Tìm hiểu BOH là gì giúp nhân viên nhà hàng hình dung bộ máy làm việc chính xác nhất, nâng cao hiệu suất làm việc tốt hơn.
Được biết đến là khu vực nhân viên không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, không tạo được doanh thu nhưng bộ phận BOH vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc kinh doanh nhà hàng – khách sạn – resort. Vậy thuật ngữ BOH là gì? Các vị trí “chủ chốt” nào trong bộ phận BOH nhà hàng? Hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu thật chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
1. Tìm hiểu về BOH là gì?
BOH (Back of house) được hiểu là hậu sảnh, là bộ phận đảm nhận những công việc khác nhau của nhà hàng, hỗ trợ đội ngũ FOH (Front of house) – tiền sảnh hoàn thành công việc nhưng không tác động trực tiếp đến doanh thu của tổ chức. Những nhân viên BOH thường làm việc trong những khu vực tách biệt với khách hàng, đảm nhận đội ngũ phía sau, giúp mọi hoạt động của nhà hàng được diễ ra “trơn tru” nhất.
2. Tầm quan trọng của BOH là gì đối với mô hình kinh doanh nhà hàng – khách sạn
Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu nhưng tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên BOH đối với nhà hàng – khách sạn là điều không thể phủ nhận. Một số vai trò quan trọng của BOH phải kể đến như:
- Mặc dù làm việc trong khu vực hậu trường nhưng nhân viên BOH lại thực hiện những nhiệm vụ trung tâm, đảm bảo hệ thống nhà hàng hoạt động một cách trơn tru, thu hút được đông đảo khách hàng.
- BOH là gì? Tuy chỉ hoạt đông trong những khu vực ít tiếp xúc với khách hàng như nhà bếp, phòng giặt là, lưu trữ tài liệu, phòng kinh doanh, marketing nhưng nếu chúng hoạt động hiệu quả sẽ giúp mang lại những trải nghiệm dịch vụ chất lượng cho khách hàng, giúp gia tăng doanh thu cho nhà hàng.
- Mỗi nhân viên tại BOH đều được phân chia nhiệm vụ cụ thể theo hệ thống công bằng. Một nhà hàng – khách sạn có thể phát triển mạnh hay không phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu suấ làm việc của từng bộ phận BOH.
Xem thêm:
3. Các vị trí “chủ chốt” thuộc BOH trong hệ thống nhà hàng
Để giải thích cụ thể hơn BOH là gì? Hãy cùng Nhà Hàng Số tham khảo một số vị trí chủ chốt thuộc hệ thống BOH của nhà hàng nhé!
3.1. Đội ngũ nhân viên kế toán – tài chính
Đội ngũ nhân viên kế toán – tài chính trong bộ phận BOH là gì? Nhân viên làm việc tại phòng ban này sẽ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến tài chính, nguồn vốn để thúc đẩy sự phát triển của nhà hàng. Tuỳ thuộc vào quy mô, một nhà hàng sẽ có từ một/một nhóm quản lý doanh thu hỗ trợ nhà hàng từ xa.
Người đảm nhận công việc này cần chịu trách nhiệm tối ưu hoá doanh thu nhà hàng. Công việc của họ là phân tích chiến lược bán hàng, định giá cho từng mặt hàng sản phẩm, phân khúc khách hàng, kênh bán hàng. Từ đó có thể đưa ra những báo cáo dự đoán về tình hình kinh doanh của nhà hàng.
3.2. Bộ phận nhân sự
Bộ phân nhân viên quản lý nhân sự sẽ đảm nhận những nhiệm vụ liên quan đến yếu tố “con người” trong hệ thống nhà hàng – khách sạn:
- Xây dựng văn hoá, nội quy, môi trường làm việc lành mạnh để áp dụng cho tất cả nhân viên trong nhà hàng.
- Đưa ra bản kế hoạch quản lý nhân sự của nhà hàng.
- Thực hiện quá trình tuyển dụng đội ngũ nhân viên mới cho mọi phòng ban của nhà hàng khi thiếu nhân lực.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến đãi ngộ nhân viên, chính xách bảo hiểm, tính toán lương, thưởng, phụ cấp… cho nhân viên trong nhà hàng.
