Tìm hiểu phát triển thị trường là gì cùng quy trình phát triển quy mô thị trường, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, khẳng định vị thế nhé!
Phát triển thị trường là một trong những chiến lược chủ chốt. Nó đóng vai trò như “bàn đẩy” giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc. Vậy phát triển thị trường là gì mà đóng vai trò quan trọng đến vậy? Hãy cùng Nhà hàng số khám phá mọi thông tin thông qua thuật ngữ kinh doanh này cũng như quy trình phát triển thị trường cho doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
1. Tìm hiểu phát triển thị trường là gì?
Phát triển thị trường là gì? Phát triển thị trường hay còn được gọi là Market Development Strategy. Đây được hiểu là toàn bộ các kế hoạch, chiến lược, cách thức, biện pháp, phương hướng, đường lối của doanh nghiệp với mục đích xác định và phát triển các sản phẩm hiện tại qua một thị trường tiêu thụ mới. Chiến lược này sẽ nhắm tới nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mới, không thuộc trong phân khúc hiện tại.
Ngoài việc công dụng thúc đẩy đưa sản phẩm hiện tại sang thị trường mới. Phát triển thị trường cho doanh nghiệp còn chú trọng đến việc phát triển tối đa thị trường hiện tại để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Từ đó giúp gia tăng và mở rộng thị phần doanh nghiệp. Thị trường ngày càng rộng mở.
2. Tìm hiểu các cách phát triển thị trường phổ biến hiện nay
Phát triển thị trường là gì? Hiện nay, các doanh nghiệp đang đi theo hai cách phát triển thị trường đó là phát triển thị trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu. Hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu hai phương pháp phát triển thị trường này để các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình hình thức phù hợp nhất nhé!
2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng
Mô hình phát triển thị trường theo chiều rộng là lựa chọn an toàn và lý tưởng với những ngành nghề, lĩnh vực chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc tỉ lệ cạnh tranh không cao. Với những thị trường mang đặc điểm này, doanh nghiệp sẽ có thể tập trung vào việc phát triển bản thân theo chiều rộng.
Phát triển thị trường theo chiều rộng nhằm mục đích nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của bản thân, tìm đến những vùng địa lý mà đối thủ chưa tìm đến. Từ đó, thị trường của doanh nghiệp sẽ rộng lớn hơn, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Vì chưa có đối thủ cạnh tranh nên doanh nghiệp của bạn sẽ là lựa chọn duy nhất của khách hàng. Đây được coi là lợi thế độc nhất của những ngành nghề/thị trường chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh.
2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu
Phát triển thị trường là gì? Đối với những “mảnh đất đã quá nhiều người dày xéo”, nhiều sự cạnh tranh thì việc mở rộng thị trường sẽ không còn tác dụng. Thay vào đó, doanh nghiệp cần đào sâu khai thác vào từng mảng nhỏ trong lĩnh vực, từng nhóm đối tượng khách hàng hiện có của doanh nghiệp.
Việc giữ chân khách hàng thân thiết, nghiên cứu và mang đến khách hàng tiềm năng thường xuyên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh thì được gọi là phát triển thị trường theo chiều sâu. Để thực hiện mô hình phát triển thị trường này, các bạn cần thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:
- Xúc tiến và mở rộng phạm vi bán hàng sản phẩm cũ với các nhóm đối tượng hiện tại: Với cách thức này, doanh nghiệp cần áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, đổi mới bao bì sản phẩm, thay đổi cách thức bán hàng…
- Lựa chọn nhánh thị trường tốt nhất trong thị trường hiện tại: Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và đẩy mạnh đầu tư vào đối tượng khách hàng, xác định nhóm khách hàng mang lại lợi nhuận cao nhất.
- Nghiên cứu sản phẩm mới trong phạm vi thị trường cũ: Đối với những thị trường doanh nghiệp đang khai thác, sau khi nhận thấy những đòi hỏi mới lạ hơn về sản phẩm, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm một số đặc điểm mới mẻ tạo nên sự hấp dẫn cho sản phẩm.
Xem thêm:
- Hiệu quả kinh doanh là gì? Giải pháp tối ưu hiệu quả kinh doanh
- Doanh số là gì? Giải pháp nâng cao doanh số lĩnh vực FnB
3. Quy trình phát triển thị trường hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
3.1. Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến lược
Việc xác định mục tiêu cho chiến lược phát triển thị trường giữ vị trí chủ chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của chiến dịch. Nhiệm vụ của nhà quản lý là phải xác định được mục tiêu dài hạn cho một chiến lược tổng thể. Kế hoạch cụ thể phải kế đến như: Nâng cao và tối ưu doanh số bán hàng, duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ, tìm kiếm nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mới, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
3.2. Bước 2: Phân tích thị trường tiềm năng
Sau khi hoàn tất quá trình xây dựng mục tiêu cho chiến lược phát triển thị trường là gì, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích tình trạng của thị trường nhằm mục đích kết nối các khía cạnh khác nhau của thị trường vào quá trình đưa ra quyết định. Khi phân thích thị trường, các bạn có thể sử dụng một số công cụ chuyên dụng nhằm xác định điểm mạnh – điểm yếu của doanh nghiệp. Từ đó giảm thiểu tối đa các nguy cơ xảy ra trong quá trình phát triển thị trường.
