Chiến lược marketing của AEON thành công chinh phục khách hàng bằng sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và trải nghiệm mua sắm toàn diện nhất
AEON là một trong những thương hiệu bán lẻ lớn nhất tại Nhật Bản và có mặt khắp các quốc gia trên thế giới. Sở hữu kinh nghiệm dày dặn trên thương trường, “ông lớn” ngành bán lẻ đã khẳng định được khả năng cạnh tranh vượt trội. Chiến lược marketing đột phá của AEON thành công nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường định vị thương hiệu.
Nội dung
1. Tiềm năng thị trường bán lẻ
1.1 Thị trường bán lẻ thế giới
Sau Covid, phân khúc thị trường bán lẻ có sự chuyển dịch xu hướng. Các cửa hàng tiện lợi, hiện đại nhanh chóng thống trị. Ngoài ra, sức mua tại thị trường bán lẻ cũng gia tăng mạnh mẽ. Dự kiến đến năm 2025, kênh mua sắm hiện đại sẽ chiếm 30% toàn ngành bán lẻ. Theo Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.643,6 nghìn tỷ đồng. Tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Chính sách mở cửa, các gói kích cầu cũng như trợ lực cho doanh nghiệp, người tiêu dùng như giảm thuế VAT. Tất cả đã giúp nền kinh tế lấy lại cân bằng nhanh chóng.
1.2 Thị trường bán lẻ Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước tháng 1/2023 đạt 544.800 tỷ đồng. Tăng 20% so với cùng kỳ. Số liệu thống kê cho thấy, ngành bán lẻ đã dần khởi sắc trở lại và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, quy mô và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 mới đạt khoảng 82% trước khi xảy ra dịch Covid-19. Theo Nielsen, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thị trường bán lẻ Việt Nam là 10,2%.
Từ năm 2020 đến năm 2025, dự kiến tăng trưởng với tỷ lệ CAGR khoảng 9,6%. Kéo theo đó là sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ. Ngoài ra, thị trường bán lẻ trực tuyến đang phát triển nhanh chóng. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh số bán lẻ trực tuyến của Việt Nam năm 2020 đạt hơn 11 tỷ USD. Dự kiến tăng trưởng 29% năm 2021.
2. Giới thiệu về AEON
2.1 Sơ lược về AEON
AEON Co., Ltd., là công ty đa quốc gia của Nhật Bản thuộc AEON Group. Trụ sở chính tại Mihama-ku, Chiba, Nhật Bản. Đây là nhà bán lẻ lớn nhất ở Châu Á với mạng lưới khoảng 300 công ty con hợp nhất và 26 công ty liên kết dạng vốn chủ sở hữu. Hệ sinh thái cửa hàng đa dạng bao gồm ministop, siêu thị, trung tâm mua sắm và cửa hàng chuyên doanh. AEON cũng đồng thời là nhà phát triển và điều hành trung tâm mua sắm lớn nhất và lâu đời nhất tại Nhật Bản.
Tập đoàn AEON đã mở rộng hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới. Chẳng hạn như Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Lào, Myanmar, Kazakhstan, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ và Campuchia. Ngoài việc mở rộng kinh doanh, AEON còn không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng kinh doanh. Nhờ đó, tập đoàn đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cho các hoạt động kinh doanh xuất sắc. Hội đồng Trung tâm Thương mại Quốc tế trao 2 giải thưởng lớn cho AEON Lake Town. Đó là: Mô hình Kinh doanh Bền vững và Giải Vàng Mô hình Kinh doanh Tiên tiến.
AEON ra mắt tại Việt Nam năm 2009 dưới hình thức Văn phòng đại diện. Năm 2011, AEON Việt Nam chính thức thành lập đầu tư xây dựng và kinh doanh như trung tâm thương mại hiện đại. Ngoài ra, AEON còn hoạt động kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại và nghiên cứu. AEON đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ vận hành 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam.
