Mở quán trà sữa vốn 50 triệu là lựa chọn của nhiều bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp nhưng trong tay chưa có nhiều kinh phí.
Thị trường trà sữa đang bão hòa trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trà sữa vẫn là mặt hàng “béo bở” bởi nhiều tiềm năng nhưng tốn ít kinh phí. Hôm nay, Nhà Hàng Số sẽ mách nước cho bạn những kinh nghiệm để mở quán trà sữa vốn 50 triệu thu lời nhanh.
Nội dung
1. Tại sao bạn nên kinh doanh trà sữa?
Theo thống kê sơ bộ của cục quản lý thị trường, mỗi năm quy mô thị trường trà sữa ở nước ta đạt hơn 300 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm.
Trong một cuộc khảo sát, có khoảng 53% khách hàng nữ yêu thích loại đồ uống này. Trẻ em và nam giới chiếm 35%. Với nguồn khách hàng tiềm năng đó, mở quán trà sữa trở thành lựa chọn ưu tiên cho các start-up.
Chi phí mở quán trà sữa thấp hơn so với chi phí mở các mặt hàng khác. Chi phí nguyên liệu và trang thiết bị cũng không quá tốn kém so với quán ăn, nhà hàng hoặc quán cà phê. Với nguồn vốn 0 đồng, 10 triệu, 50 triệu,… bạn hoàn toàn có thể đứng tên quán trà sữa của mình.
Ngoài ra, kinh doanh trà sữa không rủi ro nhiều. Vì chi phí tiết kiệm, nên rủi ro như thiếu kinh phí, phá sản, vỡ nợ, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những vấn đó.
Cuối cùng, thị trường trà sữa ở nông thôn hay thành phố cũng đang là “mảnh đất màu mỡ” để bạn khai thác. Ở nông thôn hay thành thị, bạn đều tận dụng được thuận lợi riêng và hoàn toàn dễ dàng tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng của mình. Tất cả những lý do đó, bạn nên chọn trà sữa là sản phẩm đáng tin cậy để kinh doanh
2. Các bước mở quán trà sữa vốn 50 triệu
Với nguồn vốn 50 triệu, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một quán trà sữa nhỏ xinh, vừa phải. Quy mô nhà hàng sẽ tầm 20-25 mét vuông. Và bạn chỉ có thể phục vụ được khoảng 15 khách/lượt là nhiều nhất.
Mô hình take away hoàn toàn đáp ứng được những điều kiện trên. Đây là mô hình hợp lý với chi phí tiết kiệm và phù hợp.
Để bước vào kinh doanh trà sữa, bạn phải trải qua các bước sau:
2.1. Xác định rõ tệp khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng của bạn là nhóm đối tượng nào? Học sinh, sinh viên hay người đã đi làm? Các cặp đôi, nhân viên văn phòng hay hộ gia đình? Đối với học sinh sinh viên, khách hàng của bạn có thể chi bao nhiêu tiền để uống một cốc trà sữa của bạn? Đối với cặp đôi hoặc nhân viên văn phòng, họ mong muốn điều gì ở quán bạn? Ở các gia đình, họ mua sản phẩm của bạn vì lý do gì?
Đối với học sinh, sinh viên, khách hàng của bạn đang phụ thuộc vào gia đình. Họ sẽ không dành quá nhiều tiền để phục vụ nhu cầu giải khát. Nên giá cả sản phẩm nên vừa phải, phù hợp với túi tiền. Vị trí nên gần các trường đại học, khu ăn uống sinh viên.
Đối với nhân viên văn phòng và các cặp đôi, nhu cầu của họ cao hơn. Họ đòi hỏi chất lượng, hương vị, thực đơn phong phú. Đôi khi là không gian quán yên tĩnh hoặc có chút lãng mạn nhưng không kém phần tươi trẻ, bắt mắt. Vị trí nhà hàng nên đặt ở gần các văn phòng làm việc hoặc các khu vui chơi, công viên hoặc gần chung cư.
