Restaurant là gì? Là một thuật ngữ được dùng phổ biến nhưng liệu chúng ta đã hiểu đúng hay định nghĩa chính xác về Restaurant hay chưa?
Restaurant là một thuật ngữ phổ biến trong làng ẩm thực hiện tại. Vậy restaurant là gì? Làm sao để phân biệt các loại nhà hàng? Nhà hàng (Restaurant) với quán ăn có khác nhau hay không? Hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
1. Restaurant là gì? Nguồn gốc của restaurant.
Restaurant, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là nhà hàng. Là một địa điểm chuyên kinh doanh các sản phẩm ăn uống nhằm thu lại lợi nhuận. Có nhiều loại nhà hàng, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Điểm chung của nhà hàng là đều cung cấp các dịch vụ thực phẩm, đồ uống nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Từ đó mang lại doanh thu cho nhà hàng.
Restaurant là một cái tên được dùng phổ biến trên thế giới hiện nay. Vậy thuật ngữ này có nguồn gốc và lịch sử như thế nào?
Trong lịch sử, Restaurant thường được đề cập đến như là một nơi được sắp xếp những bộ bàn ghế để khách hàng ngồi ăn. Đa số “nhà hàng” sẽ được phục vụ bởi một nhân viên phục vụ bàn. Sau này, các nhà hàng thức ăn nhanh (Fast food) và bán mang về (Take away) ra đời làm xuất hiện một thuật ngữ “tiêu chuẩn” cũ hơn. Đó là “sit-down restaurant”.
Tuy nhiên, trong tiếng Anh – Anh, thuật ngữ Restaurant có ý nghĩa là một cơ sở ăn uống có dịch vụ bàn. Còn các cửa hàng Fast food và take away thường không được gọi là nhà hàng. Vì vậy, tiêu chuẩn “ngồi” không còn cần thiết. Do đó, sau này thuật ngữ restaurant được sử dụng phổ biến.
Một cách giải nghĩa khác về restaurant đó là. Restaurant mô tả nhu cầu của khách hàng khi tới nhà hàng đó là nghỉ ngơi và chi trả cho các thực phẩm và đồ uống. Do đó, restaurant được ghép bởi 2 từ là Rest (nghỉ ngơi) và Rent (cho thuê). Nên Restaurant, chỉ nơi khách hàng có thể đến nghỉ ngơi và ăn uống.
2. Tổng hợp, so sánh 7 loại hình nhà hàng phổ biến trên thế giới
Bạn biết bao nhiêu loại hình nhà hàng? Những loại hình đó có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu 7 loại nhà hàng (restaurant) phổ biến trên thế giới sau đây:
- Nhà hàng Ethnic: Mang đậm dấu ấn đặc trưng quốc gia, dân tộc, vùng miền…
- Nhà hàng Fast Food: Thường phục vụ nhanh chóng; có quy mô đa dạng: lớn – trung bình – nhỏ; thường do khách hàng tự phục vụ.
- Nhà hàng Fast Casual: Phục vụ nhanh; Thường gồm các chuỗi cửa hàng ăn nhanh với thực đơn đa dạng. Mức giá cao hơn so với nhà hàng Fast food. Không gian dùng bữa của nhà hàng có thể có hoặc không.
- Casual Dining: Có mức giá vừa phải với thực đơn đa dạng. Có khu vực cho khách ngồi ăn, tuy nhiên không gian không quá đặc biệt.
- Premium Style: Thường đặt tại các thành phố lớn, khu đô thị. Có khu vực ăn và phòng chờ. Thực đơn của nhà hàng phong phú, đa dạng…
- Family Style: là một loại hình của Casual Dining restaurant, thường có không khí thân thiện, ấm áp như trong gia đình. Đồ ăn có mức giá vừa phải và thường do khách tự phục vụ.
- Fine Dining: Là nhà hàng cao cấp, có đầy đủ các dịch vụ. Có không gian sang trọng, phục vụ chuyên nghiệp theo các tiêu chuẩn của nhà hàng. Thực đơn phong phú với chất lượng đồ ăn tuyệt hảo, nên có mức giá cao. Loại nhà hàng này thường phục vụ trong các bữa tiệc của giới thượng lưu, quý tộc.
