Chiến lược marketing mix là gì? Đây là điều mà nhiều mời bước chân vào lĩnh vực marketing cần biết. Khám phá chi tiết ngay!
Chiến lược marketing mix ngày càng được sử dụng rộng rãi và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây là phương pháp sử dụng nhiều các yếu tố tiếp thị khác nhau trong cùng một chiến dịch.
Nội dung
1. Chiến lược marketing mix là gì?
Chiến lược marketing mix hay còn được biết tới là marketing hỗn hợp. Đây là phương pháp kết hợp nhiều yếu tố tiếp thị cùng lúc với nhau. Vào giữa thế kỉ XX, thuật ngữ trên đã được Hiệp hội marketing của Hoa Kỳ chấp nhận.
Thời điểm bắt đầu, marketing mix được hiểu tương tự như mô hình 4P. Tuy nhiên, theo sự phát triển của hiện tại, mô hình này đã chuyển thành 7P. Nó được bổ sung thêm 3 yếu tố quan trọng khác.
2. Mô hình marketing mix phổ biến
2.1. Mô hình 4P
Mô hình marketing 4P bao gồm các yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (giá bán),
Place (địa điểm) và Promotion (quảng cáo).
Product – Sản phẩm
Sản phẩm là yếu tố cốt lõi trong bất kỳ mô hình tiếp thị nào. Sản phẩm của bạn cần phải giải quyết được những vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải. Không những vậy, sản phẩm cũng cần được đầu tư và phát triển thật tốt.
Price – Giá bán
Giá bán của sản phẩm sẽ là khoản chi phí mà khách hàng cần bỏ ra để nhận lại sản phẩm. Giá bán của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào cảm nhận của khách hàng về sản phẩm. Nếu như mức giá thấp sẽ dễ dàng tiếp cận được các đối tượng khách hàng. Thì mức giá cao sẽ thể hiện được chất lượng nổi bật của sản phẩm. Chiến lược về giá là điều doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ để đảm bảo lợi nhuận thu về.
Place – Địa điểm
Yếu tố địa điểm bao gồm nơi sản xuất, kho bãi, trung tâm phân phối và vận chuyển. Bạn cần xác định được nhu cầu của khách hàng và từ đó xác định được nơi bày bán sản phẩm phù hợp. Điểm bán không nhất thiết là điểm bán vật lý. Nó cũng có thể là một vị trí trên các trang thương mại điện tử hay trang web bán hàng,…
Promotion – Quảng cáo
Promotion sẽ bao gồm tất cả các hoạt động: Tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến bán hàng,.. Các hình thức này thường sẽ bao gồm: Quảng cáo trên mạng xã hội, email, hội chợ thương mại, quan hệ công chúng,…
Mỗi một sản phẩm sẽ có một các tiếp cận người tiêu dùng riêng. Do đó, việc lựa chọn quảng bá sản phẩm ở đâu cũng đóng vai trò quan trọng nhằm mang lại lợi nhuận tối đa. Tất cả chiến lược quảng cáo cần liên kết với nhau để tạo ra một chiến lược đa kênh. Điều này sẽ tạo ra trải nghiệm liền mạch, không đứt quãng cho khách hàng.
2.2. Mô hình 7P
Như đã nói ở trên, mô hình 7P là gồm các yếu tố trong 4P và kết hợp thêm với 3 yếu tố khác. Các yếu đó bao gồm: Process (Quy trình), People (Con người) và Packaging (Bao bì).
Process – Quy trình
Quy trình cần chỉnh chu, bài bản để mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất. Để đảm bảo được quy trình tốt thì bạn cần lên ý tưởng và thực hiện nó bài bản. Quy trình sẽ quan trọng trong một số kênh bán hàng, phân phối và thanh toán.
Quy trình có thể thay đổi dựa vào sự thay đổi của doanh nghiệp. Sự thay đổi quy trình thường xuyên cũng sẽ giúp bộ máy vận hành hiệu quả. Đồng thời, nó giúp khắc phục được những hạn chế tồn đọng.
People – Con người
Yếu tố con người thường là về yếu tố nhân sự và khách hàng. Chỉ khi nhân sự tốt mới có thể giúp bộ máy vận hành tốt và hiệu quả được. Việc chiêu mộ nhân tài vô cùng quan trọng và giữ chân họ cũng vậy. Bởi vậy nên doanh nghiệp cần có những chính sách, phúc lợi tốt cho người lao động.
Còn về khách hàng, doanh nghiệp cần quan tâm và xây dựng mối quan hệ khách hàng tốt. Điều này sẽ giúp cho khách hàng nhớ đến thương hiệu và trở thành khách hàng trung thành.
Packaging – Bao bì
Bao bì, đóng gói hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút hơn bao bì đơn điệu, nhàm chán. Bởi vậy nên, nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn cho việc thiết kế bao bì sản phẩm.
Bao bì sản phẩm cần có sự sáng tạo, khác biệt. Không nên trùng hoặc giống với các thương hiệu đã có trên thị trường. Đóng gói sản phẩm đẹp cũng là cách khiến khách hàng rút hầu bao.
2.3. Mô hình 4C
Từ mô hình 4P, người ta đã đưa ra mô hình 4C. Mô hình này lấy con người là trọng tâm thay vì lấy mô hình kinh doanh. 4C sẽ bao gồm: Customer (Khách hàng), Cost (Chi phí), Convenience (Sự tiện lợi) và Communication (Giao tiếp).
