Nhượng quyền bánh mì que: Thông tin cần biết

Date:

Nhượng quyền bánh mì que là một mô hình kinh doanh tiềm năng bởi chi phí đầu tư ban đầu thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh.

Hiện nay, mô hình kinh doanh nhượng quyền đồ ăn sáng đã không còn xa lạ trong thị trường kinh doanh F&B. Trong đó, mô hình nhượng quyền Bánh mì que là một mô hình tiềm năng, được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu về mô hình kinh doanh này qua bài viết nhé!

1. Tổng quan thị trường bánh mì Việt Nam

Bánh mì là một trong những đại diện cho nền văn hóa ẩm thực và là niềm tự hào dân tộc của người Việt. Không những vậy, bánh mì cũng là một loại thực phẩm quen thuộc, được nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Vào năm 2020, GoFood – một nền tảng giao hàng trực tuyến – cho biết, số bánh mì được đặt thông qua nền tảng đạt khoảng 9.000 ổ mỗi ngày, gần 4,5 triệu ổ trên năm. Trong đó bánh mì que, bánh mì thập cẩm, bánh mì heo quay là những loại bánh mì được đặt nhiều nhất. Cùng với đó, bánh mì cũng luôn là một sản phẩm lọt “top” những món ăn được đặt nhiều nhất của ứng dụng.
thị trường bánh mì việt nam
Theo một báo cáo khác của Qandme, nền tảng giao đồ ăn phổ biến nhất tại Việt Nam không phải GoFood. Bởi ứng dụng này vẫn xếp sau 2 ứng dụng phổ biến khác là GrabFood và Now (ShopeeFood). Ngoài ra, từ thực tế, có thể thấy lượng tiêu thụ bánh mì trực tiếp (không qua ứng dụng giao hàng) của người Việt cũng rất cao. Từ đó, có thể thấy rằng, nhu cầu tiêu thụ bánh mì của người Việt rất lớn. Việc kinh doanh mặt hàng là bánh mì vẫn rất tiềm năng và đáng để các nhà đầu tư cân nhắc.

2. Ưu điểm của kinh doanh bánh mì que?

2.1. Giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Bánh mì là một món ăn đã quá quen thuộc với mỗi người. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền ẩm thực, nhiều loại bánh mì mới cũng được phát triển. Trong đó, bánh mì que là một loại bánh mì được nhiều người yêu thích bởi vị ngon cũng như sự mới lạ so với bánh mì truyền thống. Với hình dáng nhỏ nhắn, nó phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng từ trẻ em cho tới người lớn tuổi.
Ngoài hương vị, giá thành cũng là một yếu tố khiến bánh mì que càng phổ biến. Hiện nay, trung bình mỗi ổ bánh mì que chỉ có giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng. Dù giá thành rẻ, hình dáng nhỏ nhắn, nhưng phần nhân của bánh mì que cũng khá đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng như: trứng, xúc xích, pate, thịt nguội, các loại rau ăn kèm… Bánh mì que đã đáp ứng tâm lý thích những thứ ngon – bổ – rẻ của khách hàng, vì vậy nó đã trở thành một món ăn yêu thích của nhiều người.

2.2. Hợp với mọi mặt bằng kinh doanh

Để kinh doanh bánh mì nói chung hay bánh mì que nói riêng, bạn không cần đầu tư quá nhiều vào mặt bằng. Bởi chỉ cần một chiếc xe đẩy nhỏ, bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh mặt hàng này.
Với xe đẩy, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí cho mặt bằng. Đồng thời bạn có thể tự do di chuyển đến mọi địa điểm phù hợp để tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên, dù có thể di chuyển linh động, bạn vẫn nên chọn một nơi cố định để kinh doanh. Đồng thời khi chọn mặt bằng để kinh doanh, bạn nên chọn những nơi sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì như vậy bạn sẽ có một nguồn khách hàng đều đặn và có những người khách quen, gắn bó với xe bánh mì của bạn.

3. Nhượng quyền bánh mì que là gì?

Trên đây là lợi ích khi kinh doanh bánh mì que, vậy kinh doanh nhượng quyền bánh mì que là gì? Khác gì so với tự kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
kinh doanh nhượng quyền bánh mì que
Kinh doanh nhượng quyền bánh mì que là một trong những hình thức hợp tác kinh doanh cùng có lợi giữa các nhà đầu tư và thương hiệu bánh mì. Khi lựa chọn kinh doanh nhượng quyền, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ thương hiệu trong quá trình kinh doanh như:

  • Được sử dụng thương hiệu nhượng quyền, kinh doanh các sản phẩm bánh mì của thương đó.
  • Được thương hiệu đào tạo, chuyển giao các công thức độc quyền để làm bánh mì que.
  • Được hỗ trợ, đào tạo bài bản và tham gia các chiến lược kinh doanh của thương hiệu.
  • Ngoài ra còn được tự quản lý các hạng mục kinh doanh, lợi nhuận, doanh thu…

Bên cạnh những lợi ích được nhận, bạn cần phải thực hiện đúng và đầy đủ theo các cam kết đã ký trong hợp đồng với thương hiệu.

