Quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình quản lý doanh nghiệp tối ưu

Date:

Quản lý doanh nghiệp là gì? Quá trình ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình vận hành của các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức.

1. Quản lý doanh nghiệp là gì?

Quản lý doanh nghiệp hay quản lý bất cứ cơ quan tổ chức nào cũng vô cùng phức tạp và đóng vai trò vô cùng quan trọng do ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của tổ chức đó.
Có thể nói quản lý doanh nghiệp là quá trình sử dụng các nguồn lực có trong tổ chức. Kết hợp với các biện pháp như hoạch định, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Mấu chốt của quản lý doanh nghiệp là sự cân bằng giữa nhân sự và quản lý công việc. Kỹ năng này đòi hỏi nhà quản lý cần phải có sự đồng cảm, nhất quán, có khả năng giao tiếp và nuôi dưỡng các mối quan hệ. Nhằm tăng năng suất, hiệu quả làm việc lên mức tối đa.
khái niệm quản lý doanh nghiệp

2. Người quản lý doanh nghiệp là gì?

Nhiều người nghĩ rằng người quản lý doanh nghiệp cũng chính là người đứng đầu doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, người quản lý doanh nghiệp chỉ là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân. Bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty (Theo khoản 18, điều 4, Luật doanh nghiệp 2014).
Có nghĩa là, người quản lý doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là hai người khác nhau.
khái niệm người quản lý doanh nghiệp
Một số chức danh mà người quản lý doanh nghiệp có thể nắm giữ đó là:

  • Doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh là thành viên hợp danh.

Và tất cả các chức danh sau:

  • Chủ tịch công ty TNHH một thành viên; Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần.
  • Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty.
  • Thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên.
  • Thành viên ban kiểm soát
  • Giám đốc điều hành nếu công ty ghi nhận trong điều lệ việc ngoài Tổng giám đốc/ Giám đốc công ty thì Giám đốc điều hành có chức năng thay mặt công ty ký kết hợp đồng.

3. Tại sao cần có quản lý doanh nghiệp?

Đối với bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào thì chiếc chìa khóa mở ra thành công chính là quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Nó không chỉ giúp quy trình vận hành của doanh nghiệp trơn tru hơn và hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. Mà còn giúp nhà quản lý thể hiện được khả năng lãnh đạo của mình. Ngoài ra, quản lý doanh nghiệp hiệu quả còn giúp công ty nâng cao vị thế, cải thiện danh tiếng trên thị trường. Và mang đến vô vàn lợi ích sau:

  • Đối với doanh nghiệp:
    • Đảm bảo việc triển khai chiến lược và mục tiêu đúng lộ trình.
    • Quản lý và thống nhất nguồn nhân lực.
    • Đo lường, kiểm soát và cải thiện những rủi ro về mặt tài chính
  • Đối với nhà lãnh đạo:
    • Đánh giá được kết quả của chiến lược so với mục tiêu ban đầu.
    • Nắm bắt được dữ liệu, từ đó đưa ra những quyết định chính xác.
    • Có cơ sở để tiếp tục hoạch định các chiến lược tiếp theo.
  • Đối với nhân viên:
    • Thực hiện công việc theo quy định, hạn chế những sai sót và tối ưu năng suất lao động.
    • Biết được mục tiêu, lộ trình phát triển của doanh nghiệp để định hướng công việc của bản thân.
    • Có cơ sở để có thể phát huy điểm mạnh, năng lực của bản thân trong công việc.

Xem thêm:

4. Quy trình quản lý doanh nghiệp tối ưu

Để quy trình quản lý doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu, Nhà Hàng Số chia sẻ với bạn thứ tự các bước sau:

4.1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh cho tổ chức

Một tổ chức xác định được chính xác tầm nhìn và sứ mệnh sẽ có thể đạt được mục tiêu một cách chuẩn xác, dễ dàng hơn. Trong quy trình quản lý doanh nghiệp, việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh sẽ là chiếc kim chỉ nam giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong những hoạch định sau này.

4.2. Xây dựng hệ thống mục tiêu, chiến lược

Ngoài việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh thì cách xây dựng hệ thống mục tiêu, chiến lược cũng là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp xác định được lối đi trong tương lai. Chỉ khi đã vạch sẵn đường lối cho doanh nghiệp, nhà quản lý mới có thể đưa ra những đánh giá chính xác trong quá trình vận hành, hoạt động kinh doanh của mình.
xác định chiến lược

4.3. Xây dựng sơ đồ của tổ chức

Là quy trình quan trọng và thiết thực, việc xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng cũng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng bộ máy nhân sự một cách chính xác. Giao việc cho đúng người, đúng chỉ tiêu. nhằm tạo cơ sở để đánh giá hiệu suất của đội ngũ nhân viên. Từ đó, đưa ra các chế độ khen thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.

