Top 15 thương hiệu nhượng quyền trà sữa mà chúng tôi giới thiệu sau đây sẽ giúp bạn thu hồi vốn, thu lãi khủng.
Nhượng quyền trà sữa hiện đang là hình thức kinh doanh làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam. Đây được coi là hướng đi an toàn dành cho những nhà khởi nghiệp trẻ sợ rủi ro. Vậy tại sao kinh doanh nhượng quyền trà sữa lại được nhiều nhà đầu tư lựa chọn đến như vậy? Hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nội dung
- 1. Nhượng quyền trà sữa là gì?
- 2. Ưu nhược điểm của mô hình nhượng quyền trà sữa
- 3. Quy trình nhượng quyền trà sữa diễn ra như thế nào?
- 4. Danh sách 15 thương hiệu nhượng quyền trà sữa lợi nhuận cao nhất hiện nay
- 4.1. Trà sữa đồng giá 21K Đô Đô
- 4.2. Trà sữa Tocotoco
- 4.3. Trà sữa Gong cha
- 4.4. Trà sữa Ding Tea
- 4.5. Trà sữa The Alley
- 4.6. Trà sữa Bumba
- 4.7. Trà Tiên Hưởng
- 4.8. Trà sữa Royaltea
- 4.9. Nhượng quyền BoBaPop
- 4.10. Trà sữa Mr Good Tea
- 4.11. Trà sữa Chago
- 4.12. Trà sữa Nọng
- 4.13. Trà sữa Te Amo
- 4.14. Trà sữa R&B
- 4.15. Trà sữa Goky
- 5. Lời kết
1. Nhượng quyền trà sữa là gì?
1.1. Khái niệm nhượng quyền trà sữa
Nhượng quyền trà sữa được biết đến là phương thức hợp tác giữa thương hiệu nhượng quyền với chủ kinh doanh trà sữa. Mô hình này cho phép bên nhượng quyền trà sữa cấp quyền để đối tác sử dụng tên, logo của thương hiệu để bán sản phẩm trà sữa. Ngoài ra, bên nhượng quyền có vai trò hỗ trợ “bạn đồng hành” về các mảng truyền thông, marketing. Nhằm giúp gia tăng doanh số của cửa hàng để nhanh chóng thu hồi vốn.
Hình thức kinh doanh trà sữa nhượng quyền giúp chủ kinh doanh tiết kiệm được tối đa công sức lẫn tiền bạc. Nhưng vẫn đảm bảo tối ưu lợi nhuận vì đã có sẵn độ nổi tiếng và nền tảng phát triển ổn định, vững vàng.
Có thể nói, hình thức kinh doanh trà sữa nhượng quyền đã mở ra một con đường mới cho những đối tượng mới kinh doanh khởi nghiệp.
1.2. Thị trường tiêu thụ trà sữa
Trong vài năm trở lại đây, trà sữa đã trở thành cơn sốt và không có dấu hiệu hạ nhiệt dù từng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID – 19.
Mỗi năm, thị trường kinh doanh trà sữa tăng trưởng ổn định khoảng 20% và đạt quy mô lên đến 300 triệu USD. Thông thường, một quán trà sữa có thể bán ít nhất 200 ly 1 ngày, trung bình mỗi ly rơi vào khoảng 30 nghìn đồng. Vậy sau một tháng, 1 cửa hàng có thể thu về khoảng lời từ 100 – 110 triệu đồng. Nếu tình hình kinh doanh của cửa hàng đó tăng trường đều và ổn định, chủ kinh doanh có thể thu lại vốn và phần lợi nhuận chỉ sau 5 – 6 tháng.
Theo kết quả phỏng vấn của một tạp chí dành cho tuổi teen, trung bình mỗi tháng, giới trẻ Việt Nam sẽ dành khoảng 500.000 – 1.500.000 để uống trà sữa. Thậm chí, nhiều page hội nghiện trà sữa tràn lan trên mạng xã hội hiện nay với các bài chia sẻ của các bạn trẻ về số lượng trà sữa đã tiêu thụ trong 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng. Việc tiêu thụ từ 5 – 6 cốc trà sữa 1 tuần là điều vô cùng bình thường với giới trẻ ngày nay.
