Setup quán trà sữa nhỏ xinh đang thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp nhưng có nguồn vốn hạn chế.
Kinh doanh trà sữa rộ lên trong những năm gần đây và mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho các chủ quán. Nếu bạn chỉ có trong tay một số vốn “vừa phải”, bạn nên lựa chọn setup quán trà sữa nhỏ xinh. Hôm nay Nhà Hàng Số sẽ cung cấp các tips setup quán trà sữa nhỏ tiết kiệm chi phí nhất.
Nội dung
- 1. Ưu điểm khi kinh doanh quán trà sữa nhỏ
- 2. Quy trình setup quán trà sữa nhỏ
- Bước 1: Xác định tệp khách hàng
- Bước 2: Chuẩn bị nguồn vốn
- Bước 3: Lựa chọn vị trí mặt bằng
- Bước 4: Xác định ý tưởng
- Bước 5: Thiết kế và thi công quán trà sữa
- Bước 6: Xây dựng và hoàn thiện menu quán
- Bước 7: Mua trang thiết bị và nguyên liệu
- Bước 8: Đăng ký kinh doanh
- Bước 10: Lên kế hoạch marketing cho quán
- 3. Một số lưu ý khi chuẩn bị nguồn vốn
- 4. Một số mô hình quán trà sữa nhỏ tiêu biểu
- 5. Tổng kết
1. Ưu điểm khi kinh doanh quán trà sữa nhỏ
Theo thống kê sơ bộ của cục quản lý thị trường, mỗi năm quy mô thị trường trà sữa ở nước ta đạt hơn 300 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm. Trong một cuộc khảo sát, có khoảng 53% khách hàng nữ yêu thích loại đồ uống này. Trẻ em và nam giới chiếm 35%. Với nguồn khách hàng tiềm năng đó, mở quán trà sữa trở thành lựa chọn ưu tiên cho các start-up.
1.1 Tiết kiệm chi phí
Khi quyết định kinh doanh quán trà sữa nhỏ, chi phí sẽ không còn là vấn đề quá lớn. Với khoảng 50-100 triệu đồng trở lại, bạn đã hoàn toàn có thể làm chủ quán trà sữa nhỏ của mình. Với nguồn vốn thấp, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí.
Tùy theo từng hình thức, chi phí mặt bằng sẽ giảm thiểu đáng kể. Nếu bạn có ý định kinh doanh online, thậm chí bạn còn không mất chi phí mặt bằng. Với 100 triệu đồng, bạn hoàn toàn cỏ thể mở được một quán trà sữa nho nhỏ với đầy đủ tiện nghi. Số lượng khách phục vụ có thể lên tới 20-30 người. Với chi phí này, bạn hoàn toàn có thể xây dựng thực đơn phù hợp, đa dạng.
Có một điều lưu ý là vị trí mặt bằng. Với số vốn này ở thành phố, bạn sẽ không chọn được vị trí mặt đường thuận lợi quá. Không gian quán sẽ nhỏ khoảng 20-25 mét vuông. Điều bạn cần lưu ý là dành thời gian hoặc chi phí decor lại quán sao cho phù hợp và độc đáo.
Mặc dù tiết kiệm chi phí, nhưng bạn vẫn phải cân đối và tính toán kỹ lưỡng. Mặt khác, mô hình kinh doanh nhỏ nên bạn cần có chiến lược lâu dài để quảng cáo và giữ chân khách hàng.
1.2 Rủi ro thấp
Số vốn càng ít thì rủi ro càng thấp. Với số vốn chưa đến 100 triệu đồng, khi kinh doanh trà sữa nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, đồ dùng… không nhiều nên nếu hỏng hóc sẽ không mất quá nhiều chi phí.
Việc của bạn là tận dụng và đưa ra chiến lược marketing phù hợp. Còn lại bạn sẽ không lo lỗ quá nhiều nếu việc kinh doanh diễn ra không thuận lợi hoặc gặp vấn đề không may nào đó.
1.3 Tận dụng các hình thức Marketing trên các nền tảng số
Để setup một quán trà sữa nhỏ, bạn cần tính toán đến chiến lược quảng cáo lâu dài. Kinh doanh online và tận dụng các nền tảng số là một phương tiện tốt để bạn có thể đưa sản phẩm của mình đến khách hàng.
