Doanh số là gì? Giải pháp nâng cao doanh số lĩnh vực FnB

Date:

Là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Vậy doanh số là gì? doanh số được định nghĩa như thế nào?

Là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh chính xác, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Cùng Nhà Hàng Số khám phá thuật ngữ doanh số ngay trong bài viết dưới đây

1. Doanh số là gì?

Doanh số (sales) là số lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số bán hàng là tổng số tiền thu về thông qua hoạt động bán hàng trong một khoảng thời gian xác định.
Doanh số bán hàng bao gồm tiền bán hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã được thực nhận, còn doanh số bao gồm doanh số bán hàng – phần đã nhận, cộng với phần doanh số chưa nhận.
khái niệm doanh số

2. Cách tính doanh số

Doanh số là tích của toàn bộ số lượng sản phẩm doanh nghiệp đã bán ra thị trường nhân và giá bán của sản phẩm. Công thức tính doanh số như sau: Doanh số = đơn giá bán x sản lượng
Ví dụ: Một cửa hàng chuyên kinh doanh về bánh mì, bán bánh mì với giá 9.000 VNĐ/cái ra thị trường. Tính riêng trong ngày 27/03/2023 thì cửa hàng đã bán được 80 cái bánh mì cùng loại, khi đó doanh số của cửa hàng sẽ được xác định là:

  • Doanh số = 80 x 9.000 VNĐ.
  • Doanh số cửa hàng bánh mì ngày 27/03/2023 là: 720.000 VNĐ

Một số công thức tính liên quan:

  • Doanh số = Số lượng sản phẩm, dịch vụ ghi nhận bán ra x Giá bán
  • Doanh số bán hàng = Số lượng sản phẩm, dịch vụ ghi nhận bán ra và đã thu tiền về x Giá bán
  • Doanh thu tổng = Doanh số bán hàng + doanh thu từ các hoạt động khác của doanh nghiệp
  • Doanh thu thuần = Doanh thu tổng – (thuế + các khoản giảm trừ)
  • Doanh thu ròng = Doanh thu tổng – (thuế + các khoản giảm trừ + các chi phí khác)

3. Điểm khác biệt giữa doanh số và doanh thu

Doanh số và doanh thu là hai khái niệm được sử dụng thường xuyên trong kinh doanh và cũng thường xuyên bị nhầm lẫn.
Doanh số (Sales) là số lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Còn doanh thu (Revenue) là tổng thu nhập mà doanh nghiệp, công ty kiếm được trong một khoảng thời gian cụ thể.

  • Doanh thu chỉ bao gồm khoản tiền thu về được ghi nhận trong các hoạt động kinh doanh, doanh số bán hàng, cổ phiếu, giao dịch chứng khoán,….
  • Doanh số phản ánh khả năng tạo tiền của một công ty bằng cách phân bổ các nguồn lực của mình để tối đa hóa lợi nhuận
  • Cách tính doanh thu như sau: lấy doanh số cộng với tất cả các khoản thu nhập khác (đầu tư, bán tài sản, tiền bản quyền, tiền lãi,…) và trừ đi các khoản chi phí khác (thuế, khấu hao,…)

4. Vai trò của doanh số

Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh số đóng một vai trò vô cùng quan trọng:

  • Doanh số thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
  • Thông qua doanh số có thể đưa ra được đánh giá chính xác về việc triển khai, thực hiện kế hoạch kinh doanh có thành công hay không
  • Doanh số chứng minh được sự đúng đắn, hợp lý trong việc đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp, từ đó phát huy được những thế mạnh và khắc phục được những hạn chế còn tồn tại trong chiến lược
  • Doanh số cao trở thành động lực thúc đẩy ý chí của các các nhân viên trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Đồng thời, tạo tiềm lực kinh tế vững chắc cho doanh nghiệp

Xem thêm:

5. Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh số

Dưới đây, hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu cách thúc đẩy doanh số hiệu quả ngay nhé!

