tổng chi phí đầu tư để khởi nghiệp kinh doanh cơm văn phòng dao động từ 150 triệu đến 300 triệu đồng. Tùy thuộc vào diện tích mặt bằng, thiết bị, vật tư, trang trí quán,… Tuy nhiên, các khoản chi phí hàng tháng để duy trì hoạt động kinh doanh dao động từ 80 triệu đến 150 triệu đồng. Vì vậy, để kinh doanh loại hình này, cần tính toán chi phí cẩn thận, tránh trường hợp để thất thoát vốn.

4. Có những mô hình kinh doanh cơm văn phòng nào?

Có nhiều mô hình kinh doanh cơm văn phòng phổ biến hiện nay.

4.1. Cơm văn phòng truyền thống

Đây là mô hình kinh doanh cơm văn phòng truyền thống với quy mô nhỏ, vận hành đơn giản và phục vụ trực tiếp khách hàng trong khu vực văn phòng. Cơm văn phòng truyền thống thường cung cấp các món ăn truyền thống Việt Nam như cơm, mì, phở, bún, xôi,…
mô hình quán cơm văn phòng truyền thống

4.2. Cơm văn phòng online

Đây là mô hình kinh doanh cơm văn phòng trực tuyến. Nó cho phép khách hàng đặt hàng trực tuyến và giao đồ ăn đến văn phòng. Mô hình này sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn có sẵn như Now, Grabfood, Shoppe Food,… Chủ quán sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng để kiểm soát lượng đơn khách hàng đặt hàng.
kinh doanh cơm văn phòng online

4.3. Cơm chay văn phòng

Đây là mô hình kinh doanh cơm văn phòng chay, phục vụ các món ăn chay phong phú và dinh dưỡng. Mô hình này thường hướng đến khách hàng ưa thích đồ ăn chay hoặc muốn thực hiện chế độ ăn chay trong văn phòng.
kinh doanh cơm văn phòng chay

4.4. Cơm văn phòng tự chọn

Đây là mô hình kinh doanh cơm văn phòng cho phép khách hàng tự chọn các món ăn yêu thích của mình từ menu được cung cấp. Mô hình này giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng trung thành.
kinh doanh cơm văn phòng tự chọn
Xem thêm:

5. Quy trình kinh doanh cơm văn phòng

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt đầu kinh doanh cơm văn phòng, bạn cần phải nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng mà bạn muốn phục vụ. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.Từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ. Bạn cần tìm hiểu về số lượng công ty, văn phòng, khu vực địa lý và thị trường cạnh tranh để có một kế hoạch kinh doanh chi tiết.
nghiên cứu khách hàng khi kinh doanh cơm văn phòng

Bước 2: Lập kế hoạch kinh doanh

Sau khi nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng, bạn cần phải lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch này sẽ giúp bạn có một chiến lược kinh doanh rõ ràng và định hướng rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh của mình.

Bước 3: Lựa chọn vị trí kinh doanh

Vị trí đặt quán cơm rất quan trọng để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Bạn cần tìm kiếm các vị trí thuận tiện và dễ tiếp cận. Với khách hàng là dân văn phòng, vị trí “đắc địa” là gần các trung tâm, văn phòng,… Các tòa nhà cho thuê văn phòng, khu công nghiệp cũng là lựa chọn lý tưởng.không gian quán cơm văn phòng

Bước 4: Thiết kế các món ăn phù hợp với khẩu vị khách hàng

Các gói ăn trưa theo ngày, theo tuần có thể tạo sự đổi mới, hứng thú cho thực khách. Bên cạnh đó, thực đơn đa dạng và phong phú như cơm gà, cơm thịt kho, cơm cá, cơm tôm, cơm chay cũng là một yếu tố giữ chân khách hàng. Đừng quên chú trọng vào các món ăn kèm. Cụ thể như rau xào, canh, tráng miệng, nước uống,… Bởi xu hướng ăn uống lành mạnh đang lên ngôi, đặc biệt là ở môi trường công sở.

Bước 5: Thiết kế menu và giá cả hợp lý

Thiết kế menu và giá cả hợp lý rất quan trọng trong khởi nghiệp quán ăn. Bạn cần phải thiết kế menu phù hợp với đối tượng khách hàng công sở. Họ thường ngồi nhiều, ít có cơ hội vận động. Vì vậy, bên cạnh trứng, thịt, cá, dân văn phòng có xu hướng thích ăn rau xanh, các loại canh hoặc đồ luộc. Ngoài ra, giá cả cần đảm bảo hợp lý với thu nhập của thực khách. Không quá cao để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn mà vẫn đảm bảo chất lượng và lợi nhuận cho quán.
menu quán cơm văn phòng

Bước 6: Xây dựng hệ thống giao hàng

Hệ thống giao hàng chính là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh cơm văn phòng. Bạn cần phải xây dựng hệ thống giao hàng nhanh chóng, đảm bảo đúng thời gian và đúng địa điểm mà khách hàng yêu cầu. Có thể sử dụng các dịch vụ giao hàng bên ngoài hoặc tổ chức một đội ngũ giao hàng của riêng doanh nghiệp.

