Liquorice là gì? Công thức đồ uống độc đáo từ cam thảo

Date:

Tìm hiểu về liquorice là gì cũng như những công thức tuyệt vời cho ra những loại đồ uống thơm ngon, tốt cho sức khoẻ.

Thời gian trở lại đây, liquorice nổi lên như một phương thuốc đông y “thần tiên” giúp ích trong việc điều trị bách bệnh. Đặc biệt là các bệnh về viên loét dạ dày, thấp khớp, khàn tiếng, đường tiêu hoá… Tuy nhiên, không chỉ đóng vai trò như một vị thuốc, liquorice còn là nguyên liệu chế biến ra vô vàn món ăn, đồ uống siêu ngon. Vậy liquorice là gì mà lại có công dụng hiệu quả đến vậy? Hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu về liquorice để áp dụng chúng đúng cách trong quá trình sử dụng nhé!

1. Tìm hiểu liquorice là gì?

Đối với nhiều bạn trẻ, chắc hẳn liquorice là gì chính là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Theo các chuyên gia, liquorice được hiểu là tên tiếng Anh của loại thảo mộc cam thảo. Loại nguyên liệu này được sử dụng lâu đời trong phương pháp điều trì bệnh Đông – Tây y. Liquorice có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải và Châu Âu. Rễ của chúng được mệnh danh là “phương thuốc thần” bởi sở hữu nhiều công dụng có ích cho sức khoẻ như điều trị bệnh thấp khớp, phòng rối loạn tiêu hoá, bệnh lao… Chính vì vậy, rễ cây cam thảo được rất nhiều người tiêu dùng.
liquorice là gì

2. Một số loại cam thảo phổ biến được nhiều người tiêu dùng

Là một trong những dược liệu được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, cho đến hiện nay, ba loại cao thảm liquorice sinh sống tại các vùng khác nhau trên nước ta sở hữu nhiều điểm đặc trưng của từng loại như:

2.1. Cây cam thảo bắc

Liquorice là gì? Cây cam thảo bắc thuộc giống thân thảo. Kích thước trong khoảng từ 1 – 1.5m bởi chúng phân nhánh rất nhanh và sống khá lâu năm. Lá cây hình bầu dục, lá kép, mặt lá khá nhẵn. Thông thường, cây ra hoa vào thời điểm cuối hè hoặc đầu thu. Hoa của chúng rất đẹp và bắt mắt, hình cánh bướm phớt tím ở phần đuôi cánh. Quả cam thảo thì cong như lưỡi liềm, màu nâu và có nhiều lông.

2.2. Cây cam thảo đất

Với nhiều người, cam thảo đất còn được gọi là cam thảo nam. Khác với cam thảo bắc, loại cây này chỉ có chiều cao khoảng 40 – 80cm. Lá cam thảo mọc đơn lẻ, đối xứng hoặc thành từng vòng. Phiến lá hình lưỡi mác, cuống ngắn, mép lá có răng cưa. Hoa cam thảo nam thường nở vào mùa hè, có màu trắng tinh. Quả sau khi kết trái hình cầu, kích thước nhỏ bé và bên trong có nhiều hạt nhỏ. Trong khi đó, rễ cam thảo lại khá lớn và mọc thành chùm.

2.3. Cam thảo dây

Nếu các bạn muốn tìm hiểu xem liệu liquorice là gì, hãy thử khám phá loại cây cam thảo dây thú vị này nhé. Với nhiều khu vực đại phương, loại cây này còn được gọi là dây chi chi hay tương tư đằng. Vốn thuộc dòng thực vật thân leo, thân cam thảo dây thường có nhiều xơ và cành nhỏ. Lá cây có hình dáng tựa lông chim, chiều dài khoảng 15 – 24cm, phiến lá dài tù 0,5 – 2cm. Hoa dây chi chi thường mọc thành chùm, màu hồng ngọc. Hạt cây hình cầu, màu cam đỏ với một mắt đen lớn, lớp vỏ bên ngoài khá cứng cáp.
Xem thêm:

