Telesales là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về những công việc và yêu cầu, kĩ năng để làm telesales hiệu quả nhất
Telesales là cụm từ không còn quá xa lạ trong giới kinh doanh thị trường F&B dù là online hay offline, quy mô lớn hay nhỏ. Với mức lương hấp dẫn, Telesales trở thành một trong những ngành nghề hot nhất hiện tại. Vậy Telesales là gì? Liệu công việc này có phù hợp với bạn? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết của Nhà Hàng Số nhé.
Nội dung
1. Telesales là gì?
Telesales là một danh từ ghép bởi tiền tố “tele-” có nghĩa là viễn thông và “sales” là nhân viên kinh doanh hoặc bán hàng. Hiểu một cách đơn giản nhất, Telesales là hoạt động quảng cáo sản phẩm và bán hàng thông qua trao đổi điện thoại.
Nghề Telesales có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y tế, giáo dục, kinh doanh các loại hình sản phẩm, dịch vụ,… Vậy nên, cơ hội tìm việc làm Telesales rất rộng mở.
Nhân viên Telesales được biết đến là bộ phận thuộc team kinh doanh của công ty. Họ sẽ liên tục tìm kiếm thông tin và gọi điện cho khách hàng tiềm năng. Để giới thiệu các sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó cố gắng thuyết phục khách hàng chốt đơn giúp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
2. Vị trí Telesales thích hợp cho những ai?
Telesales là vị trí thường xuyên phải tuyển nhân lực. Tính chất công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Do đó, cơ hội ứng tuyển luôn luôn rộng mở đối với các bạn sinh viên hoặc mới ra trường. Thậm chí là các ứng viên có bằng tốt nghiệp cấp ba hay trung cấp.
Tuy nhiên, công việc này yêu cầu khả năng chốt sale và thuyết phục khách hàng cao. Nhiều người cho rằng công việc này vô cùng nhàm chán, nhưng trên thực tế nó lại rất thú vị. Công việc này sẽ phù hợp nhất với những bạn có tính cách hướng ngoại, khéo léo trong giao tiếp và có sở thích với ngành kinh doanh hoặc bán hàng. Vậy nên, nếu bạn là người năng động, hoạt bát, có kỹ năng giao tiếp tốt và muốn tìm việc làm trong ngành này, đừng ngần ngại mà hãy ứng tuyển ngay công việc Telesales nhé.
3. Công việc hằng ngày của nhân viên Telesales chuyên nghiệp
3.1. Tạo khách hàng tiềm năng
Nhân viên Telesale thường sẽ lên sẵn một kịch bản gọi điện, sau đó liên hệ với nhóm khách hàng mục tiêu để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và những ưu đãi có liên quan. Tiếp đến, họ cần xác định liệu khách hàng đó có phù hợp và đủ khả năng mua, sử dụng dịch vụ, sản phẩm hay không. Nhân viên Telesale cần dựa vào khả năng phân tích thông tin của mình để xác định đối tượng đó có phải là khách hàng tiềm năng thực thụ. Công việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian khi chốt sale và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng nhanh chóng.
3.2. Đàm phán bán hàng trực tiếp
Công việc chính của một Telesale chính là việc bán hàng trực tiếp. Dựa trên những thông tin của khách hàng tiềm năng, Telesales cần thuyết phục khách hàng đồng ý mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Trong quá trình giao tiếp, đàm phán bán hàng, nhân viên Telesale nên đo lường mức độ yêu thích và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của khách hàng. Hành động này giúp doanh nghiệp có thể bán thêm nhiều mặt hàng khách, phù hợp với nhu cầu của khách hơn.
Xem thêm:
- Deputy là gì? Những yếu tố cần có của một nhà quản lý tương lai
- Tổ trưởng là gì? Kỹ năng phải có của Restaurant Caption
3.3. Nhận và xử lý đơn đặt hàng
Là người trực tiếp tiếp nhận thông tin và thỏa thuận với khách hàng, nhân viên Telesale cần nhận và xử lý đơn hàng cho khách cần để hạn chế lên đơn sai. Đặc biệt là với những khách hàng có ưu đãi riêng thì nhân viên Telesale cũng là người hiểu rõ nhất.
Việc xử lý đơn đặt hàng này bao gồm cả việc nhân viên Telesale sẽ tặng thêm. Hay thuyết phục khách hàng sử dụng trọn gói. Nhờ vậy mà doanh thu được cải thiện. Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng trở nên gắn kết hơn.
3.4. Cung cấp dịch vụ khách hàng
Sau khi đã bán hàng cho khách, việc cung cấp những dịch vụ khách hàng sau mua giúp chuyển đối những đối tượng đó thành khách hàng trung thành. Gọi để hỏi thăm, xin feedback về sản phẩm để nhắc khách hàng luôn nhớ đến bạn và thuyết phục khách hàng tiếp tục mua. Những dịch vụ khách hàng sau mua nếu được thực hiện tốt, nhân viên Telesale sẽ có cơ hội được giới thiệu những khách hàng tiềm năng khác. Đối với Telesale, việc bán hàng cho khách cũ sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
Thêm vào đó, những dịch vụ sau mua còn có thể là giới thiệu chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thông báo tính năng mới. Để thực hiện việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhằm duy trì mối quan hệ, nhân viên Telesale cần hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Và hiểu rõ khách hàng của mình.