Bước 7: Marketing cho quán cơm văn phòng

Trong thời đại bão hòa công nghệ, thì Mạng xã hội là cách quảng cáo tốt nhất. Hãy xây dựng kênh bán hàng, quảng bá món ăn trên facebook, tiktok,… Vào các ngày cuối tuần, có thể có các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc free đồ uống cho khách hàng. Đó là một số cách để khách hàng ghi nhớ quán ăn của bạn.
Đừng quên đặt tên cho quán cơm văn phòng. Bởi đó là yếu tố đầu tiên khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng tờ rơi, băng rôn để quảng cáo nhân dịp khai trương. Tóm lại, marketing cho quán cơm văn phòng là quá trình lâu dài. Đó là sự kết hợp giữa công tác thương hiệu và chất lượng hương vị ẩm thực. Đừng quên kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố đó.
marketing cho quán cơm văn phòng

Bước 8: Đánh giá và cải tiến sản phẩm

Đánh giá và thay đổi món ăn là một hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh cơm văn phòng. Bạn cần liên tục xem xét và cải tiến chất lượng món ăn. Mục đích là đáp ứng được nhu cầu khẩu vị của khách hàng.
Xem thêm:

6. Lưu ý khi kinh doanh cơm văn phòng

Dân văn phòng có khoảng 1-1,5h nghỉ trưa. Đây được xem là thời gian vàng để quán cơm của bạn kinh doanh đắt khách nhất. Các khâu chế biến, đóng hộp, giao hàng cần đảm bảo phối hợp chặt chẽ với nhau. Đừng quên vật dụng ăn uống như: thìa, đũa, cốc nước canh hoặc nước chấm,… Nếu khu vực đó có nhiều công ty làm việc ca đêm thì bạn nên mở cửa sớm và đóng cửa muộn hơn. Cụ thể:

  • Tính toán thời gian chuẩn bị thực phẩm: Trong kinh doanh cơm văn phòng, thời gian chuẩn bị thực phẩm cũng rất quan trọng. Bạn cần phải tính toán thời gian chuẩn bị thực phẩm để đảm bảo rằng các món ăn được phục vụ đúng giờ và không bị chậm trễ.
  • Xây dựng lịch trình phục vụ: Bạn cần xây dựng một lịch trình phục vụ để đảm bảo rằng mọi việc được tổ chức hợp lý và đồng bộ. Lịch trình này bao gồm thời gian chuẩn bị thực phẩm, thời gian phục vụ khách hàng và thời gian dọn dẹp bếp.
  • Đảm bảo thời gian phục vụ nhanh chóng: Trong kinh doanh cơm văn phòng, thời gian phục vụ nhanh chóng là rất quan trọng để thu hút khách hàng. Bạn cần phải đảm bảo rằng các món ăn được phục vụ trong thời gian ngắn nhất để khách hàng có thể tiếp tục làm việc kịp thời.

7. Tổng kết

Trên đây là các bước cơ bản kinh doanh cơm văn phòng. Nếu bạn muốn thành công, hãy đầu tư đầy đủ và chăm sóc khách hàng tốt nhất có thể. Hãy đảm bảo các món ăn luôn tươi ngon, hấp dẫn. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả kinh doanh, bạn cần phải tìm hiểu thêm về thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình. Đồng thời, đừng quên hoạt động quảng cáo quán ăn của mình để thu hút được nhiều khách hàng hơn.
kinh nghiệm kinh doanh cơm văn phòng
Cuối cùng, kinh doanh cơm văn phòng là một lĩnh vực tiềm năng và đầy thử thách. Tuy nhiên, nếu bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, cùng với nỗ lực và sự chăm chỉ, bạn hoàn toàn có thể thành công trong việc kinh doanh cơm văn phòng. Tiếp tục theo dõi chuyên mục Khởi nghiệp Quán ăn của Nhà Hàng Số để đón đọc thêm những thông tin hữu ích về khởi nghiệp F&B.

5/5 - (6 bình chọn)
Tung Ngo
Tung Ngo
Là một chuyên gia trong ngành F&B với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Có kiến thức sâu rộng về sản xuất, tiêu thụ, quản lý, phân phối và tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Tôi đã thành công trong việc phát triển và quản lý các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống của nhiều công ty lớn và nhỏ. Với tinh thần sáng tạo và đam mê, tôi luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Bí kíp kinh doanh quán ăn tự phục vụ hiệu quả hàng đầu hiện nay

Kinh doanh quán ăn tự phục vụ là mô...

Mô hình kinh doanh quán ốc vỉa hè: Bí quyết thành công

Mô hình kinh doanh quán ốc vỉa hè với...

Mô hình quán nướng ngoài trời: tối ưu chi phí – tối đa lợi nhuận

Mô hình quán nướng ngoài trời là mô hình...

Mở quán nhậu ở nông thôn: “cơ hội vàng” cho người mới khởi nghiệp

Mở quán nhậu ở nông thôn là mô hình...