Xếp hàng mua trà sữa
Do đó, mô hình kinh doanh trà sữa là một lĩnh vực vô cùng tiềm năng. Đây là hình thức kinh doanh đáng đầu tư nhất hiện nay với mức lợi nhuận vô cùng khủng. Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa trở thành hướng đi thông minh và an toàn dành cho các chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn.
2. Ưu nhược điểm của mô hình nhượng quyền trà sữa
Bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng sẽ mang đến cho chủ kinh doanh những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Vậy với mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền thì sao?
2.1. Đối với chủ thương hiệu
Ưu điểm:
- Mở rộng quy mô kinh doanh. Phát triển hiệu quả, nhanh chóng
- Giảm tối đa nguồn lực và chi phí. Nhằm nâng cao thị trường và gia tăng nguồn thu phí nhượng quyền
- Tạo mạng lưới vững mạnh để liên kết thương mại và tài chính
- Dễ dàng điều tra, thâm nhập nhanh chóng vào các thị trường mới và hạn chế được rủi ro
- Tận dụng tối ưu nguồn lực địa phương giúp thâm nhập thị trường nội địa của các quốc gia khác một cách nhanh chóng. Mà vẫn tuân thủ pháp lý và thương mại
Nhược điểm:
- Khó kiểm soát tình trạng và chất lượng hoạt động tại các cơ sở nhượng quyền
- Gây ra sự tranh chấp và tranh giành khách của các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền
- Chất lượng của một cửa hàng không tốt sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và độ uy tín của cả một thương hiệu
2.2. Đối với đối tác nhượng quyền
Ưu điểm:
- Tỷ lệ thành công cao hơn so với tự thành lập thương hiệu mới
- Thương hiệu có sẵn nền tảng và độ uy tín giúp việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn
- Chất lượng, dịch vụ sản phẩm đảm bảo. Quy trình hoạt động được chuẩn hóa
- Hệ thống tài chính và kế toán được đồng bộ và chuẩn mực
- Chủ đầu tư được đào tạo, huấn luyện bài bản về kỹ năng quản lý và kinh doanh
- Được hỗ trợ tối ưu về các chương trình khuyến mãi, marketing
- Hỗ trợ trọn gói quy trình vận hành và sản xuất từ nguyên liệu, thực đơn,… đến trang trí, khẩu hiệu,…
- Chất lượng dịch vụ và sản phẩm được đồng bộ suốt quá trình kinh doanh nhờ sự kiểm soát và quản lý của bên nhượng quyền
Nhược điểm:
- Không phải là thương hiệu độc quyền của riêng mình
- Chấp nhận chia sẻ rủi ro với bên nhượng quyền
- Cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng nhượng quyền có vị trí địa lí gần đó
- Quá trình kinh doanh bắt buộc phải theo quy định và khuôn khổ của thương hiệu, không thể tự do phát huy khả năng sáng tạo
3. Quy trình nhượng quyền trà sữa diễn ra như thế nào?
Các đại lý khác nhau sẽ đưa ra những quy định khác nhau trong quá trình kinh doanh trà sữa nhượng quyền. Thông thường, các chương trình nhượng quyền sẽ do công ty kinh doanh trà sữa quyết định. Với các quy định chưa được thống nhất bởi hai bên, bên nhượng quyền và đối tác có thể thương thảo dựa trên tinh thần “đôi bên cùng có lợi”.
3.1. Quy trình nhượng quyền thương hiệu trà sữa
Một quy trình nhượng quyền thương hiệu trà sữa sẽ trải qua 3 bước sau:
- Để bắt đầu kinh doanh nhượng quyền trà sữa, bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn đơn vị nhượng quyền mà mình mong muốn hợp tác, tham khảo điều khoản và điều kiện từ các trang web. Sau đó, liên hệ bên nhượng quyền, đưa ra những thỏa thuận làm hài lòng đôi bên và tiến đến ký kết hợp đồng.
Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền trà sữa Nọng
- Bước tiếp theo, bạn cần tìm mặt bằng dựa theo yêu cầu bên nhượng quyền đưa ra về diện tích, mặt tiền,… Tiếp theo, thương hiệu sẽ hỗ trợ bạn về mảng thiết kế, trang trí quán sao cho đồng bộ với hệ thống.
- Cuối cùng, công ty sẽ cử nhân viên đến đào tạo bạn về cách pha chế, cách phục vụ và giám sát việc buôn bán của cơ sở mà bạn kinh doanh trong thời gian đầu. Bạn sẽ được hỗ trợ toàn bộ mảng quảng cáo, marketing cửa hàng bởi sự giúp sức của bên nhượng quyền thương hiệu.
Tùy thương hiệu mà quy trình, yêu cầu khi thực hiện nhượng quyền cũng khác nhau. Chủ kinh doanh có thể tiến hành đàm phán với chủ thương hiệu để cùng nhau thống nhất các hạng mục có trong hợp đồng.
Xem thêm:
Nhượng quyền trà sữa Nọng – thông tin chi tiết từ A đến Z
Nhượng quyền Tocotoco 0 đồng thành công với lợi nhuận lớn
3.2. Các yếu tố ràng buộc trong hợp đồng sang nhượng quyền kinh doanh trà sữa
Hợp đồng sang nhượng quyền kinh doanh trà sữa yêu cầu các yếu tố ràng buộc sau:
- Phí nhượng quyền tối thiểu là 80 triệu VNĐ/3 năm (phí nhượng quyền có thể thay đổi tùy theo tỉnh thành). Đây là phí sử dụng thương hiệu trong 3 năm. Sau 3 năm, hai bên có thể thay đổi gia hạn hợp đồng tùy theo nhu cầu từng thương hiệu.
- Phí giám sát hàng tháng cao nhất là 2,5 triệu VNĐ/tháng (thay đổi theo từng khu vực). Đây là phí mà công ty sẽ tư vấn cho đại lý về các chương trình khuyến mại, các nghiệp vụ tại cửa hàng, phí cùng công ty PR thương hiệu trên các trang báo chí
- Mặt bằng yêu cầu ít nhất 4m. Diện tích tối thiểu là 50m2. Địa điểm phải là nơi tập trung dân cư đông đúc, tấp nập người qua lại, khu tập trung kinh doanh thương mại, trường học. Nếu ở những khu du lịch hoặc trung tâm thương mại, siêu thị diện tích và mặt tiền có thể nhỏ hơn
Mặt bằng quán trà sữa The Alley
- Chi phí dành cho toàn bộ máy móc dụng cụ khoảng 70 – 80 triệu đồng
- Về vấn đề đào tạo: Công ty sẽ cử người đến tận nơi đào tạo cho đại lý. Hỗ trợ đại lý chạy thử, khai trương. Tổng thời gian hỗ trợ khoảng 12 – 15 ngày để đảm bảo quán hoạt động tốt
4. Danh sách 15 thương hiệu nhượng quyền trà sữa lợi nhuận cao nhất hiện nay
Sau đây là danh sách 15 thương hiệu nhượng quyền trà sữa nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua mà Nhà Hàng Số tổng hợp.
4.1. Trà sữa đồng giá 21K Đô Đô
- Số cửa hàng: 30
- Mức giá: Đồng giá 21K
- Giá nhượng quyền: 150 triệu đồng
Thương hiệu trà sữa Đô Đô
Đô Đô là thương hiệu trà sữa kinh doanh theo mô hình Take Away – Đồng giá đầu tiên tại miền Bắc. Thương hiệu nhượng quyền trà sữa mang đi Đô Đô từng gây sốt giới trẻ trong suốt 2 năm từ 2021 – 2022. Sản phẩm làm nên tên tuổi của trà sữa Đô Đô phải kể đến trà sữa Mochi Nhật Bản kéo dài.