2.2 Mô hình kinh doanh
AEON kinh doanh theo mô hình “holding” và Mori. Nghĩa là tập đoàn phát triển hệ thống rất nhiều công ty con hoạt động xoay quanh một trục kinh doanh cốt lõi. Từ khi vào Việt Nam, AEON đã thành lập 8 công ty con ở những lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trung tâm thương mại và bán lẻ vẫn là mô hình cốt lõi. Trong đó, Aeon Mall Việt Nam là một công ty chuyên phát triển, vận hành và quản lý trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng bách hóa. Aeon Delight chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh, bảo vệ, kiểm tra và giám trang thiết bị, làm dịch vụ cho trung tâm thương mại. Ministop phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi. AEON cũng liên doanh với Citimart và Fivimart thành lập 2 công ty con để quản lý dễ dàng.
Ngoài ra, AEON còn sở hữu Topvalu, công ty chuyên cung cấp các sản phẩm đặc trưng do tập đoàn này sản xuất. Đồng thời, tìm kiếm mở rộng những sản phẩm riêng của Việt Nam phù hợp thị hiếu của người Nhật để xuất khẩu sang các nước. Chưa hết, tập đoàn này còn sở hữu Aeon Credit phát hành thẻ tín dụng. Mô hình “Happiness Mall” ấn tượng đã đưa AEON trở thành điểm hẹn văn hóa. Nơi mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho cộng đồng. Đặc biệt, văn hóa phục vụ tận tâm – Omotenashi được áp dụng triệt để tạo lợi thế khác biệt.
AEON đã cho thấy tham vọng tiến xa hơn tại Việt Nam khi triển khai các “chân rết” ở những địa điểm chiến lược, nhất quán. Đồng thời, cùng khai thác kinh doanh tổng lực với các nhà bán lẻ khác.
2.3 Triết lý kinh doanh
“AEON” có nguồn gốc latinh mang nghĩa “Sự trường tồn bất diệt”. Để phát triển không ngừng suốt hàng trăm năm, niềm tin và ước muốn của khách hàng là giá trị cốt lõi hàng đầu. Đội ngũ nhân viên AEON nỗ lực hết mình để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sứ mệnh của AEON là mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
2.4 Nguyên lý cơ bản
-
“Hòa bình”
Mọi hoạt động của AEON đều nhằm theo đuổi sự phát triển thịnh vượng, bền vững tạo nền hòa bình ổn định.
-
“Con người”
Phẩm chất và giá trị của con người luôn được AEON đề cao và tôn trọng. Đồng thời, không ngừng cố gắng và thúc đẩy mối quan hệ gắn bó trong tập thể.
-
“Cộng đồng”
AEON không ngừng cống hiến hết mình góp phần tạo nên sự gắn kết phát triển bền vững của cộng đồng.
2.5 Tình hình kinh doanh AEON
Tổng doanh thu của nhóm các công ty Aeon tại Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 14.300 tỷ đồng, đóng góp chính là Aeon Vietnam với hơn 7.100 tỷ và ACS Trading với 3.800 tỷ đồng.
AEON hiện có khoảng 200 cơ sở kinh doanh ở Việt Nam. Trong đó có 6 trung tâm thương mại và một số siêu thị. Các cơ sở kinh doanh này tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Công ty dự kiến sẽ khai trương một trung tâm thương mại ở thành phố Huế thuộc miền Trung Việt Nam vào năm 2024. AEON đang không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị phần bán lẻ tại Việt Nam.
3. SWOT của AEON
Trước khi tìm hiểu về chiến lược marketing của AEON, cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay SWOT của AEON.
