CMO là gì? Thuật ngữ chức danh trong doanh nghiệp

Date:

Không thể phủ nhận vai trò của các CMO trong việc tung ra các chiến lược marketing tuyệt vời cho công ty. Vậy CMO là gì?

CMO dù có cùng tên gọi với Giám đốc Marketing. Tuy nhiên, tùy theo từng loại hình và quy mô, bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp mà vai trò của những vị giám đốc này lại rất khác nhau. Vậy thực chất CMO là gì? Họ đóng vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Hãy cùng Nhà Hàng Số tìm câu trả lời ngay sau đây.

1. CMO là gì?

Đối với các doanh nghiệp nhỏ (vừa), CMO là người nắm vị trí cao nhất trong bộ phận marketing. Họ sẽ trực tiếp quản lý các vị trí bên dưới như Brand Manager, Digital Marketing Manager, Social Media Manager và một số vị trí khác.
Với các doanh nghiệp lớn hơn (có quy mô toàn cầu như Unilever hay Pepsi), CMO chưa phải là chức vị cao nhất. Tại các doanh nghiệp này, VP of Marketing mới là người đứng đầu các hoạt động marketing. Có thể nói, vai trò của các VP of Marketing tương đương Tổng giám đốc hay Giám đốc.
cmo

2. Vai trò của CMO

Nắm giữ một vai trò quan trọng, các CMO cần thực hiện tốt các vai trò sau đây:

2.1. Xây dựng, phát triển thương hiệu

Hầu hết các doanh nghiệp hiện đều rất chú trọng vào việc xây dựng, phát triển thương hiệu. Đây là công việc thuộc bộ phận marketing. Người chịu trách nhiệm chính cho hoạt động này chính là CMO. Họ có vai trò đưa ra những ý tưởng, chiến lược mới để nâng cao trị giá thương hiệu. Giúp cho sản phẩm, dịch vụ cũng như tên tuổi của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
xây dựng brand

2.2. Nắm bắt các xu hướng Marketing mới

Việc “chạy theo trend” là vô cùng cần thiết khi làm marketing. Nó góp phần tăng tương tác, hiệu quả cho hoạt động quảng bá. Với một CMO – người thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, cập nhật xu hướng thì việc tiếp cận, áp dụng các hoạt động marketing phù hợp cho doanh nghiệp là điều không quá khó khăn.

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing

Là người đứng đầu mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp. CMO cần nắm rõ thông tin liên quan đến kế hoạch, quá trình triển khai. Và có vai trò đo lường hiệu quả các con số cụ thể như: doanh thu bán hàng, doanh số,…
Thông qua những đánh giá này, giám đốc Marketing sẽ đưa ra những phương án điều chỉnh cho những chiến lược sau. Nhằm đảm bảo hiệu quả được tối ưu nhất.

2.4. Thấu hiểu khách hàng

Bộ phận trực tiếp bán hàng cho doanh nghiệp không phải là Marketing. Bộ phận marketing chỉ là trung gian. Giúp bộ phận kinh doanh kết nối với khách hàng. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, CMO như một người bạn, tìm cách để thấu hiểu nhu cầu khách hàng xem mong muốn của họ như thế nào. Từ đó, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Chính nhờ điều này, doanh nghiệp có thể thu hút được lượng khách hàng lớn. Ngoài ra còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
thấu hiểu khách hàng
Xem thêm:

3. Tố chất và kỹ năng cần có của CMO

Với một vị trí cao như CMO, các yêu cầu về tố chất, kỹ năng sẽ rất nhiều. Để trở thành một CMO chuyên nghiệp, bạn cần đảm bảo được 3 yếu tố chính mà Nhà Hàng Số chia sẻ dưới đây:

3.1. Kiến thức

Để xây dựng các chiến dịch marketing hiệu quả, CMO cần nắm rõ các kiến thức liên quan đến marketing, luật kinh doanh, tài chính,… Từ đó, vận dụng tri thức vào quá trình làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trong thời đại công nghệ số hiện nay, những hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật số cũng cần thiết không kém. Bởi hầu hết mọi người đều đang sử dụng các thiết bị thông minh để làm việc, giải trí. Nếu không hiểu rõ cách thức hoạt động, tính năng của chúng thì chắc chắn việc triển khai kế hoạch sẽ không đạt hiệu quả cao.