3.3. Đội ngũ kỹ thuật – bảo trì thiết bị
Bộ phận kỹ thuật – bảo trì đảm nhận nhiệm vụ giúp thiết bị trong nhà hàng hoạt động ổn định và chất lượng nhất. Từ đó duy trì sự an toàn cho quá trình trải nghiệm dịch vụ của khách hàng tại nhà hàng, giúp doanh nghiệp tiế kiệm tối đa chi phí sửa chữa/thay thế, hạn chế phát sinh rủi ro:
- Kiểm tra tất cả máy móc, thiết bị tại tất cả phòng ban, bộ phận và khu vực trong nhà hàng định kỳ theo ngày, tuần, tháng, năm, quý.
- Đưa ra các phương án bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc phù hợp.
- Nếu gặp các sự cố, vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị thì sẽ liên hệ nhanh chóng/ kịp thời với bên sửa chữa.
3.4. Nhân viên Housekeeping
Housekeeping được hiểu là đội ngũ nhân viên dọn phòng, phụ trách công việc dọn dẹp vệ sinh nhà hàng – khách sạn. Được coi là thành phần quan trọng “số một” trong bộ phận BOH bởi nếu không dọn dẹp sạch sẽ, nhà hàng – khách sạn sẽ không thể tiếp đón khách hàng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và thương hiệu của doanh nghiệp.
3.5. Phòng ban tiếp thi (Marketing)
Tiếp thị hay còn được biết đến là đội ngũ nhân viên marketing chịu trách nhiệm xây dựng và duy trình hình ảnh thương hiệu cho nhà hàng – khách sạn. Các nhiệm vụ chính của bộ phận BOH là gì? Với bộ phận này, nhân viên có nhiệm chính như: Xây dựng và triển khai hệ thống kế hoạch nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch cho các chương trình khuyến mãi, quản ý các phương tiện truyền thông xã hội và suy nghĩ về các đề nghị đặc biệt từ đối tác.
Xem thêm:
- Rượu champagne là gì? Bí quyết kinh doanh hiệu quả
- Kinh doanh nhà hàng là gì? Kiến thức cần có để kinh doanh hiệu quả
3.6. Quản lý kho nhà hàng
Quản lý kho là những nhân viên đảm nhận công việc kiểm kê lượng hàng hoá xuất nhập mỗi ngày, sắp xếp nguyên liệu trong kho được ngăn nắp và gọn gàng nhất. Đồng thời, họ còn thực hiện lên thủ tục đặt hàng ở bộ phân mua hàng, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hoá, đối chiếu chính xác số liệu với kế toán khó. Từ đó có thể lên báo cáo tài chính cho quản lý cấp cao.
3.7. Bếp trưởng
Đối với mô hình kinh doanh nhà hàng – khách sạn, vị trí bếp trưởng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong bộ phận BOH. Bếp trưởng là người đầu bếp chính của nhà hàng. Giữ trọng trách giám sát, chỉ đạo đầu bếp cấp dưới hoàn thiện món ăn, bếp trưởng sẽ thực hiện một số công việc sau:
- Hướng dẫn đội ngũ nhân viên bếp chế biến món ăn nhằm đảm bảo được chất lượng, tiêu chuẩn nhà hàng đề ra.
- Phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng bộ phận, khu vực nhân viên để quy trình thực hiện món ăn được ổn định.
- Kiểm tra định kỳ chất lượng hàng hoá, thực phẩm, nguyên liệu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quản lý nhân sự trong khu vực bếp.
3.8. Bếp phó
Bếp phó là người quản lý, giám sát quá trình thực hiện công việc của nhân viên khi bếp trưởng vắng mặt. Đồng thời, người bếp phó cũng trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến món ăn, hỗ trợ lên ý tưởng cho menu và đào tạo nhân sự khu vực bếp:
- Giám sát hoạt động của toàn bộ nhân viên trong khu vực bếp, đảm bảo thực hiện đúng theo tiêu chuẩn mà nhà hàng đề ra.
- Phụ trách thực hiện món ăn theo đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong thời gian nhanh nhất.
- Phối hợp lên ý tưởng thực đơn cho khách hàng.
- Tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo nhân sự mới, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên khu vực bếp.
