Restaurant Caption hay tổ trưởng là gì? Tổ trưởng trong nhà hàng cần phải có những kỹ năng gì để làm việc hiệu quả?
Trong mỗi mô hình kinh doanh, để vận hanh và hoạt động hiệu quả thì cần có những nhân sự chủ chốt, ví dụ như leader, manager. Đối với ngành nhà hàng/ khách sạn, caption là một vị trí không thể thiếu để quản lý một nhóm nhân sự nhỏ. Vậy Restaurant Caption hay Tổ trưởng là gì trong nhà hàng? Tất cả sẽ được Nhà Hàng Số giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Nội dung
1. Tổ trưởng là gì?
Tổ trưởng là gì? Để một nhà hàng, khách sạn hoạt động hiệu quả và mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, cần có sự phối hợp và hỗ trợ của nhiều nhóm bộ phận khác nhau. Mỗi nhóm như vậy đều cần một người lãnh đạo biết sát xao và hoàn thành công việc một cách trơn tru, suôn sẻ. Trong nhóm nhân viên phục vụ, người chịu trách nhiệm chính là tổ trưởng.
Nhiệm vụ của tổ trưởng là lãnh đạo nhóm nhân viên phục vụ, giám sát nhân viên phục vụ trong khu vực được phân công, kiểm tra dụng cụ làm việc, sắp xếp bàn ăn theo nội quy, tiêu chuẩn của nhà hàng và phục vụ khách nếu cần.
Tổ trưởng làm việc chủ yếu theo ca và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, chỉ đạo của Giám sát, Quản lý nhà hàng.
2. Tổ trưởng nhà hàng làm gì?
2.1. Chuẩn bị trước khi vào ca
- Phân công cấp dưới chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị, kê bàn và dọn dẹp khu vực phụ trách
- Phối hợp chuẩn bị công việc với các nhân viên khác
- Kiểm tra công việc chuẩn bị trước khi phục vụ, chào đón khách
- Hỗ trợ các bộ phận khác khi cần thiết
2.2. Quản lý nhân viên mình phụ trách
- Quản lý, giám sát, lãnh đạo, chỉ đạo nhân viên cấp dưới làm việc và thực hiện chính xác các công việc trong khu vực phụ trách.
- Phân công, tổ chức nhân sự phục vụ thực hiện công việc theo quy định
- Điều động nhân sự hỗ trợ các khu vực, bộ phận khác khi cần thiết
2.3. Quản lý, giám sát tài sản của nhà hàng
- Kiểm tra máy móc, thiết bị, hàng hóa thuộc khu vực phụ trách trước khi vào ca
- Theo dõi, kiểm soát việc sử dụng các công cụ dụng cụ trong ca làm việc
- Thông báo cho quản lý những hư hỏng, hỏng hóc, thiếu hụt và chuyển đi bảo trì
- Gửi yêu cầu xuất hàng để xác nhận kiểm kê cho quản đốc và nhận hàng vào kho
2.4. Thực hiện công việc cùng với nhân viên cấp dưới
- Hỗ trợ nhân viên phục vụ khách khi nhà hàng đầy hoặc thiếu nhân viên.
Hỏi về cảm nhận của khách hàng về chất lượng phục vụ của nhà hàng. - Phát thông tin cho nhân viên về các chương trình giảm giá, tri ân khách hàng… để thông báo cho thực khách.
- Nhân viên chuẩn bị và trang trí nhà hàng trong các dịp Lễ, Tết: Halloween, Noel, New Year…
- Đưa ra các ý kiến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng, sáng kiến các chương trình ưu đãi mới.
- Đề xuất khen thưởng nhân viên làm việc tốt.
- Giải quyết mâu thuẫn, bất đồng giữa các nhân viên phục vụ.
- Báo cáo công việc hàng ngày cho cấp trên khi kết thúc ca.
- Hỗ trợ, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
2.5. Xử lý tình hướng phát sinh
- Đưa ra giải pháp cho các yêu cầu của khách hàng để nhân viên có thể đáp ứng.
- Hỗ trợ giải quyết các tình huống ngoài khả năng của nhân viên phục vụ – đảm bảo việc này không ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của nhà hàng, khách sạn.
- Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên về những vấn đề không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
2.6. Thực hiện công việc khi kết thúc ca làm việc
- Phân công công nhân làm các công việc cuối ca: dọn dẹp, vệ sinh, v.v.