3. Những công dụng thần diệu của thảo dược liquorice là gì?

Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng liquorice root chứa nhiều thành phần có công dụng chống viêm. Từ đó có thể hỗ trợ điều trị căn bệnh thấp khớp dai dẳng. Việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ cam thảo với tần suất thường xuyên sẽ có công dụng giảm sưng, đau hơn. Liquorice quả là tuyệt diệu, đúng không nào?
rễ cây cam thảo
Không chỉ vậy, rễ của cây cam thảo còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cũng như vitamin. Bởi vậy, nếu biết cách kết hợp liquorice trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại trong dạ dày. Đồng thời, liquorice cũng có công dụng trong việc hạn chế chứng khó tiêu, duy trì đường tiêu hoá luôn khoẻ mạnh.
Ngoài ra, liquorice còn là phương thuốc thần kỳ dành cho những ai đang cần điều trị viêm gan C. Glycyrrhizin là một trong những chất dinh dưỡng có trong rễ cây cam thảo có công dụng chống lại các độc tính trong lá gan của bạn. Nếu chúng ta tiêu thụ một lượng vừa đủ thì sẽ có thể trung hoà được các chất độc tố có trong gan. Từ đó giúp lá gan của bạn hoạt đông bình thường trở lại.
Một số lợi ích hiệu quả khác của liquorice:

  • Điều trị bệnh nhiễm trùng da, viêm da do chứa axit glycyrrhizic – chất có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và nấm.
  • Hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạnh bằng phương pháp cân bằng cholesterol. Ngoài ra, rễ cam thảm còn có công dụng ngăn sự tích tụ của lipoprotein, phòng ngừa được bệnh xơ vữa động mạch.
  • Điều trịn bệnh cảm lạnh, ho, viêm họng và thanh lọc cơ thể hiệu quả.
  • Tăng cường hệ vo sinh giúp răng nướu luôn khoẻ mạnh.

Xem thêm:

4. Học lỏm một số công thức món ăn, đồ uống siêu ngon sử dụng liquorice là gì?

4.1. Hướng dẫn làm ô mai cam thảo thơm ngon

ô mai cam thảo

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 200gram mận khô không hạt
  • 200gram nam việt quất
  • 150gr – 200gr gừng
  • 200 gr tắc tươi hoặc tắc muối
  • 1 quả chanh lớn
  • Mật ong
  • Cam thảo

Hướng dẫn cách làm:

  • Bước 1: Cho các nguyên liệu mận khô, tắc muối, nam việt quất, chanh muối vào cối và xay dập.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp vừa xay xong ra bát và tiến hành trộn đều với mật ong và nước chanh muối. Trộn đều tay để hỗn hợp ngấm đều trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tiếng ở nhiệt độ phòng hoặc để qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Bước 3: Sên hỗn hợp dưới lửa nhỏ cho đến khi thấy nặng tay và cô lại khoảng 20 – 30 phút thì tắt bếp và để nguội.
  • Bước 4: Vo viên tròn vừa ăn và lăn qua bột cam thảo. Sau đó xếp chúng lên khay nướng có lót giấy nến.
  • Bước 5: Cho ô mai vào lò nướng sấy 50 độ C trong khoảng 4 tiếng đồng hồ. Sau đó lấy ra để nguội và bảo quản trong lọ kín.

4.2. Hướng dẫn pha chế trà lipton cam thảo

trà lipton cam thảo
Nguyên liệu chuẩn bị

  • 2 túi trà lọc
  • ½ quả chanh
  • 2 muỗng đường phèn
  • 6 nhánh cam thảo
  • 5 quả xí muội
  • 5 quả cáo tàu
  • 1 muỗng kỷ tử

Hướng dẫn cách làm:

  • Bước 1 (Ngâm trà): Cho 2 túi lọc trà vào ngâm cùng 400ml nước sôi rồi ủ trong vòng khoảng 15 phút. Sau 15 phút ủ, các bạn có thể lấy túi lọc trà ra.
  • Bước 2 (Pha trà cùng hỗn hợp): Tiến hành cho 2 muỗng đường phèn vào nước trà rồi khuấy tan. Tiếp theo, thêm vào khay nước trà các nguyên liệu như: nước cốt ½ quả chanh, 5 quả xí muội, 6 nhánh cam thảo, 5 quả táo tàu, 1 muỗng canh kỷ tử rồi khuấy đều.
  • Bước 3 (Hoàn thành): Nhà hàng số gợi ý trà sẽ ngon hơn khi uống cùng đá lạnh. Khi vớt đừng bỏ qua các nguyên liệu cam thảo, táo tàu, xí muội, kỷ tử để thưởng thức ly nước hoàn hảo nhất nhé!

4.3. Hướng dẫn pha chế trà rễ cây cam thảo truyền thống

trà rễ cây cam thảo
Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 thìa cafe rễ cây cam thảo.
  • 100ml nước.