Với mức giá 21K, Đô Đô phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh. Chỉ với 400 triệu đồng, bạn có thể bắt đầu giấc mơ khởi nghiệp của mình với những ưu đãi trọn gói:
- Được hỗ trợ setup, tư vấn và đào tạo bài bản
- Hoàn vốn nhanh chỉ từ 3 – 5 tháng
- Vốn bỏ ra thấp nhưng lợi nhuận cao
- Doanh thu tăng trưởng ổn định
- Đô Đô luôn không ngừng phát triển và đổi mới với các chiến dịch truyền thông chuyên nghiệp
Xem thêm: Nhượng quyền Đô Đô – Thương hiệu trà sữa đồng giá
4.2. Trà sữa Tocotoco
- Số cửa hàng: Hơn 200
- Mức giá: 28 – 89 nghìn đồng
- Giá nhượng quyền: 160 đến 300 triệu đồng cho 3 năm tùy theo khu vực
Thương hiệu nhượng quyền trà sữa Tocotoco
Tocotoco cũng là một trong những thương hiệu trà sữa nổi tiếng với các nguyên liệu đặc biệt đến từ thiên nhiên cùng quy trình chế biến an toàn, đảm bảo vệ sinh. Hiện tại, mức phí nhượng quyền 3 năm của Tocotoco tại TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang,… là 200 triệu đồng và tại khu vực Hà Nội, con số này tăng lên 300 triệu đồng. Bên cạnh chi phí đó, bạn cần bỏ ra phí giám sát và tư vấn là 30 triệu đồng/năm, chi phí nguyên liệu 195 triệu chưa tính VAT, chi phí máy móc và thiết bị là 130 triệu đồng khi lựa chọn thương hiệu nhượng quyền Tocotoco.
Xem thêm: Nhượng quyền Tocotoco 0 đồng thành công với lợi nhuận lớn
4.3. Trà sữa Gong cha
- Số cửa hàng: 89
- Mức giá: 50 – 100 nghìn đồng
- Giá nhượng quyền: 1 tỷ
Thương hiệu trà sữa Gong Cha
Là thương hiệu lâu đời, chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014. Gong cha luôn đứng trong top đầu danh sách các hãng trà sữa chất lượng và được giới trẻ Việt Nam vô cùng yêu thích. Để mua được thương hiệu trà sữa Gong cha, bạn cần bỏ ra chi phí là 1 tỷ đồng. Ngoài ra, bạn cần chi trả thêm cho bên nhượng quyền các khoản phí khác bao gồm: Tiền bảo đảm Deposit Money 300 triệu đồng, chi phí nguyên vật liệu 900 triệu đồng, vốn dự phòng 800 triệu đồng,… Do đó, để có thể làm đối tác nhượng quyền của Gong cha, tổng chi phí dự kiến mà bạn cần có là 3 – 5 tỷ đồng.
