Ebit là gì? Cách tính và đánh giá hiệu quả kinh doanh

Date:

Ebit là gì? Chỉ số tài chính vô cùng hữu ích giúp các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả đầu tư của mình cho một doanh nghiệp.

Ebit được biết đến là một chỉ số tài chính quan trọng. Giúp các nhà đầu tư so sánh mức thu nhập của các doanh nghiệp có cùng mức thuế và không có chi phí lãi vay. Thuật ngữ này có vẻ quen thuộc nhưng bạn có chắc rằng mình đã hiểu hết về nó? Vậy Ebit là gì? Hãy cùng Nhà Hàng Số tìm lời giải đáp ngay sau đây.

1. Ebit là gì?

Ebit (Earnings Before Interest and Taxes) được hiểu là chỉ số tài chính được dùng để đo lường toàn bộ lợi nhuận mà một doanh nghiệp đạt được trước khi tính đến thuế và chi phí lãi vay. Các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số này để so sánh lợi nhuận giữa các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực để xác định tình hình tài chính, kinh doanh. Thêm vào đó là tiềm năng của một doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
Nhiệm vụ của Ebit là loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Interest: Chỉ số lãi vay liên quan trực tiếp đến nợ vay và ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.
  • Taxes: Yếu tố liên quan đến thuế, xác định xem doanh nghiệp có được ưu đãi về thuế hay không.

khái niệm ebit

2. Cách tính chỉ số Ebit

Dưới đây, Nhà Hàng Số chia sẻ với bạn cách tính chỉ số Ebit đơn giản và chuẩn xác nhất!

2.1. Công thức tính chỉ số Ebit

Là một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến nhất. Nhằm mục đích đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp. Để tính chỉ số Ebit, ta có thể áp dụng 2 công thức sau:

  • Ebit = Tổng doanh thu – Chi phí vốn hàng bán – Chi phí hoạt động
    Trong đó: Doanh thu là tổng số tiền doanh nghiệp đạt được thông qua hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chi phí vốn hàng bán là tổng các chi phí dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc nhập hàng để bán. Chi phí hoạt động bao gồm các loại chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí hành chính, chi phí tiếp thị,…
  • Ebit = Lợi nhuận gộp – Chi phí hoạt động
    Trong đó: Lợi nhuận gộp được hiểu là tổng doanh thu sau khi đã trừ chi phí vốn hàng bán. Chi phí hoạt động bao gồm các loại chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí hành chính, chi phí tiếp thị,…

Cả hai công thức trên đều rất dễ áp dụng. Tuy nhiên, công thức đầu tiên sẽ mang đến cái nhìn tổng thể hơn về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của tổ chức. Ngược lại, công thức thứ hai sẽ tập trung hơn vào lợi nhuận từ hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bỏ qua các hoạt động chi phí như tiếp thị hay quản lý. Thế nhưng, lựa chọn sử dụng công thức nào còn phải phụ thuộc vào mục đích và bối cảnh sử dụng của từng nhà kinh doanh.
cách tính ebit

2.2. Ví dụ về cách tính chỉ số Ebit

Để hiểu rõ hơn về các chỉ số này, bạn có thể xem qua ví dụ sau:
Một công ty A có tổng doanh thu là 200 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Chi phí cho hoạt động là 100 tỷ, chi phí lãi vay là 2 tỷ, lợi nhuận trước thuế là 98 tỷ và thuế thu nhập doanh nghiệp là 19,6 tỷ đồng. Khi đó, lợi nhuận sau thuế sẽ bằng lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp (98 tỷ – 19,6 tỷ) = 78,4 tỷ.
Theo công thức tính Ebit như trên ta có: Ebit = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động (200 tỷ – 100 tỷ) = 100 tỷ.

3. Ý nghĩa và vai trò của việc xác định Ebit

Chỉ số Ebit giúp các nhà đầu tư xác định được:

  • Khả năng kiểm soát các chi phí của doanh nghiệp.
  • Hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ra sao sau khi đã bỏ qua khoản thuế và lãi vay.
  • Doanh nghiệp liệu có đủ thu nhập để sinh lời không. Các khoản phải trả và hiệu suất hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp ấy.
  • Giúp các nhà đầu tư so sánh hai doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực, nhưng lại có mức thuế thu nhập khác nhau.

Xem thêm:

4. Ứng dụng của chỉ số Ebit

Mặc dù có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp nhà đầu tư đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Chỉ số Ebit vẫn là cách thông dụng và hiệu quả nhất.

4.1. Tính toán Ebit Margin

Ebit Margin là hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hệ số này thể hiện hiệu quả quản lý tất cả các chi phí hoạt động (Bao gồm chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp). Ebit Margin được dùng để so sánh tình hình hoạt động của một doanh nghiệp qua các năm. Hoặc so sánh nhiều doanh nghiệp có cùng lĩnh vực kinh doanh.
Chỉ số Ebit Margin được giữ ở mức 15% hàng năm, có thể đánh giá tình hình kinh doanh hiệu quả. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tình hình hoạt động doanh nghiệp càng tốt. Ngược lại, chỉ số Ebit Margin thấp cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc quản lý các khoản chi phí, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung.
Công thức tính Ebit Margin:
Ebit Margin = EBIT / Doanh thu thuần
Cụ thể:

  • Ebit: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
  • Doanh thu thuần là lợi nhuận thu về sau khi đã từ các loại thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế TNDN,…

ebit margin

4.2. Mô hình Dupont 5 nhân tố

Mô hình Dupont 5 yếu tố sẽ bao gồm: Doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân, tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân, hệ số gánh nặng thuế, Ebit Margin, hệ số gánh nặng lãi vay.
Ý nghĩa cụ thể của từng hệ số được giải thích như sau:

