C2C là gì? Mô hình kinh doanh mang lại hiệu quả chi phí cao

Date:

C2C là gì? Mô hình kinh doanh tạo gắn kết giữa các cá nhân được các trang thương mại điện tử ưa chuộng sử dụng.

Các trang thương mại điện tử ngày càng có sức ảnh hưởng khủng khiếp. Chính vì điều này mà giờ đây, rất nhiều cá nhân quyết định tham gia vào thị trường thương mại điện tử, tạo nên một thị trường đa dạng với mức cạnh tranh khốc liệt. Điều này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của những mô hình kinh doanh mới. Tiêu biểu trong đó là mô hình C2C. Vậy C2C là gì? Cùng Nhà Hàng Số đi tìm câu trả lời ngay sau đây.

1. C2C là gì?

C2C (Consumer to Consumer) được biết đến là mô hình kinh doanh đặc biệt, giúp kết nối các cá nhân với nhau thay vì doanh nghiệp.
Ở mô hình này, đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân. Thường giao dịch với nhau thông qua bên thứ ba là các nền tảng trực tuyến như: sàn thương mại điện tử hay những web đấu giá trung gian. Mô hình kinh doanh C2C tương tự như mô hình “chợ trời” trước kia.
c2c meaning

2. Đặc điểm kinh doanh của mô hình C2C

2.1 Tính cạnh tranh

Vì là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân nên tỷ lệ cạnh tranh trên các kênh trung gian là đặc biệt lớn. Nhất là với các mặt hàng hiếm, độc đáo và số lượng sản phẩm giới hạn. Thị trường C2C cho phép những cá nhân trao đổi mua bán sản phẩm trực tiếp với nhau. Nên các sản phẩm được bày bán có thể đã không còn xuất hiện trên thị trường dù vẫn được nhiều người quan tâm, ưa chuộng.

2.2 Đa dạng sản phẩm hiếm có khó tìm

Trong thời đại mà nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao, thị trường C2C mang nhiều lợi ích cho cả người mua lẫn người bán. Trong khi người mua có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm mong muốn với số lượng giá thành khác nhau. Thì người bán có thể tiếp cận được đông đảo khách hàng mà không cần mất tiền thuê mặt bằng hay lo lắng về vấn đề vận chuyển.

2.3 Tối ưu chi phí cho cả người bán lẫn người mua

Khi lựa chọn kinh doanh theo mô hình C2C, người bán sẽ không phải chịu các vấn đề liên quan đến định giá bán. Bởi đây hoàn toàn là giao dịch giữa người bán với người mua thay vì nhà bán buôn hay nhà sản xuất,…
Thêm vào đó, họ cũng không cần trả phí cho gian hàng hay sản phẩm được đăng bán trên kênh của bên thứ ba. Vậy nên, cá nhân người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn bình thường.
trao đổi mua bán trực tiếp người bán và người mua

2.4. Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán

Việc không có sự can thiệp của phía nhà sản xuất hay phía bán lẻ, bán buôn vừa là điểm mạnh cũng là điểm yếu của mô hình C2C. Vì sản phẩm giao dịch trong mô hình này không được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng lẫn khâu thanh toán, nên sản phẩm đến tay khách hàng không phải lúc nào cũng đảm bảo chất lượng.

3. Lợi ích khi kinh doanh theo mô hình C2C

  • Lợi nhuận cao, chi phí thấp: Việc loại bỏ bên trung gian ra khỏi giao dịch cho phép người bán thu được lợi nhuận cao hơn từ doanh số bán hàng và người mua tìm được sản phẩm có giá thành thấp hơn.
  • Đăng tin rao bán dễ dàng: Mọi sản phẩm đã qua sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng đều được rao bán trên các sàn thương mại điện tử C2C. Điều này giúp người bán tận dụng được tối đa giá trị của một món đồ. Mà không bị giới hạn về số lượng sản phẩm.
  • Sản phẩm đa dạng: C2C là nơi lý tưởng dành cho những người kinh doanh đồ sưu tầm quý hiếm. Hoặc cho những đối tượng muốn mua bán đồ cũ mà không thể tìm thấy ở các cơ sở kinh doanh truyền thống.
  • Thuận lợi cho cả hai bên: Nhờ có mô hình C2C, người tiêu dùng có thể loại bỏ nhiều rào cản của mô hình kinh doanh truyền thống. Nền tảng này cho phép người mua tìm kiếm hàng hóa có giá cả hợp lý. Còn người bán có thể giảm thiểu chi phí vận hành.

c2c business model

4. Hạn chế của mô hình kinh doanh C2C

  • Không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm: Mô hình kinh doanh C2C không cho phép đối tượng nào được kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Việc này ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của người tiêu dùng khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo chắc chắn.
  • Dễ bị “bom hàng”: Ở mô hình C2C, việc giao dịch và đẩy đơn trên kênh thứ 3 có nghĩa là bạn không thể đảm bảo được khả năng người mua sẽ thanh toán cho mình nếu đó là ship COD. Nhiều cá nhân phải chịu cảnh bị “bom hàng” bởi nhiều lý do vô lý của khách hàng.
  • Bảo mật thông tin: Quá trình thanh toán online trên các trang thương mại điện tử có thể khiến người mua phải đối mặt với nguy cơ lộ thông tin cá nhân vì địa chỉ được cung cấp trên các kênh bán hàng thứ 3. Nếu không thể kiểm soát được vấn đề này, cả người bán và người mua có thể sẽ phải đối diện những nguy cơ tiềm ẩn.

mô hình c2c

5. Các nền tảng C2C phổ biến

Dưới đây, Nhà Hàng Số đã tổng hợp và phân tích các mô hình C2C phổ biến.