Các hình thức marketing phổ biến sẽ là phát tờ rơi, quảng cáo, thực hiện các chương trình khuyến mãi. Khai trương, chúc mừng sinh nhật hoặc tri ân khách hàng theo tuần, theo tháng cũng là một ý tưởng hiệu quả. Thực hiện được các chương trình này, bạn sẽ vừa tận dụng được nguồn quảng cáo có sẵn, vừa tiết kiệm chi phí.
Phát triển và xây dựng thương hiệu qua các trang mạng xã hội giúp bạn tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng. Nhóm đối tượng uống trà sữa hầu hết đều dùng các nền tảng mạng xã hội. Bạn có thể xây dựng một fanpage, một kênh youtube hoặc tiktok và phát triển chúng.
Về lâu dài, bạn cần có kế hoạch để chăm sóc và phát triển các kênh này. Với nguyên tắc 80/20, trong đó 80% nội dung là cung cấp kiến thức, 20% bán hàng, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng qua kênh này.
2. Quy trình setup quán trà sữa nhỏ
Từ bước lên ý tưởng đến đưa quán trà sữa vào vận hành trải qua nhiều bước. Dưới đây là quy trình mà Nhà Hàng Số khái quát.
Bước 1: Xác định tệp khách hàng
Để kinh doanh bất kì một mặt hàng nào, bước đầu tiên bạn phải xác định được tệp khách hàng của mình. Xác định và hiểu rõ được tâm tư, tình cảm, mong muốn của khách hàng, bạn mới tiến hàng được các bước tiếp theo.
Nhóm đối tượng uống trà sữa thường xuyên là học sinh, sinh viên và người mới đi làm. Phổ biến ở độ tuổi từ 10-25 tuổi. Với chi phí không quá đắt đỏ, nhóm đối tượng này sẽ được xếp vào dạng “khách hàng tiềm năng”
Nhóm khách hàng này độc lập về kinh tế, đã có gia đình sẽ sử dụng trà sữa ở mức độ “ít thường xuyên” hơn. Có thể họ không dùng, nhưng mua về cho con/em/gia đình của mình. Hoặc trong một buổi gặp gỡ, họ sẽ đi uống trà sữa với bạn/nhóm bạn của mình. Tuy nhiên, do đặc thù hạn chế về thời gian, nên nhóm đối tượng này chỉ phổ biến đi vào ngày cuối tuần.
Bước 2: Chuẩn bị nguồn vốn
Để kinh doanh, nguồn vốn ban đầu đóng vai trò quyết định. Setup một quán trà sữa nhỏ sẽ đỡ tốn kém hơn, nhưng có một số mô hình chiếm không ít chi phí. “Lựa cơm gắp mắm” là quy tắc nên tuân thủ và sử dụng trong trường hợp này.
Để đi vào vận hành quán trà sữa nhỏ, bạn cần phân chia nguồn vốn thành nhiều chi phí:
- Chi phí mặt bằng nếu chưa có mặt bằng (10-20 triệu/ tháng, chưa kể tiền cọc)
- Chi phí Decor, thiết kế quán trà sữa (10-15 triệu)
- Chi phí trang thiết bị, nguyên vật liệu (30- 50 triệu)
- Chi phí nhân viên, tiền điện nước, giấy phép kinh doanh (20-30 triệu)
- Chi phí phát sinh, marketing cho quán (khoảng 10 triệu)
Bước 3: Lựa chọn vị trí mặt bằng
Địa điểm lý tưởng của quán trà sữa là khu vựa đông dân cư, gần các khu chung cư các tốt. Các vị trí gần công viên, khu vui chơi giải trí hoặc các trường học, khu phố cũng là một vị trí “đắc địa”.
Tuy nhiên, nếu không đủ nguồn kinh phí, những nơi ít quán hàng cũng là một lợi thế vì ít người cạnh tranh. Nếu đặt vị trí quán ở đây, bạn phải đảm bảo tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng của mình. Nếu không, việc kinh doanh sẽ thiếu tính khả thi.
Bước 4: Xác định ý tưởng
Bạn có thể xây dựng lại quán trà sữa nhỏ ngay từ đầu hoặc mua thương hiệu các quán uy tín.
