Nhượng quyền Starbucks – Thương hiệu được săn đón toàn cầu

Date:

Các chủ đầu tư trên toàn thế giới không ngừng săn đón và sẵn sàng “rót tiền” để nắm bắt cơ hội nhượng quyền Starbucks đắt giá

Starbucks là thương hiệu cà phê cao cấp, nổi tiếng trên khắp thế giới. Nó sở hữu danh tiếng, giá trị thương hiệu lớn cùng doanh thu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Bởi vậy, đây chính là mô hình tiềm năng và phát triển bền vững mà các nhà đầu tư luôn ao ước và săn đón được kinh doanh. Đặc biệt là dưới hình thức hợp tác nhượng quyền Starbucks. Vậy thương hiệu này có đồng ý nhượng quyền hay không? Tất cả sẽ được giải mã chi tiết dưới đây.

1. Thị trường cafe thế giới

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), niên vụ 2021-2022, sản lượng cà phê toàn cầu dự kiến ​​đạt 167,2 triệu bao. So với giai đoạn 2020 – 2021, sản lượng giảm 2,1% so với mức 170,8 triệu bao. Tại châu Âu, dự báo lượng tiêu thụ cũng tăng từ 52 triệu bao lên 54,2 triệu bao. Tại châu Á và châu Đại Dương, lượng cà phê tiêu thụ tăng từ 39,7 lên 40,8 triệu bao. Còn tại Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ, tăng chậm lần lượt là 0,3% và 0,5%. Và lượng tiêu thụ dự kiến tăng 2,4% lên 11,7 triệu bao tại châu Phi. Vào năm 2027, dự báo quy mô thị trường cafe đạt mức 201,4 tỷ đô la Mỹ. Giai đoạn 2020-2027, tốc độ tăng trưởng CAGR là 3,6%.
Tốc độ tăng trường, quy mô và sản lượng tiêu thụ cafe có xu hưởng tăng mạnh. Do đó, đây là ngách thị trường đầy tiềm năng cho các chủ đầu tư. Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu cafe nổi tiếng chiếm trọn trái tim khách hàng. Phải kể đến một số thương hiệu hàng đầu thế giới như Starbucks Coffee, Costa Coffee, McCafé, Gloria Jean’s Coffees, Lavazza coffee, The Coffee Bean & Tea Leaf,…
phân bố cafe thế giới

2. Starbucks Coffee – Thương hiệu cafe đỉnh cao trên thế giới

2.1 Tổng quan về Starbucks Coffee

Starbucks Coffee là cái tên không còn xa lạ trên toàn thế giới. Nó là thương hiệu cafe cao cấp nổi tiếng toàn cầu. “Ông lớn” này ngày càng khẳng định vị thế của mình khi sở hữu mức doanh thu cao nhất hiện nay. Câu chuyện thương hiệu tuyệt vời bắt đầu từ năm 1971. Starbucks được ra đời bởi Jerry Baldwin, Zev Siegl và Gordon Bowker. Trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Với xuất phát điểm chỉ là một địa chỉ cung cấp hạt cafe và dụng cụ pha chế nhỏ. Tuy nhiên, bằng sự nhiệt huyết, cả 3 đã tìm kiếm nên những hạt cafe thơm ngon nhất, đặc sắc nhất với phong cách chế biến riêng. Từ đó, thức uống sáng tạo này ngày càng thành công và nổi tiếng khắp thế giới.
sản phẩm starbucksCứ như vậy, sau 50 năm phát triển, Starbucks Coffee đã trở thành một “ông lớn” trong lĩnh vực F&B nói chung và cà phê nói riêng. Hiện nay, Starbucks đã có mặt tại hơn 65 quốc gia với trên 23.000 cửa hàng. Thị phần chủ yếu nằm ở Mỹ, Nam Phi, châu Á và có xu hướng mở rộng trong tương lai. Thương hiệu luôn nhận được đánh giá cao từ khách hàng về chất lượng đồ uống, phục vụ. Chưa kể, theo thống kê, mỗi tuần, chuỗi cửa hàng Starbucks tiếp đón hơn 40 triệu lượt khách hàng. Tương đương với 5 tỷ ly cafe được bán ra mỗi năm. Do đó, doanh thu của thương hiệu này luôn nằm top quán có doanh thu cao nhất toàn cầu. Với tiềm lực lớn mạnh, chắc chắn Starbucks Coffee sẽ còn trở nên đắt giá và thu hút nhiều hơn nữa.
starbucks

2.2 Định vị và sứ mệnh của Starbucks Coffee

Starbucks bắt đầu định vị trở thành thương hiệu “cà phê cao cấp” toàn cầu. Do đó, nó đã có những chiến lược phù hợp để phát triển thành công ty đa quốc gia do đáp ứng địa phương cao và hội nhập toàn cầu thấp. Thương hiệu luôn đề cao sự khác biệt, sáng tạo và định hướng nuôi dưỡng tinh thần con người. Đây là nền tảng quan trọng, kim chỉ nam xuyên suốt giúp Starbucks thành công chinh phục các địa phương và có mặt trên toàn cầu. Vậy nên, thương hiệu này muốn trở thành nơi thứ ba mà khách hàng ghé đến chỉ sau công sở và gia đình của họ. Một nơi thư giãn, làm việc hay gặp gỡ tâm sự. Để thực hiện, Starbucks lựa chọn cấu trúc khu vực địa lý phù hợp với khả năng cũng như chiến lược kinh doanh.
Năm 2020, Starbucks sở hữu 33.833 cửa hàng và phục vụ hơn 100 triệu khách hàng. Cuối năm 2021, Starbucks đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng doanh thu là khoảng 29,06 tỷ đô la Mỹ. Thương hiệu cung cấp đa dạng các sản phẩm như cà phê, trà và nhiều loại đồ ăn nhẹ khác nhau. Ngoài ra, còn tiếp thị kết hợp với các thương hiệu khác như Teavana, Tazo, Seattle’s Best Coffee, Starbucks VIA, Starbucks Refreshers, Evolution Fresh, La Boulange và Verismo.
phân bố starbucks 2021

