Bạn đang muốn thử sức với kinh doanh nhượng quyền bánh mì. Đọc lưu ý cần biết về kinh doanh nhượng quyền bánh mì để có thêm hành trang cho con đường sắp tới nhé!
Nội dung
1. Nghiên cứu thị trường nhượng quyền bánh mì
1.1. Thị trường nhượng quyền bánh mì trên thế giới
Thị trường bánh mì nói chung và thị trường nhượng quyền bánh mì nói riêng được các chuyên gia đánh giá là khá tích cực. Trong “Báo cáo thị trường toàn cầu về sản phẩm bánh mì 2020-30: COVID- 19 Tác động và phục hồi” của GLOBE NEWSWIRE vào ngày 19/5, những chỉ số về thị trường bánh mì được cho là khá tích cực dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid. Năm 2020 kinh doanh nhượng quyền bánh mì vẫn có tốc độ tăng trưởng dương, 1%. Mặc dù là khá nhỏ nhưng trong thời kỳ kinh tế khó khăn thì đây là 1 con số khá khả quan. Và trong giai đoạn 2021-2023, dự báo thị trường sẽ phục hồi và tăng trưởng với tốc độ 5%.
1.2. Thị trường nhượng quyền bánh mì ở Việt Nam
Thị trường bánh mì hay kinh doanh nhượng quyền bánh mì ở Việt Nam đều có những chỉ số cho thấy sự tiềm năng của ngành. Một thống kê của GoFood vừa qua cho thấy lượng bánh mì hàng ngày khách hàng đặt qua app là 9000 bánh. Con số không hề nhỏ trên 1 ứng dụng giao hàng tiện lợi. Qua đó có thể phản ánh phần nào nhu cầu và sự tiềm năng của thị trường bánh mì tại Việt Nam. Đặc biệt là những thương hiệu bánh mì nổi tiếng.
2.Thương hiệu nhượng quyền bánh mì phổ biến hiện nay
2.1. Nhượng quyền bánh mì Má Hải
Mức phí nhận nhượng quyền bánh mì Má Hải khoảng 19 triệu đồng. Các mức phí bao gồm:
+ Phí nhượng quyền thương hiệu trong 4 năm.
+ Trang thiết bị, dụng cụ: xe bánh mì, bếp gas, máy ép chả…
+ Bộ nhận diện thương hiệu và phí sử dụng thương hiệu là 2.5% doanh thu.
Ngoài ra khi nhận nhượng quyền bạn còn được nhập nguyên liệu với giá gốc, hỗ trợ máy móc và những setup khai trương….
Xem thêm về nhượng quyền bánh mì má hải tại đây nhé.
2.2. Nhượng quyền bánh mì chả cá Amangon
Mức phí nhận nhượng quyền thương hiệu bánh mì này khoảng 6500000 đồng, bao gồm:
– 1 xe bánh mì bằng inox mới, dán đầy đủ decal.
– 1 bảng đèn, 1 bộ dụng cụ đựng đồ, 1 bếp ga.
– 1 bếp nướng, 1 bộ làm nóng bánh, 1 chảo
– 2 đồng phục theo thương hiệu công ty
Với những chính sách hỗ trợ chiến lược, đào tạo nhân sự, bạn sẽ được hưởng nhiều ưu đãi khi trở thành đơn vị nhận nhượng quyền.
2.3. Nhượng quyền bánh mì Dân tổ
Mức chi phí khi nhận nhượng quyền bánh mì Dân Tổ tùy thuộc vào vùng miền mà bạn dự định kinh doanh nhượng quyền. Mức chi phí sẽ dựa theo % doanh thu hàng tháng của cửa hàng. Với chi phí rẻ, quy trình nhượng quyền rõ ràng kết hợp cùng việc setup, vận hành nhanh chóng, đơn giản. Đây sẽ là mô hình đáng được cân nhắc khi bạn mới kinh doanh bánh mì.
2.4. Nhượng quyền Miele Pane
Là thương hiệu đem đến hương vị bánh mì truyền thống Việt Nam cùng với sự an toàn về nguồn hàng tươi, sạch, chất lượng. Phí nhượng quyền của thương hiệu này xếp vào hàng khá cao. Với mức phí lên đến 25 triệu đồng, bạn sẽ nhận được những hỗ trợ liên quan đến setup ban đầu, quảng cáo, những bí quyết kinh doanh…Đặc biệt là nguồn hàng sạch, uy tín cùng công thức của các loại đồ ăn thức uống.
2.5. Nhượng quyền bánh mì Việt
Với thương hiệu bánh mì Việt ngoài chi phí nhượng quyền:
– Đối với mô hình cửa hàng: từ 70.000.000 đồng.
– Đối với mô hình điểm bán nhỏ: từ 20.000.000 đồng.
Bạn cần đáp ứng những điều kiện bổ sung khác:
– Với cửa hàng: mặt bằng 15-20m2 trở lên.
– Với điểm bán nhỏ: 5m2.
– Người nhận nhượng quyền: là người có phong cách giống phong cách thương hiệu.