3.3. Bước 3: Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường và tiến hành thực hiện
Như đã nhắc đến ở phần trước, hiện nay, các doanh nghiệp trên thế giới đều triển khai chiến lược phát triển thị trường theo hai hướng phổ biến là: Phát triển thị trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu. Dựa vào đặc điểm doanh nghiệp mà các bạn có thể lựa chọn mô hình phát triển cho phù hợp.
Khi đã lựa chọn được chiến lược thích hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, các bạn có thể bắt tay vào thực hiện chiến lược với các chính sách về chất lượng sản phẩm, chính sách về giá, xúc tiến thương mại…
3.4. Bước 4: Xác định nguồn lực cho chiến lược
Trên hành trình phát triển thị trường thành công, nguồn lực nội bộ là yếu tố then chốt vô cùng quan trọng. Đội ngũ nhân viên được coi là “nòng cốt” của một doanh nghiệp. Việc phân bổ nguồn nhân lực, ngân sách sao cho phù hợp với chính sách phát triển thị trường là điều vô cùng quan trọng mà các nhà quản lý cần chú tâm và phân phối sao cho hiệu quả nhất.
3.5. Bước 5: Đánh giá kết quả
Sau khi thực hiện chiến lược, doanh nghiệp cần xác định các chỉ số, so sánh với các tiêu chuẩn đề ra trước đó nhằm đánh giá mức độ hiệu quả, thành công của chiến lược. Nếu trong quá trình thực hiện chiến lược phát hiện những sai lệch, cần tìm hiểu nguồn gốc nguyên nhân. Từ đó đưa ra được các phương án giải quyết sự cố nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo chiến lược diễn ra thành công tốt đẹp.
4. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển thị trường là gì?
Một chiến lược phát triển thị trường thành công cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, ảnh hưởng lớn đến phải kể đến yếu tố môi trường nội bộ và yếu tố bên ngoài:
4.1. Yếu tố nội bộ của công ty
- Nhân lực: Đội ngũ nhân viên đóng vai trò chủ chốt trong tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Một hệ thống nhân sự thông nhất sẽ giúp quá trình phát triển chiến lược được đơn giản và thông suốt.
- Ngân sách, tài chính doanh nghiệp: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển thị trường đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Một công ty có nguồn tài chính dồi dào sẽ có thể đẩy mạnh chiến lược phát triển thị trường từ kênh phân phối cho đến lộ trình quản bá sản phẩm.
- Tầm nhìn doanh nghiệp: Đóng vai trò là kim chỉ nan cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tầm nhìn còn là cơ sở để nhà quản lý hoạch định chiến lược phát triển thị trường cho doanh nghiệp.
- Uy tín doanh nghiệp: Danh tiếng và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp là những tài sản vô hình của giá trị cực lớn đối với công ty. Xây dựng được một thương hiệu uy tín, điều đó có nghĩa doanh nghiệp đó đã xác định được chỗ đứng trên thị trường. Đây sẽ là bàn đẩy mạnh mẽ cho việc phát triển thị trưởng trở nên dễ dàng.
Xem thêm:
- Deputy là gì? Những yếu tố cần có của một nhà quản lý tương lai
- Rack rate là gì? Các loại giá phòng tiêu chuẩn trong khách sạn
4.2. Yếu tố môi trường bên ngoài
- Kinh tế: Một thị trường kinh tế có tốc độ phát triển mạnh mẽ và bền vững sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh không tưởng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc cập nhật xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế cũng là điều mà các nhà quản trị cần lưu tâm.
- Văn hoá, xã hội: Để chiếm được lòng tin của nhóm đối tượng khách hàng mới, việc nghiên cứu văn hoá, thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng là điều vô cùng quan trọng.
- Mức độ cạnh tranh trong ngành: Trong quá trình phát triển thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến mức độ cạnh tranh của ngành nghề/lĩnh vực này trên thị trường để xác định vị trí của công ty, lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Từ đó xây dựng được một chiến lược phát triển thị trường sao cho phù hợp nhất.
5. Tổng kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về phát triển thị trường là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của Nhà hàng số để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác nhé!