4.4. Trà sữa Ding Tea
- Số cửa hàng: 174
- Mức giá: 35 – 47 nghìn đồng
- Giá nhượng quyền: Khoảng 470 triệu đồng
Thương hiệu trà sữa Ding Tea
Là thương hiệu trà sữa Đài Loan nổi tiếng nhất Việt Nam, Ding Tea được người dân đón nhận mạnh mẽ từ những ngày đầu tiên gia nhập thị trường. Bên cạnh phí sang nhượng thương hiệu trà sữa, bạn cần đạt đủ yêu cầu về chi phí mà Ding Tea đặt ra như sau:
- Phí đào tạo quản lý thương hiệu: 2,5 triệu đồng/tháng
- Chi phí nguyên vật liệu: 470 – 700 triệu đồng/3 tháng
- Chi phí máy móc: 100 – 200 triệu đồng
4.5. Trà sữa The Alley
- Số cửa hàng: 53
- Mức giá: 55 – 75 nghìn đồng
- Giá nhượng quyền: Ước tính 600 triệu trở lên
Thương hiệu trà sữa The Alley
Bắt đầu “làm mưa làm gió” thị trường Việt Nam khi cho ra mắt món sữa tươi trân châu đường đen, The Alley được các tín đồ trà sữa đón nhận nhiệt tình. Khi trở thành đối tác nhượng quyền của The Alley, bạn sẽ được nhập các nguyên liệu chính hãng với giá gốc. Bên cạnh đó còn được bàn giao công thức pha chế và máy móc. Vì là thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn nên The Alley yêu cầu khá gắt gao về vị trí cửa hàng. Bạn cần sở hữu mặt tiền lớn hơn 18m với diện tích từ 50m2 đến 150m2 để kinh doanh nhượng quyền trà sữa The Alley.
4.6. Trà sữa Bumba
- Số cửa hàng: 75
- Mức giá: 13 – 28 nghìn đồng
- Phí nhượng quyền: 120 triệu đồng
Thương hiệu trà sữa Bumba
Trà sữa Bumba dù không quá nổi tiếng đối với giới trẻ miền Bắc nhưng tại miền Nam, Bumba lại được nhiều người biết đến với công thức pha chế độc đáo từ những nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Singapore, Đài Loan. Có thể nói, sự an toàn và độ uy tín cũng là yếu tố giúp Bumba được mọi lứa tuổi yêu thích. Phí nhượng quyền thương hiệu trà sữa của Bumba rơi vào khoảng 120 triệu đồng. Chi phí này vô cùng hợp lý dành cho những ai muốn kinh doanh khởi nghiệp mà không có nhiều vốn.
4.7. Trà Tiên Hưởng
- Số cửa hàng: 53
- Mức giá: 25 – 40 nghìn đồng
- Phí nhượng quyền: 80 triệu đồng cho 3 năm
Thương hiệu Trà Tiên Hưởng
Với tinh thần cùng nhau phát triển, Trà Tiên Hưởng đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều đối tác nhượng quyền trà sữa. Bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi khi trở thành “đồng nghiệp” của Trà Tiên Hưởng, điển hình như: được hỗ trợ các cửa hàng tăng doanh số với các mô hình, chiến lược kinh doanh và truyền thông bài bản. Vậy nên, nếu bạn vẫn chưa quyết định lựa chọn thương hiệu kinh doanh nào thì Trà Tiên Hưởng cũng là một lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
4.8. Trà sữa Royaltea
- Số cửa hàng: Hơn 100
- Mức giá: 25 – 60 nghìn đồng
- Giá nhượng quyền: từ 500 triệu đồng
Thương hiệu trà sữa Royal Tea
Royaltea được biết đến là thương hiệu trà sữa có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Tính đến nay, thương hiệu này đã có mặt tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và hơn 35 tỉnh thành khác trải khắp Việt Nam. Độ phủ sóng rộng rãi sẽ giúp việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn nhiều so với việc tự thành lập một thương hiệu mới của riêng mình. Vậy nên, đừng ngần ngại kinh doanh thương hiệu trà sữa nhượng quyền Royaltea nếu bạn đang có nguồn vốn hơn 500 triệu đồng nhé!
4.9. Nhượng quyền BoBaPop
- Số cửa hàng: 150
- Mức giá: 25 – 50 nghìn đồng
- Giá nhượng quyền: Ước tính 1 tỷ đồng
Thương hiệu trà sữa BoBaPop
Là thương hiệu được người dùng Việt Nam ưa chuộng đã lâu, trà sữa BoBaPop đến nay vẫn giữ được vị thơm ngon thuở ban đầu cùng chất lượng và giá thành vô cùng phải chăng. Chỉ với 1 tỷ đồng, bạn đã có thể trở thành đối tác nhượng quyền của thương hiệu BoBaPop trong vòng 3 năm liên tiếp. Là thương hiệu trà sữa có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên BoBaPop đã dừng nhượng quyền tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.
