Chiến lược marketing của Omachi: Thương hiệu mì hảo hạng

Date:

Chiến lược marketing của Omachi chỉn chu ngay từ những bước đầu, thành công trong việc sáng tạo chiến lược cao cấp hóa sản phẩm.

Omachi là một trong những thương hiệu mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam được làm từ khoai tây, an toàn bổ dưỡng cho người sử dụng. Hiện nay, Omachi gần như “bá chủ” trong thị trường mì gói phân khúc giá cao. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu chi tiết chiến lược marketing của Omachi để hiểu rõ lý do tại sao doanh nghiệp này lại trở thành “cơn sốt” như vậy nhé!

1. Tổng quan về thị trường mì ăn liền

Mì ăn liền từng một thời “làm mưa làm gió” với mức tăng trưởng nóng 20%/năm. Theo WINA – Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, mức tiêu thụ mì tại Việt Nam hiện đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Indonesia. Theo đó, tổng sản lượng thị trường trong nước đạt 7 tỷ gói vào năm 2019.
thị trường mì ăn liền
Với mức tiêu dùng ấn tượng này, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc và trở thành quốc gia có lượng tiêu thụ mì ăn liền bình quân đầu người cao nhất thế giới. Trung bình, mỗi người Việt tiêu thụ 87 gói mì/năm.
Cũng theo WINA, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu năm 2020 tăng 14.79% so với năm 2019. Tác động của dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu tích trữ, tiêu dùng mì ăn liền của người dân.
Hiện nay, nước ta có hơn 50 công ty sản xuất mì ăn liền. Bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước như ACECOOK (mì Hảo Hảo), MASAN (mì Omachi, Kokomi), ASIA FOOD (mì Gấu Đỏ), UNIBEN (mì 3 miền), VINFON (mì Vifon, phở Vifon). Tuy nhiên, phần lớn 70% thị phần thuộc về 3 “ông lớn” ACECOOK, MASAN và ASIA FOOD.
tình hình tiêu thụ mì ăn liền

2. Sơ lược về tập đoàn Masan

2.1. Giới thiệu Masan Consumer

Công ty CP Masan Consumer được thành lập từ năm 1996, là một trong những công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Việt Nam. Thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Masan Group.
tập đoàn masan
Masan Consumer chuyên sản xuất thực phẩm bao gồm nước mắm (Chinsu, Nam Ngư, Tam Thái Tử), mì ăn liền (Omachi, Kokomi), cà phê hoà tan (Vinacafé, Wake-up)…cùng nhiều loại đồ uống đóng chai và bia.
danh mục sản phẩm masan

2.2. Chỉ số kinh doanh

Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng doanh thu mì ăn liền của Masan luôn đứng top đầu thị trường. Trung bình doanh thu lên tới 33,19%/năm. Con số này cao gấp 9 lần so với các mặt hàng trong thị trường mì ăn liền Việt Nam. Masan Consumer dẫn dắt thị trường mì ăn liền với hai sản phẩm nổi tiếng là Omachi và Kokomi. Ở chuỗi bán lẻ của Masan trên toàn quốc, các sản phẩm của ông lớn này luôn được ưu tiên đặt ở các vị trí trung tâm, dễ dàng tiếp cận khách hàng.
Kể từ năm 2020, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng mì gói của người dân Việt Nam. Điều này tạo cơ hội cho doanh thu của Masan nhảy vọt đáng kể. Năm 2021, doanh thu mảng mì ăn liền của Masan Consumer đạt 8.800 tỷ đồng. Tăng 43,71% so với thời điểm trước đại dịch.
Masan tập trung vào chiến lược sản xuất các dòng sản phẩm ăn liền của thương hiệu Omachi. Liên tục cho ra đời và phát triển các sản phẩm mới giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp của Masan trong suốt thập kỷ qua. Thậm chí còn vượt trội hơn hẳn so các đối thủ trong thị trường ngách như Uniben 35%, Acecook 31% và Asia Foods 24%.
tình hình kinh doanh masan

3. Thương hiệu mì Omachi

3.1. Đôi nét về Omachi

Omachi là thương hiệu mì ăn liền được sản xuất bởi Tập đoàn Masan Comsumer. Omachi được biết đến là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam được làm từ sợi khoai tây nguyên chất, có tác dụng làm đẹp da và cải thiện sức khỏe.
mì omachi
Ra mắt từ năm 2017 cho đến nay, Omachi đang chiếm một vị thế nhất định trong thị trường mì gói Việt Nam. Bởi mì có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, được sản xuất theo công nghệ hiện đại, từ khâu chọn lựa nguyên liệu cho tới chế biến và đóng gói.
Với những thành công đạt được trong chất lượng sản phẩm cũng như có chiến lược truyền thông khôn ngoan, Omachi đã tạo nên một dấu ấn đặc biệt trong lòng khách hàng với khẩu hiệu nổi tiếng “mì khoai tây, ăn không sợ nóng”.

