Kinh doanh nước ép trái cây thành công với bí kíp này

Date:

Đầu tư vốn thấp, đúng với xu hướng thị trường, kinh doanh nước ép trái cây sẽ giúp bạn thu lợi nhuận dễ hơn nhờ những bí kíp này

Mức thu nhập tăng liên tục trong vòng 30 năm trở lại đây (đạt gần 2.300 USD/người/năm), người Việt đã sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm vừa có lợi cho sức khỏe, vừa thân thiện với môi trường. Một báo cáo của Vietnam Report cho thấy, có đến 86% người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm vì niềm tin vào chất lượng đảm bảo và tốt cho sức khỏe. Đó là lý do tại sao, kinh doanh nước ép trái cây trong thời điểm này lại là mô hình bắt kịp xu hướng thị trường. Nếu đang ấp ủ ý tưởng mở quán nước ép trái cây, hãy xem ngay những bí kíp mà Nhà Hàng Số chia sẻ dưới đây nhé!

Nội dung

1. Tổng quan thị trường đồ uống Việt Nam

Ngành Thực phẩm và Đồ uống tại Việt Nam đang chiếm khoảng 15% GDP, đạt khoảng 30 tỷ USD. Riêng đối với thị trường nước giải khát, Việt Nam đứng đầu trong các nước Đông Nam Á có nhu cầu tiêu thụ nước giải khát, chiếm tới 72,39% trong giai đoạn 2015 – 2019. Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng doanh số trung bình của thị trường nước giải khát đạt 9,7%, tương đương 5308 triệu USD. Đặc biệt, trung bình mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ 53,6 lít/năm. Con số này gấp 3,6 lần lượng tiêu thụ sữa. (Số liệu nghiên cứu của Statistics).
biểu đồ phần trăm sự thay đổi về sản lượng thị trường tiêu thụ nước giải khát ở các nước đông nam á từ 2015 đến 2020
Theo nghiên cứu của Euromonitor, cơ cấu thị trường nước giải khát Việt Nam có sự thay đổi. Trong đó, thị phần của trà và nước ép hoa quả tăng dần qua các năm. Năm 2019, thị phần của trà và nước ép hoa quả chiếm gần 1 nửa cơ cấu tiêu thụ ngành nước giải khát. Đây là minh chứng rõ rệt cho sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm ít đường, tốt cho sức khỏe.
cơ cấu thị trường tiêu thụ nước giải khát việt nam 2019

2. Mô hình kinh doanh nước ép trái cây

Bán nước ép hoa quả, rau củ không còn là một mô hình kinh doanh mới. Xong, đây hiện tại là một mô hình bắt kịp với xu hướng người tiêu dùng. Cùng Nhà Hàng Số điểm qua những mô hình kinh doanh nước ép hoa quả thường thấy nhé!

2.1.Kinh doanh nước ép trái cây vỉa hè (xe đẩy)

Mô hình kinh doanh nước ép trái cây vỉa hè hay còn được biết đến là các xe đẩy bán nước ép trái cây. Hiện tại, xe đẩy là mô hình phổ biến nhất và trở thành xu thế đối với nhiều loại hình ăn uống dịch vụ khác. Đặc điểm của mô hình này là vốn thấp, đầu tư ít nhưng có thể nhanh chóng thu hồi lợi nhuận. Chủ quầy cũng có thể chủ động và linh động về địa điểm với mô hình kinh doanh này.
Hoặc các xe đẩy bán nước ép cũng có thể được đặt tại mặt bằng cố định. Nhưng, các mặt bằng này không đòi hỏi về diện tích lớn. Việc này giúp tối ưu chi phí đầu tư.
kinh doanh nước ép trái cây mô hình xe đẩy

2.2. Kinh doanh cửa hàng nước ép trái cây (có chỗ ngồi)

Khác với mô hình kinh doanh xe đẩy bán nước ép, cửa hàng nước ép cần một mặt bằng cố định. Các cửa hàng này sẽ có không gian cho khách ngồi tại quán, được xây dựng thương hiệu, hình ảnh chuyên nghiệp. Về chi phí đầu tư, mô hình này cần một số vốn khá lớn. So với mô hình xe đẩy thì đây là mô hình khó để nhân rộng nhanh.
Mở cửa hàng nước ép trái cây thường sẽ kết hợp bán một vài thức uống khác để tối đa hóa khả năng phục vụ khách hàng. Ví dụ như kết hợp bán trà, cà phê, một vài loại đồ ăn nhẹ…