4.10. Trà sữa Mr Good Tea
- Số cửa hàng: 120
- Mức giá: 25 – 35 nghìn đồng
- Giá nhượng quyền: 170 triệu đồng cho 3 năm
Thương hiệu trà sữa Mr GoodTea
Dù xuất hiện muộn hơn các thương hiệu trà sữa khác, Mr Good Tea vẫn tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trà sữa Việt Nam. Với giá cả bình dân cùng thực đơn đa dạng hơn 50 món trà sữa khác nhau, Mr Good Tea luôn có mức doanh thu ổn định qua mọi thời kỳ. Nhờ vào những giá trị sẵn có mà thương hiệu Mr Good Tea tạo dựng bao năm qua, bạn có thể thành công trên con đường khởi nghiệp kinh doanh của mình một cách dễ dàng.
4.11. Trà sữa Chago
- Số cửa hàng: 26
- Mức giá: 35 – 65 nghìn đồng
Là thương hiệu trà sữa khá nổi tiếng xuất xứ từ Đài Loan. Chago thu hút khách hàng ở hương vị đậm đà, vị trà tự nhiên cùng hậu vị thơm ngon cho người uống.
Chago là trà sữa được làm chủ yếu bởi trà và trân châu. Ngay khi vừa nhâm nhi một ngụm trà sữa, bạn sẽ cảm nhận ngay được vị đậm đà của trà tự nhiên, vị béo ngậy của sữa. Và sự giòn, dai của những viên trân châu hoàn hảo.
Mặc dù ra đời sau rất nhiều thương hiệu lớn, Chago vẫn đang giữ vững phong độ của mình. Là thương hiệu trà sữa được nhiều người lựa chọn và yêu thích. Trong tương lai không xa, trà sữa Chago có thể sẽ trở thành một trong những thương hiệu đi đầu trong ngành trà sữa tại Việt Nam.
Thương hiệu trà sữa Chago
4.12. Trà sữa Nọng
- Số cửa hàng: Hơn 300
- Mức giá: Đồng giá 20K
- Giá nhượng quyền: 80 triệu đồng cho 3 năm
Trong khoảng 2 năm gần đây, Trà Sữa Nọng đã thành công chinh phục hàng ngàn bạn trẻ gen Z. Và trở thành cơn lốc trà sữa được nhiều người yêu thích. Nọng đang hằng ngày cố gắng và nỗ lực để ghi tên mình vào chuỗi hệ thống ăn vặt lớn nhất trong lĩnh vực ẩm thực phục vụ đối tượng học sinh – sinh viên.
Đến với Nọng, bạn sẽ được lo từ A – Z. Được hỗ trợ mọi lúc mọi nơi, tất tần tật mọi thứ khi gặp trở ngại trong việc nhượng quyền và kinh doanh. Một số quyền lợi điển hình bạn sẽ nhận được khi hợp tác cùng Trà sữa Nọng có thể kể đến:
- Chi phí đầu tư thấp. Thời gian hòa vốn ngắn (chỉ từ 4 – 6 tháng)
- Dễ dàng đạt doanh thu hấp dẫn từ 150 đến 300 triệu đồng mỗi tháng
- Quy trình nhượng quyền bài bản, rõ ràng. Cam đoan minh bạch về giá cả và đảm bảo ổn định chất lượng khi hợp tác. Đào tạo quy trình quản lý và vận hành quán nghiệm ngặt, kỹ càng
- Hỗ trợ hết mình khâu tìm kiếm mặt bằng đầu tư đẹp và hiệu quả để tối ưu hóa ngân sách kinh doanh. Ngày khai trương diễn ra nhanh chóng chỉ sau 1 đến 2 ngày kể từ khi tìm được mặt bằng
- Danh sách công thức sản phẩm ngon chuẩn và mới lạ. Cung cấp nguyên liệu độc quyền bảo đảm 100% vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sáng tạo và thay đổi không ngừng theo nhu cầu của giới trẻ. Trau chuốt từ nguyên liệu đến bao bì. Menu được thêm từ 1 đến 4 món mới mỗi tháng để phù hợp xu hướng ẩm thực của đối tượng khách hàng