Nếu có điều kiện, đây là một hình thức kinh doanh tiềm năng lớn. Tức là bạn sẽ không còn lo việc khách hàng chưa biết đến sản phẩm của mình. Khách hàng đã quá quen với thương hiệu trà sữa của bạn, và họ tin tưởng vào chất lượng cũng như hương vị. Bạn sẽ không phải marketing sản phẩm quá nhiều. Thực khách đã có niềm tin nhất định vào độ uy tín của thương hiệu sản phẩm.
Nhược điểm của hình thức này là nguồn vốn lớn. Bạn có trong tay hàng trăm triệu mới chỉ mua được công thức và thương hiệu sản phẩm. Với thương hiệu lớn có thể lên đến tiền tỷ.
Xây dựng thương hiệu từ đầu: Ưu điểm của hình thức này là bạn sẽ làm chủ tất cả ý tưởng của mình, tiết kiệm chi phí đáng kể cho những việc khác. Chi phí thiết kế bộ nhận diện thương hiệu khoảng 5 triệu. Chi phí khóa học pha chế khoảng 6 triệu, còn lại là chi phí khác cần thiết cho quán. Lưu ý, việc mua lại hay xây dựng thương hiệu từ đầu thì nhu cầu khách hàng là trên hết.
Bước 5: Thiết kế và thi công quán trà sữa
Đây là bước quan trọng trong việc setup quán trà sữa nhỏ. Không gian của quán nhỏ, nhưng phải có điểm nhấn và nét độc đáo khó trộn lẫn so với các quán khác. Việc thiết kế, thi công quán trà sữa sẽ dựa trên nhu cầu và tâm lý của khách hàng.
Nhóm khách hàng tiềm năng là học sinh sinh viên sẽ có hơi hướng thiết kế trẻ trung, tone màu sáng, âm nhạc sôi động. Còn đối với khách hàng trên 30 tuổi, họ sẽ thích một không gian ấm áp, lãng mạn và có chiều sâu hơn.
Trên mạng xã hội sẽ có nhiều mẫu thiết kế quán trà sữa nhỏ đẹp cho bạn tham khảo. Nếu bạn chưa có chuyên môn về mảng này, bạn nên đầu tư một đơn vị chuyên nghiệp. Mức giá được tính theo mét vuông, khoảng 200.000đ/m2 tùy diện tích.
Nhu cầu khách hàng là yêu cầu quan trọng nhất của bước này. Sau khi có kiến thức chuyên sâu về trà sữa, bạn phải tiến hành xây dựng thực đơn. Khách hàng bao giờ cũng thích một thực đơn nhiều món, nhiều lựa chọn.
Bạn nên thiết kế một Menu đa dạng và bắt mắt. Điều đó sẽ để lại ấn tượng cho khách hàng thay vì một thực đơn sơ sài, đơn giản. Tùy theo nguyên liệu và hiểu biết, thực đơn của bạn khoảng 20-30 thức uống.
Một điều đáng chú ý là bạn nên đầu tư vào topping. Khách hàng sẽ có nhiều trải nghiệm hương vị khi món trà sữa quán bạn luôn full topping và hương vị tuyệt vời.
Bước 7: Mua trang thiết bị và nguyên liệu
Về máy móc thiết bị
- Máy dập nắp: Máy dập nắp thủ công khoảng 2 triệu và máy tự động khoảng 12 triệu.
- Bình ủ trà: có dung tích từ 6l – 12l. Chi phí: 1 triệu đồng/máy; số lượng: 2-3 máy.
- Các vật dụng khác: Nồi nấu trà; Máy xay hoặc bình shaker; Ca đong định lượng; cốc, ống hút.
- Về nguyên liệu pha chế trà sữa có: Trà; hương hiệu trà; topping
Bước 8: Đăng ký kinh doanh
Nếu mở quán, bạn nên đăng ký giấy phép kinh doanh và thủ tục kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây sẽ là một dạng “bảo hiểm” nữa cho quán trà sữa của bạn. Phòng khi có tranh chấp hoặc tai nạn không đáng có, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ.