Xem thêm: Fine dining là gì? Cách để thưởng thức “Fine dining đúng điệu”
3. Phân loại các loại nhà hàng – restaurant
Xác định rõ định hướng và tập khách hàng mục tiêu sẽ giúp nhà hàng của bạn hoạt động hiệu quả. Đồng thời có thể nâng cao chất lượng phục vụ cũng như đẳng cấp của mình. Vậy bạn đã biết cách phân loại các loại nhà hàng và lựa chọn cho mình mô hình phù hợp chưa? Nếu chưa hãy tham khảo các cách phân loại dưới đây nhé!
3.1. Phân loại theo kiểu đồ ăn
- Nhà hàng Âu. Chuyên phục vụ các món Âu. Khách hàng mục tiêu là những người đến từ phương Tây và những người chuộng các món Âu.
- Nhà hàng Á. Chuyên phục vụ các món mang đậm chất của ẩm thực Châu Á. Để bản sắc văn hóa độc đáo của từng quốc gia được thể hiện qua ẩm thực. Nhà hàng thường xây dựng các phòng ăn riêng theo từng phong cách. Ví dụ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam…
- Nhà hàng đặc sản. Chuyên phục vụ các món ăn, đồ uống độc đáo ở 1 số vùng, địa phương. Nội thất của loại nhà hàng này thường được thiết kế và trang trí mang đậm nét văn hóa của vùng hoặc dân tộc mà nhà hàng theo đuổi. Các trang thiết bị sử dụng cũng được thiết kế phù hợp với phong tục, sinh hoạt của vùng/dân tộc đó.
Ngoài ra, còn có các loại nhà hàng chuyên phục vụ món ăn theo từng đặc trưng văn hóa từng quốc gia như: Nhà hàng Pháp (Phục vụ các món ăn Pháp). Nhà hàng Ý (Phục vụ các món ăn Ý); Nhà hàng Trung Hoa (Phục vụ các món ăn Trung Quốc). Nhà hàng Nhật Bản (Phục vụ các món ăn Nhật)…
3.2. Phân loại theo quy mô
- Nhà hàng quy mô lớn. Tại Việt Nam các nhà hàng có tổng số chỗ ngồi từ 150 chỗ đổ lên được xác định là có quy mô lớn
- Nhà hàng quy mô trung bình. Các nhà hàng có từ 50 đến 150 chỗ ngồi được xác định là có quy mô trung bình.
- Nhà hàng quy mô nhỏ. Những nhà hàng có dưới 50 chỗ ngồi có thể xem là nhà hàng quy mô nhỏ.
3.3. Phân loại theo hình thức phục vụ
- Nhà hàng phục vụ theo định suất (Set Menu Service). Đây là nhà hàng phục vụ các bữa ăn theo thực đơn được định sẵn. Đặc điểm là tất cả khách hàng được phục vụ cùng một menu và được nhân viên phục vụ tận tình. Với mô hình này, nhà hàng sẽ chủ động trong việc chế biến và phục vụ khách hàng. Chi phí của một suất ăn này thường thấp hơn các hình thức phục vụ khác.
- Nhà hàng chọn món (Alacarte). Là loại nhà hàng phục vụ các suất ăn tùy theo lựa chọn của khách hàng. Với hình thức này, khách hàng có thể lựa chọn món bất kỳ trong menu và được phục vụ từng món theo trình tự gọi món. Giá thành suất ăn theo hình thức phục vụ này có giá cao hơn. Tuy nhiên nhà hàng không được chủ động chế biến từ trước. Nên nếu nhiều khách cùng gọi một món cùng lúc, thời gian phục vụ sẽ lâu hơn.
- Nhà hàng tự phục vụ (Buffet). Với loại hình này, khách hàng có thể tự lựa chọn các món ăn và phải tự phục vụ. Và khi ăn xong khách sẽ thanh toán mức giá chung đã được ấn định từ trước. Đặc điểm mô hình là nhà hàng được bố trí 2 khu vực đồ ăn và khu bàn ăn. So với hình thức khác, hình thức này nhà hàng sẽ sử dụng ít nhân lực hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách.
Ngoài 3 mô hình trên, một số mô hình phổ biến khác như: Nhà hàng đồ ăn nhanh; Nhà hàng cafe có phục vụ ăn uống; Nhà hàng phục vụ tiệc…
Đọc thêm:
- Buffet là gì? Điểm danh các loại hình buffet phổ biến hiện nay
- Menu Alacarte là gì? Những điều cần biết khi phục vụ Alacarte
3.4. Phân loại theo loại đồ ăn
- Nhà hàng hải sản/đặc sản. Loại hình nhà hàng chuyên các món hải sản. Hoặc các món đặc sản của vùng miền.