- Cuối mỗi ca, báo cáo cấp trên về công việc hàng ngày (sự cố xảy ra, công việc cá nhân tốt, nhiệm vụ) các bất thường khác,…)
- Kiểm tra toàn bộ công việc cuối ca trong khu vực mình phụ trách
- Tại kết thúc ca, bàn giao cho ca tiếp theo.
3. Kỹ năng mà tổ trưởng nhà hàng cần có
Khác với những công việc nhỏ hơn, tổ trưởng nhà hàng thực hiện nhiệm vụ giám sát và lên ý tưởng nên công việc này đòi hỏi những kỹ năng và đặc điểm nhất định, ví dụ:
3.1. Có kiến thức cơ bản về ngành Nhà hàng, có nghiệp vụ gọi món.
Với tổ trưởng nhà hàng khi tuyển dụng quản lý sẽ tuyển những người có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên. Vì vậy, để ứng tuyển công việc này trước hết bạn phải có kinh nghiệm, có kiến thức trong lĩnh vực này và có kỹ năng kinh nghiệm.
Trong quá trình làm việc sẽ được đào tạo để phù hợp với đặc điểm, định hướng phong cách nhà hàng.
3.2. Nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc.
Là lĩnh vực trực tiếp trao đổi với khách hàng. Vì vậy, nhà hàng nào cũng luôn muốn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm vui vẻ và hài lòng.
Sự nhiệt tình và trách nhiệm giúp cho khách hàng hài lòng, cấp trên dễ quản lý và nhà hàng hoạt động đi vào quy củ, nguyên tắc.
Xem thêm: Phục vụ bàn là gì? Tìm hiểu về nhân tố tạo nên hình ảnh nhà hàng
3.3. Thông minh, vui vẻ và ham học hỏi.
Đơn giản vì tổ trưởng cần kinh nghiệm, hoặc đã lên được tổ trưởng thì chắc chắn bạn cũng phải dày dặn kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng mỗi ngày một khác. Thị trường ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh.
Người quản lý phải cập nhật bản thân, học hỏi mỗi ngày từ cả cấp trên và cấp dưới. Đồng thời, xây dựng môi trường hòa đồng, thân thiện, vui vẻ để mang đến những dịch vụ tốt nhất.
Xem thêm: Nhân viên order là gì? “Giải mã” người truyền tải thông điệp của khách hàng
3.4. Có thể làm việc theo nhóm hoặc độc lập
Kỹ năng cần thiết khi làm tổ trưởng. Trong nhà hàng chia làm nhiều nhóm như nhóm bếp, nhóm phục vụ, nhóm thu ngân, nhóm tạp vụ,… Mỗi nhóm cần có người tổ trưởng đứng đầu.
Trong nội nhóm, người tổ trưởng phải là người biết kết nối mọi người lại với nhau, phân chia công việc đồng đều. Đặc biệt, sẵn sàng hỗ trợ cấp dưới khi cần thiết, nhất là khi có nhiều công việc.
Với các nhóm khác, cần phải phối hợp để hoàn thành công việc chung.
3.5. Thể trạng tốt, chịu được áp lực công việc, có thể tăng ca.
Ngoài thâm niên, tổ trưởng cần có khả năng sẵn sàng làm việc khi quản lý yêu cầu, tăng ca khi cần thiết để đảm bảo tiến độ của nhà hàng.
Xem thêm: Nhân viên thu ngân là gì? Kỹ năng cần có của nhân viên thu ngân nhà hàng
3.6. Kỹ năng giao tiếp tốt.
Ngoài việc giao tiếp nội bộ nhân viên, quản lý, chủ nhà hàng thì tổ trưởng còn là người giao tiếp khách hàng, xử lý công việc khi khách hàng cần. Vì vậy, cần đến kỹ năng giao tiếp.
4. Mức lương của tổ trưởng nhà hàng hiện nay
Tùy vào quy mô và khối lượng công việc phụ trách mà mức lương của một tổ trưởng có thể giao động từ 7 – 12 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra tại các nhà hàng lớn, nhân sự phụ trách công việc của tổ trưởng cũng sẽ có những đãi ngộ và lộ trình thăng tiến rõ ràng.
5. Lời kết
Hi vọng thông qua bài viết “Tổ trưởng nhà gì? Tìm hiểu về một vị then chốt trong nhà hàng” đã cung cấp cho các bạn những hiểu biết về tổ trưởng là gì, kỹ năng cần có của tổ trưởng nhà hàng.
Hãy đón xem chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của Nhà Hàng Số, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật thông tin mới nhất về các vấn đề liên quan đến FnB đến các bạn mỗi ngày.