Cocktail là gì? Thành phần của một ly cocktail? Có những loại cocktail nào? Bí kíp upselling mà các chủ quán bar nên biết
Cocktail là loại đồ uống rất được ưa chuộng đặc biệt trong các quán bar, hộp đêm thậm chí là nhà hàng. Chắc hẳn rất nhiều người đã từng thưởng thức các loại đồ uống có cồn với màu sắc rực rỡ. Nhưng không nhiều người thực sự hiểu cocktail là gì? Nhà hàng số sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc xoay quanh cocktail.
Nội dung
- 1. Cocktail là gì
- 2. Thành phần cơ bản tạo nên một ly cocktail là gì
- 3. Các loại cocktail
- 4. Bí kíp upselling cocktail cho các quán bar
- 4.1 Lựa chọn thời điểm phù hợp
- 4.2 Xác định người có khả năng gọi đồ uống cao cấp nhất
- 4.3 Sử dụng bảng quảng cáo cho các sản phẩm đặc biệt
- 4.4 Thêm một chút “văn vẻ” để làm những ly cocktail đơn giản trở nên đặc biệt.
- 4.5 Đào tạo nhân viên kiến thức về rượu và các loại cocktail
- 4.6 Sử dụng chiến thuật tiếp thị khác nhau tùy theo mục đích
- 4.7 Không sắp xếp menu theo thứ tự giá
- 4.8 Sáng tạo các loại cocktail chuyên biệt cho nam và nữ
- 4.9 Cung cấp giá trị cảm tính
- 4.10 Tạo bầu không khí phù hợp
- 5. Tạm kết
1. Cocktail là gì
Cocktail là thức uống pha trộn nhiều thành phần – với ít nhất một thành phần có chứa cồn, thành một thức uống hoàn chỉnh. Đây là cách giải thích một cách đơn giản nhất cho câu hỏi cocktail là gì?
Các loại cocktail đơn giản có thể chỉ là sự pha trộn một vài thành phần. Trong khi những loại phức tạp hơn có thể chứa tới sáu hoặc bảy thành phần. Đồng thời còn yêu cầu những kỹ thuật pha chế phức tạp.
Ngoài ra cocktail còn được định nghĩa là đồ uống với công thức gồm đường, rượu đắng và rượu mạnh. Nếu cocktail không có cồn, nó thường được gọi là mocktail hoặc cocktail không cồn.
2. Thành phần cơ bản tạo nên một ly cocktail là gì
Về cơ bản một ly cocktail được cấu tạo bởi ba phần: phần nền, phần thân và phần cuối.
Phần nền thường là các loại rượu mạnh như vodka, gin, tequila, rum, whisky và brandy. Thông thường mỗi ly cocktail sẽ chỉ có một loại rượu được sử dụng với tỷ lệ lớn nhất để làm nền chính. Nhưng vẫn có một số loại cocktail sử dụng nhiều hơn một loại rượu mạnh để làm nền.
Tiếp theo là chất điều chỉnh hay phần thân của cocktail. Phần này có tác dụng tăng cường phần nền và gắn kết các hương vị trong đồ uống. Chất điều chỉnh có thể là rượu sâm banh, rượu vermouth, kem và nước trái cây.
Thành phần cuối cùng của một ly cocktail là chất thơm. Thành phần này thường được thêm vào với lượng nhỏ nhất nhằm tăng cường hương vị của đồ uống. Chất thơm trong cocktail có thể là rượu đắng, rượu mùi, trái cây, siro thậm chí là cà phê.
Xem thêm:
- Rượu mạnh là gì? Tổng hợp những điều cần biết về rượu mạnh
- Whisky là gì? Gợi ý cách thưởng thức Whisky “đầy sáng tạo”
- Dry wine là gì? Những điều cần biết về rượu vang khô
3. Các loại cocktail
Cocktail có thể được chia thành các nhóm theo loại rượu mạnh cơ bản của chúng (vodka, gin, whisky, tequila, brandy và rum). Hoặc cũng có thể chia theo các dòng cocktail cổ điển. Bao gồm Fizz, Sling, Margarita, Spritz, Highball, Daiquiri, Old Fashion, Flip, Julep, Sidecar Và Martini. Có hàng nghìn công thức pha chế cocktail, và liên tục có những loại cocktail mới được phát minh.
4. Bí kíp upselling cocktail cho các quán bar
4.1 Lựa chọn thời điểm phù hợp
Thông thường khi vào quán bar, việc gọi ly đồ uống đầu tiên là điều chắc chắn mỗi khách hàng đều thực hiện. Tuy nhiên để khách hàng gọi ly cocktail thứ hai lại là nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều. Lý do liên quan nhiều đến tâm lý con người.