3. Kinh doanh nhượng quyền bánh mì thành công cần chuẩn bị gì.
3.1. Tệp khách hàng mục tiêu rõ ràng
Khi bắt đầu kinh doanh nhượng quyền, bạn cần xác định khách hàng bạn muốn hướng đến. Họ là ai, hành vi tiêu dùng như nào, đặc điểm mua sắm ra sao…Từ đó có những phương án phù hợp cho quá trình tiếp theo. Bạn có thể tham khảo những báo cáo thống kê hành vi khách hàng trên các trang nghiên cứu thống kê, những app bán hàng hay các trang thương mại…
3.2. Chọn thương hiệu nhượng quyền
Sau khi xác định được tệp khách hàng thì bạn tìm hiểu đến những thông tin về các thương hiệu nhượng quyền. Tìm hiểu về phong cách thương hiệu, tệp khách hàng họ hướng đến có giống bạn đề ra…Nghiên cứu sâu hơn là những điều khoản, chính sách liên quan đến nhượng quyền.
3.3. Lựa chọn địa điểm/ mặt bằng phù hợp
Đối với các thương hiệu khác nhau sẽ có những mô hình nhượng quyền kinh doanh khác nhau. Có thể là mô hình quán có chỗ ngồi, mô hình quán nhỏ bán mang về hoặc là mô hình xe đẩy. Khi bạn xác định thương hiệu, bạn nên tìm đến những địa điểm/ mặt bằng phù hợp với chi phí của bạn và yêu cầu của bên nhượng quyền.
3.4. Pháp lý
– Bảo hộ: Bạn cần lưu ý vấn đề bảo hộ thương hiệu, xác minh đơn vị nhượng quyền đã đăng ký bảo hộ thương hiệu chưa. Tránh trường hợp bạn phải cạnh tranh với những quán khác cùng tên nhưng không có mặt trong chuỗi nhượng quyền.
– Điều khoản hợp đồng: Những điều khoản về quy định, chi phí, điều khoản bảo mật hay chấm dứt hợp đồng cần được xem xét kỹ, tránh trường hợp bạn phải bồi thường hợp đồng.
3.5. Thiết kế/ thi công
Trong quá trình thiết kế mặt bằng quán hay thiết kế xe đẩy bạn cần giám sát chặt chẽ. Lường trước những trường hợp có thể xảy đến để đảm bảo lợi ích của mình và đáp ứng yêu cầu của bên nhượng quyền. Những tiêu chí cần đảm bảo như: độ nhận diện thương hiệu, khoảng cách đặt máy móc, thiết bị hợp lí, tiện cho phục vụ, giám sát….
3.6. Đưa vào hoạt động
– Marketing: Triển khai chương trình của toàn hệ thống, đồng thời triển khai những chương trình riêng nhằm thu hút khách hàng, tạo điểm nhấn. Chú ý không để vi phạm chính sách hợp đồng. Chương trình có thể triển khai: review địa điểm quán trên các trang mạng xã hội, mỗi ngày 1 câu chuyện…
– Tính doanh thu: Việc tổng kết doanh thu, tính toán chi phí trong quá trình kinh doanh luôn đóng vai trò quan trọng. Bạn cần cân đối vốn, chi phí vận hành, phí nhượng quyền (theo từng mô hình) để biết được việc kinh doanh đang diễn ra tốt hay không. Nên phát triển theo như thế hay cần đổi phương thức để đem lại hiệu quả tốt hơn.
4. Những lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền bánh mì
4.1. Lựa chọn mặt bằng:
Việc lựa chọn mặt đóng vai trò quan trọng nhưng làm thế nào để tìm được mặt bằng phù hợp, tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu… Giải pháp ở đây là nên dành thời gian tìm hiểu mặt bằng kinh doanh đó trong các thời điểm khác nhau, tham khảo những ý kiến từ người dân địa phương khu vực đó để hiểu chi tiết về địa điểm định thuê.
4.2. Nhân sự không ổn định:
Nhân sự là yếu tố mà doanh nghiệp khó kiểm soát trong quá trình kinh doanh từ trước tới nay. Để doanh nghiệp vận hành tốt thì mỗi nhân viên cần có sự nhiệt huyết, tự giác và hết mình vì công việc. Để làm được điều đó, là chủ doanh nghiệp bạn cần có những chính sách, lương thưởng và hoạt động khích lệ nhân viên, giúp họ có động lực cố gắng, yêu thích và hết mình vì công việc. Sự cảm thông, quan tâm, hỏi thăm về những vấn đề trong công việc hay cuộc sống là một cách hiệu quả trong việc quản trị nhân lực.
4.3. Chất lượng sản phẩm:
Trong những yếu tố khiến khách hàng quay lại ngoài nhân lực thì còn có chất lượng sản phẩm. Nhân lực đem đến dịch vụ tốt, chất lượng sản phẩm đem đến hương vị khó quên. Khách hàng đến với bạn vì thương hiệu chuỗi nhưng họ quay lại là do chất lượng sản phẩm. Khi bạn không đem lại hương vị họ mong đợi họ sẽ không quay lại. Sản phẩm chất lượng bạn cần chú ý đến nguyên liệu, công thức và vấn đề vệ sinh thật tốt. Cam kết và thực hiện đúng những cam kết, tạo nên lòng tin và sự yêu mến nơi khách hàng.
Mong rằng những thông tin trên giúp bạn hiểu thêm về thị trường bánh mì. Trang bị thêm thông tin cho việc kinh doanh hiện tại hay những dự định sắp tới. Xem thêm những giải pháp nhượng quyền bánh mì tại Nhà hàng số nhé. Chúc bạn thành công!