Sang nhượng là gì? Đây là hình thức đổi quyền sở hữu tài sản (mặt bằng, cơ sở vật chất,…) phổ biến tại các đơn vị kinh doanh.
Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh đã lựa chọn hình thức sang nhượng mặt bằng, cơ sở vật chất. Đây là việc làm giúp các chủ đầu tư giảm thiểu chi phí mở mới. Vậy bạn có hiểu sang nhượng là gì không? Để lý giải rõ hơn về chủ đề này, Nhà Hàng Số mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nội dung
1. Tìm hiểu chung về sang nhượng
1.1. Sang nhượng là gì?
Sang nhượng là việc đổi quyền sở hữu tài sản cho một bên khác theo đúng trình tự pháp luật. Khi đó, người được chuyển nhượng sẽ có quyền hưởng thụ và sử dụng toàn bộ quyền lợi của chủ sở hữu trước đó. Quy trình chuyển nhượng phải đảm bảo minh bạch theo quy định luật pháp Việt Nam hiện hành.
1.2. Sang nhượng trong kinh doanh
Sang nhượng nhà hàng, quán ăn, quán cafe,… để kinh doanh là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cho đơn vị khác. Những quyền này bao gồm sở hữu mặt bằng, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị máy móc…
Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh nói chung và kinh doanh lĩnh vực F&B nói riêng đều sử dụng hình thức sang nhượng. Đây là hình thức sở hữu tài sản giúp chủ đầu tư tiết kiệm tối đa chi phí. Khi thuê lại một mặt bằng đã có sẵn cơ sở vật chất bạn sẽ giảm được một phần khoản chi, tiết kiệm ngân sách cho việc khác.
2. Các đơn vị kinh doanh có nên chọn hình thức sang nhượng?
Khi bắt đầu kinh doanh, điều đầu tiên mà các chủ đầu tư quan tâm đó là tiền vốn bỏ ra để thuê mặt bằng, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị,… Một giải pháp hữu hiệu lúc này đó chính là thuê mặt bằng bằng hình thức sang nhượng quyền. Nhờ những lợi thế như sở hữu lượng khách hàng quen thuộc, cơ sở vật chất đầy đủ,… Sang nhượng mặt bằng kinh doanh giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và công sức so với việc mở mới hoàn toàn.
Việc sang nhượng quán ăn, nhà hàng, quán cafe còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người chưa có kinh nghiệm. Vì việc nhượng quyền còn liên quan đến luật pháp nên nếu bạn sẽ dễ gặp phải nhiều vướng mắc và khó khăn. Bởi vậy bạn cần phải nghiên cứu kỹ và tìm hiểu nhiều nguồn thông tin để không bị người bán hét giá với mức quá cao.
Đọc ngay: Mô hình D2C là gì? Xu hướng kinh doanh “hot” trong kỷ nguyên 4.0
3. Kinh nghiệm tìm mặt bằng sang nhượng
3.1. Kinh nghiệm trả giá
Thông thường, các chủ sở hữu sẽ “hét” với mức giá chênh tương đối lớn. Vì vậy bạn phải tỉnh táo, đánh giá thực trạng của quán ăn, nhà hàng đó. Dựa vào tình hình cơ sở vật chất của quán mà định giá theo mức giá thanh lý. Từ đó bạn có thể thương lượng với chủ sở hữu để hạ mức giá phù hợp túi tiền của mình.
3.2. Tìm hiểu lý do chủ sở hữu nhượng mặt bằng
Theo nhiều thông tin chuyển nhượng được đăng trên các diễn đàn, cửa hàng như: chủ đi nước ngoài, đổi lĩnh vực kinh doanh,… Bạn không nên tin tưởng tuyệt đối vào những lý do này. Hãy tìm hiểu thật kỹ từ nhiều nguồn thông tin để biết được lý do thực sự nằm ở đâu. Có thể do kinh doanh thua lỗ vì quán “ế” khách nên chủ sở hữu cần sang nhượng.
3.3. Nghiên cứu kỹ trước khi lựa chọn
Bạn có thể dành thêm thời gian đến tận quán để tìm hiểu tình hình kinh doanh. Tuỳ thuộc vào lượng khách ra vào, doanh thu kiếm được để đánh giá xem đây có thật sự là mặt bằng tốt không. Ngoài ra, bạn hãy tìm hiểu thêm từ những hộ kinh doanh, buôn bán xung quanh để có cái nhìn đúng nhất trước khi đưa ra quyết định.
Xem thêm: F&B là gì? Ngành kinh doanh “hái ra tiền” được săn đón nhất hiện nay
4. Những lưu ý khi sang nhượng cửa hàng
4.1. Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ cẩn thận
Việc chuyển nhượng hay sang nhượng cửa hàng phải tuân thủ theo luật pháp. Cho nên bất cứ giấy tờ, ký kết bạn đều phải xem và đọc thật cẩn thận. Để tránh bị lừa đảo, bạn nên tìm đến người có chuyên môn giúp bạn kiểm tra và đối chiếu đảm bảo đúng pháp lý.
4.2. Thiết lập các đều khoản hợp đồng
Sau khi đã thống nhất và ra quyết định chuyển nhượng, hai bên có nghĩa vụ đưa ra các thoả thuận hợp tác. Việc tiến hành soạn thảo hợp đồng cần có sự tham gia của người am hiểu về luật. Những điều khoản phải rõ ràng và cụ thể, đảm bảo đạt được sự thoả thuận từ đôi bên. Quy định bao gồm: số tiền sang nhượng, thời hạn, các tài sản kèm theo, quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên… Khi bạn lập các điều khoản chi tiết và cụ thể sẽ giúp tránh được những tranh chấp sau này.
4.3. Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật
Trong suốt quá trình sang nhượng bạn cần tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết. Thời hạn áp dụng đúng bằng số năm 2 bên đã thống nhất. Để thực hiện đúng quá trình bạn cần tìm đến Luật sư hỗ trợ hoàn tất thủ tục pháp lý. Sau khi ký kết hợp đồng bạn cần tiến hành làm các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề sang nhượng là gì? Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu tìm mặt bằng chất lượng để kinh doanh thì hãy nghiên cứu thật kỹ càng để tránh gặp phải các vấn đề không đáng có. Tham khảo thêm chuyên mục Thuật ngữ của Nhà Hàng Số để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực F&B.