Bước 10: Lên kế hoạch marketing cho quán
Các hình thức marketing phổ biến sẽ là phát tờ rơi, quảng cáo, thực hiện các chương trình khuyến mãi. Khai trương, chúc mừng sinh nhật hoặc tri ân khách hàng theo tuần, theo tháng cũng là một ý tưởng hiệu quả. Thực hiện được các chương trình này, bạn sẽ vừa tận dụng được nguồn quảng cáo có sẵn, vừa tiết kiệm chi phí.
Phát triển và xây dựng thương hiệu qua các trang mạng xã hội giúp bạn tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng. Nhóm đối tượng uống trà sữa hầu hết đều dùng các nền tảng mạng xã hội. Bạn có thể xây dựng một fanpage, một kênh youtube hoặc tiktok và phát triển chúng.
Về lâu dài, bạn cần có kế hoạch để chăm sóc và phát triển các kênh này. Với nguyên tắc 80/20, trong đó 80% nội dung là cung cấp kiến thức, 20% bán hàng, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng qua kênh này.
Xem thêm:
- Mở quán trà sữa gần trường học – Quy trình chi tiết
- Mở quán trà sữa take away – Vốn ít, lợi nhuận cao
3. Một số lưu ý khi chuẩn bị nguồn vốn
3.1 Về chi phí nguyên liệu và trang thiết bị
Trong các khoản chi phí này, chi phí tốn kém nhất là trang thiết bị và nguyên vật liệu. Vì kinh doanh lâu dài, nên bạn phải tìm hiểu và mua trang thiết bị bền và chất lượng. Tránh trường hợp mới sử dụng đã hỏng hóc sẽ tốn kém hơn.
Về nguyên vật liệu, bạn phải tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu là nền tảng quan trọng quyết định hương vị của trà sữa. Nếu bạn chưa có kiến thức về trà sữa, bạn có thể tham gia vào các hội nhóm pha chế để học hỏi thêm kinh nghiệm. Nếu chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh, một khóa học setup quán trà sữa nhỏ là phương án hợp lý.
Với tổng nguồn vốn hiện có, bạn phải phân chia và cân đối thật hợp lý. Nên lựa chọn mặt bằng “phù hợp với túi tiền” thay vì những địa điểm quá đắt đỏ. Như vậy sẽ khiến nguồn ngân sách của bạn thâm hụt.
3.2 Chi phí thiết kế và quảng cáo
Chi phí Marketing và quảng cáo là nguồn chi phí cần thiết và nên có. Vì vị trí và quy mô quán trà sữa nhỏ, nên cách tốt nhất để khách hàng biết đến sản phẩm của quán bạn là quảng cáo.
Vì quy mô quán trà sữa rất nhỏ, nên bạn phải dành thời gian và tâm huyết trang trí và thiết kế lại quán. Dù là xe đẩy vỉa hè, quán nhỏ, bạn cũng phải thiết kế quán thật độc đáo và bắt mắt. Ấn tượng thị giác tốt sẽ khiến khách hàng quay lại với quán lần sau.
Để tiết kiệm chi phí, hệ thống bóng đèn led trang trí là một lựa chọn phù hợp. Bóng đèn này vừa đa dạng mẫu mã, vừa tiết kiệm năng lượng, đẹp mắt và tạo điểm nhấn. Hãy biến quán trà sữa nhỏ của trở thành ngôi sao tươi sáng nhất trong mắt khách hàng.
Cuối cùng, bạn phải dành ra một nguồn kinh phí duy trì hoạt động phòng khi hai tháng đầu chưa có lãi. Đây giống như bảo hiểm dành cho quán trà sữa của bạn. Khoản chi phí này sẽ đảm bảo cho quán của bạn tiếp tục hoạt động trong thời gian thu hồi và huy động vốn.
4. Một số mô hình quán trà sữa nhỏ tiêu biểu
4.1 Setup mô hình kinh doanh quán trà sữa online
Kinh doanh online, giao hàng tận nơi, không có mặt bằng đang là lựa chọn của nhiều người muốn khởi nghiệp nhưng kinh phí thấp. Đây là hình thức hợp tác với các nhà hàng, quán ăn, quán uống có sẵn. Việc cộng sinh này giúp quán ăn phát triển thêm kênh phân phối online bên cạnh bán hàng tại chỗ.