4.4. Thiết lập quy trình, quy định và hướng dẫn

Nhiều doanh nghiệp dù đã có mặt trên thị trường nhiều năm nhưng vẫn chưa có một quy trình làm việc thực sự đầy đủ. Hoặc thậm chí là không cập nhật liên tục và không đưa vào áp dụng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình làm việc, cách vận hành của công ty. Khiến cho công ty dù tốn rất nhiều thời gian nhưng vẫn không thể đạt được kết quả mong muốn.

4.5. Tích hợp phần mềm

Để tối ưu hóa hoạt động quản lý, hiện nay các doanh nghiệp lựa chọn tích hợp phần mềm là phương pháp thiết yếu để khắc phục vấn đề này. Đặc biệt là trong thời đại mà công nghệ trở nên vượt trội hơn bao giờ hết. Việc lựa chọn một phần mềm phù hợp với quy mô, tổ chức của doanh nghiệp giữa sự xuất hiện của hàng ngàn phần mềm tích hợp đa năng là việc làm hết sức cần thiết. Giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm triệt để thời gian và nguồn lực.

5. 4 phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả cần có

5.1. Hoạch định chiến lược

Là phương pháp quản lý doanh nghiệp cần được xét đến đầu tiên. Hoạch định chiến lược là quá trình mà nhà quản lý cần phải xác định xem mình cần làm gì, như thế nào, bắt đầu triển khai ra sao,… Dựa trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức.
Phương pháp này không chỉ hỗ trợ thúc đẩy quá trình thực hiện dự án mà còn tạo động lực cho nhân viên làm việc thống nhất hơn, năng suất hơn.

5.2. Phân công công việc

Là một nhà quản lý, bạn cần biết cách phân công, giao việc cho mỗi bộ phận, mỗi phòng ban, mỗi nhân viên sao cho phù hợp nhất với khả năng của từng người. Để làm được như thế, bạn cần nắm rõ năng lực và trình độ của mỗi nhân viên. Có như vậy thì công việc mới đảm bảo được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra. Một nhà quản lý giỏi sẽ giúp doanh nghiệp giảm nguồn lực, giảm chi phí, thời gian và nâng cao năng xuất chung của tổ chức.
giao việc hiệu quả

5.3. Tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên

Việc tổ chức hệ thống nhân viên sẽ giúp các nhà quản lý dễ dàng phân chia công việc, trao quyền cho người khác để công việc được điều phối hiệu quả hơn. Công việc này đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng giao tiếp, tương tác tốt với nhân viên để có thể hướng dẫn và đào tạo họ trở nên ưu tú.
Bên cạnh việc phê bình, góp ý, xây dựng thì nhà quản lý cần thường xuyên khuyến khích nhân viên khi họ đưa ra những sáng kiến hữu ích. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần theo dõi và đánh giá hiệu suất của mỗi nhân viên để giúp họ xác định được ưu, nhược điểm của bản thân. Qua đó, đưa ra những biện pháp điều chỉnh tốt nhất để hoàn thiện hơn trong tương lai.

5.4. Đo lường, kiểm soát dữ liệu của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều chứa rất nhiều dữ liệu, thông tin quan trọng. Chính vì thế, nhà quản lý cần có những hoạt động kiểm soát các dữ liệu thường xuyên, tránh tình trạng bị mất hay bị đánh cắp thông tin.
Phương pháp này bao gồm việc kiểm soát các yếu tố sau:

  • Quản lý dòng tiền
  • Theo dõi lượng hàng hóa bán ra tăng hay giảm
  • Kiểm soát tốt hàng tồn kho
  • Kiểm soát năng suất làm việc của mỗi nhân viên, phòng ban

kiểm soát dữ liệu doanh nghiệp
Nhìn chung, quản lý doanh nghiệp khá phức tạp nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành của cả một tổ chức. Để hoạt động hiệu quả hơn, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu, lập kế hoạch, đồng thời quản lý hiệu quả tất cả các hoạt động liên quan. Qua những thông tin mà Nhà Hàng Số đã nêu trên, chắc hẳn bạn đã hình dung được tầm quan trọng của Quản lý doanh nghiệp đối với một tổ chức. Nếu thấy bài viết trên là bổ ích, đừng quên ghé thăm chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của chúng tôi để theo dõi các bài viết mới nhất trên kênh bạn nhé.

5/5 - (12 bình chọn)
Minh Hằng
Minh Hằng
Là một người yêu thích sự tìm tòi, khám phá. Minh Hằng đã quyết định trở thành một Freelance Writer để thỏa mãn sở thích của bản thân. Hiện tại, Hằng sử dụng hầu hết khoảng thời gian rảnh rỗi của mình để tìm hiểu về những vấn đề mới chia sẻ tới các bạn.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...