Thực đơn mở quán ăn vặt là điều bạn cần nghiên cứu thật kỹ khi muốn mở cửa hàng. Menu phù hợp sẽ giúp bạn tăng khách hàng và doanh thu.
Quán ăn vặt là mô hình kinh doanh phù hợp với nhóm khách hàng học sinh, sinh viên. Với mô hình nhỏ, dễ bắt đầu, không đòi hỏi quá nhiều sự đầu tư, quán ăn vặt trở thành mô hình lý tưởng cho những ai muốn bắt đầu kinh doanh. Trong bài viết này, Nhà Hàng Số sẽ chia sẻ những bí kíp set up một thực đơn mở quán ăn vặt hiệu quả.
Nội dung
1. Xu hướng mở quán ăn vặt hiện nay
Bên cạnh những bữa ăn chính, giới trẻ thường thích chọn những món ăn vặt để ăn giữa các bữa chính hoặc trong giờ nghỉ. Dần dần các món ăn vặt trở nên phổ biến và được nhiều người ưa thích.
Do đó, ngày càng nhiều người cũng chọn việc kinh doanh quán ăn vặt bởi vốn đầu tư ban đầu không quá cao, dễ hồi vốn và không cần quá nhiều kinh nghiệm vẫn có thể làm được. Mô hình kinh doanh ăn vặt có thể được coi là “1 vốn 4 lời” bởi vốn bỏ ra thấp mà lợi nhuận thu về khá cao.
2. Các tips để kinh doanh quán ăn vặt hiệu quả
2.1. Xác định đối tượng khách hàng
Bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào muốn đạt được thành công thì cần xác định được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Những khách hàng bạn có thể nhắm tới khi muốn kinh doanh quán ăn vặt là: Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…
Khi bạn xác định được đúng đối tượng khách hàng thì có thể đưa ra những chiến lược món phù hợp với sở thích của họ, từ đó giúp tăng doanh thu cho quán.
2.2. Chọn lựa địa điểm phù hợp
Từ việc xác định được đối tượng khách hàng thì bạn có đưa ra địa điểm kinh doanh phù hợp. Nơi phù hợp để kinh doanh ăn vặt là nơi đông dân cư. Bạn có thể cân nhắn địa điểm gần trường học, các tòa nhà văn phòng,…
2.3. Xác định vốn hợp lý
Nhiều người khi mới kinh doanh không biết cách xác định vốn, phân bổ vốn hợp lý, từ đó dẫn đến thất thoát nhiều. Bởi vậy nên bạn cần quản lý vốn thật hợp lý, chi phí nhập hàng và doanh thu thu về. Bạn cần ghi chép thật rõ ràng để từ đó biết mình đang kinh doanh lãi hay lỗ.
Bạn cũng cần cân nhắc về lượng vốn của mình dày hay mỏng để từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với vốn của mình. Không nên mở quá to nếu lượng vốn ít vì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro mà bạn không lường trước được.
Xem thêm:
- Mở quán ăn vặt và trà sữa: Xu hướng kinh doanh “hái ra tiền”
- Mô hình quán ăn vặt nhỏ- Bí kíp để khởi nghiệp thành công
3. Cách lên thực đơn cho quán ăn vặt
Menu quán ăn vặt cũng là yếu tố tạo nên thương hiệu của bạn, tránh nhầm lẫn với những đối thủ khách. Menu đồ ăn hấp dẫn, sáng tạo chắc chắn sẽ giữ được chân của những khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo thực đơn của đối thủ và biến tấu thành của mình. Đây cũng chính là cách được nhiều người khi mới tập kinh doanh áp dụng. Dưới đây, Nhà Hàng Số đã tổng hợp lại cách lên thực đơn cho quán ăn vặt.
3.1. Menu đồ ăn vặt
Thực đơn đồ ăn vặt cũng khá đa dạng. Bạn có thể chạy thử và tham khảo sở thích của những khách hàng, sau đó đưa ra menu phù hợp. Thông thường, một menu cho đồ ăn vặt sẽ bao gồm những đồ chiên rán như:
- Nem chua rán;
- Phô mai que;
- Viên chiên;
- Mì ý;
- Bánh mì;
- Bánh tráng nướng;
- Sủi cảo chiên, há cảo chiên;…
Menu mở quán ăn vặt nên đa dạng lựa chọn, phong phú, màu sắc bắt mắt, từ đó sẽ thu hút và kích thích khách hàng gọi món. Bạn có thể tham khảo những mẫu thực đơn ăn vặt có sẵn để tìm được mẫu phù hợp.