4. Ai nên kinh doanh nhượng quyền bánh mì que?

4.1. Người muốn có thêm nguồn thu nhập

Nếu bạn muốn thực hiện 2 hoặc nhiều công việc cùng một lúc, kinh doanh đồ ăn sáng, đặc biệt là bánh mì là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Vì hoạt động kinh doanh đồ ăn sáng như bánh mì thường diễn ra từ 6h – 8h sáng. Đây thường là thời gian trống dành cho bữa sáng của mọi người. Sau khoảng thời gian này, bạn hoàn toàn có thể làm công việc yêu thích khác. Do đó, kinh doanh một xe bánh mì là một lựa chọn phù hợp, giúp bạn có thêm nguồn 1 thu nhập tốt dành cho bạn.

4.2. Người muốn khởi nghiệp từ mô hình nhượng quyền

Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp, kinh doanh nhượng quyền bánh mì cũng là một lựa chọn đáng để cân nhắc. Bởi vì kinh doanh nhượng quyền bánh mì không chỉ hoạt động vào mỗi buổi sáng. Bạn hoàn toàn có thể mở bán cả ngày nếu có lượng khách đảm bảo. Thực tế tại Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều cửa hàng chuyên phục vụ bánh mì mở cửa cả ngày.

5. Lợi thế khi kinh doanh nhượng quyền bánh mì que

Nếu tự gây dựng thương hiệu riêng bạn sẽ phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Đôi khi sẽ gặp thất bại trong việc tạo nên công thức riêng hoặc định hướng cho thương hiệu của mình. Do đó, nếu muốn bắt đầu khởi nghiệp thì nhượng quyền bánh mì que là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Bởi vì kinh doanh nhượng quyền bánh mì que có những lợi thế lớn như sau:

5.1. Nhận được sự hỗ trợ từ phía thương hiệu

So với tự bắt đầu xây dựng thương hiệu riêng, việc kinh doanh nhượng quyền có phần nhàn hạ hơn. Thương hiệu sẽ hỗ trợ bạn tối đa để việc kinh doanh được bắt đầu một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Việc của bạn chỉ là tập trung học tập và chuẩn bị tốt những công việc khác.
Khi kinh doanh nhượng quyền, bạn sẽ được thương hiệu hỗ trợ một cách tối đa. Từ các công thức làm bánh, định hướng hình ảnh, chiến lược kinh doanh đến các vấn đề khác như, dụng cụ, nguyên vật liệu… đều được phía thương hiệu chuẩn bị.

5.2. Có sẵn định hướng phát triển

Một ưu điểm nữa của kinh doanh nhượng quyền so với khi bạn tự xây dựng thương hiệu đó là có sẵn định hướng phát triển. Thay vì loay hoay tìm kiếm hướng đi phù hợp thì bạn đã được thương hiệu vạch sẵn các định hướng cụ thể.
Khi bắt đầu kinh doanh, thương hiệu sẽ vạch sẵn cho bạn những chiến lược kinh doanh cụ thể. Đồng thời cũng sẽ tư vấn cách bán hàng sao cho đạt được lợi nhuận cao. Vấn đề làm thế nào để quản lý dòng tiền một cách chuyên nghiệp, tránh thất thoát cũng sẽ được thương hiệu chia sẻ.

5.3. Tiết kiệm chi phí.

Một lợi thế khác khi bạn lựa chọn kinh doanh nhượng quyền đó là tiết kiệm được chi phí.
kinh doanh nhượng quyền bánh mì que giúp tiết kiệm chi phí
Trên thực tế, việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp giảm được chi phí tương đối lớn. Bởi vì bạn sẽ không cần chi quá nhiều cho việc chạy các quảng cáo, chiến dịch marketing để xây dựng thương hiệu. Cũng như việc sắm sửa các vật dụng, trang bị cần thiết để kinh doanh. Vì những thứ này đều được thương hiệu nhượng quyền hỗ trợ.

5.4. hạn chế rủi ro ban đầu khi kinh doanh.

Thương hiệu nhượng quyền là những thương hiệu đã có thời gian hoạt động thực tế. Có những chính sách, chiến lược kinh doanh được thử nghiệm và áp dụng thành công. Bên cạnh đó, một thương hiệu thường bắt đầu nhượng quyền khi đã có danh tiếng nhất định trên thị trường. Do đó, nếu kinh doanh nhượng quyền, bạn đã có sẵn một nguồn khách hàng nhất định. Cùng với một hệ thống đảm bảo cho sự ổn định trong quy trình vận hành cũng như chất lượng sản phẩm. Vậy nên những rủi ro bạn có thể gặp phải sẽ được hạn chế tối đa. Từ đó, giúp bạn có thời gian thực hiện những công việc khác thay vì khắc phục các rủi ro.