3.1 Điểm mạnh (Strengths)
- Có kinh nghiệm vận hành và quản lý bán lẻ hệ thống
- Sở hữu chuỗi hệ thống phân phối, bán lẻ trên toàn cầu
- Thương hiệu uy tín và danh tiếng hàng đầu thế giới
- Cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị được đầu tư khang trang
- Đội ngũ nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp
- Đa dạng sản phẩm, dịch vụ với nhiều mô hình kinh doanh
- Chất lượng hàng hóa đạt chuẩn, mang đến sự an tâm cho người tiêu dùng
- Mô hình bán lẻ mới, hiện đại
- Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều tầng lớp
3.2 Điểm yếu (Weakness)
- Các sản phẩm nhập khẩu có mức giá cao
- Số lượng khách hàng động khiến một số hoạt động bị quá tải, thiếu hiệu quả
- Sự phân phối và cung cấp hệ thống bị hạn chế
- Thị phần nhỏ
- Mô hình dạng chuỗi cửa hàng còn chậm phát triển
3.3 Cơ hội (Oppotunities)
- Nhiều quốc gia trên thế giới tích cực tham gia vào các tổ chức thương mại, mở rộng hội nhập và hợp tác quốc tế
- Chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng cao
- Thị trường bán lẻ ngày càng phát triển với tốc độ tăng chóng mặt
- Xu hướng tiêu dùng nhanh, đa dạng, hiện đại và tiện lợi
3.4 Thách thức
- Mô hình bán hàng ngày càng đa dạng với mức độ cạnh tranh gay gắt
- Thói quen mua sắm của người tiêu dùng thường xuyên thay đổi
- Khủng hoảng kinh tế
- Thách thức trước những rào cản về thủ tục và cơ chế hải quan, nhập khẩu, xuất khẩu
- Tỷ giá hối đoái và lãi suất nhiều biến động
Xem thêm:
- Chiến lược marketing của Circle K – Thấu hiểu và đa tích hợp
- Chiến lược Marketing của Costco – Gã “bán lẻ” khổng lồ
4. Chiến lược Marketing Mix của AEON
4.1 Chiến lược sản phẩm (Product)
-
Cung cấp đa dạng sản phẩm
Cửa hàng AEON có diện tích cùng số lượng hàng hóa lớn. Diện tích bán hàng lên đến 16.000 m2 với hơn 12.000 mặt hàng thiết yếu hàng ngày. Từ đó, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi người tiêu dùng. Bất kể khách hàng muốn tìm kiếm gì, AEON đều có thể mang đến. Từ các mặt hàng ăn uống, gia dụng, làm đẹp,… đến tiêu dùng hàng ngày. Từ trẻ sơ sinh, trẻ em, giới trẻ,… cho đến người già. AEON đều được trang bị đầy đủ.
– Khu quần áo thời trang với các thương hiệu thời trang quốc tế.
– Khu bán hàng chuyên biệt cung cấp đồ gia dụng, điện tử, mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, đồ ăn, thức uống tiện lợi,…
– Khu ẩm thực: nhà hàng, thức ăn nhanh, khu ẩm thực.
– Khu vui chơi: khu vui chơi trẻ em, rạp chiếu phim.
– Khu dịch vụ với các trung tâm chăm sóc sắc đẹp.
Khi mới thâm nhập Việt Nam, AEON chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản. Còn tỷ trọng hàng nội địa thấp Sau đó, AEON hợp tác với các nhà cung cấp trong nước để phát triển những sản phẩm riêng của AEON, thương hiệu riêng của Topvalu. Từ đó, thành công đưa hàng hóa Việt Nam đến Nhật Bản và các nước khác. Có thể nói, AEON luôn tìm cách mở rộng và cung cấp đa dạng các sản phẩm chất lượng. Từ đó, đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mọi lứa tuổi và tầng lớp khác nhau.
-
Phát triển sản phẩm mới
Hiện nay, thực phẩm lại là sản phẩm chủ lực. Trong đó, thức ăn nhanh do Aeon chế biến và tiêu thụ trong ngày có số lượng tiêu dùng lớn. Nơi đây đã trở thành địa điểm ẩm thực phong phú mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng khi mua sắm. Chúng đa dạng về chủng loại và có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điều này giúp AEON thành công nâng cao độ phủ và gia tăng khả năng tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu – hộ gia đình.