- Nhà hàng chuyên bò/dê/gà. Là những nhà hàng chuyên phục vụ các món được chế biến từ các loài động vật như bò/dê/gà…
- Nhà hàng Lẩu. Loại nhà hàng chuyên phục vụ các món lẩu.
- Nhà hàng bia hơi. Nhà hàng chuyên phục vụ bia hơi và có các loại đồ ăn đi kèm…
3.5. Các cách phân loại khác
Ngoài các cách phân loại kể trên, bạn còn có thể phân loại nhà hàng của mình dựa trên một số tiêu chí như sau:
- Dựa theo vị trí nhà hàng. Ví dụ như: Nhà hàng trên tầng thượng; Nhà hàng bên sông; Nhà hàng trên sông; Nhà hàng trong khách sạn; Nhà hàng trong trung tâm thương mại…
- Dựa theo đẳng cấp như: Nhà hàng sang trọng; Nhà hàng trung – cao cấp; Nhà hàng bình dân…
4. Sự khác biệt giữa quán ăn và nhà hàng – restaurant là gì?
Chúng ta vẫn thường không phân biệt rạch ròi giữa nhà hàng với quán ăn. Đôi khi, cả hai thuật ngữ này đều dùng để chỉ một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, thực tế nhà hàng và quán ăn vẫn có sự khác biệt. Vậy khác biệt giữa quán ăn và nhà hàng – restaurant là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
- Về quy mô. Nhà hàng thường có quy mô lớn hơn quán ăn. Không gian, sức chứa, cơ sở vật chất, nội thất của nhà hàng thường được đầu tư hơn so với quán ăn.
- Về thực đơn. Thực đơn của một nhà hàng thường phong phú, đa dạng. và được trình bày đẹp mắt, hấp dẫn hơn so với quán ăn.
- Về mức chi tiêu. Thông thường, khi vào một nhà hàng, khách hàng sẽ phải chi tiêu nhiều hơn so với khi vào một quán ăn. Vì nhà hàng thường đầu tư nhiều hơn cho không gian, nội thất, chất lượng dịch vụ. Vì vậy nhà hàng thường có cảm giác “sang chảnh” hơn so với quán ăn.
Nhà hàng thường đầu tư nhiều về không gian và thiết kế
Quán ăn thường không quá chú trọng về thiết kế không gian
5. Thực tế nhà hàng tại Việt Nam
Trên thực tế, tại Việt Nam thường không có định nghĩa tên gọi cụ thể cho mỗi loại nhà hàng. Đa số chúng ta vẫn thường sử dụng luôn tên tiếng Anh của loại nhà hàng hướng tới. Ví dụ như: Nhà hàng Fast Food, nhà hàng Fine Dining. Các tên gọi tiếng Việt của những loại nhà hàng này thường chỉ là giải nghĩa để mọi người dễ hiểu. Tại Việt Nam, có 3 loại nhà dạng nhà hàng phổ biến và dễ phân biệt gồm:
- Ethnic – Nhà hàng đặc sản mang bản sắc dân tộc, quốc gia.
- Fast Food – Nhà hàng đồ ăn nhanh.
- Fine dining – Nhà hàng cao cấp sang trọng.
Còn các dạng nhà hàng khác được nhắc đến như: Casual Dining, Premium Casual, Fast Casual, Family Style. Không có quá nhiều sự khác biệt tại Việt Nam. Thông thường, các nhà hàng này thường có sự đan xen phong cách với nhau. Trong đó khái niệm “nhà hàng” thường dùng ở Việt Nam thường thuộc hai loại sau: Casual Dining (nhà hàng bình dân) và Premium Casual (Nhà hàng cao cấp, có thêm khu phòng chờ).
Hiện nay, có nhiều khái niệm, nhiều vấn đề liên quan đến nhà hàng. Việc phân loại nhà hàng là cần thiết để nhà hàng xác định dịch vụ cung cấp và phong cách phục vụ tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Hy vọng bài viết “Restaurant là gì?” đã phần nào giải đáp một số thắc mắc của bạn. Và hỗ trợ bạn trong việc xác định phong cách, mô hình, định hướng cho nhà hàng của bạn. Hãy theo dõi Nhà Hàng Số và chuyên mục thuật ngữ để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về kinh doanh nhà hàng nhé!