Kinh doanh nhà hàng là gì? Kiến thức cần có để kinh doanh hiệu quả

Date:

Kinh doanh nhà hàng là gì? Tìm hiểu chi tiết về phân loại và đặc điểm kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất hiện nay ngay sau đây.

Kinh doanh nhà hàng là một trong những xu hướng kinh doanh phát triển bậc nhất hiện  nay. Không chỉ ở Việt Nam nói riêng mà cả thế giới nói chung, kinh doanh nhà hàng được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đủ khái niệm kinh doanh nhà hàng là gì. Bài viết này, Nhà Hàng Số sẽ cùng bạn tìm hiểu kinh doanh nhà hàng là gì cũng như phân loại và đặc điểm kinh doanh nhà hàng đúng cách.

1. Kinh doanh nhà hàng là gì?

Nhà hàng là nơi chuyên kinh doanh các loại sản phẩm ăn uống cho khách hàng nhằm thu hút lợi luận. Trong mỗi nhà hàng sẽ kinh doanh các loại đồ ăn, đồ uống khác nhau, phong phú, đa dạng. Với nhiều hình thức khác nhau, nhà hàng sẽ phục vụ theo đúng nhu cầu của khách hàng.
kinh doanh nhà hàng
Kinh doanh nhà hàng chính là quá trình vận hình bộ máy từ bộ phận quản lý, giám sát, lễ tân, nhân viên phục vụ, thu ngân cho đến bộ phận bếp. Mỗi bộ phận sẽ làm một nhiệm vụ khác nhau và được đào tạo theo quy trình đáp ứng đúng tiêu chuẩn dịch vụ của nhà hàng. Điều này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tốt nhất và mang về nguồn doanh thu, lợi nhuận cao nhất cho nhà hàng.

2. Phân loại kinh doanh nhà hàng là gì?

2.1. Theo mức độ liên kết

Kinh doanh nhà hàng được phân theo mức độ liên kết sẽ được chia thành 2 loại:

  • Nhà hàng độc lập: là nhà hàng có tư cách pháp nhân riêng, không phụ thuộc vào các cơ sở kinh doanh khác. Ưu điểm của loại nhà hàng này là có được sự chủ động trong kinh doanh, tuy nhiên, nhược điểm sẽ bị khó khăn, hạn chế trong việc thu hút khách hàng.

kinh doanh nhà hàng độc lập

  • Chuỗi nhà hàng: là nhà hàng không có tư cách pháp nhân riêng mà chỉ là một trong các cơ sở kinh doanh khác của doanh nghiệp/công ty. Ví dụ: Nhà hàng Hầm Lã Vọng là một trong những cơ sở kinh doanh thuộc Tập đoàn Lã Vọng.

kinh doanh chuỗi nhà hàng

  • Nhà hàng nằm trong khách sạn: Là nhà hàng được kinh doanh kèm dịch vụ khách sạn và lưu trú.

nhà hàng nằm trong khách sạn

2.2. Phân loại theo quy mô nhà hàng

Phân loại kinh doanh nhà hàng theo quy mô: Ở loại này, nhà hàng sẽ được đánh giá dựa trên quy mô về cơ sở vật chất và khả năng phục vụ khách hàng. Thông thường đánh giá quy mô nhà hàng dựa trên số lượng chỗ ngồi, tức là vào cùng một thời điểm, số chỗ ngồi của nhà hàng sẽ phục vụ được bao nhiêu khách hàng.
Căn cứ theo quy mô đó, nhà hàng được chia thành 3 dạng:

  • Nhà hàng lớn: quy mô lớn hơn 150 chỗ ngồi.

nhà hàng quy mô lớn

  • Nhà hàng trung bình: quy mô từ 50 đến 150 chỗ ngồi.
  • Nhà hàng nhỏ: quy mô dưới 50 chỗ ngồi.

nhà hàng quy mô nhỏ

2.3. Kinh doanh nhà hàng theo hình thức phục vụ

Ở cách phân loại kinh doanh nhà hàng này, nhà hàng được chia như sau:

  • Nhà hàng tự phục vụ (Buffet): tại đây, khách hàng sẽ tự chọn các món ăn, đồ uống mà nhà hàng đã chuẩn bị và giá là cố định cho tất cả khách hàng.

kinh doanh nhà hàng buffet

  • Nhà hàng chọn món (A lacarte): ở loại nhà hàng này sẽ có thực đơn phong phú, đa dạng về các món ăn, đồ uống, thích hợp cho nhiều kiểu khách hàng và có thể dễ dàng lựa chọn, nhân viên phục vụ chu đáo, cẩn thận.

kinh doanh nhà hàng alacarte

  • Nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh (Fast Food): là loại nhà hàng phục vụ các đồ ăn nhanh như bánh, nước,… loại này phổ biến ở các trung tâm thương mại, tương tự với mô hình cafe có phục vụ ăn uống.
  • Nhà hàng ăn định suất (Set menu service): đây là loại nhà hàng phục vụ cho các bữa ăn đặt trước, định trước về thực đơn và giá cả, thường sẽ phục vụ cho khách theo đoàn, nhóm.
  • Nhà hàng phục vụ tiệc (Banquet hall): là loại nhà hàng phục vụ cho các loại khác nhau như tiệc cưới, tiệc sinh nhật, tiệc tổng kết,…Đây cũng là loại kinh doanh nhà hàng phổ biến hiện nay.