3.2. Thị trường mục tiêu

Mì ăn liền là thực phẩm tiện lợi, bình dân và dễ sử dụng. Do đó, Omachi được bán ở cả nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, tập trung nhiều hơn vào các thành phố thuộc khu vực thành thị, nghề nghiệp ổn định. Thu nhập cao sẽ chiếm tỷ trọng và mật độ cao hơn so với các tỉnh thành vùng nông thôn khác.
Ngoài ra, mì ăn liền của Omachi còn được xuất khẩu sang Nga, Úc, Ý, Canada,v.v. Điều này nhằm mở rộng thị trường mục tiêu và gia tăng lượng khách hàng, doanh thu.

3.3. Đối tượng khách hàng

Omachi hướng tới đối tượng khách hàng là phụ nữ trong độ tuổi từ 18-35 tuổi. Chủ yếu là sinh viên hoặc người đi làm. Những người không có đủ thời gian để chuẩn bị bữa ăn cho mình.
Hơn thế, Omachi có sợi mì được làm từ khoai tây “Ngon mà không sợ nóng” hay “Ăn vào mà không sợ bị nổi mụn”. Điều này đánh vào tâm lý của chị em phụ nữ. Giúp họ xua tan nỗi sợ nổi mụn khi ăn đồ cay nóng.
đối tượng khách hàng omachi

3.4. Định vị thương hiệu

Omachi là một trong những thương hiệu mì ăn liền được phổ biến rộng rãi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Omachi hiện giữ vị thế dẫn đầu trong phân khúc cao cấp. Đồng thời thương hiệu cũng gia tăng thị phần sản phẩm. Nhắc đến thương hiệu mì dai ngon, ăn không sợ nóng mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe, Omachi luôn được nhắc đến đầu tiên.
định vị omachi

4. SWOT của Omachi

Cùng Nhà Hàng Số phân tích mô hình SWOT của Omachi dưới đây nhé.

4.1. Điểm mạnh (Strength) của Omachi

  • Hậu thuẫn mạnh từ tập đoàn mẹ Masan. Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam. Masan hiện đang kinh doanh mặt hàng thực phẩm và đồ uống. Bao gồm các mặt hàng gia vị, thực phẩm tiện lợi và các sản phẩm đồ uống.
  • Thị phần lớn. Omachi là sản phẩm đầu tiên được Masan quảng bá tại Việt Nam với nguyên liệu làm từ khoai tây. Chiến lược truyền thông này giúp Masan đánh trúng vào thị hiếu khách hàng. Đồng thời, giành được 15% thị trường, đứng thứ hai thị phần trong nước. Thậm chí, Omachi còn đánh bật cả những thương hiệu lâu năm như Vifon hay Asia Food.
  • Chất lượng sản phẩm nổi bật. Trong suy nghĩ của khách hàng, mì ăn liền thường là những sản phẩm được làm từ tinh bột, dễ gây nóng trong người. Do đó người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm sản phẩm tiện lợi, không gây nóng trong. Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, Masan Consumer cho ra mắt dòng sản phẩm mì ăn liền Omachi đầu tiên tại Việt Nam làm từ sợi khoai tây phục vụ cho phân khúc khách hàng cao cấp.
  • Hệ thống phân phối rộng khắp. Omachi tận dụng hệ thống phân phối thông qua kênh hiện đại và kênh truyền thống. Ngoài ra, Omachi còn có các kênh phân phối chính khác là siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa với 58.000 cửa hàng trên toàn quốc.

4.2. Điểm yếu (Weakness) của Omachi

  • Bị nghi ngờ về thông tin sản phẩm. Masan từng vướng phải rắc rối trong vấn đề quảng cáo không đúng sự thật về thành phần mì. Nhiều quảng cáo của Masan bị “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng và liên tục bị phân tích bóc mẽ Masan quảng cáo gian dối.
  • Giá thành cao. Giá thành của Omachi được xem là không phù hợp với khu vực nông thôn (mặc dù đã tung ra thương hiệu Kokomi để đánh riêng vào khu vực này). Theo thống kê, “Hảo Hảo” của Acecook và mì “3 miền” của Uniben là hai dòng sản phẩm được ưa chuộng hàng đầu với tổng thị phần 50% tại khu vực nông thôn.

4.3. Cơ hội (Opportunity) cua Omachi

  • Thị trường mì ăn liền lớn. Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế Giới (WINA), Việt Nam xếp thứ ba thế giới về mức độ tiêu thụ mì gói trong giai đoạn 2016 – 2020.
  • Tiềm năng vươn ra quốc tế. Hiện tại Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO. Khả năng phát triển Omachi sang các nước trên thế giới trở nên thuận lợi hơn nhiều so với trước.