Nếu một bàn có từ hai người trở lên, người có chiếc ly rỗng chắc chắn sẽ nhìn vào ly của người cùng bàn để quyết định có nên gọi thêm đồ uống hay không. Nếu ly của người kia còn nhiều, họ có thể sẽ kết luận rằng họ có nhiều thời gian để gọi ly thứ hai và uống hết ly đó trước khi người kia uống xong. Nhưng nếu cốc của người kia chưa đầy một nửa gần như trống rỗng thì sao? Sẽ khó hơn rất nhiều để bán thêm đồ uống. Dựa trên nguyên tắc đó, hãy đào tạo nhân viên chú ý tới lượng đồ uống của khách hàng. Và mời mua thêm cocktail ngay khi họ vừa dùng hết cocktail trước những người cùng bàn. Càng đợi lâu càng làm giảm tỉ lệ khách hàng gọi thêm đồ.
4.2 Xác định người có khả năng gọi đồ uống cao cấp nhất
Chiến thuật này được gọi là “xác định người mua cao cấp”. Chiến thuật này cũng dựa vào một chút tâm lý con người để hoạt động.
Nếu người phục vụ bắt đầu order đồ uống và người đầu tiên gọi đồ uống không cồn. Thì nhiều khả năng những người khác trong bàn sẽ quyết định gọi một loại đồ uống không cồn. Điều tương tự cũng xảy ra với thức uống có cồn. Và nếu người khách đầu tiên gọi một loại cocktail cao cấp, những người khách cùng bàn sẽ có xu hướng gọi các loại cocktail có giá tương tự. Dựa trên nguyên lý này, người phục vụ có thể tìm người trong bàn có nhiều khả năng gọi các loại cocktail cao cấp, đắt tiền nhất. Sau đó đợi những người khác trong bàn gọi đồ uống tương tự.
4.3 Sử dụng bảng quảng cáo cho các sản phẩm đặc biệt
Hầu hết mọi người không phải lúc nào cũng xác định trước họ sẽ gọi món gì khi bước vào quán bar hoặc hộp đêm. Do đó bạn có thể khéo léo tác động đến quyết định của khách hàng. Ví dụ: đặt một tấm bảng nhỏ ở gần quầy bar với thông tin về các ưu đãi và khuyến mãi. Điều này sẽ giúp khách hàng biết được những ưu đãi khi mua cocktail là gì và có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng đặc biệt là khi họ đang phân vân. Để áp dụng chiến lược này thành công, điều quan trọng là đưa ra những gợi ý và lời nhắc tinh tế càng gần điểm mua hàng càng tốt. Ví dụ như trên quầy bar, khu ghế ngồi,…chứ không chỉ ở lối vào quán.
4.4 Thêm một chút “văn vẻ” để làm những ly cocktail đơn giản trở nên đặc biệt.
Bạn có bao giờ thắc mắc lý do các quán bar lại nghĩ ra những cái tên phức tạp cho mỗi loại cocktail là gì không? Câu trả lời là một cái tên đặc biệt có thể đem lại hiệu quả rất lớn.
Ví dụ một ly “rượu rum pha coca” nghe không hấp dẫn bằng một ly “Cuba Libre”. Hay có thể nâng cấp chiến thuật này thêm một chút nữa bằng cách thêm một chút hoa mỹ. Ví dụ như sử dụng các loại ly đặc biệt hoặc đặt một cái tên không liên quan gì đến đồ uống. Chẳng hạn như “Eliza’s Morning Surprise” hoặc bất cứ cái tên nào nghe có vẻ lãng mạn và độc đáo. Đừng quên bổ sung thêm hình ảnh hoặc chú thích giúp khách hàng có đủ thông tin để lựa chọn loại cocktail phù hợp.
Chiến thuật này không yêu cầu đầu tư quá nhiều nhưng lại giúp nâng cấp trải nghiệm của khách hàng (ít nhất là về mặt tâm lý) và khiến khách hàng sẵn sàng chi nhiều hơn.
4.5 Đào tạo nhân viên kiến thức về rượu và các loại cocktail
Không chỉ bartender mà bất cứ nhân viên quán bar nào cũng cần những kiến thức về rượu và cocktail. Nhân viên quán bar là những người có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng cùng với đó là cơ hội để tiếp thị và đẩy mạnh tiêu thụ các loại cocktail. Do đó nhân viên càng hiểu biết nhiều thì càng có khả năng bán thêm cho cocktail cho khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang thêm những loại cocktail mới vào thực đơn. Hãy chắc chắn rằng nhân viên không chỉ biết về hương vị mà còn nắm được cách pha chế và những loại nguyên liệu đáng chú ý trong ly cocktail là gì.
Xem thêm:
- Pub là gì? Những điều mà các “Dân chơi” nên biết
- Fine dining là gì? Cách để thưởng thức “Fine dining đúng điệu”
4.6 Sử dụng chiến thuật tiếp thị khác nhau tùy theo mục đích
Một trong những chương trình khuyến mãi điển hình nhất trong các quán bar là chương trình khuyến mãi “mua 1 tặng 1”. Cụ thể một khách hàng được mua 2 ly cocktail với giá của một ly. Đây là một chiến thuật tiếp thị nhằm gia tăng lưu lượng khách và thu hút mọi người đến quán.