2.4. Các tiêu chí phân loại khác

Ngoài những hình thức kể trên, kinh doanh nhà hàng còn được phân loại theo các hình thức:

  • Phân loại theo phương thức phục vụ và đặc tính sản phẩm. Ở phương thức này sẽ được chia ra thành 2 kiểu: Nhà hàng dân tộc và nhà hàng đặc sản. Về nhà hàng dân tộc, từ phong cách phục vụ, món ăn cho đến kiến trúc, âm nhạc, trang phục nhân viên đều mang đậm bản sắc dân tộc. Về nhà hàng đặc sản sẽ chuyên kinh doanh một loại đặc sản nào đó của vùng miền, với phương châm dùng sản phẩm để thu hút khách hàng.
  • Phân loại dựa trên phương diện quản lý nhà nước về doanh nghiệp, nhà hàng sẽ được chia theo hình thức sở hữu nhà hàng: tư nhân, nhà nước, cổ phần, liên doanh, tập thể (hợp tác xã) và 100% vốn nước ngoài.

Xem thêm:

3. Đặc điểm kinh doanh nhà hàng là gì?

So với những mô hình kinh doanh khác, kinh doanh nhà hàng có những đặc thù riêng biệt. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay những đặc điểm của kinh doanh nhà hàng nhé.

3.1 Đặc điểm về mục đích kinh doanh nhà hàng

  • Nhà hàng là nơi chuyên phục vụ nhu cầu ăn uống, giải trí của các kiểu khách hàng, từ địa phương cho đến những thực khách từ nơi khác đến. Chính vì vậy đòi hỏi nhà hàng phải có mục tiêu phù hợp với yêu cầu, tập quán của đối tượng khách hàng hướng đến.
  • Kinh doanh nhà hàng phải đảm bảo tuyệt đối về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với đó là tính thẩm mỹ cao, món ăn, đồ uống độc đáo để phù hợp với từng loại món ăn cũng như từng đối tượng khách hàng. Đảm bảo được những điều này sẽ là lợi thế để thu hút được nhiều khách hàng.
  • Kinh doanh nhà hàng phải đa dạng về sản phẩm như: nhà hàng phục vụ các món kiểu Âu, Á, đặc sản, ăn chọn món, ăn đặt trước,…; cũng như các loại hình ăn uống: tiệc đứng, tiệc ngồi, tiệc sinh nhật, tiệc hội nghị,…

kinh doanh nhà hàng món âu

3.2. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh nhà hàng

  • Tính cao cấp: Khách hàng khi tới nhà hàng đa số thường là khách có nhu cầu ăn ngoài hoặc khách du lịch đến để thưởng thức những món ăn ngon, đặc sắc; những người có khả năng thanh toán cao. Chính vì vậy chất lượng dịch vụ và món ăn phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận để tương xứng với số tiền mà khách hàng đã bỏ ra. Nhà hàng phải mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, món ăn, đồ uống, thẩm mỹ, không gian để chiếm thiện cảm của họ.
  • Tính vô hình: Sản phẩm của nhà hàng bao gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, trong đó dịch vụ chiếm vai trò quan trọng trong việc quyết định sự hài lòng và quay lại của khách hàng. Tuy nhiên, dịch vụ là thứ không thể thấy, do vậy nhà hàng phải mang tới cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng nhất để họ có thể cảm nhận được.
  • Tính tổng hợp cao: Không chỉ mục địch ăn uống, khách hàng đến nhà hàng còn muốn thay đổi không khí trong khi dùng bữa, hoặc là muốn trải nghiệm những dịch vụ tốt hơn so với ở nhà. Khách hàng có thể là người địa phương, có thể là người ở xa hoặc khách du lịch,… Nơi đây quy tụ rất nhiều nhu cầu, con người khác nhau.
  • Phụ thuộc vào cơ sở vật chất của nhà hàng: Để sản phẩm kinh doanh của nhà hàng đạt chất lượng tốt và phục vụ kịp thời phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất như trang thiết bị hiện đại, không gian tiện nghi cho phục vụ khách hàng và chế biến món ăn.