6. Quy trình nhượng quyền bánh mì que như thế nào?

Khi nhượng quyền, mỗi thương hiệu sẽ có những quy trình nhượng quyền riêng. Tuy nhiên, về cơ bản quy trình nhượng quyền thương hiệu bánh mì que thường sẽ có những bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Tìm hiểu. Các đối tác sẽ tìm hiểu về thương hiệu công ty mà mình muốn hợp tác.
  • Bước 2: Tư vấn trực tiếp. Thương hiệu và đối tác sẽ có buổi trò chuyện, tư vấn, giải đáp các thắc mắc của đối phương.
  • Bước 3: Tiến hành khảo sát. Thương hiệu tiến hành các khảo sát về: điều kiện của nhà đầu tư, địa điểm kinh doanh…
  • Bước 4: Ký kết và thanh toán các chi phí trong hợp đồng.
  • Bước 5: Tiến hành đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao công thức.
  • Bước 6: Chuyển giao mô hình kinh doanh, khai trương cơ sở nhượng quyền.

Tùy vào yêu cầu của thương hiệu, các bước thực hiện có thể sẽ có sự xáo trộn hoặc thêm bớt. Vì vậy để có thông tin chính xác nhất, bạn hãy liên hệ trực tiếp với thương hiệu muốn hợp tác để có những thông tin chi tiết.

7. Top các thương hiệu và chi phí nhượng quyền bánh mì que

7.1. Thương hiệu bánh mì que Pháp BMQ

Bánh mì que Pháp BMQ là một thương hiệu được thành lập từ năm 2009. Sau hơn 13 năm phát triển, BMQ đã trở thành một thương hiệu được nhiều người tin tưởng, lựa chọn. Hiện nay, các sản phẩm của BMQ đã có mặt tại khắp các tỉnh thông qua hệ thống các điểm bán lẻ, đại lý, siêu thị trên toàn quốc.
nhượng quyền bánh mì que pháp bmq
Hiện khách hàng có thể dễ dàng thưởng thức bánh mì que Pháp ở bất cứ đâu. Vì BMQ đã liên kết với rất nhiều đối tác uy tín như:

  • Hệ thống 95 siêu thị Coopmart trên toàn quốc.
  • Tại 194 cửa hàng của B’s mart 24/7.
  • Trên 50 trường mầm non tại TP Hồ Chí Minh.
  • Và các kênh phân phối khác như: Grab, Foody, Hotdeal, Eatup…

Về chi phí nhượng quyền.
Hiện nay, để trở thành đối tác nhượng quyền của bánh mì que Pháp BMQ, bạn chỉ cần bỏ ra số vốn từ 6 – 10 triệu đồng. Với mức giá nhượng quyền này, bạn sẽ phải tự sắm sửa các vật dụng thiết yếu để kinh doanh. Bởi vì công ty sẽ chỉ hỗ trợ cho bạn mượn tủ bánh. Những trang bị, dụng cụ khác như dao cắt, túi đựng, lò nướng… bạn sẽ chỉ được công ty hướng dẫn cách trang bị. Ngoài ra, trong 1 – 3 tháng đầu, BMQ cũng sẽ hỗ trợ bằng cách tư vấn các hoạt động quảng bá, marketing để thúc đẩy doanh số.

7.2. Thương hiệu Bánh mì que Đà Nẵng – Lâm Vũ Group

Hệ thống Ẩm Thực Lâm Vũ (hay Lâm Vũ Group) bao gồm 3 công ty. Hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất; Thương mại & Dịch vụ; Phân phối thực phẩm, Thương hiệu ẩm thực. Trong đó công ty Lâm Vũ là đơn vị đang nắm thương hiệu Bánh mì que Đà Nẵng được nhiều khách hàng yêu thích.
nhượng quyền bánh mì que đà nẵng
Thương hiệu Bánh mì que Đà Nẵng sở hữu thị trường phân phối rộng lớn. Nhờ hệ thống trên khắp 63 tỉnh, gồm hơn 2000 điểm bán cả trong và ngoài nước. Ngoài ra cũng được công ty đảm bảo đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về chi phí gói nhượng quyền.
Hiện tổng chi phí được công bố là 27,3 triệu đồng. Trong đó bạn sẽ được công ty hỗ trợ từ A-Z. Xe đẩy, nguyên vật liệu và đồng phục cũng sẽ được công ty chuyển giao. Mọi trang bị khai trương như: ô dù, banner, poster, tờ rơi, hoa, bóng bay, phần quà khai trương…. cũng sẽ được tặng miễn phí.
Về mặt lợi nhuận, điều này sẽ phụ thuộc vào mặt bằng và số lượng bán ra của bạn. Tuy nhiên, theo phía công ty, thời gian trung bình để bạn có thể hòa vốn là khoảng từ 45 – 65 ngày.