Đối với khách hàng đã có gia đình, họ yêu cầu cả chất lượng món ăn và không gian quán. Giá cả có thể không phải là vấn đề quá lớn. Nhưng trà sữa của bạn phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, đa dạng, hương vị phải có nét độc đáo riêng. Không gian quán đầm ấm, yên tĩnh là lựa chọn hợp lý.
2.2 Xác định vốn đầu tư
Nguồn vốn ban đầu của bạn có 50 triệu. Bạn phải tính toán đều cho các khoản mặt bằng, thi công quán; chi phí trang thiết bị, chi phí nhân viên,…
Đừng quên để một phần kinh phí trong trường hợp mấy tháng đầu quán của bạn chưa thu lời.
2.3. Lựa chọn mặt bằng phù hợp
Trong trường hợp bạn chưa có mặt bằng, bạn phải thuê mặt bằng đúng với tiêu chí khách hàng mục tiêu mà mình đề ra. Với nguồn vốn hạn chế, mặt bằng sẽ nhỏ. Nhưng bạn phải cố gắng lựa chọn địa điểm gần với các trục đường lớn, các khu dân cư nhất có thể.
2.4 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Xung quanh quán của bạn đã có quán trà sữa nào chưa? Nếu có rồi, bạn đến tham khảo và thử hương vị, thực đơn của quán đối thủ. Quan sát các phản ứng của khách hàng quán đó để định hình phong cách phục vụ của quán mình. Để làm được điều đó, bạn phải trang bị cho mình một vốn kiến thức về trà sữa.
Từ những điều bạn nghiên cứu được, từ đối thủ cạnh tranh, bạn tìm ra tinh túy và nét độc đáo cho riêng quán trà sữa của mình theo đuổi. Nó phải khác biệt. Và phải có nét độc đáo riêng. Có thể là trong hương vị trà sữa, trong thực đơn, topping. Cũng có thể là không gian quán hay phong cách phục vụ. Như vậy quán trà sữa của bạn mới có thể cạnh tranh với đối thủ lâu năm hơn.
2.5 Thiết kế thực đơn
Tiếp tục bám vào “nhu cầu và thị hiếu của khách hàng tiềm năng”, bạn sẽ thiết kế menu phù hợp. Quán trà sữa của bạn ban đầu có thể chưa có quá nhiều món, nhưng phải có một vài món “tủ”. Món “tủ” này sẽ là điểm để khách hàng ghi nhớ đến quán của bạn.
Tuy nhiên, bất kỳ khách hàng nào cũng sẽ thích việc cầm trên tay một menu đa dạng món ăn, phong phú lựa chọn. Topping là một “chìa khóa” để bạn giữ chân khách hàng và quay trở lại. Đừng quên đầu tư cho topping, vì đây là trợ thủ đắc lực không thể thiếu cho mọi món trà sữa.
2.6 Thiết kế quán và nhập trang thiết bị, nguyên liệu
Về thi công và thiết kế quán, bạn dựa trên nhóm khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh để tiến hành. Đảm bảo chi phí trong khoảng cho phép, và không gian mang phong cách riêng quán bạn.
Sau khi có thực đơn rồi, bạn tìm kiếm nguồn nguyên liệu uy tín. Bạn có thể hỏi người quen về những người trong giới kinh doanh trà sữa. Bạn cũng có thể tìm nguồn hàng qua các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh trà sữa.
Bước nguyên liệu đặc biệt quan trọng, quyết định niềm tin của khách hàng dành cho quán bạn. Vì vậy, bạn phải tìm hiểu thật kỹ, đảm bảo giá cả phải chăng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với trang thiết bị phục vụ quá trình kinh doanh, bạn liệt kê thành danh sách cần thiết. Danh sách này thường bao gồm: bình ủ trà, nồi nấu trà, máy dập nắp, cốc nhựa, ống hút,…
2.7 Đào tạo nhân viên
Với diện tích khoảng 20-25 mét vuông, bạn nên tuyển tối đa 2-3 nhân viên tùy theo lượng khách. Thời gian làm việc có thể full-time hoặc part-time. Việc tuyển nhân viên và đào tạo nhân viên từ trước sẽ giúp công tác khai trương quán diễn ra thuận lợi hơn.