3.2. Menu đồ uống cho quán ăn vặt
Bên cạnh menu đồ ăn chỉnh chu thì bạn cũng cần tập trung vào thực đơn đồ uống. Đồ uống cần phù hợp với các món ăn, không nên “lạc quẻ” với đồ ăn. Chi phí nên thấp hơn đồ ăn để tạo tính hợp lý. Một số đồ uống bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Trà sữa;
- Nước ngọt: Coca, 7Up,…
- Trà đào;
- Trà chanh;
- Trà quất;…
3.3. Menu các món ngọt cho quán ăn vặt
Nếu bạn có đủ điều kiện thì nên chuẩn bị thêm những món ngọt. Khi khách hàng ăn những món chiên rán thì chắc chắn họ sẽ muốn cân bằng lại bằng những món tráng miệng tươi mát, giải ngấy. Bạn có thể chọn những món ăn vặt như:
- Sữa chua thập cẩm;
- Caramen;
- Chè khúc bạch;…
4. Một số mẫu thực đơn quán ăn vặt
Bạn có thể tham khảo một vài mẫu thực đơn quán ăn vặt và từ đó chọn cho mình mẫu thực đơn phù hợp. Đa phần các quán ăn vặt đều sử dụng mẫu thực đơn một tờ hoặc menu dạng gấp. Vì mẫu thực đơn này phù hợp với đặc điểm của các quán ăn vặt, cũng như tiết kiệm chi phí trong quá trình in ấn.
Ngoài ra, nếu như kinh doanh thêm nhiều loại đồ ăn khác, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc việc làm thực đơn quyển cho quán ăn vặt của mình.
4. Lưu ý khi làm thực đơn mở quán ăn vặt
Để lên được thực đơn hấp dẫn thực khách, chủ quán cần lưu ý những điều dưới đây.
4.1. Lưu ý về số lượng món
Một thực đơn không nên có quá nhiều món cũng không nên quá ít món. Với một quán ăn vặt quy mô nhỏ, số lượng khoảng 20 món ăn vặt và khoảng 10 – 15 loại đồ uống là phù hợp. Bạn nên cân nhắc số lượng món để lựa chọn chất liệu cũng như thiết kế menu phù hợp.
4.2. Lưu ý về chất liệu in ấn
Có khá nhiều chất liệu in thực đơn mở quán ăn vặt. Ví dụ như: giấy cứng, giấy (được ép plastic), giấy bồi, mica… Thông thường, các quán ăn vặt sẽ sử dụng chất liệu giấy cứng chống thấm nước. Bởi chất liệu này có giả thành phù hợp, giúp tối ưu chi phí trong quá trình mở quán.
4.3. Lưu ý về màu sắc thiết kế
Với thực đơn quán ăn vặt, điều quan trọng nhất là màu sắc. Sử dụng các màu sắc sặc sỡ giúp kích thích vị giác của thực khách. Từ đó, khách hàng sẽ có xu hướng gọi nhiều món hơn. Bố cục thiết kế cũng hết sức quan trọng. Vị trí trung tâm nên được dành cho những món ăn mà bạn muốn đẩy mạnh. Ngoài ra, hãy lưu ý sự hài hoà giữa logo, bộ nhận diện với màu sắc thực đơn.
4.4. Những thông tin nhất định nên có trong thực đơn của quán ăn vặt
Ngoài tên món ăn, hình minh hoạ, giá món thì những thông tin khác cũng vô cùng quan trọng:
- Tên và logo quán.
- Số điện thoại.
- Các dịch vụ đi kèm.
- Mật khẩu wifi nếu có.
Chỉnh chu từ những chi tiết nhỏ nhất sẽ giúp quán ăn của bạn tạo được ấn tượng với khách hàng.
5. Một số ứng dụng thiết kế thực đơn quán ăn vặt
5.1. Canva – Thiết kế online miễn phí
Canva là một cái tên uy tín với siêu nhiều mẫu thực đơn miễn phí. Bạn có thể tận dụng Canva để tạo ra thực đơn cho quán ăn vặt của mình một cách dễ dàng. Giao diện đơn giản, dễ dùng sẽ giúp bạn có những mẫu thực đơn đẹp mắt cho quán ăn vặt.
5.2. Phần mềm thiết kế Fotor
Fotor cũng là trang web thiết kế miễn phí được nhiều người sử dụng. Công cụ giúp thiết kế các ấn phẩm đơn giản như menu, ảnh nền, logo,… Giao diện của Fotor khá đơn giản, thân thiện với người dùng.
5.3. Waitron – Công cụ thiết kế online
Waitron sẽ giúp các chủ quán tạo ra thực đơn theo phong cách riêng. Với giao diện dễ sử dụng, công cụ được rất nhiều người ưa chuộng với nhiều phông chữ và mẫu thiết kế.
Nhà Hàng Số hy vọng rằng những chia sẻ về “Thực đơn mở quán ăn vặt” đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Khám phá thêm những bài viết cùng chủ đề tại chuyên mục Khởi Nghiệp Quán ăn trên website Nhà Hàng Số.