  • Hệ số gánh nặng thuế: Thể hiện các mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. Từ hệ số này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh tối ưu hóa nhằm tối thiểu mức thuế phải nộp.
  • Hệ số gánh nặng lãi vay: Thể hiện mức độ vay nợ, khả năng kiểm soát khoản vay, khả năng kiểm soát lãi vay và rủi ro từ các khoản vay của doanh nghiệp. Lãi vay lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán, khả năng chi trả của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Ebit Margin: Chỉ số này thể hiện khả năng quản lý tất cả chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân: Là hệ số cho biết 1 đồng tài sản có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Dựa vào đó, nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
  • Tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân: Đây là một trong các yếu tạo thành và tác động tới ROE (đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp). Khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả, thu về nhiều lợi nhuận thì chỉ số sẽ càng cao.

4.3. Sử dụng Ebit đánh giá khả năng thanh toán lãi vay

Công thức tính khả năng thanh toán lãi vay bằng Ebit như sau:
Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay
Hệ số này càng lớn, tức khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng cao. Doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán lãi mọi khoản vay của mình.
Từ khả năng thanh toán khoản vay, nhà đầu tư có thể đánh giá cơ bản tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phải vay nợ nhiều hơn hay thậm chí là rơi vào khủng hoảng, vỡ nợ, phá sản trong tương lai nếu khả năng thanh toán không tốt.
Chỉ số này đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp trước khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, đừng quên tính toán khả năng thanh toán khoản vay lãi trước khi lựa chọn đầu tư vào bất kỳ doanh nghiệp nào bạn nhé.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý: Các công ty có mức chi phí lãi vay cao sẽ có số nợ lớn. Chỉ số Ebit loại bỏ chi phí lãi vay. Do đó, làm tăng tiềm năng thu nhập của một công ty (đặc biệt nếu công ty có nợ lớn). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính chính xác khi đánh giá tiềm năng của cổ phiếu. Vậy nên, là một nhà đầu tư, bạn cần tìm hiểu cả các khoản vay của doanh nghiệp để đưa ra quyết định chính xác nhất.

4.4. Dùng chỉ số Ebit để định giá cổ phiếu

Chỉ số EV / Ebit ngoài những ứng dụng trên còn được sử dụng để định giá cổ phiếu. Đây cũng là cách định giá cổ phiếu phổ biến trên thế giới. Được nhiều nhà đầu tư nổi tiếng lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này lại ít được sử dụng tại Việt Nam.
EV là giá trị doanh nghiệp được tính bằng công thức:
EV = (Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành) + Vay ngắn hạn và dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi – Tiền và các khoản tương đương tiền.
Chỉ số EV/Ebit < 10 được coi là chỉ số tốt. Qua đó, nhà đầu tư so sánh được giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp cùng phân ngành, lĩnh vực kinh doanh.
Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư cần xem xét thêm các yếu tố tác động lên chỉ số EV/Ebit để cho ra kết quả đánh giá chuẩn nhất. Vậy nên, chỉ số EV/Ebit > 10 chưa chắc đã xấu nếu nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.
ebit giúp định giá cổ phiếu
Xem thêm:

4.5. Mối quan hệ giữa Ebit và EPS

EPS là chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số này để đánh giá khả năng sinh lời của cổ phiếu doanh nghiệp. Sau đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất với nhu cầu, tầm nhìn của bản thân.
Công thức thể hiện mối quan hệ giữa EBIT và EPS như sau:
EPS = [(EBIT – I)(I – t) – PD]/NS
Hoặc:
EBIT = (EPS * Số cổ phần phổ thông xuất sắc) + Cổ tức ưu đãi Cổ phần / [(1 – Thuế suất) + Lợi tức nợ nần].
Trong đó:

  • I: Số lãi phải trả hàng năm
  • t: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
  • PD: Cổ tức phải trả cho cổ phiếu ưu đãi
  • NS: Số lượng cổ phiếu thưởng.

Nếu Ebit tăng thì EPS tăng và ngược lại. Chỉ số EPS càng cao thì khả năng sinh lời của cổ phiếu càng tăng. Điều này giúp nhà đầu tư cân nhắc đến việc mua/bán cổ phiếu một cách chính xác để thu được lợi nhuận tốt nhất.
Mối quan hệ giữa Ebit và EPS thể hiện việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính khi tài sản cố định được tạo ra từ nguồn vốn vay nợ (các loại cổ phiếu, bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi).
Nếu lợi nhuận mà tài sản này mang lại lớn hơn chi phí vốn vay nợ nghĩa là việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, chỉ số EPS tăng. Đây là cơ sở giúp các doanh nghiệp được nhà đầu tư đánh giá cao.
ebit and eps

5. Lời kết

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản là chỉ số Ebit giúp nhà đầu tư đánh giá được tình hình hoạt động, khả năng quản lý nguồn lực cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là bước làm quan trọng trong việc đánh giá giá trị cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp. Giúp các nhà đầu tư có phương án đầu tư an toàn và hiệu quả. Hãy ghé thăm chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của chúng tôi để đón chờ các bài đọc khác.

5/5 - (11 bình chọn)
Minh Hằng
Minh Hằng
Là một người yêu thích sự tìm tòi, khám phá. Minh Hằng đã quyết định trở thành một Freelance Writer để thỏa mãn sở thích của bản thân. Hiện tại, Hằng sử dụng hầu hết khoảng thời gian rảnh rỗi của mình để tìm hiểu về những vấn đề mới chia sẻ tới các bạn.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...