3.5. Giải quyết các xung đột, tranh chấp
Là một nhân viên Telesale, bên cạnh những khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ thì vẫn còn rất nhiều khách hàng không hài lòng. Những đối tượng có thể gây ra xung đột, tranh chấp. Để xử lý vấn đề này, nhân viên Telesale cần thông qua điện thoại, tiếp nhận vấn đề và tìm hướng giải quyết nhanh chóng.
3.6. Theo dõi và báo cáo tiến độ công việc
Dù là công việc nào thì theo dõi và báo cáo tiến độ công việc luôn rất quan trọng. Thông qua báo cáo, cấp trên sẽ biết được nhân viên của mình có đang làm tốt không, cần khắc phục những gì. Trong báo cáo, nhân viên Telesale cần báo cáo số lượng cuộc gọi, số lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng. Thông qua đó, nhân viên Telesale sẽ tìm được hướng giải quyết những vấn đề gặp phải và phát triển điểm mạng đã làm được. Đồng thời, đề xuất cách thức để bán hàng tốt hơn và cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.
4. Những kỹ năng cần thiết của nhân viên Telesales
Để trở thành một nhân viên telesales tài năng thì cần có những kỹ năng sau đây.
- Kỹ năng giao tiếp: Để mở cánh cửa thành công trong ngành nghề này thì kỹ năng giao tiếp là chìa khóa quan trọng nhất. Với những ai giao tiếp kém thì Telesales không phải là ngành nghề phù hợp.
- Sự tự tin và khả năng thuyết phục: Đi kèm với kỹ năng giao tiếp là sự tự tin và khả năng thuyết phục. Giao tiếp giỏi không đồng nghĩa với khả năng thuyết phục tốt. Để chốt được nhiều đơn hàng, bạn cần tự tin về bản thân cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Khi đó mới thuyết phục được khách hàng.
- Có kinh nghiệm bán hàng: Telesales cũng cần trau dồi thêm kỹ năng bán hàng bao gồm: Thủ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng, phương pháp chốt đơn,…
- Kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin tốt: Để có thể tư vấn sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, nhân viên cần nghiên cứu và nắm bắt kỹ thông tin sản phẩm. Để có thể cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin hữu ích cho khách hàng tiềm năng.
- Nắm vững các loại kịch bản nghề nghiệp.
- Tính kiên trì và bền bỉ trong công việc.
- Xây dựng mục tiêu công việc.
5. Mức lương của Telesales
Mức lương của nhân viên Telesales được tính giống với nhân viên kinh doanh. Ngoài lương cứng (lương cố định), họ sẽ có thêm khoản lương thứ hai được gọi là lương mềm (tiền thưởng, hoa hồng,…). Thu nhập trung bình của nhân viên Telesale sẽ từ 3 – 30 triệu đồng một tháng tùy vào kinh nghiệm, năng lực và lĩnh vực hoạt động. Với công việc không yêu cầu cao về bằng cấp như telesales thì mức lương này được đánh giá là khá hấp dẫn so với mặt bằng chung trên thị trường việc làm.
6. Những lỗi thường gặp trong Telesales là gì?
Những lỗi sai cơ bản sẽ khiến cho công việc Telesales gặp nhiều khó khăn và giảm hiệu quả công việc.
- Nói ngọng, nói sai cơ bản, nói tiếng địa phương.
- Tạo vẻ thân mật quá mức với khách hàng.
- Phản ứng sai cách khi bị khách hàng từ chối.
- Sử dụng kịch bản lộ liễu.
- Ngắt lời khách hàng.
7. Rèn luyện kỹ năng Telesales
Là một người mới bắt đầu làm công việc Telesales, nhân viên cần nắm bắt một vài kỹ năng bỏ túi cho riêng mình. Điển hình như:
- Tiến hành xây dựng nội dung trước khi bắt đầu cuộc gọi
- Tự tập luyện trước khi thực hiện cuộc gọi
- Giữ sự tập trung trong việc lắng nghe ý kiến khách hàng
- Tự tổng kết và đức rút kinh nghiệm cho bản thân
Qua bài viết trên, bạn đã giải đáp được những thắc mắc về Telesales là gì chưa? Dù thực tế, đây là một công việc không dễ dàng. Nhưng các doanh nghiệp hiện nay lại khá chú trọng vào hình thức này. Vậy nên, nếu cảm thấy bản thân mình phù hợp, đừng ngần ngại apply vào vị trí này bạn nhé. Và đừng quên ghé thăm chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của Nhà Hàng Số để đón xem những bài viết bổ ích khác.