4. Bật mí tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên bộ phận BOH của nhà hàng – khách sạn
BOH là gì? Mỗi nhà hàng – khách sạn đều sẽ có tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên riêng biệt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, môi trường làm việc và văn hoá doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các tiêu chí tuyển dụng nhân viên BOH đều được phát triển dựa theo 5 tiêu chuẩn cơ bản được Nhà hàng số tổng hợp dưới đây:
4.1. Kiến thức chuyên môn
Kiến thức chuyên môn ở đây không phải chỉ trình độ học vấn hay bằng cấp đâu nhé. Nhiều vị trí trong nhà hàng – khách sạn không yêu cầu nhân viên phải có trình độ học vấn giỏi hay bằng cấp xịn sò. Dĩ nhiên, nếu có thì thật tuyệt vời nhưng không bắt buộc. Vậy, kiến thức chuyên môn của bộ phận BOH là gì?
- Là phục vụ nhà hàng nắm rõ được quy trình phục vụ alacarte hay buffet.
- Là nhân viên bếp nắm rõ thời gian chế biến beefsteak theo yêu cầu của khách hàng.
- Là housekeeping (buồng phòng) thao tác đúng quy trình dọn phòng sạch sẽ cho khách hàng.
Mỗi một vị trí đều sẽ có quy trình làm việc và tiêu chuẩn cần đạt tương ứng. Ứng viên có hiểu biết về những kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí ứng tuyển sẽ là điểm cộng rất lớn, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bởi điều này sẽ có lợi trong quá trình đào tạo và học việc của nhân viên mới sau khi ứng tuyển thành công.
4.2. Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là tiêu chí không thể thiếu trong bất cứ đợt tuyển dụng BOH nào. Ứng viên sở hữu càng nhiều kỹ năng mềm liên quan đến vị trí ứng tuyển thì càng giúp công việc diễn ra ổn định và trôi chảy. Một số kỹ năng mềm mà nhân viên nên có khi làm nghề nhà hàng như: xử lý tình huống, giao tiếp/làm việc nhóm, làm việc độc lập, tổ chức và sắp xếp ổn thoả công việc…
4.3. Kỹ năng ngoại ngữ
Tuy không phải vị trí công việc nào tại nhà hàng cũng ưu tiên tuyển nhân viên có trình độ ngoại ngữ. Đặc biệt là bộ phận BOH chỉ làm việc trong hậu sảnh nhưng việc có thể giao tiếp cơ bản bằng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh sẽ là một điểm cộng rất lớn. Trong nhiều trường hợp, ngoại ngữ sẽ giúp công việc diễn ra thuận lợi và chất lượng hơn, kr cả khi giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp hay cấp trên. Không cần phát âm trôi chảy như người bản ngũ, nhân viên nhà hàng chỉ cần giao tiếp cơ bản, nghe – hiểu và phản hồi chính xác là được.
4.4. Tiêu chuẩn về sức khỏe
Nếu như lễ tân hay nhân viên phục vụ (FOH) ưu tiên ngoại hình thì những vị trí trong bộ phận BOH lại cần có sức khoẻ tốt và dẻo dai. Là những người làm việc trong khu vực hậu sảnh luôn phải đối mặt với lượng công việc lớn và có phần nặng nhọc, một sức khoẻ ổn định sẽ giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao, không bị gián đoạn làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và doanh thu của nhà hàng – khách sạn.
4.5. Tác phong cùng thái độ làm việc chuyên nghiệp
Tuy chỉ tiếp xúc thời gian ngắn trong buổi phỏng vấn nhưng nhà tuyển dụng vẫn có thể đánh giá mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển của ứng viên thông qua tác phong và thái độ trong giao tiếp, cách thức trả lời câu hỏi. Một nhân viên nhà hàng – khách sạn tiềm năng là người có tác phong nhanh nhẹn, nói chuyện tự tin, ngôn ngữ hình thể linh hoạt, biết lắng nghe cũng như thể hiện quan điểm cá nhân rõ ràng…
5. Tổng kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về BOH là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó cho các nhà quản lý tương lai hoặc ứng viên vị trí nhà hàng – khách sạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại Chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của Nhà hàng số để có thêm những thông tin hấp dẫn khác nhé!