Thương hiệu trà sữa Nọng
4.13. Trà sữa Te Amo
- Mức giá: Đồng giá 19K
- Giá nhượng quyền: 369 triệu đồng
Trà sữa Te Amo hiện đang là thương hiệu khá phổ biển với giới trẻ Việt Nam. Với menu đồ uống đa dạng, giá cả “sinh viên”, thương hiệu này được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn để kinh doanh nhượng quyền. Đặc biệt, Te Amo còn có chi phí nhượng quyền rất hợp lý chỉ từ 19 triệu đồng. Và nếu bạn đồng ý trở thành đối tác nhượng quyền với Te Amo với tổng chi phí là 369 triệu đồng, bạn sẽ nhận được những hỗ trợ sau:
- Chi phí nhượng quyền thương hiệu
- Chi phí đào tạo nhân viên
- Chi phí Marketing
- Chi phí thiết bị
Đến với Team của Te Amo bạn sẽ không phải lo bất cứ điều gì nữa. Bởi mọi khó khăn đã có Te Amo lo giúp bạn. Từ việc hỗ trợ tìm mặt bằng, trang thiết bị tại cửa hàng. Đào tạo nhân sự miễn phí, hỗ trợ Marketing cho đến nguồn nguyên liệu cũng sẽ được hỗ trợ.
Thương hiệu trà sữa Te Amo
4.14. Trà sữa R&B
- Số cửa hàng: Hơn 500 cửa hàng
- Mức giá: Đồng giá 34 – 60 nghìn đồng
R&B là thương hiệu trả sữa được đồng sáng lập bởi Rex và Bruce. Là thương hiệu nổi tiếng thế giới và sau nhiều năm chinh chiến trên thị trường, R&B đã và đang ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình. Trong tương lai, R&B chắc chắn sẽ được xứng danh là thương hiệu kinh doanh trà tốt nhất thế giới. Đây là thương hiệu trà sữa duy nhất có nhà máy gia công thực phẩm. Vậy nên, chất lượng sản phẩm luôn được duy trì và không ngừng cải thiện bởi đội kỹ thuật pha chế với nhiều năm kinh nghiệm.
Thương hiệu trà sữa R&B
4.15. Trà sữa Goky
- Số cửa hàng: 30 cửa hàng
- Mức giá: 25 – 50 nghìn đồng
- Giá nhượng quyền: 600 – 800 triệu đồng
Giữa làn sóng ồ ạt của các thương hiệu trà sữa Đài Loan, Goky xuất hiện và được nhiều người tiêu dùng biết đến và tìm kiếm vì xuất xứ đến từ Nhật Bản. Mang hương vị đặc biệt, khác hoàn toàn so với các thương hiệu trà sữa Đài Loan khác hiện có trên thị trường. Goky trở nên vô cùng nổi tiếng và trở thành cái tên sáng giá trong danh sách các thương hiệu trà sữa nhượng quyền tại Việt Nam.
Để được nhận nhượng quyền trà sữa Goky, các mặt bằng cần phải nằm ở mặt tiền lô góc hoặc có mặt tiền tối thiểu 5m.
Thương hiệu trà sữa Goky
Bạn đã lựa chọn được thương hiệu nhượng quyền trà sữa mà bản thân mong muốn hợp tác chưa? Hãy nghiên cứu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định nhé!
5. Lời kết
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về mô hình nhượng quyền trà sữa. Chúc bạn thành công trên con đường mà bạn đã chọn. Nếu thấy những thông tin trên hay và bổ ích, hãy ghé thăm chuyên mục Nhượng quyền Trà sữa của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức thú vị khác bạn nhé!