kinh doanh nước ép trái cây có chỗ ngồi

Mô hình quán nước ép có không gian ngồi ngoài trời

3. Đánh giá tiềm năng mô hình kinh doanh nước ép trái cây

Thị trường nước ép trái cây và rau quả khu vực Đông Nam Á được dự báo rằng sẽ đạt 186 tủ USD tính đến năm 2022. Mức tăng trưởng bình quân đạt 5 – 6%/năm (thông tin từ Bộ Công Thương 2019).
Cũng theo nghiên cứu của CAGR, tổng giá trị thị trường nước ép tại Việt Nam đang đứng tứ tư trong khu vực Đông Nam Á, đạt 450 triệu USD. Dự báo tốc độ tăng trưởng 8%/ năm trong giai đoạn 2020 – 2025. Số liệu nghiên cứu cho thấy phân khúc chính của thị trường này là nước ép trái cây và sinh tố, với tổng dung lượng đạt 286 triệu USD. Trung bình, mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ 3,6lít/ năm (2020).
tổng dung lượng thị trường nước ép trái cây khu vực đông nam á 2015 - 2020
Theo một khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Nielsen thực hiện năm 2020, có tới 44% người tiêu dùng Việt Nam có mối quan tâm hàng đầu là sức khỏe. Giám đốc Việt Nam Louis Holly Nielsen chia se: “Người Việt Nam quan tâm đến sức khỏe hơn bao giờ hết, và xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới”.
Điều này đặc biệt đúng kể từ khi bắt đầu bùng phát đại dịch Covid-19. Theo báo cáo gần đây của McKinsey, người tiêu dùng đã tăng cường mua các thực phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm tươi sống kể từ khi đại dịch bùng phát.
Mối quan tâm của người tiêu dùng tới sức khỏe cũng được thể hiện thông qua xu hướng tìm kiếm trên Google. Các từ khóa liên quan đến sức khỏe, nước ép trái cây có xu hướng tìm kiếm tăng mạnh, đặc biệt là trong thời gian diễn ra đại dịch.
biểu đồ số lượng người tìm kiếm từ khóa liên quan đến sức khỏe từ 2016 đến 2020 biểu đồ xu hướng tìm kiếm từ khóa nước ép trái cây 2016 - 2020Những con số này đủ để nói lên sự tiềm năng của mô hình kinh doanh nước ép hoa quả, trái cây. Vậy để đạt được thành công với mô hình này cần chuẩn bị những gì?

4. Kinh doanh nước ép trái cây thành công cần chuẩn bị những gì?

Để có thể thực hiện một mô hình kinh doanh thành công, bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt. Hãy cũng Nhà Hàng Số khám phá những bí kíp của chuyên gia kinh doanh, để biết được việc mở quán nước ép trái cây sẽ cần chuẩn bị những gì nhé!

4.1. Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên: xác định khách hàng mục tiêu. Xác định được mục tiêu mà mô hình kinh doanh nước ép trái cây của bạn nhắm tới sẽ giúp bạn định vị được giá, xác định được địa điểm đặt nhà hàng/ xe đẩy.
Tệp khách hàng của mô hình bán nước ép rất đa dạng độ tuổi. Tuy nhiên, khách hàng mục tiêu vẫn là nữ giới. Một nghiên cứu của Decision Lab năm 2016 chỉ ra, lượng đồ uống mà nữ giới Việt Nam tiêu thụ nhiều nhất là nước ép, với 21%. Trong khi con số này chỉ là 10% ở nam giới.

Hãy cân nhắc xem bạn đang muốn nhắm đến những đối tượng khách hàng mục tiêu như thế nào. Nếu nhắm đến những người ưa thích đồ uống lành mạnh, thích sự tiện lợi, có xu hướng tiêu dùng nhanh thì mô hình xe đẩy là lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu tệp khách hàng bạn nhắm đến là những người thích đồ uống lành mạnh, muốn có không gian để làm việc, thư giãn, gặp gỡ bạn bè thì mô hình cửa hàng lại là lựa chọn phù hợp.