Tuy nhiên, khi khách hàng đã quen thuộc với quán bar của bạn, cần các chiến thuật tiếp thị khác giúp hướng khách hàng mua các loại cocktail cao cấp đắt tiền hơn. Đó có thể là một chương trình rút thăm trúng thưởng hoặc tặng kèm quà khi mua các loại cocktail đặc biệt nào đó.
Hầu hết mọi người, khi xem thực đơn, sẽ theo bản năng xem xét đồ uống theo thứ tự. Khách hàng có thể bắt đầu ở đầu trang và tiếp tục đi xuống hoặc có thể bắt đầu ở cuối trang rồi đi lên. Đây là một cách nhanh chóng và dễ dàng để tìm món rẻ nhất hoặc đắt nhất trên thực đơn. Cách xếp menu điển hình này sẽ tạo điều kiện cho khách hàng cân nhắc nhiều hơn về giá cả. Vì vậy, đừng sắp xếp menu theo thứ tự giá cả. Kể cả khi khách hàng hỏi nhân viên phục vụ về các loại cocktail. Đừng nên bắt đầu từ những loại cocktail rẻ nhất. Mà có thể trình bày theo các thứ tự khác như nồng độ hoặc hương vị.
4.8 Sáng tạo các loại cocktail chuyên biệt cho nam và nữ
Mặc dù kể cả khách hàng nam và nữ có thể gọi cùng một loại cocktail giống nhau. Tuy nhiên trong thực tế nam giới có xu hướng ưa chuộng các loại rượu mạnh (như whisky hoặc rum). Trong khi đó phụ nữ thường thích những loại cocktail được đựng trong cốc thủy tinh đặc biệt hoặc được trang trí cầu kì. Những khách hàng nữ cũng thích các loại đồ uống nhẹ nhàng, có vị trái cây hoặc vị ngọt thậm chí là chứa ít calo.
Vì vậy, bạn nên xác định nhóm khách hàng của mình thuộc giới tính nào là chủ yếu. Từ đó phát triển menu để nhóm khách đó có nhiều lựa chọn hơn.
4.9 Cung cấp giá trị cảm tính
Giá trị có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Đối với một số người, “giá trị” đồng nghĩa với thứ gì đó có giá phải chăng. Nhưng giá trị chỉ mang tính tương đối. Ví dụ: một ly cocktail 200.000 nghe có vẻ đắt khi so với giá một chai bia. Nhưng đây sẽ là một mức giá hấp dẫn nếu tất cả các loại cocktail khác trong thực đơn của bạn có giá 250.000, 300.000.
Trên thực tế, đã có khá nhiều nghiên cứu về cách khách hàng đưa ra lựa chọn dựa trên giá cả và số lượng tùy chọn có sẵn. Nghiên cứu chỉ ra rằng có thể tác động đến quyết định mua hàng bằng cách đưa ra ba lựa chọn. Khách hàng thường sẽ bị thu hút bởi sản phẩm có mức giá tầm trung hơn là các sản phẩm rẻ nhất hoặc đắt nhất.
Vì vậy hãy sắp xếp menu một cách hợp lý. Chia sản phẩm của bạn thành ba nhóm, và đặt các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao vào nhóm có mức giá trung bình.
4.10 Tạo bầu không khí phù hợp
Cách cuối cùng để upselling đơn giản là tạo ra một không khí phù hợp. Biến quán bar của bạn thành một nơi thú vị để thưởng thức cocktail. Vậy một bầu không khí phù hợp để thưởng thức cocktail là gì? Điều này áp dụng trong mọi khía cạnh của trải nghiệm khách hàng. Ly cốc có sạch và mới không? Các loại đồ uống có được pha chế đúng cách? Nội thất có sạch sẽ và sang trọng không? Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến quyết định khách hàng ở lại trong bao lâu. Và tất nhiên, khi khách hàng ở lại càng lâu, bạn càng có nhiều cơ hội để bán thêm cocktail.
5. Tạm kết
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có đáp án cho câu hỏi Cocktail là gì? Loại đồ uống này là một thành tựu trong nghệ thuật pha chế của con người. Phía sau mỗi loại cocktail đều có một câu chuyện riêng gắn với văn hóa, lịch sử ở mỗi vùng đất trong các giai đoạn khác nhau. Đồng thời cocktail cũng là một sản phẩm tiềm năng có thể đem lại doanh số cao, nếu các quán bar biết khai thác đúng cách. Theo dõi Nhà hàng số để giải đáp về những thuật ngữ nhà hàng mới nhất trong ngành F&B.