Ý tưởng này dựa trên hình thức kinh doanh đa cấp. Bạn sẽ tự quảng bá cho thương hiệu của nhà hàng và trực tiếp nhận đơn, giao đồ ăn, thu tiền của khách. Nhà hàng gốc sẽ là nơi cung cấp nguyên liệu và món ăn cho bạn.
Ưu điểm của mô hình này là không mất chi phí mặt bằng và tiến vối. Việc của bạn là đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, hạn chế là bạn sẽ bị phụ thuộc vào nhà hàng gốc. Bạn không thể kiểm soát được số lượng khách hàng và thời gian giao nhận. Điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
4.2 Setup mô hình kinh doanh trà sữa di động
Ý tưởng này phù hợp với nhóm học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Với nguồn chi phí khoảng 10-20 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu cho mình một “cửa hàng lưu động”.
Chi phí cụ thể như sau: xe đẩy khoảng 6 triệu đồng. Nguyên liệu khoảng 2 triệu đồng, chi phí vật dụng khoảng 2 triệu đồng. Bạn đã sở hữu một “quán trà sữa di động” được rồi.
Vị trí mặt bằng mô hình này phổ biến là vỉa hè gần các trường học, trường đại học. Nhóm đối tượng khách hàng chắc chắn là học sinh sinh viên. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là thiếu chủ động khi thời tiết không ủng hộ. Và đặc biệt là có thể bị cơ động hoặc đội cảnh sát đô thi “rượt” vì kinh doanh trên vỉa hè.
Khi kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn nên trang trí biển hiệu thật bắt mắt, ví dụ viết menu bằng bút neon nhiều màu, có loa đài phát nhạc liên tục để thu hút khách hàng.
Xem thêm:
- Bí kíp thiết kế menu trà sữa lôi cuốn, bắt mắt
- Thiết kế menu đồ uống tối ưu hóa doanh thu ngay với tuyệt chiêu này
4.3 Mô hình kinh doanh trà sữa kết hợp đồ ăn vặt
Bên cạnh trà sữa, bạn có thể tăng thêm thực đơn cho quán của mình bằng các món ăn vặt khác. Hãy biến quán trà sữa nhỏ của bạn thành “thiên đường đồ ăn vặt cho giới trẻ”.
Để tiến hàng kinh doanh mô hình này, bạn phải có thêm kiến thức về đồ ăn vặt. Có thể là các loại hoa quả dầm, các loại chè hoặc các loại sinh tố, nước ép. Chi phí máy móc cũng sẽ độn lên kha khá. Vì bạn sẽ phải đầu tư thêm các máy xay hoa quả, máy xay sinh tố, máy pha cà phê nữa.
Chi phí nguyên vật liệu sẽ tăng lên gấp đôi so với nguồn vốn ban đầu bạn có. Tuy nhiên, so với nguồn vốn bạn bỏ ra thì lợi nhuận thu về cũng không ít. Khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Cửa hàng sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Tiềm năng lần sau khách hàng trở lại sẽ cao hơn.
4.4 Mô hình Buffet trà sữa
Buffet trà sữa là bài toán thông minh của nhiều bạn trẻ mới khởi nghiệp. Điều lưu ý đối với mô hình này là kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào. Mô hình này sẽ tiết kiệm được nguồn chi phí và thời gian chuẩn bị cho nhóm khách hàng mang đi.
Mô hình này lấy sự đa dạng của topping làm nét độc đáo. Chủ quán thu thập “đủ các thể loại topping trên đời”, sau đó ra đời buffet trà sữa. Các loại topping xịn xò như: phô mai viên, pudding trứng, trân châu,… được đẩy giá lên. Thực đơn có nhiều suất buffet cao cấp gây kích thích khách hàng sử dụng.
Bài toán kinh tế là điều đáng lưu ý của mô hình buffet trà sữa lưu ý. Chủ nhà hàng phải đảm bảo chi phí nguyên liệu thấp hơn giá vẻ từ 20-30%.
5. Tổng kết
Trên đây là tất tần tật quy trình và những điều lưu ý khi bạn muốn setup quán trà sữa nhỏ. Hi vọng những kiến thức mà Nhà Hàng Số cung cấp này giúp bạn tự tin bước vào con đường khởi nghiệp quán trà sữa của mình.