Chi phí để mở Cloud Kitchen gồm những gì? Cập nhật chi tiết nhất

Date:

Chi phí để mở Cloud Kitchen là điều nhiều người đang quan tâm. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu chi phí cần khi mở một căn bếp trên mây.

Sự phát triển của Cloud Kitchen (Bếp trên mây) đã bùng nổ trong nhiều năm trở lại đây. Chúng đang khiến việc quản lý nhà hàng trở nên hợp lý hơn bao giờ hết. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, Cloud Kitchen ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vậy đầu tư vào Cloud Kitchen cần bao nhiêu chi phí?

1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Cơ sở vật chất và thiết bị tốt là điều bắt buộc với bất kỳ bếp trên mây nào. Cloud Kitchen không cung cấp dịch vụ ăn uống tại chỗ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần một không gian bếp thương mại để chế biến và gửi thực phẩm cho đơn vị vận chuyển. Có một số gợi ý để bạn lựa chọn:

  • Tự thiết lập một quy mô Cloud Kitchen từ A-Z.
  • Liên với một nhà hàng có tiếng để giúp lên thực đơn. Hoặc bạn có thể thuê nhà hàng đó và sử dụng ngoài giờ họ hoạt động.
  • Hợp tác với một nhà cung cấp Cloud Kitchen có sẵn không gian và dịch vụ.

Chi phí cơ bản bạn cần chi cho một Cloud Kitchen sẽ bao gồm:

  • Chi phí mặt bằng (Của một nhà bếp rộng 200 mét vuông): Chi phí này sẽ phụ thuộc vào vị trí bạn đặt bếp. Nếu vị trí bếp cần khu vực dân cư, văn phòng thì chắc chắn chi phí sẽ cao hơn, và ngược lại. Thông thường, giá thuê
  • Thiết bị nhà bếp: Bạn cần trang bị đầy đủ để đảm bảo việc vận hành diễn ra hiệu quả. Tránh trường hợp thiếu nhiều thiết bị cần thiết trong quá trình hoạt động.
  • Đối tác dịch vụ giao đồ ăn: Chi phí cho nhân sự cũng là điều bạn cần cân nhắc thật kỹ. Mô hình càng to, quy mô càng lớn thì chi phí bỏ ra cho nhân viên và đối tác sẽ càng nhiều.

thiết bị cloud kitchen
Chi phí cơ sở vật chất trung bình sẽ từ 150 triệu cho đến 250 triệu tuỳ mô hình và diện tích kinh doanh của bạn. Bạn cần cân nhắc kỹ về ngân sách trước khi đưa ra quyết định chi bất kỳ khoản phí nào.

2. Nhân sự

Sau khi xác định thực đơn, quy mô và giờ hoạt động, bạn sẽ cần xác định những vai trò nào là cần thiết và những vai trò nào có thể được thuê ngoài. Bạn sẽ đóng vai trò gì? Giám đốc kinh doanh, đầu bếp, người kinh doanh đa ngành nghề?
Nhiều Cloud Kitchen vẫn có thể vận hành tốt với 3 hoặc 4 nhân viên. So với một nhà hàng thực có thể lên tới 20-30 người.
Bạn có thể tự giao hàng, thuê ngoài giao hàng thông qua các công ty ứng dụng giao hàng của bên thứ ba. Làm như vậy, bạn có thể tập trung vào món ăn của mình và tiếp thị món ăn đó cho khách hàng. Thay vì mất quá nhiều giờ làm việc cho việc quản lý nhân sự vận chuyển đồ ăn.
nhân sự cloud kitchen
Chi phí nhân viên sẽ phụ thuộc vào số lượng người mà Cloud Kitchen của bạn cần. Thông thường, chi phí chi trả cho mỗi nhân viên sẽ vào khoảng từ 7-10triệu/tháng. Tuỳ vào từng chức vụ và công việc đảm nhận thì mức lương này cũng có sự thay đổi.