Phong cách phục vụ tại quán rất quan trọng. Bạn và nhân viên phải thống nhất phong cách phục vụ, trang phục và cách giao tiếp với khách hàng. Như vậy sẽ tạo nên tính chuyên nghiệp trong quá trình kinh doanh của bạn. Đồng thời việc đào tạo nhân viên đến sau cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
2.8 Lên kế hoạch quảng cáo quán trà sữa
Tận dụng các hình thức marketing từ miễn phí đến có phí để quán trà sữa của bạn tiếp cận đông khách hàng nhất. Bạn nên có một kế hoạch truyền thông rõ ràng cho thương hiệu trà sữa của mình. Kế hoạch sẽ theo từng giai đoạn:
Giai đoạn khai trương: Mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1; Giảm giá …% cho 10 khách hàng đầu tiên; +1 loại topping trong thực đơn nhà hàng; thử đồ uống;…
Giai đoạn đi vào hoạt động: tặng voucher giảm giá lần sau; thêm bạn là thêm quà,…
Giai đoạn sinh nhật: tri ân khách hàng; tặng các món quà nhỏ như móc khóa in logo quán, tặng sách; mua 2 tặng 1,…
Bên cạnh chương trình giảm giá, bạn tiếp tục phát tờ rơi, xây dựng thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội như facebook, Instagram, tiktok,… Khi đã có nguồn chi phí ổn định, bạn có thể đăng ký hợp tác cùng Foody, Now hoặc Beamin,…
Tất cả những phương tiện này đều nhằm mục đích khách hàng biết và mua sản phẩm của bạn nhiều nhất.
3. Chi tiết chi phí mở quán trà sữa 50 triệu thu lời nhanh
Với số vốn hạn chế, quán trà sữa bình dân Take away là lựa chọn phù hợp nhất.
Trong tìm kiếm mặt bằng, bạn sẽ không tìm được một không gian rộng lớn và khoáng đạt. Diện tích khoảng 20-25 mét vuông, bạn chỉ cần một khoảng trống đặt quầy pha trà sữa và vị trí ngồi chill nhất.
3.1 Chi phí mặt bằng
Mặc dù diện tích nhỏ, nhưng vị trí mặt bằng nên nằm ở vị trí càng “đắc địa” càng tốt. Và những vị trí như vậy chi phí không rẻ. Bạn cần bỏ ra khoảng 10-15 triệu/tháng để chi trả cho mặt bằng.
Về tiền thiết kế quán, nếu không phải là người sành sỏi chuyên môn, bạn thuê thiết kế về decor lại không gian quán. Bởi vì diện tích quán nhỏ, nên không gian quán phải được sắp xếp phù hợp và độc đáo, bắt mắt. Chi phí decor lại quán khoảng 5-10 triệu. Như vậy, chi phí mặt bằng sẽ hết khoảng 20-25 triệu.
3.2 Chi phí nội thất
Vì quán thiết kế từ đầu, nên mọi nội thất bên trong đều mua và sắp đặt lại. Nội thất gồm:
Bàn, ghế: Với số khách hàng phục vụ tối đa 15 người/lần, bạn sắm khoảng 20-25 ghế và khoảng 8-10 chiếc bàn. Bàn và ghế trong mô hình Take away thường làm bằng chất liệu Pallet và Inox. Chi phí cho khoản này khoảng 10-12 triệu đồng.
Hệ thống quạt: Vì quán trà sữa quy mô nhỏ, điều hòa để tiết kiệm diện tích và sang trọng hơn.