Ngoài cung cấp hàng hóa tiêu dùng, AEON còn có các dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp. Chẳng hạn như thẩm mỹ viện, khu tập thể hình, xem phim, khu vui chơi,… Do đó, nơi đây trở thành trung tâm mua sắm tích hợp đa dạng dịch vụ hàng đầu. Ngoài ra, AEON còn cung cấp hệ thống ghế ngồi được bố trí ở khắp mọi nơi. Qua đó, khách hàng có thể nghỉ ngơi và dễ dàng tham quan toàn bộ khu mua sắm. Chưa kể, AEON còn cung cấp bộ sạc điện thoại để khách tham quan. Đồng thời, dễ dàng tra cứu danh mục sản phẩm.
Chiến lược marketing về sản phẩm của AEON luôn lấy lợi ích khách hàng làm trọng tâm. AEON đã xây dựng nhiều tiện ích và dịch vụ để đem lại sự tiện lợi và thoải mái cho khách hàng. Đồng thời, không ngừng thay đổi theo nhu cầu người tiêu dùng và gia tăng lợi thế cạnh tranh độc quyền từ dịch vụ. Ngoài mua sắm hàng hóa, AEON còn tích hợp dịch vụ vui chơi, giải trí và thư giãn mà hiếm nơi nào có được.
4.2 Chiến lược về giá (Price)
Chiến lược giá của AEON luôn song hành và không ngừng thay đổi theo chiến lược sản phẩm. AEON hướng đến phục vụ và đáp ứng nhu cầu của đa dạng tệp khách hàng mục tiêu. Do đó, các sản phẩm cần có mức giá từ thấp đến cao để đảm bảo ai cũng có thể tiếp cận.
Giai đoạn đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, mức giá sản phẩm của Aeon vẫn cao hơn thị trường. Bởi nguồn hàng chất lượng, chủ yếu nhập từ nước ngoài. Nhận thấy thách thức về giá cả và ảnh hưởng đến doanh thu, Aeon đã sản xuất những sản phẩm mang thương hiệu riêng của AEON. Đồng thời, mở rộng, tăng cường liên kết với các nhà sản xuất Việt Nam để đưa ra mức giá phù hợp. Đồng thời, đảm bảo chất lượng và nằm trong khả năng chi trả của người dân địa phương. Qua đó, chiến lược marketing về giá của AEON là chiến lược giá linh hoạt. Nghĩa là thay đổi tương ứng với những biến động về cơ cấu sản phẩm và thị trường.
4.3 Chiến lược phân phối (Place)
Chiến lược marketing của AEON về phân phối chủ yếu xây dựng hệ thống “chân rết” tại những địa điểm đặc địa, đông dân cư. Qua đó, gia tăng độ phủ và đảm bảo mọi khách hàng đều có thể tiếp cận dễ dàng.
-
Lựa chọn mặt bằng
Mặt bằng là yếu tố mà các doanh nghiệp kinh doanh quan tâm hàng đầu. Với chiến lược kinh doanh tại các mặt bằng thương mại lớn, quy mô vốn đầu tư và lợi thế về năng lực quản lý, ít doanh nghiệp trong nước có thể sánh ngang và cạnh tranh với AEON.
– Diện tích lớn, nằm trong khu đô thị tiềm năng để thu hút nhóm khách hàng tiềm năng.
– Gần trung tâm thành phố nhằm tạo cơ hội cho mọi khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng và tiện lợi.
– Bãi đậu xe rộng rãi cho cả ô tô và xe máy. Không thu phí gửi xe
– Đặt biển báo trong bán kính 5km để khách hàng dễ dàng nhận biết vị trí.
– Xây dựng các tuyến xe buýt riêng, thuận lợi cho những người có nhu cầu mua sắm tại AEON.