4.4. Các mối đe dọa (Threat) của Omachi

  • Thị trường cạnh tranh. Theo khảo sát mới nhất của Nielsen (Công ty nghiên cứu thị trường), tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh tăng 67%. Khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền đang không ngừng cạnh tranh tìm chỗ đứng cho riêng mình.
  • Nguy cơ đứt gãy nguồn nguyên liệu. Dịch bệnh COVID 19 là một bài học đắt giá về thách thức này. Nhiều tập đoàn lớn thừa nhận gặp phải một số khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hoá do đối tác vận tải bị nhiễm COVID 19.

omachi swot
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh của Acecook – Tự hào hương vị Việt

5. Chiến lược marketing của Omachi (marketing mix 4P)

5.1. Chiến lược sản phẩm của Omachi (Product)

  • Về đặc tính sản phẩm: Sợi mì Omachi được làm 100% từ khoai tây, không lo cay nóng. Đồng thời, giúp làm đẹp da và bổ sung chất dinh dưỡng. Omachi chú trọng vào việc đa dạng hoá sản phẩm phục vụ bao gồm: Mì gói (sợi mì tươi ngon được làm từ trứng và khoai tây, ít dầu mỡ); Mì ly (kết hợp với thịt) và Mì trộn (mang đậm hương vị đậm chất Ý).

omachi sản phẩm

  • Về khối lượng sản phẩm: Omachi duy trì khối lượng 75g so với sản phẩm phân khúc tầm trung và 80g so với sản phẩm ở phân khúc trung cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

omachi khối lượng

  • Về nhãn hiệu sản phẩm: Nhãn hiệu Omachi được thiết kế theo phong cách hiện đại nhưng vẫn tối giản, dễ ghi nhớ. Tên Omachi màu đỏ và viền trắng nổi bật trên nền đen. Phía góc phải của biểu tượng là hình ảnh 5 ngôi sao tạo nên một vòng tròn, thể hiện đẳng cấp 5 sao và tham vọng bá chủ toàn cầu.

omachi nhãn hiệu

  • Slogan: Sử dụng slogan “Mì Omachi – Sợi khoai tây ngon tuyệt – Rất ngon mà không sợ nóng” hay “Mì trộn – Trộn một lần – Ngon xuất thần”. Omachi đã xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam làm từ khoai tây có tác dụng làm đẹp da, cải thiện giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

omachi slogan

5.2. Chiến lược định giá của Omachi (Price)

Chiến lược định giá là yếu tố quan trọng trong Marketing Mix để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Quyết định sức cạnh tranh trên thị trường và là công cụ để doanh nghiệp thu hút khách hàng. Do đó, xây dựng và quản lý chiến lược giá đúng đắn giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
omachi chiến lược giá
Omachi hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp nên mức giá sẽ phù hợp cho thu nhập tầm trung trở lên từ 6.000 – 18.000 VND/ sản phẩm.

5.3. Chiến lược phân phối của Omachi (Place)

Chiến lược marketing của Omachi tập trung phân phối tại các kênh hiện đại và kênh truyền thống rộng khắp. Sở hữu 180 nhà phân phối độc quyền và 2.000 nhân viên bán hàng tại khắp các địa điểm bán. Masan Consumer đã thành công đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.
Quyết định về quy mô kênh phân phối: Masan thực hiện mở rộng kênh phân phối, tập trung vào các thành phố nhỏ, nông thôn nhằm khai thác khách hàng ở phân khúc thấp và tầm trung.
omachi chiến lược phân phối Quyết định về thiết kế kênh phân phối:

  • Quy mô lô hàng: không giới hạn, khuyến khích nhập nhiều vì thị trường đang khan hiếm hàng.
  • Thời gian chờ đợi: nhanh nhất có thể để tận dụng thời cơ một cách hiệu quả nhất. Ưu tiên những nơi chiếm phần lớn phân khúc thấp.
  • Dịch vụ hỗ trợ: Masan hỗ trợ trang trí, thiết kế cửa hàng.

phân phối omachi

5.4. Chiến lược quảng bá của Omachi (Promotion)

Omachi hợp tác với hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng như diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc, diễn viên Thúy Ngân, ca sĩ Amee, người mẫu Thúy Hạnh…để thực hiện chiến dịch quảng cáo mì Omachi.


Ngoài ra, Omachi lựa chọn quảng cáo trên kênh truyền hình, hiển thị vào giờ vàng (từ 20h đến 22h). Đây là thời điểm hoàn hảo để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng. Đồng thời, giúp Omachi tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Thêm vào đó, Omachi cũng tận dụng triệt để các trang mạng xã hội của mình. Hàng loạt bài viết, video quảng cáo được đăng tải mỗi ngày trên Fanpage, thu hút nhiều lượt tương tác của khách hàng. Quảng cáo bán hàng được thực hiện trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến là một trong những công cụ quảng bá hiệu quả nhất của Masan.

6. Tạm kết

Chú trọng đầu tư vào chất lượng sản phẩm và nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng chính là yếu tố giúp Omachi ngày càng thành công và vươn tầm thế giới. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục Case study.

5/5 - (5 bình chọn)
Hoài Thương
Hoài Thương
Là một người đam mê múa bút và mang đến cho mọi người nhiều thông tin hữu ích. Hoài Thương hiện là Content Writer tại Nhà Hàng Số
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...