5.1. Nghiên cứu về thị trường

Là quá trình đánh giá, thu thập, nghiên cứu thị trường ở các khía cạnh mà công ty, doanh nghiệp quan tâm, nhằm đưa ra quyết định, bước đi chính xác, phù hợp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được nhiều lợi thế trong kinh doanh:

  • Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh
  • Thấu hiểu khách hàng
  • Tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp/ dự đoán những thách thức, khó khăn sắp tới để đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp
  • Xây dựng chiến lược hiệu quả
  • Nghiên cứu thị trường là quá trình đánh giá

5.2. Chất lượng và sự khác biệt của sản phẩm

Khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra được những điểm khác biệt của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với các sản phẩm hay dịch vụ của các đối thủ đối thủ cạnh tranh khác.
sự khác biệt của sản phẩm
Chất lượng và sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tạo nên dấu ấn riêng biệt trong chính nhận thức của khách hàng.

5.3. Chính sách cạnh tranh

Chính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở xâm nhập thị trường,… Với vai trò tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, khuyến khích kinh doanh có hiệu quả,… Chính sách cạnh tranh bao gồm:

  • Chính sách thương mại quốc tế
  • Chính sách công nghiệp
  • Chính sách tư nhân hóa
  • Chính sách lao động
  • Cải cách điều tiết kinh tế ngànhChính sách về quyền sở hữu trí tuệ
  • Lật cạnh tranh

5.4. Quảng cáo và truyền thông

Trong thời đại internet, hoạt động quảng cáo truyền thông giúp doanh nghiệp tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
quảng cáo truyền thông sản phẩm
Hàng loạt các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Tiktok,… thu hút hàng trăm triệu người sử dụng, việc sản phẩm của doanh nghiệp thường xuyên xuất hiệu trên các nền tảng này sẽ ghi lại nhiều ấn tượng cho khách hàng, người sử dụng mạng xã hội. Nhờ hoạt động quảng cáo khách hàng có thể chủ động tìm đến sản phẩm, doanh nghiệp.

5.5. Các chương trình khuyến mại

chương trình khuyến mại giảm giá
Không thể phủ nhận vai trò của các chương trình khuyến mại trong kinh doanh, đặc biệt là tăng doanh số trong khoảng thời gian ngắn và thu hút nhiều khách hàng mới, giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Từ những hoạt động tiêu biểu như:

  • Bốc thăm trúng thưởng
  • Khuyến mãi ngày lễ
  • Phiếu tích điểm/ mua một tặng một
  • Tri ân khách hàng

Tuy nhiên, việc lạm dụng các chương trình khuyến mại quá nhiều sẽ khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán và có sự nghi ngờ đối với chất lượng sản phẩm.

5.6. Sản phẩm, cửa hàng thu hút

Những sản phẩm được bày trí bắt mắt, cửa hàng được thiết kế sáng tạo, gọn gàng sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiêu thụ. Đặc biệt vào dịp những ngày lễ, tết, valentine,… việc trang trí cửa hàng lộng lẫy sẽ thu hút khách hàng đến chụp ảnh, trải nghiệm,…
Đây cũng là một trong những bước nắm bắt thông tin khách hàng và cảm thấy có thiện cảm, dễ dàng tạo ấn tượng tốt đối với những cửa hàng được bày trí đẹp mắt, gọn gàng, không gian không quá chật chội và bon chen.
cửa hàng trang trí đjep mắt

5.7. Giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng

Trong kinh doanh, hỗ trợ khách hàng. Doanh nghiệp nên giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng nhằm giảm bớt sự nhàm chán của khách đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
thanh toán nhanh giảm thời gian chờ đợi
Việc giảm bớt thời gian chờ đợi cho khách hàng cũng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ và giữ chân được khách hàng.

6. Tạm kết

Trên đây là những thông tin về doanh số mà Nhà Hàng Số đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu được thuật ngữ doanh số là gì, vai trò, cách tính doanh số cùng một số giải pháp nâng cao doanh số cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực F&B. Theo dõi và cập nhật các bài viết trong chuyên mục Thuật Ngữ Kinh doanh tại Nhà Hàng Số để khám phá thêm nhiều thuật ngữ thú vị nhé!

5/5 - (8 bình chọn)
Nông Diệu
Nông Diệu
Content Writer tại Nhà Hàng Số
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...