-
Phát triển mô hình kinh doanh
AEON Việt Nam liên tục mở rộng các mô hình kinh doanh khác nhau. Qua đó, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành “nhà bán lẻ hàng đầu”. Chưa kể, Việt Nam còn trở thành thị trường tiềm năng của lĩnh vực bán lẻ. Đặc biệt, AEON xác định Việt Nam trở thành thị trường trọng điểm, chỉ sau Nhật Bản. Nó được quy định trong chính sách 5 cải cách của tập đoàn đến năm 2025. Ngoài cải tiến và nâng cấp các mô hình kinh doanh sẵn có như các trung tâm, cửa hàng tiện lợi,… Tập đoàn không ngừng khai trương, phát triển thêm nhiều mô hình kinh doanh khác.
Kể từ năm 2020 đến nay, AEON Việt Nam còn triển khai liên tiếp 2 mô hình kinh doanh mới tại miền Bắc. Đó là siêu thị vừa và nhỏ AEON MaxValu cùng TTBHTH & ST tinh gọn AEON The Nine.
-
AEON The Nine
Với mong muốn “mang gần trải nghiệm, sống trọn mỗi ngày“, AEON The Nine – trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị tinh gọn, được bố trí trong các tòa nhà của đối tác thuộc khu dân cư, nội đô. Người tiêu dùng có thể mua sắm dễ dàng, ăn uống nhanh gọn, đi lại thuận tiện mỗi ngày. Với diện tích 1.200 m2, mô hình này bao gồm 2 khu vực chính là ẩm thực tự chọn và siêu thị. Quầy ẩm thực tự chọn Delica tập trung phát triển các loại bánh mì, bánh ngọt, cà phê, sushi và đồ Nhật… Chỗ ngồi rộng rãi kèm ổ cắm, wifi tiện lợi khiến Delica trở thành điểm đến quen thuộc của học sinh, sinh viên. Người trẻ cũng có thể trải nghiệm máy chọn món tự động, mua nhanh với đa dạng hình thức thanh toán.
Khu siêu thị phục vụ đa dạng các sản phẩm như: thực phẩm khô, đồ đông lạnh, đồ chế biến sẵn RTE, sơ chế sẵn RTC, hóa mỹ phẩm, gia dụng, hàng hóa,… Ngoài ra, AEON The Nine còn cung cấp đầy đủ dịch vụ. Cụ thể là giao hàng tận nơi, mua sắm qua điện thoại, thanh toán tiện lợi, tích hợp hệ thống tích điểm thẻ thành viên cùng các chương trình ưu đãi.
-
Phát triển kênh bán hàng trực tuyến
Trước xu hướng tiêu dùng hiện đại, nhanh chóng, AEON đang chuyển dịch sang kinh doanh trực tuyến. Điều này giúp thương hiệu đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại số. Họ cung cấp nhiều sản phẩm trực tuyến, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm.
“Thời dịch, hành vi tiêu dùng thay đổi hoàn toàn. 2022 là năm quan trọng, sẽ chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao của các nhà bán lẻ. Chúng tôi tiếp tục tăng tốc mở rộng, đồng thời cải thiện và nâng cao chuỗi cung ứng, sản phẩm, dịch vụ… tạo đà cho 10 năm kế tiếp”. Người đứng đầu AEON Việt Nam chia sẻ.
4.4 Chiến lược quảng cáo & khuyến mãi (Promotion)
Chiến lược marketing của AEON về xúc tiến tập trung quảng bá mạnh mẽ trước và sau khi thâm nhập Việt Nam. Các chương trình khuyến mãi đa dạng và được triển khai trên mọi nền tảng.
-
Quảng cáo
Chiến lược marketing của AEON MALL về xúc tiến tập trung thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điển hình như báo chí, mạng xã hội,… Hình thức quảng cáo này tốn nhiều chi phí nên công ty chỉ tập trung khi công ty mới đi vào hoạt động. Mục đích là để người tiêu dùng biết đến AEON hơn. Các quảng cáo của AEON thường tập trung vào việc tạo niềm tin và sự tin tưởng của khách hàng. Chúng thường nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm đến khách hàng và cộng đồng.