3.2. Kỹ năng

  • Giao tiếp tốt: Tính chất công việc của CMO là thường xuyên phải trao đổi, làm việc với đối tác, cấp trên, nhân viên,… Vậy nên, giao tiếp tốt là điều cần thiết. Giúp các CMO dễ dàng truyền đạt thông tin, ý tưởng của mình và thuyết phục người nghe.
  • Tạo dựng các mối quan hệ: Một CMO chắc chắn phải có khả năng xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Nhờ đó mà hoạt động quảng cáo, truyền thông mới được thuận lợi, hiệu quả.
  • Kỹ năng đưa ra quyết định: Là một nhà lãnh đạo, CMO cần thường xuyên xem xét, duyệt ý tưởng từ nhân viên. Sau đó, chọn ra đề xuất tốt nhất, phù hợp nhất. Tất cả mọi quyết định từ Giám đốc Marketing đều phải mang tính khách quan, sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp ở thời điểm đó.
  • Tư duy logic, khả năng phân tích, xử lý vấn đề tốt: Nếu không có khả năng phân tích, tư duy và đưa ra giải pháp xử lý một cách nhanh chóng, CMO sẽ không thể giúp doanh nghiệp giải quyết kịp thời những sự cố, tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
  • Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc: Là người đứng đầu, CMO cần làm rất nhiều công việc. Từ giám sát chung đến các nhiệm vụ riêng biệt. Vì vậy, nếu không thể sắp xếp thời gian một cách khoa học, công việc sẽ bị xáo trộn và không đạt được kết quả như mong muốn.

3.3. Tố chất của một CMO

  • Sáng tạo, bứt phá trong công việc: Hoạt động marketing luôn luôn cần đổi mới, mang dấu ấn khác biệt. Điều này giúp tạo nên sự khác biệt và nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp so với các đối thủ.
  • Kỹ năng phản biện: Đây là một kỹ năng khác cần có ở một Giám đốc Marketing. Với đặc thù công việc thường xuyên phải họp, làm việc nhóm, đưa ra các ý tưởng, kế hoạch mới liên tục. Là người đứng đầu một bộ phận, CMO cần phải có khả năng phản biện, nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau. Từ đó đưa ra phương án tốt nhất cho từng thời điểm.

có khả năng sắp xếp công việc

3.4. Thái độ

  • Luôn đam mê với nghề: Nhiều khó khăn, thách thức luôn sẵn sàng chờ CMO đối diện. Với sự thay đổi “chóng mặt” của ngành, họ cần có niềm đam mê mãnh liệt với ngành nghề. Để liên tục cập nhật, học hỏi và phát triển vốn kiến thức của bản thân. Là một lãnh đạo, họ không được để yếu tố tình cảm tác động quá nhiều. Hoặc đôi khi, CMO sẽ cần giữ cho mình sự lý trí, cứng rắn. Để đưa ra các quyết định khách quan nhất.
  • Dũng cảm, bứt phá: Không ai có thể thành công phát triển nếu không bước ra khỏi vùng an toàn. Với CMO cũng vậy, nếu không chịu bứt phá, cứ mãi đi theo lối mòn thì sẽ khó đạt được những mục tiêu lớn hơn.

Xem thêm:

4. Mức lương của CMO

CMO đang là công việc “hot” được nhiều người quan tâm. Vậy nên, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí này cũng rất cao. Kéo theo đó là mức lương cho một CMO cũng nằm ở hạng top đầu.
Yêu cầu tuyển dụng của một số doanh nghiệp nước ngoài thường đòi hỏi nhiều bằng cấp. Vậy nên, mức lương họ chi trả cho một CMO cũng sẽ rất cao. Ngoài khoản lương cứng, CMO cũng sẽ được nhận thêm những khoản thu nhập khác. Có thể là tiền thưởng và tiền phụ cấp. Theo thống kê, mức lương thấp nhất mà một CMO có thể nhận được là 10 triệu đồng. Và cao nhất là 120 triệu đồng tùy thuộc vào trình độ học vấn và bề dày kinh nghiệm chuyên môn. Trong đó, mức lương cho nhân sự sẽ dao động từ 28.5 – 43.3 triệu đồng mức từ trung bình thấp đến trung bình cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi CMO là gì. Mong rằng từ những kiến thức mà Nhà Hàng Số cung cấp, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về thuật ngữ này. Đừng quên ghé thăm chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của chúng tôi để đọc thêm những chiêm nghiệm sâu sắc liên quan đến kinh doanh doanh, doanh nghiệp nhé.

5/5 - (4 bình chọn)
Minh Hằng
Minh Hằng
Là một người yêu thích sự tìm tòi, khám phá. Minh Hằng đã quyết định trở thành một Freelance Writer để thỏa mãn sở thích của bản thân. Hiện tại, Hằng sử dụng hầu hết khoảng thời gian rảnh rỗi của mình để tìm hiểu về những vấn đề mới chia sẻ tới các bạn.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...