3.3. Đặc điểm về hình thức phục vụ kinh doanh nhà hàng

  • Tính bề nổi: Một trong những điều quan trọng trong kinh doanh nhà hàng đó chính là phong cách phục vụ. Chính thái độ, tác phong làm việc, phục vụ của nhân viên thể hiện ra bên ngoài quyết định những cảm nhận, suy nghĩ của khách hàng đối với nhà hàng. Đây cũng là thứ quyết định sự hài lòng và quay lại hay không và nó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh nhà hàng.
  • Tính phức tạp: Nhà hàng là nơi tập trung nhiều đô tượng khách hàng với các nhu cầu ăn uống khác nhau, đòi hỏi nhân viên phục vụ phải có kỹ năng giao tiếp tốt, nhạy bén. Ngoài ra, món ăn và đồ uống phải đa dạng để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Cùng với đó, nhân viên phải nắm rõ các món ăn, nước sốt hay dụng cụ có liên quan để phục vụ khách hàng một cách chu đáo, cẩn thận nhất.

phục vụ nhà hàng

4. Phân biệt giữa nhà hàng và quán ăn

Đã có không ít người nhầm lẫn giữa nhà hàng và quán ăn. Hai thuật ngữ này có chung một mục đích đó là chỉ chung một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng nó dành cho hai loại hình kinh doanh khác nhau. Trên thực tế, tất cả chúng ta thường không quá phân biệt rạch ròi giữa nhà hàng và quán ăn, tuy nhiên, hiểu đúng ra để chúng ta có thể lựa chọn cho mình một địa điểm ăn và giá cả phù hợp. Vậy nhà hàng và quán ăn khác nhau ở điểm nào?

phân biệt mô hình nhà hàng và quán ăn

  • Thứ nhất, nhà hàng là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô lớn về sức chứa, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, tiện nghi hơn, nội thất được bày trí sang trọng.
  • Thứ hai, số lượng món ăn của nhà hàng sẽ đa dạng, phong phú hơn nhiều so với quán ăn. Mỗi một món ăn đều được trang trí hấp dẫn, đẹp mắt, tỉ mỉ hơn.
  • Thứ ba, nhà hàng thường sẽ có một mức giá chênh hơn quán ăn bở sựi “sang chảnh” và có đầu tư bài bản từ bàn tay của người đầu bếp. Các món ăn đa dạng và thơm ngon dẫn đến nhiều nguyên liệu chế biến sẽ làm tăng mức giá của món ăn lên.

Xem thêm: Restaurant là gì? Sự khác biệt và cách phân loại nhà hàng

5. Kiến thức cần có để kinh doanh nhà hàng hiệu quả là gì?

Để kinh doanh nhà hàng hiệu quả, ngoài một nguồn vốn mạnh, bạn cần trang bị kiến thức để có thể vận hành và nhanh chóng hoàn vốn.

  • Kiến thức về lĩnh vực ẩm thực kinh doanh. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh nhà hàng ẩm thực Trung Hoa, bạn cần có sự am hiểu về nền ẩm thực này. Từ đó, bạn mới có thể phục vụ những sản phẩm và món ăn chất lượng.
  • Kiến thức về quản trị nhà hàng. Khi kinh doanh nhà hàng, điều quan trọng nhất là nắm vững được những vấn đề quản trị. Từ quản trị dòng tiền, nhân lực đến quản trị kho,…
  • Kiến thức marketing nhà hàng. Marketing hiệu quả sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách hàng hơn.

Ngoài ra, bạn cần thường xuyên update các xu hướng thị trường. Từ đó nghiên cứu và hiểu hơn về insight khách hàng để có thể phục vụ đúng và trúng nhu cầu của khách.

6. Tổng kết

Trên đây là những điều về kinh doanh nhà hàng mà Nhà Hàng Số đã tổng hợp được. Mong rằng qua bài viết “Kinh doanh nhà hàng là gì?” có thể đem lại thêm nhiều điều bổ ích cho bạn. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo trên chuyên mục Thuật Ngữ Nhà hàng. Chúng tôi sẽ cập nhật những bài viết mới mỗi ngày dành cho bạn.

5/5 - (9 bình chọn)
Tung Ngo
Tung Ngo
Là một chuyên gia trong ngành F&B với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Có kiến thức sâu rộng về sản xuất, tiêu thụ, quản lý, phân phối và tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Tôi đã thành công trong việc phát triển và quản lý các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống của nhiều công ty lớn và nhỏ. Với tinh thần sáng tạo và đam mê, tôi luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Single Malt là gì? Chắt lọc tinh hoa từ quy trình ủ nghiêm ngặt

Single Malt là gì? Khám phá tinh hoa cùng...

C2C là gì? Mô hình kinh doanh mang lại hiệu quả chi phí cao

C2C là gì? Mô hình kinh doanh tạo gắn...

Churn rate là gì? Chỉ số đo lường mức độ rời bỏ của người dùng

Churn rate là gì? Tỷ lệ cho phép doanh...

Comfort food là gì? Ý tưởng kinh doanh comfort food hút khách

Comfort food là gì? Khái niệm quen thuộc trong...