Hướng dẫn cách làm:

  • Đun sôi 100ml nước lọc. Sau đó tiến hành cho thêm một thìa cafe rễ cây cam thảo vào nước sôi.
  • Tiếp tục đun lửa nhỏ trong vòng 5 phút và lọc bỏ phần bã trà.
  • Để trà nguội một chút trước khi thưởng thức. Các bạn có thể uống trà sau khi cảm thấy bị say xe, uể oải sẽ giúp cơ thể tỉnh táo và ổn định.

4.4. Hướng dẫn làm trà hoa cúc cam thảo tại nhà

trà hoa cúc cam thảo

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 50gram hoa cúc khô (khoảng 8 – 10 bông)
  • 1,5 lít nước khoáng
  • 50gram đường phèn (Các bạn có thể tăng giảm lượng tuỳ khẩu vị)
  • 8 – 10 lát cam thảo

Hướng dẫn cách làm:

  • Đun sôi 1.5 lít nước khoáng. Sau khi nước sôi, bắt đầu cho thêm cam thảo, hoa cúc vào nồi, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng từ 1 – 2 phút để tinh chất trong các loại thảo dược được hoà tan.
  • Thêm đường phèn vào hỗn hợp, dùng muôi khuấy đều để đường tan hết rồi tiến hành tắt bếp.
  • Dùng rây lọc bỏ hét bã trà. Các bạn có thể uống trà khi còn ấm hoặc bỏ thêm đá đều được.

Lưu ý:

  • Các bạn có thể thêm 5 – 7 múi nhãn nhục khô trong công đoạn pha trà ở bước 1 nếu muốn giảm mệt mỏi, stress.
  • Nếu thấy quá kỳ công, các bạn hoàn toàn có thể cho tất cả các nguyên liệu gồm hoa cúc, cam thảo, nhãn nhục vào tách, thêm nước sôi, đậy nắp và chờ trong khoảng từ 3 – 5 phút là có thể thưởng thức. Tuy nhiên, nếu muốn hương vị trà được đậm đà, hãy áp dụng công thức ở trên nhé!

5. Những lưu ý khi sử dụng các món ăn, đồ uống từ cam thảo

Là một loại thảo dược quá đỗi quên mặt trong những bài thuốc đông y, tuy nhiên khi sử dụng cam thảo, người dùng vẫn cần phải lưu ý những điều sau để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả nhất:

  • Uống cam thảo hàng ngày sẽ cải thiện sức khoẻ người dùng. Tuy nhiên, các bạn cần áp dụng đúng liều lượng theo chỉ định, tránh sử dụng quá nhiều không giúp cải thiện sức khoẻ mà còn có thể khiến cơ thể người dùng bị ảnh hưởng.
  • Phụ nữ mang thai không không nên sử dụng cam thảo bởi trong liquorice có chất gây ảnh hưởng đến bộ não của thai nhi. Đồng thời làm gia tăng nguy cơ sinh non. Phụ nữ đang cho con bú và trẻ em khi sử dụng cũng cần tuân theo chỉ định của người có chuyên môn.
  • Bệnh nhân viêm thận, táo bón, huyết áp cao… không nên sử dụng cam thảo.
  • Cần tìm hiểu kỹ lượng những món ăn phải kiêng kỵ trong thời gian sử dụng thảo dược.
  • Sử dụng ấm bằng thuỷ tinh, sứ, gốm để sắc thuốc hoặc pha trà. Những dụng cụ bằng kim loại cần tránh bởi có thể ảnh hưởng tới dược tính của nguyên liệu cam thảo.

6. Tổng kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về liquorice là gì cũng như những công dụng thần thánh của chúng. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của Nhà hàng số để có thêm những thông tin hữu ích khác nhé!

5/5 - (8 bình chọn)
Đào Quỳnh
Đào Quỳnh
Với châm ngôn sống luôn tìm tòi và học hỏi, Đào Quỳnh đang giữ vai trò là một Content Writer tại Nhà Hàng số
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Single Malt là gì? Chắt lọc tinh hoa từ quy trình ủ nghiêm ngặt

Single Malt là gì? Khám phá tinh hoa cùng...

Comfort food là gì? Ý tưởng kinh doanh comfort food hút khách

Comfort food là gì? Khái niệm quen thuộc trong...

Medium Rare là gì? Cách tư vấn Beefsteak cho khách hàng

Medium Rare là gì? Hiểu đúng về beefsteak medium...

Kỹ thuật khăn trải bài là gì? 5 bước thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn đúng cách

Kỹ thuật khăn trải bàn là gì? Quy trình...