4.2. Chuẩn bị mặt bằng, địa điểm

Mặt bằng, địa điểm là một trong những yếu tố tiên quyết sự thành công của việc kinh doanh nhà hàng. Nếu mở một quán nước ép, bạn nên chuẩn bị một mặt bằng tối thiểu là 60 – 70 m2 (quy mô nhỏ, khoảng 10 bàn). Bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng về quy mô để có thể lựa chọn mặt bằng có diện tích phù hợp.
mặt bằng kinh doanh nước ép trái cây
Nếu kinh doanh nước ép trái cây theo mô hình xe đẩy, vấn đề mặt bằng không chiếm quá nhiều chi phí. Bạn có thể chọn một điểm được phép dừng xe bán hàng. Hoặc thuê một mặt bằng có diện tích vừa đủ để trưng bày xe đẩy. Cần lưu ý một vấn đề đó là chỗ đậu xe cho khách. Mặt bằng của bạn cần phải có chỗ cho khách dừng xe an toàn để mua nước ép.
Về địa điểm, tùy vào tệp khách hàng mục tiêu mà bạn có thể lựa chọn địa điểm phù hợp. Nếu khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên, bạn nên lựa chọn khu vực có nhiều trường đại học. Nếu khách hàng mục tiêu là dân văn phòng thì các khu tập trung nhiều văn phòng, cao ốc là địa điểm lý tưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các điểm đông đúc dân cư, các ngã ba, ngã tư nhiều người qua lại để đặt mặt bằng kinh doanh.

4.3. Giấy tờ pháp lý

Nếu kinh doanh mô hình xe đẩy theo dạng nhỏ, lẻ, bạn không cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, nếu định phát triển thành chuỗi, có thương hiệu, bạn cũng cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký để đảm bảo tính pháp lý cho mô hình kinh doanh của mình.
Trong trường hợp cần đăng ký, bạn sẽ cần phải hoàn thiện đăng ký giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, nếu kinh doanh với mô hình lớn, bạn cũng cần có chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hoàn thiện đầy đủ pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng niềm tin đối với khách hàng.

4.4. Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc, vật dụng

Với mô hình xe đẩy bán nước ép trái cây, bạn sẽ cần chuẩn bị xe đẩy. Xe có tủ kính trưng bày trái cây, có biển hiệu và menu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có thùng làm mát, thùng chứa đá. Và quan trọng nhất là máy xay sinh tố, máy ép trái cây. Nên đầu tư dòng máy có khả năng ép tốt, công suất lớn để có thể hỗ trợ tốt nhất cho công việc. Mô hình bán mang đi sẽ sử dụng ly nhựa là chủ yếu. Hoặc bạn nên cân nhắc việc sử dụng ly giấy để tăng sự thân thiện với môi trường, cũng tạo thiện cảm hơn với khách hàng.
chuẩn bị máy ép trái cây
Nếu kinh doanh nước ép trái cây theo mô hình nhà hàng, quán nước, bạn sẽ cần chuẩn bị thêm máy móc, thiết bị thanh toán và nội thất. Với mô hình cửa hàng, bạn sẽ phải có một quầy line để pha chế, khu vực bếp để chuẩn bị đồ uống tách biệt. Số lượng bàn ghế sẽ tùy theo quy mô của cửa hàng mà bạn định mở.

4.5. Tìm nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu sẽ quyết định 80% sự thành công của việc kinh doanh nước ép trái cây. Bí quyết cho một ly nước ép thơm ngon là nguyên liệu phải thật tươi và đảm bảo. Để có được nguồn nguyên liệu tươi ngon với giá tốt nhất, bạn nên tìm đến các chợ đầu mối. Hoa quả cần được mua mới mỗi ngày. Thời điểm lý tưởng để chuẩn bị nguyên liệu là sáng sớm, khi mọi thứ tươi mới và vừa mới được nhập về.
lựa chọn trái cây tươi ngon trưng bày trái cây

4.6. Set up menu và giá bán

Menu của quán nước ép cần được đa dạng với các loại trái cây khác nhau. Để tươi ngon nhất thì nên set up menu theo mùa. Bạn cần đa dạng các công thức ép để cho ra một menu phong phú. Hãy học cách mà các ông lớn như Starbucks, Highlands thường làm. Bạn nên để những loại đồ nước ép muốn đẩy mạnh vào menu, tạo ra các size đồ uống khác nhau để thu hút khách hàng. Trung bình nên có khoảng 15 – 20 loại nước ép cho một menu cơ bản.