7.3. Mô hình bánh mì que Đà Lạt – Dalabami

Bánh mì que Đà Lạt – Dalabami là một mô hình nhượng quyền của M&O Food. Đây là một trong những thương hiệu tiến hành nhượng quyền sớm nhất. Đối tượng khách hàng mà Dalabami hướng đến là học sinh, người đi đường và nhân viên văn phòng. Với nguồn nguyên liệu luôn đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Mọi quy trình sản xuất của công ty đều được thực hiện khép kín. Đảm bảo sản phẩm tạo nên hương vị tươi ngon và bổ dưỡng. Là một thương hiệu được yêu thích, hiện Dalabami có hơn 1800 quầy hàng bánh mì trên cả nước.
nhượng quyền bánh mì que đà lạt
Về chi phí nhượng quyền.
Mức chi phí kinh doanh Bánh Mì Que Đà Lạt trọn bộ được công bố là từ 25 triệu đồng. Khi đăng ký nhượng quyền kinh doanh thương hiệu này, bạn sẽ được:

  • Trang bị đầy đủ các trang thiết bị
  • Bộ nhận diện thương hiệu
  • Gói quà tặng và truyền thông

Theo phía công ty nếu bạn bán ra theo đúng công thức, lợi nhuận trên mỗi ổ bánh mì sẽ đạt 5.000 đồng / 1 ổ. Tuy nhiên, doanh thu, lợi nhuận thực tế sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của bạn.
Xem thêm: 

8. Một số lưu ý khi đăng ký kinh doanh nhượng quyền bánh mì que

Dù mô hình kinh doanh nhượng quyền bánh mì que có nhiều ưu thế. Tuy nhiên, khi kinh doanh mô hình này bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hãy chọn một thương hiệu bánh mì que có yêu cầu cao. Việc chọn một thương hiệu có yêu cầu cao trong việc chọn đối tác sẽ giữ được bản sắc riêng. Điều này sẽ giúp quán của bạn cũng như thương hiệu phát triển bền vững. Đồng thời khi hợp tác với những thương hiệu như vậy, bạn sẽ học được nhiều điều hữu ích từ họ.
  • Hãy xác nhận chắc chắn đó là thương hiệu có bản quyền. Hiện nay bánh mì que đang là một mô hình kinh doanh khá hot. Vậy nên có rất nhiều thương hiệu bánh mì que không có bản quyền đã ra đời. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các thương hiệu này đều không chịu sự quản lý của bên nào. Nên dẫn đến tình trạng chất lượng nguyên liệu kém, sản phẩm không đảm bảo. Do đó, khi tìm thương hiệu để hợp tác nhượng quyền kinh doanh, bạn cần tìm hiểu kỹ về xuất xứ của thương hiệu.

lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền bánh mì que
Đọc thêm: Lưu ý cần biết về nhượng quyền bánh mì tại Việt Nam

9. Tạm kết

Trên đây là những điều Nhà Hàng Số muốn chia sẻ đến các bạn về mô hình nhượng quyền bánh mì que. Với những ưu điểm, lợi thế đã được đề cập, có thể thấy, nhượng quyền bánh mì que là một mô hình tiềm năng. Thích hợp với những nhà đầu tư muốn bắt đầu kinh doanh nhượng quyền.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về mô hình này. Đồng thời giúp ích phần nào cho bạn trong việc lựa chọn một thương hiệu phù hợp để hợp tác kinh doanh. Chuyên mục nhượng quyền của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới về nhượng quyền bánh mì. Hãy theo dõi để biết thêm những thông hữu ích nhé!

5/5 - (4 bình chọn)
Hà Anh
Hà Anh
Là một người có niềm yêu thích và dành nhiều thời gian cho lĩnh vực Marketing - Truyền thông. Hiện tại, Hà Anh đang giữ vai trò là một Content Writer tại Nhà Hàng Số.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

15 thương hiệu nhượng quyền trà sữa lợi nhuận cao nhất hiện nay

Top 15 thương hiệu nhượng quyền trà sữa mà...

Nhượng quyền Bánh Mì Má Hải – Thương hiệu bánh mì “độc nhất”

Nhượng quyền Bánh Mì Má Hải tiềm năng vượt...

Nhượng quyền BoBaPop – “Mỏ vàng” cho các doanh nghiệp

Nhượng quyền BoBaPop, thương hiệu trà sữa take away...

Kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền cà phê dưới 100 triệu

Kinh doanh cà phê là mô hình được nhiều...