3. Chi phí tiếp thị

Bạn sẽ cần tiếp thị mạnh mẽ để khởi động một Cloud Kitchen. Bạn cần xác định được các kênh truyền thông phù hợp, xác định đúng được khách hàng mục tiêu. Tiếp thị hiệu quả là khi bạn chi một mức ngân sách phù hợp mà thu về được kết quả tốt. Một số khoản chi cần có khi tiếp thị gồm:

Bạn có thể tìm thấy logo chất lượng, chi phí thấp trên các trang web cung cấp cho các nhà thiết kế. Ngoài ra, bạn có thể thuê một đơn vị thiết kế trọn gói với mức giá cao hơn. Nhưng nếu bạn đang có ngân sách hạn chế, bạn có thể chi trả phí thấp hơn bằng việc với một người thiết kế tự do.
thiết kế logo

3.2. Tạo Website và nền tảng mạng xã hội

Trang web và mạng xã hội là khoản phí tiếp thị nên có. Nếu bạn có dư giả chi phí, hãy thuê đơn thiết kế trang web có chuyên môn về SEO, thiết kế ưu tiên thiết bị di động và tạo menu dễ điều hướng. Trang web của bạn có tốc độ tải nhanh chóng và hiển thị thông tin cần thiết như: Thông tin liên hệ, liên kết xã hội, nút đặt hàng và giờ làm việc.
Mạng xã hội sẽ giúp Cloud Kitchen của bạn tiếp cận được nhiều người hơn. Bạn sẽ không còn phải tiếp thị theo cách truyền thống. Chỉ cần với một thiết bị thông minh và trang cá nhân hoàn hảo, bạn đã có thể đưa thương hiệu của mình tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng.

3.3. Chụp ảnh sản phẩm

Đối với mọi lĩnh vực kinh doanh, hình ảnh đẹp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cần có một bộ ảnh chất lượng cao và video ngắn, đặc biệt là cho hình ảnh thực phẩm chủ chốt của bạn. Trong nhiều trường hợp, đây sẽ là điểm nhấn để thu hút khách hàng trên các ứng dụng giao hàng, trang web đánh giá và các trang mạng xã hội của bạn.
chụp ảnh sản phẩm

3.4. Quảng cáo

Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của các đối tác quảng cáo cho các bếp trên mây khác. Họ là những người am hiểu mạng xã hội để giúp bạn để quảng bá thương hiệu. Đặc biệt là các đơn vị quảng cáo cũng sẽ hỗ trợ bạn trên các ứng dụng phân phối, trang web đánh giá, công cụ tìm kiếm,…
cân nhắc chi phí quảng cáo
Chi phí quảng cáo cũng sẽ có sự chênh lệch tuỳ vào điều kiện kinh doanh của bạn. Khoảng đầu tư này cần thiết nhưng không phải là bắt buộc. Bạn có thể chi từ 5-15 triệu cho việc quảng cáo và tiếp thị Cloud Kitchen của mình.
Xem thêm:

4. POS và phần mềm giao hàng

Nếu bạn muốn căn bếp trên mây của bạn vận hành hiệu quả, đây là khoản chi phí đáng để đầu tư. Bạn cần có tối thiểu một nền tảng để xử lý việc quản lý đặt hàng và giao hàng của bạn. Phần mềm bán hàng tốt sẽ gồm có:

  • Hệ thống hiển thị nhà bếp theo thời gian thực để theo dõi các đơn đặt hàng đến ngay khi chúng được đặt.
  • Quản lý hàng tồn kho tích hợp.
  • Phân tích dữ liệu và báo cáo.
  • Tích hợp với tất cả các công ty giao hàng bên ngoài và đưa ra các báo cáo về chỉ số đơn hàng
  • Thiết kế trực quan dễ sử dụng và mọi người đều dễ dàng thao tác.
  • Theo dõi và báo cáo để giúp thắt chặt thời gian chờ giao hàng của khách hàng

Đối với các dịch vụ này, bạn cần trả phí cài đặt một lần đầu và phí duy trì hàng tháng cho phần mềm đó. Chi phí sẽ giao động từ 3-5 triệu tuỳ vào phần mềm bạn chọn lựa.