Giá bán nên được set theo đối tượng khách hàng mục tiêu. Thông thường, khoảng giá lý tưởng cho các loại nước ép sẽ là từ 15.000đ – 35.000đ/ ly. Ngoài ra, nếu kinh doanh thêm các loại sinh tố thì mức giá sẽ giao động từ 30.000đ – 40.000đ/ ly. Đây là khung giá phổ thông cho các loại nước ép. Nếu sản phẩm của bạn đặc biệt hơn, hoặc có sự đầu tư về thương hiệu, bạn cũng có thể đặt một mức giá khác phù hợp với định vị sản phẩm.

4.7. Trang trí quán/ xe đẩy nước ép trái cây

Phần trang trí quán/ xe sẽ giúp bạn thu hút và gây ấn tượng với khách hàng. Nếu kinh doanh nước ép trái cây theo mô hình nhà hàng, quán thì bạn nên để tâm đến thiết kế không gian. Cần sắp xếp nội thất một cách khoa học, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến quán của bạn thưởng thức.
cách trang trí quán nước ép trái cây
Với các xe đẩy bán nước ép trái cây, việc cần làm là trưng bày sao cho trái cây trông thật tươi, thật ngon mắt. Giữ sạch xe đẩy, máy ép để gây ấn tượng tốt với khách hàng. Trang trí đơn giản, không cần quá cầu kì rườm rà. Bạn hãy tận dụng ngay những trái cây sẵn có để làm điểm nhấn thu hút cho xe.

4.8. Marketing cho quán

Ngày khai trương, mở bán là ngày vô cùng quan trọng. Bạn cần có những hoạt động để thu hút khách hàng đến quán của mình trong ngày khai trương. Tận dụng mô trường số để làm marketing là một xu thế tất yếu của thời đại. Trong ngày khai trương, hãy tạo ra các combo, chương trình khuyến mãi để thu hút nhiều khách hàng hơn.

set up menu quán nước ép trái cây
Tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok. Bạn nên đăng bài thường xuyên để cập nhật và thu hút khách. Đồng thời, nên thúc đẩy lượt đánh giá của khách hàng bằng các chương trình như Check in nhận quà, feedback nhận khuyến mãi…

5. Kinh doanh nước ép trái cây cần bao nhiêu vốn?

Điểm qua những chia sẻ vừa rồi, có thể thấy được mức vốn cần để mở quán nước ép trái cây sẽ được chia ra theo hai mô hình: nhà hàng và xe đẩy.
Với mô hình cửa hàng/ quán nước ép:

  • Chi phí mặt bằng: 10 – 15 triệu đồng/ tháng
  • Chi phí điện nước: 5 – 6 triệu đồng
  • Giấy tờ pháp lý: 500.000đ – 1 triệu đồng
  • Trang thiết bị, nội thất (tủ mát, bàn ghế, máy ép,…): 30 – 40 triệu đồng
  • Nhân viên: 2 – 3 người, 5 – 6 triệu đồng/ tháng
  • Nguyên liệu: 2 – 3 triệu đồng/ ngày
  • Marketing: 10 triệu đồng/ tháng

Tổng chi phí: 110 – 180 triệu đồng.
Mô hình xe đẩy bán nước ép:

  • Chi phí mặt bằng (nếu có): 5 – 8 triệu đồng/ tháng
  • Xe đẩy: 6 – 8 triệu đồng
  • Nguyên liệu: 1 – 2 triệu đồng/ngày
  • Trang thiết bị: 15 – 20 triệu đồng
  • Marketing: 5 – 8 triệu đồng/ tháng

Tổng chi phí: 65 – 100 triệu đồng.
*Mức chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo áp dụng cho mô hình vừa và nhỏ.
Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng phần vốn vì đây sẽ là căn cứ giúp bạn hạch toán xem mô hình kinh doanh của mình là lời hay lỗ.

6. Kinh doanh nước ép trái cây cần lưu ý những gì?

Để có thể tăng khả năng thành công, hãy bỏ túi ngay những lưu ý mà Nhà Hàng Số chia sẻ dưới đây với bạn nhé!