-
Khuyến mại
AEON thường xuyên có các hoạt động xúc tiến nhằm kích cầu tiêu dùng. Qua đó, gia tăng sức mua và doanh thu. Một số hình thức khuyến mãi được sử dụng:
– Các chương trình ưu đãi, giảm giá sâu áp dụng cho đa dạng mặt hàng.
– Phát thẻ tích điểm cho khách hàng thân thiết giúp kích thích họ mua hàng thường xuyên và với số lượng lớn.
– Tổ chức các chương trình rút thăm trúng thưởng.
-
Quan hệ công chúng
– Tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu và dùng thử sản phẩm. Ngoài việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Nó còn góp phần định hướng nhu cầu, kích thích sức mua của khách hàng.
– Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, lễ kỷ niệm.
– Tổ chức “Tuần lễ Triển lãm Sản phẩm Việt” và “Hội nghị Kết nối Doanh nghiệp đưa hàng vào chuỗi Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON”.
– Phát hành các ấn phẩm giới thiệu về công ty và các sản phẩm mà công ty đang bán.
– Thực hiện các hoạt động từ thiện như hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp xây dựng trường học, nhà trẻ.
– Trao học bổng, khuyến học, tặng quà cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
– Xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam suốt đời.
– Tài trợ thiết bị luyện tập tại khu vực công cộng
– Phát động chiến dịch “Không xả thải ra thiên nhiên”, trồng cây xanh…
– Tạo môi trường mua sắm xanh và bền vững bằng cách sử dụng sản phẩm và vật liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu lượng rác thải và tiết kiệm năng lượng.
Với những nỗ lực trên, AEON đã thu hút được sự quan tâm và lòng tin của người tiêu dùng. Từ đó, tăng trưởng doanh số và củng cố vị thế của mình trên thị trường bán lẻ.
Xem thêm:
- Nhượng quyền VinMart: Ẩn số lớn và bước chuyển đổi của Masan
- Chiến lược marketing của Applebee’s với lối đi riêng độc và lạ
5. Bí quyết giúp AEON đứng vững trong ngành bán lẻ toàn cầu
Kinh doanh bán lẻ là thị trường cạnh tranh gay gắt hàng đầu hiện nay. Bên cạnh đảm bảo về chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu, tính “đột phá” trong các chiến lược là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt giúp phát triển bền vững.
5.1 Trải nghiệm khách hàng và chiến lược khác biệt hoá của Aeon Mall
Chiến lược khác biệt hóa cho phép các doanh nghiệp bán lẻ có thể sử dụng toàn diện các công cụ marketing nhằm mang lại sự khác biệt. Từ đó, gia tăng ưu thế cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu của từng nhóm khách hàng riêng biệt. Chiến lược này thường tập trung trong sản phẩm, phân phối, hệ thống cơ sở hạ tầng, con người và trải nghiệm khách hàng.
Lấy khách hàng làm trọng tâm, AEON không ngừng thay đổi để có thể nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng. Từ những biển bảng, chỉ dẫn đến các trang thiết bị dành riêng cho trẻ em, người khuyết tật… AEON còn liên tục làm mới không gian, trang trí, đẩy mạnh chiến lược chuyên biệt hóa để nâng cao dịch vụ và in đậm dấu ấn trong lòng khách hàng.
5.2 Không gian mua sắm
Siêu thị là nơi khách hàng đến mua sắm hàng ngày. Đặc biệt là những đồ tươi sống như rau xanh, thịt, cá,… Do đó, AEON luôn đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát cùng nhân viên thân thiện. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp AEON ghi điểm hài lòng tuyệt đối với khách hàng.