5.1. Nền tảng đấu giá

Cũng giống như các cuộc đấu giá truyền thống, trang web đấu giá trực tuyến cho phép người bán niêm yết hàng hóa của họ ở mức giá tối thiểu. Và khách hàng sẽ thực hiện đấu giá mặt hàng đó cho đến khi có người chiến thắng. Nền tảng đấu giá sẽ giúp giá thành của mặt hàng tăng cao hơn nhiều và người đấu giá có thể tìm được một thỏa thuận tốt nếu không có nhiều đối tượng quan tâm.
web đấu giá

5.2. Trao đổi vật phẩm

Nhiều nền tảng tồn tại ở dạng trang web hay ứng dụng cho phép người bán và người mua trao đổi hàng hóa trực tiếp với đa dạng sản phẩm. Từ nội thất đã qua sử dụng đến tác phẩm nghệ thuật hay bất kỳ sản phẩm nào khác. Thậm chí, các kênh này còn cho phép người dùng tìm kiếm vật phẩm theo vị trí địa lý để có thể trực tiếp thực hiện giao dịch.

5.3. Trao đổi dịch vụ

Các trang C2C trực tuyến ngoài những ứng dụng đã kể trên còn được sử dụng như nơi để mua bán, trao đổi dịch vụ như: tìm nhà thiết kế, thuê người chăm sóc, dọn dẹp nhà cửa,…

5.4. Cổng thanh toán điện tử

Mục đích tồn tại của cổng thanh toán điện tử C2C nhằm liệt kê hàng hóa và dịch vụ để bán. Từ đó, tạo điều kiện thanh toán cho việc bán hàng C2C trên các nền tảng khác. Các nền tảng này kiếm tiền bằng cách tính phí người dùng để chuyển thu vào tài khoản ngân hàng của họ.

6. Điểm khác biệt giữa B2C và C2C

Mô hình B2C và C2C có những điểm khác biệt sau đây:

Yếu tố so sánh Mô hình B2C Mô hình C2C
Đối tượng khách hàng Doanh nghiệp với người tiêu dùng Người tiêu dùng với người tiêu dùng
Cách giao dịch Đơn giản, nhanh chóng Có thể đàm phán trực tiếp tại chỗ
Quy trình Marketing Tập trung vào người tiêu dùng. Không cần các mối quan hệ cá nhân Tập trung vào những người có nhu cầu. Không cần các mối quan hệ cá nhân
Quá trình bán hàng Đơn giản, nhanh chóng, sản phẩm đa dạng Đơn giản, nhanh chóng, sản phẩm bị hạn chế

Xem thêm:

7. Các mô hình kinh doanh C2C điển hình hiện nay tại Việt Nam

7.1.Shopee

Shopee hiện đang đứng đầu danh sách các sàn thương mại điện tử C2C tại Việt Nam với lượng người tham gia giao dịch “khủng” mỗi ngày. Với nhiều gian hàng lớn cả trong nước và nước ngoài Shopee có chính sách bảo vệ người bán và người mua cùng quy trình giao dịch đổi trả/mua hàng dễ dàng. Hơn thế nữa, Shopee còn mở thêm các gian hàng Shopee Mall. Bao gồm các cửa hàng chính hãng đã thông qua bước kiểm duyệt kỹ lưỡng. Nhằm bảo đảm quyền lợi của khách hàng. Cũng chính nhờ các chương trình ưu đãi lớn với giá cả hợp lý đã giúp Shopee trở thành kênh mua sắm được người người nhà nhà yêu thích.
sàn thương mại shopee

7.2. Lazada

Đứng thứ hai trong danh sách là sàn thương mại điện tử lâu đời, chuyên cung cấp các dòng sản phẩm điện tử Lazada. Để trở thành nhà kinh doanh trên Lazada, người bán cần cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Những năm trở lại đây, Lazada đã mở rộng nhiều ngành hàng giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn theo nhu cầu.
sàn thương mại lazada

7.3. Tiki

Tiki được biết đến là sàn thương mại điện tử dành cho dân “mọt sách” chính hiệu và dân văn phòng với đa dạng các vật dụng văn phòng phẩm. Vào thời điểm mới ra mắt, Tiki kinh doanh theo mô hình B2C nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và bản quyền tuyệt đối. Nhưng sau đó, Tiki đã triển khai thêm mô hình C2C và mở rộng thêm nhiều hạng mục khác.
Tuy nhiên, Tiki vẫn luôn kiểm soát tốt giá sản phẩm cũng như yêu cầu về giấy tờ kinh doanh cùng các loại giấy tờ liên quan vô cùng khắt khe nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.
sàn thương mại tiki
Dù không phải là mô hình kinh doanh quá mới mẻ nhưng không thể phủ nhận rằng mô hình kinh doanh C2C thực sự mang tới rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Qua bài viết trên, Nhà Hàng Số hy vọng rằng bạn đã có câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi: “C2C là gì?”. Nếu thấy thông tin trên là bổ ích, hãy ghé thăm chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của chúng tôi để theo dõi nhiều bài viết khác bạn nhé.

5/5 - (17 bình chọn)
Minh Hằng
Minh Hằng
Là một người yêu thích sự tìm tòi, khám phá. Minh Hằng đã quyết định trở thành một Freelance Writer để thỏa mãn sở thích của bản thân. Hiện tại, Hằng sử dụng hầu hết khoảng thời gian rảnh rỗi của mình để tìm hiểu về những vấn đề mới chia sẻ tới các bạn.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...