6.1. Đa dạng hóa mô hình kinh doanh

Chỉ kinh doanh một loại chưa bao giờ là thông minh. Nhưng ôm đồm quá cũng không hiệu quả. Vậy phải làm như thế nào? Nếu bạn mở cửa hàng, hay đa dạng các loại thức uống. Bên cạnh đó, bạn nên bán kèm các đồ ăn vặt để thực khách nhâm nhi. Ví dụ như khô gà, hướng dương,…
Đặc biệt, đừng chỉ trông chờ bán offline. Bạn nên đem sản phẩm bán cả online nữa. Bán hàng thông qua các sàn chung. Hoặc tự nhận đơn thông qua Facebook. Giữa thời đại công nghệ số, bỏ lỡ nguồn khách hàng online quả thực là một lỗ hổng lớn.
kết hợp nhiều hình thức kinh doanh

6.2. Quản lý tốt nguyên liệu

Như đã nói, nguồn nguyên liệu là yếu tố tiên quyết trong sự thành công của việc kinh doanh nhước ép trái cây. Hãy đảm bảo rằng mình có một nguồn nguyên liệu uy tín. Để giữ được trái cây tươi ngon nhất, bạn không nên cắt sẵn và để quá lâu. Nếu đã cắt sẵn, chỉ nên để trong ngăn mát tủ lạnh và không quá 3 ngày.
bảo quản trái cây bằng tủ mát
Với những loại trái cây như mãng cầu, dâu tây, kiwi và một số quả thân mềm khác, sẽ rất khó để bảo quản tốt. Vì vậy hãy mua mới mỗi ngày với những loại trái cây này. Việc này giúp tránh được bị hư, bị hỏng, và không lãng phí nguyên liệu.

6.3. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề an toàn vệ sinh nên được đặt lên hàng đầu. Khi kinh doanh nước ép trái cây, hãy luôn giữ cho không gian nhà hàng sạch sẽ. Đồng thời, vệ sinh kỹ lưỡng các chai lọ đựng đồ uống. Điểm này chắc chắn sẽ gây ấn tượng với khách hàng!
an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh nước ép trái cây khâu vệ sinh khi kinh doanh nước ép trái cây

6.4. Đào tạo nhân viên bài bản

Nhân viên sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Với mô hình kinh doanh quán nước ép, bạn cần đảm bảo nhân viên có thể nắm được cách làm tất cả các món trong menu. Đồng thời, bạn cũng cần đào tạo nhân viên thái độ ứng xử với khách hàng. Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn các tình huống để giúp nhân viên xử lý khi có sự cố xảy ra cũng là điều hết sức quan trọng.
đào tạo nhân viên quán nước ép

6.5. Ứng dụng công nghệ trong vận hành và quản lý

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số, nơi mà công nghệ là nền tảng cốt lõi. Để quản lý và vận hành tốt mô hình kinh doanh nước ép trái cây của bản thân, bạn nên ứng dụng các công nghệ hỗ trợ.
ứng dụng công nghệ trong vận hành và quản lý nhà hàng nước ép
Với mô hình nhà hàng, hãy sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu, số lượng đơn hàng. Đồng thời có thể quản lý nhân viên trên hệ thống. Bên cạnh đó, nếu kinh doanh mô hình xe đẩy, hãy sử dụng phần mềm quản lý vận đơn. Điều này hỗ trợ bạn quản lý đơn hàng online tốt hơn và tối ưu công suất.
Nhìn chung, kinh doanh nước ép trái cây là một mô hình phù hợp với xu hướng thời đại. Nếu làm đúng, làm chuẩn thì đây chắc chắn sẽ là mô hình giúp bạn “hái ra tiền”.

Chuyên mục Khởi nghiệp của Nhà Hàng Số là nơi giúp bạn cập nhật những thông tin, gợi ý những ý tưởng, quy trình và cách hiện thực hóa ý tưởng trên hành trình khởi nghiệp của mình!

Xem thêm: Thiết kế menu đồ uống tối ưu hóa doanh thu ngay với tuyệt chiêu này.

5/5 - (4 bình chọn)

Giang Đinh
Giang Đinh
Là một người có niềm yêu thích đặc biệt với lĩnh vực F&B, Giang Đinh đã dành trọn thời gian của mình để nghiên cứu về các doanh nghiệp, về các con số, cũng như những case study thuộc lĩnh vực này. Hiện tại, Giang đang giữ vai trò là một Freelance Writer cho nhiều dự án khác nhau chuyên về lĩnh vực F&B.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Mô hình quán nướng ngoài trời: tối ưu chi phí – tối đa lợi nhuận

Mô hình quán nướng ngoài trời là mô hình...

Mở quán nhậu ở nông thôn: “cơ hội vàng” cho người mới khởi nghiệp

Mở quán nhậu ở nông thôn là mô hình...

Bí kíp kinh doanh quán cơm văn phòng thành công

Kinh doanh cơm văn phòng cần lưu ý những...

Cách sử dụng máy pha cà phê đơn giản, dễ hiểu nhất

Hướng dẫn cách sử dụng máy pha cà phê...