5.3 Tích hợp mọi dịch vụ
Ngoài đáp ứng nhu cầu mua sắm, AEON còn xây dựng thêm khu ẩm thực với các nhà hàng chất lượng với đa dạng món từ nhiều nước. Ngoài ra, bên trong khu mua sắm cũng có quầy chế biến đồ ăn sẵn với đa dạng món. Các sản phẩm Delica của AEON được rất nhiều người ưa chuộng bởi sạch sẽ, thơm ngon và mức giá hợp lý.
5.4 Tích lũy kinh nghiệm trong việc kinh doanh siêu thị
AEON Việt Nam luôn liên kết chặt chẽ với Tập đoàn AEON tại Nhật Bản. Nhờ đó, có thể học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ đến đội ngũ nhân viên.
5.5 Quản lý tốt vấn đề hàng tồn kho
AEON Việt Nam đã chủ động lên kế hoạch về hàng hoá, số lượng và thường xuyên theo dõi tình trạng hàng. Qua đó đảm bảo hàng hóa nằm trong hạn sử dụng với tình trạng sản phẩm tốt nhất.
5.6 Sắp xếp hàng hóa, khu vực khoa học, tích hợp trong một
AEON hướng đến tái cấu trúc theo hướng chuyên biệt hóa các khu vực bán hàng theo nhu cầu sử dụng. Các sản phẩm cùng nhóm hàng sẽ được sắp xếp theo mô hình tương tự như “1 cửa hàng chuyên biệt”. Cón các sản phẩm, quầy hàng trong từng cửa hàng sẽ được sắp xếp khoa học, dễ nhận biết, dễ lấy và dễ quản lý. Khi đó, khách hàng cũng dễ dàng tìm được hàng hóa mình cần. Từ đó, dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm, tăng doanh thu và giảm số lượng tồn kho.
5.7 Chiến lược nhân sự
Hướng đến mục tiêu trở thành nơi làm việc tốt nhất trong ngành bán lẻ, AEON Việt Nam nỗ lực hiện thực hóa chiến lược phát triển nhân sự, song song đẩy mạnh kinh doanh. Trong năm 2022, AEON Việt Nam được nhận 3 giải thưởng gồm: “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” (lần thứ 4), top 2 “Nơi làm việc tốt nhất trong ngành bán lẻ/bán sỉ/thương mại tại Việt Nam” và top 50 “Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam”.
Với chiến lược phát triển chỉn chu, đội ngũ nhân viên AEON luôn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Sự tử tế của AEON với khách hàng đã nhiều lần giúp họ được viral thương hiệu miễn phí trên mạng xã hội. Để làm được điều đó, ngoài khâu tuyển chọn, đào tạo và quản lý gắt gao. AEON còn thúc đẩy hoạt động truyền thông nội bộ hiệu quả. Đặc biệt là luôn lắng nghe những ý kiến góp ý của khách hàng để điều chỉnh phù hợp nhất.
AEON đã triển khai rất nhiều hoạt động độc đáo nhằm nâng cao chất lượng nhân sự. Chẳng hạn như phát triển cộng đồng “Grow with AEON”. Đây là cầu nối nguồn nhân lực với AEON Việt Nam. Ngoài ra, tập đoàn còn tổ chức Cuộc thi Nhập vai với thông điệp “Chạm nhịp trái tim, chia sẻ nụ cười”. Qua đó, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho nhân viên AEON. Đồng thời, khuyến khích họ không ngừng trau dồi để cải thiện chất lượng dịch vụ.
6. Tạm kết
Chiến lược marketing của AEON không quảng bá ồn ào mà gia tăng sự hiện diện trên tất cả phân khúc của thị trường bán lẻ. Đồng thời, len lỏi vào từng ngóc ngách với định hướng “chậm mà chắc”. Ngoài việc liên tục cập nhật các hoạt động tiếp thị dựa theo tình hình và thị trường thâm nhập. AEON vẫn duy trì một số chiến lược marketing cốt lõi, mang đậm dấu ấn thương hiệu. Điều này giúp tập đoàn nâng cao mức độ nhận diện và từng bước chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.