Customer -Khách hàng
Theo mô hình 4C, doanh nghiệp cần tập trung để giải quyết những vấn đề mà khách hàng của họ đang gặp phải. Doanh nghiệp cần tạo ra sản phẩm để giải quyết những vấn đề đó. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần nghiên cứu và tìm hiểu được hành vi của khách hàng và giữ mối quan hệ tốt đẹp đôi bên.
Cost – Chi phí
Chi phí của sản phẩm sẽ tính từ thời gian nghiên cứu sản phẩm cho đến khi món hàng được mua. Nó cũng có thể hiểu là chi phí bỏ ra để người tiêu dùng nhận lại sản phẩm. Bởi vậy nên, chi phí cần được nhà cung cấp tính toàn thật phù hợp. Sao cho nó đáp ứng được lãi của doanh nghiệp cũng như phù hợp với mức chi trả của khách hàng.
Convenience – Sự tiện lợi
Sự tiện lợi luôn là yếu tố mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm. Khách hàng sẽ không ngần ngại chi số tiền cao hơn cho sản phẩm tiện lợi đối với họ. Các quyết định mua hàng của người tiêu dùng ngày này cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự tiện lợi mà sản phẩm mang lại.
Communication – Giao tiếp
Sự giao tiếp có thể là trực tiếp giữa nhà cung cấp và người mua. Hoặc nó cũng có thể thông qua các thương tiện truyền thông, tiếp thị. Trong digital marketing, nó có thể là thông qua các trang thương mại điện tử, website, bài đăng blog hoặc trong các hội nhóm,…
Xem thêm:
- Quản trị điều hành là gì? Chức năng và vai trò của quản trị điều hành
- Chiến lược cạnh tranh là gì? Cách xác định chiến lược phù hợp
3. Vai trò của marketing hỗn hợp
3.1. Với người tiêu dùng
Mô hình marketing mix có vai trò to lớn đối với người tiêu dùng. Mô hình này giúp nhắm đúng vào những mong muốn và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra sản phẩm. Có thể nói, marketing mix tạo điều kiện cho cung và cầu kết nối với nhau. Nó giúp các thông tin sản phẩm được tiếp cận đến đúng với khách hàng và tăng doanh thu.
3.2. Với doanh nghiệp
Vai trò của marketing hỗn hợp đối với doanh nghiệp là không thể chối cãi. Nó sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Và đưa ra những hướng kinh doanh mới, phù hợp cho sự phát triển sau này.
Tiếp thị hỗn hợp cũng sẽ tạo ra sự liên kết giữa hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm. Điều này sẽ tạo nên một chuỗi thống nhất và bền vững. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn cần là cốt lõi của bất kỳ chiến dịch kinh doanh nào. Bởi vậy nên, doanh nghiệp cần tập chung phát triển tốt sản phẩm trước khi quảng cáo, tiếp thị.
4. Q&A về marketing mix
4.1. Yếu tố quan trọng nhất trong marketing mix là gì?
Trong marketing mix, yếu tố quan trọng nhất đó là Product (Sản phẩm).Bởi chỉ khi có sản phẩm tốt, thì các bước truyền thông sau đó mới đạt được hiệu quả lâu dài. Sản phẩm chính là yếu tố cần tập chung phát triển trước khi bắt đầu bất kỳ mô hình marketing nào.
4.2. Nên định giá sản phẩm theo cách nào?
Hiện nay, người ta thường sử dụng 3 chiến lược định giá chính, bao gồm:
- Định giá trung lập: Neutral Pricing: Kiếm lợi nhuận kể cả khi thị trường tăng hoặc giảm
- Định giá hớt váng: Market Skimming Pricing: Định giá cao nhất để khách hàng chi ngay khi sản phẩm vừa được ra mắt trên thị trường.
- Định giá xâm nhập: Market Penetration Pricing: Định giá thấp để thu hút khách hàng và giúp tăng nhận diện thương hiệu.
4.3. Vòng đời sản phẩm trong marketing mix ra sao?
Một vòng đời của sản phẩm sẽ gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành: Introduction: Giai đoạn xây dựng sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Giai đoạn phát triển: Growth: Giai đoạn sản phẩm phát triển nhanh chóng, nhằng mang lại doanh thu.
- Giai đoạn trưởng thành: Maturity: Giai đoạn chín muồi của sản phẩm. Người làm truyền thông cần đương đầu để giữ được thương hiệu.
- Giai đoạn thoái trào: Decline: Giai đoạn khi doanh thu của sản phẩm giảm liên tục.
Vòng đời sản phẩm là điều doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được những khó khăn, thách thức có thể xuất hiện. Bên cạnh đó, phát huy điểm mạnh của sản phẩm trong vòng đời của nó. Chỉ khi làm vậy, doanh nghiệp mới có thể thích nghi với thời cuộc và gia tăng lợi nhuận thu về.
Nhà Hàng Số mong rằng bài viết “Chiến lược marketing mix là gì?” đã mang lại điều bổ ích. Đừng quên đóng đọc các bài viết tiếp theo trên chuyên mục Thuật Ngữ. Chúng tôi sẽ cập nhật những bài viết mới mỗi ngày dành cho bạn.