Nên bạn chỉ cần mua tầm 2 chiếc quạt công nghiệp. Chi phí cho mỗi chiếc là 1 triệu đồng. Về lâu dài, nếu quán của bạn đi vào hoạt động ổn định, bạn có thể lắp đặt
Cuối cùng, wifi là công cụ không thể thiếu trong thời đại số. Ở thành phố, chi phí wifi khoảng 300.000-500.000 đồng/tháng tùy gói. Còn đối với nông thôn, chi phí sẽ thấp hơn, khoảng 200.000-400.000 đồng/ tháng.
Tổng kết lại, nội thất quán trà sữa sẽ tiêu tốn nhiều nhất là 15 triệu đồng.
Chi phí trang thiết bị và nguyên liệu (khoảng 8.000.000-10.000.000 đồng
Bạn cần sắm một chiếc tủ lạnh để bảo quản sản phẩm và nguyên liệu. Nếu không đủ, bạn cần phải sắm hai tủ. Chi phí mỗi tủ từ 5-7 triệu đồng.
Xem thêm: Mở quán trà sữa bánh ngọt chi tiết, hút khách nườm nượp
3.3 Chi phí trang thiết bị
Để kinh doanh trà sữa, bình đựng trà, bình pha trà, ấm siêu tốc, khay bê đồ cho khách là không thể thiếu. Bình đựng trà khoảng 100.000 đồng/cái; ấm siêu tốc khoảng 200.000-250.000 đồng/cái. Khay bê đồ uống bạn nên mua ba cái, mỗi cái khoảng 50.000 đồng.
Máy dập nắp cũng là dụng cụ không thể thiếu. Máy dập nắp có hai loại, loại thủ công và tự động. Khuyến khích bạn mua loại tự động vì nó vừa tiện lợi, nhanh và không tốn sức nhiều. Mỗi máy khoảng 1 triệu đồng/cái.
Đối với khách hàng uống tại quán, dụng cụ cần thiết là ly thấp uống trà: 25-30 ly (150.000 đồng). Ly thủy tinh trong suốt đựng nước ép khoảng 25-30 ly (900.000 đồng).
Đối với khách hàng mang về, bạn chuẩn bị sẵn cốc nhựa in logo của cửa hàng. Chi phí khoảng 1000 đồng/cái. Bạn nên sắm khoảng 500-700 cốc. Đối với ống hút, mỗi bịch 30.000 đồng.
Về nguyên liệu, quán trà sữa cần có trà, sữa tươi, sữa đặc, siro, sữa chua, … các loại topping như trân châu, hạt đác, hạt chia, thạch dừa,… Bạn căn chỉnh để nhập lượng vừa đủ, tránh nhập quá nhiều dẫn đến hỏng hóc. Trường hợp nhập quá ít sẽ không đủ nguyên liệu bán hàng. Chi phí mỗi lần nhập nguyên liệu thô nên dao động từ 1.800.000-2.000.000 đồng.
Như vậy, bạn sẽ chi khoảng 45 triệu để bắt đầu kinh doanh quán trà sữa vốn 50 triệu đồng. Chi phí còn lại như một “bảo hiểm” phòng khi quán của bạn chưa thu lời ở những tháng đầu tiên.
4. Một số lưu ý khi mở quán trà sữa vốn 50 triệu
- Lựa chọn mặt bằng phù hợp
- Decor và thiết kế quán độc đáo, tinh tế
- Cân đối các nguồn chi phí, đảm bảo có nguồn dự trữ trong trường hợp quán chưa sinh lời trong những tháng đầu tiên
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tận dụng tất cả các kênh marketing có phí và miễn phí
5. Tổng kết
Với số vốn 50 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một quán trà sữa nhỏ xinh. Cân đối các khoản chi phí hợp lý, tập trung vào không gian quán và có chiến lược marketing phù hợp, quán của bạn sẽ vận hành và hoạt động tốt, thu lời nhanh.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở quán trà sữa vốn 50 triệu Nhà Hàng Số sưu tầm. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể tự tin bắt đầu khởi nghiệp với mặt hàng trà sữa.