5. Chi phí tồn kho

Chi phí hoạt động và chi phí tồn kho thuộc vào thực đơn và vị trí của bạn. Dưới đây là một số mẹo để quản lý hàng tồn kho đúng cách:

  • Cung cấp thực phẩm theo mùa để tận dụng giá thấp hơn cho các sản phẩm trong mùa.
  • Kiểm soát chặt chẽ đối với quy trình lưu trữ và ghi nhãn thực phẩm.
  • Đưa ta các biện pháp để giúp tránh lãng phí thực phẩm.
  • Cân nhắc nhu cầu sử dụng của khách hàng để giảm tình trạng mua quá nhiều gây lãng phí.

chi phí tồn kho
Chi phí lưu trữ thực phẩm tồn kho sẽ giao động từ 3-5 triệu mỗi tháng, tuỳ vào số lượng nhiều hay ít sản phẩm cần lưu trữ.

6. Phí bảo hiểm

Giống như bất kỳ doanh nghiệp nào, bạn sẽ cần được bảo vệ trước các khiếu nại và thiệt hại pháp lý khi quản lý. Chúng có thể bao gồm:

  • Tai nạn cho nhân viên.
  • Bạo lực tại nơi làm việc.
  • Khách hàng khiếu nại về ngộ độc thực phẩm.

Do bạn không phục vụ khách hàng tại chỗ nên bạn cần phải trả chi phí bảo hiểm thấp hơn một nhà hàng thông thường. Bạn hãy đảm bảo có các biện pháp phòng ngừa tai nạn khi và thiết lập các quy định khi nhà bếp. Chi phí sẽ bao gồm:

  • Bảo hiểm cho người sử dụng lao động.
  • Bảo hiểm trách nhiệm cộng đồng.

phí bảo hiểm nhân viên
Bạn hãy liên hệ với đơn vị bán bảo hiểm để được báo mức chi phí hợp lý nhất. Bạn cần tham khảo kỹ các điều khoản hợp đồng để đảm bảo được quyền lợi của mình.

7. Đăng ký kinh doanh và có giấy phép hoạt động

Bạn sẽ hoạt động với tư cách là một chủ, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) hay công ty C? LLC thường là chỉ định phù hợp cho những Cloud Kitchen. Bạn hoàn toàn có thể xin lời khuyên bạn cần từ một văn phòng kinh doanh nhỏ tại địa phương. Từ đó, đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mô hình kinh doanh của bạn.
Ngoài ra,  bạn cũng cần có giấy phép dịch vụ ăn uống. Bạn có thể phải xin giấy phép này nếu người cho thuê mặt bằng chưa xin phép. Bởi vậy, hãy xem xét kỹ các điều khoản hợp đồng để đảm bảo bạn về mặt pháp lý. Giấy phép thường liên quan đến cả cơ sở vật chất và các hoạt động được sử dụng bởi nhân viên nhà hàng.
giấy tờ pháp lý cloud kitchen
Các loại chi phí này sẽ giao động từ 3-5 triệu. Nếu bạn cần người tư vấn, hỗ trợ về luật thì sẽ cần chi trả con số cao hơn. Do đó, hãy tham khảo giá thật kỹ trước khi đặt bất kỳ một dịch vụ tư vấn luật nào.
Nhà Hàng Số mong bài viết “Chi phí để mở Cloud Kitchen” mang lại cho bạn thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục đón đọc chuyên mục Khởi Nghiệp để cập nhật những tin tức mới mỗi ngày nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Tung Ngo
Tung Ngo
Là một chuyên gia trong ngành F&B với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Có kiến thức sâu rộng về sản xuất, tiêu thụ, quản lý, phân phối và tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Tôi đã thành công trong việc phát triển và quản lý các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống của nhiều công ty lớn và nhỏ. Với tinh thần sáng tạo và đam mê, tôi luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Mô hình quán nướng ngoài trời: tối ưu chi phí – tối đa lợi nhuận

Mô hình quán nướng ngoài trời là mô hình...

Mở quán nhậu ở nông thôn: “cơ hội vàng” cho người mới khởi nghiệp

Mở quán nhậu ở nông thôn là mô hình...

Bí kíp kinh doanh quán cơm văn phòng thành công

Kinh doanh cơm văn phòng cần lưu ý những...

Cách sử dụng máy pha cà phê đơn giản, dễ hiểu nhất

Hướng dẫn cách sử dụng máy pha cà phê...