2.3 USP của Starbucks

Starbucks định vị thương hiệu “cafe cao cấp” với USP độc đáo. Đây là chìa khóa quan trọng giúp thương hiệu phát triển mạnh. Trước tiên, đó là chất lượng sản phẩm với thức uống thơm ngon nhất. Hương vị đậm chất riêng, độc đáo từ nguyên liệu và công thức pha chế sáng tạo. Ngoài ra, một yếu tố “ăn điểm” nữa của Starbucks chính là không gian hiện đại, sang trọng. Cách bày trí tinh tế và đẳng cấp. Bố cục hợp lý tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất.
sản phẩm starbucks
Sự đầu tư chỉn chu, chuyên nghiệp giúp thương hiệu này mang đến trải nghiệm tuyệt vời và trọn vẹn nhất. Nhìn chung, Starbucks tập trung phát triển bền vững. Coi trọng chất lượng hơn số lượng. Và đối tượng khách hàng hướng tới là người ngoại quốc và người có thu nhập cao.
không gian thiết kế starbucks

2.4 Starbucks Coffee tại Việt Nam

Starbucks bắt đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2013. Cửa hàng đầu tiên đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Hương vị cafe mới lạ với phong cách phương Tây nhanh chóng thu hút khách hang. Sau 5 năm phát triển, Starbucks đã mở rộng ra đến 34 cửa hàng trên toàn quốc. Tuy vấp phải cạnh tranh gay gắt với nhiều thương hiệu cafe truyền thống tại Việt Nam và các tên tuổi khác. Tuy nhiên, Starbuck đã xây dựng và vẫn giữ được vị thế vững chắc trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng Việt.
Thông thường, các thương hiệu F&B nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ lựa chọn hình thức nhượng quyền thương mại hoặc hợp tác, liên doanh với các đối tác trong nước. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hiểu, thâm nhập hiệu quả thị trường và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, Starbucks lại chọn một hướng đi khác. Đó là ký hợp đồng với công ty con là Công ty TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Ý Tưởng Việt của Tập đoàn HongKong Maxim Group. Đây cũng là tập đoàn đã mang Starbucks đến với người tiêu dùng Hongkong và Macao. Có thể thấy, họ muốn tìm kiếm những tập đoàn có quy mô và năng lực quản lý chuỗi hiệu quả để tránh mắc sai lầm ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.
không gian starbucks

3. Lợi thế cạnh tranh của Starbucks

Giá thành cao với phân khúc cao cấp tưởng chừng không phù hợp với tâm lý và mức độ chi tiêu của một bộ phận khách hàng. Đặc biệt là người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên, nó vẫn “được lòng” thực khách, mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn với những lợi thế cạnh tranh dưới đây.

  • Thương hiệu nổi tiếng

Starbucks Coffee là thương hiệu nổi tiếng với định vị cafe cao cấp. Hương vị độc đáo, không gian đẳng cấp và cách phục vụ chuyên nghiệp. Vào năm 2019, theo Interbrand, Starbucks nâng giá trị thương hiệu lên đến 11,7 tỷ đô la. Từ năm 1998 tới năm 2019, số lượng cửa hàng tăng từ 1.886 tới 31.256.

  • Nguồn đầu tư tài chính ổn định

Starbucks sở hữu nền tảng tài chính vững chắc, ổn định và giá trị thương hiệu kỷ lục. Năm 2020, doanh thu thương hiệu hàng năm đạt 26,5 tỷ đô la. Lợi nhuận khoảng 3,6 tỷ đô là.
starbucks doanh thu doanh thu starbucks

  • Sản phẩm chất lượng cao

Hương vị đồ uống đậm đà, thơm ngon luôn được Starbucks đặt lên hàng đầu. Những hạt cafe được trồng và thu hoạch theo tiêu chuẩn quốc tế với máy móc và thiết bị hiện đại. Do đó, dù mức giá đồ uống khá cao và mắc, nhưng khách hàng vẫn cảm thấy hợp lý và thỏa mãn.
starbucks hương vị

  • Cân bằng giữa lợi nhuận và đạo đức kinh doanh

Starbucks là một trong những thương hiệu luôn chú trọng đến các vấn đề về môi trường, con người và xã hội. Một số tuyên bố về bảo vệ môi trường như sau:
– Mua, bán và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
– Trách nhiệm tài chính cần thiết cho môi trường tương lai.
– Tăng giá trị cho công ty bằng trách nhiệm với môi trường.
– Khuyến khích tất cả cộng sự tham gia bảo vệ môi trường

  • Chuỗi cung ứng toàn cầu

Starbucks sở hữu chuỗi cung ứng quốc tế vững mạnh, phủ rộng khắp thế giới. Nguồn nguyên liệu được cung cấp từ Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á – Thái Bình Dương. Từ đó, tăng cường sức mạnh thương hiệu nhờ hậu phương vững chắc về chất lượng cà phê.
cung ứng nguyên liệu của starbucks

Xem thêm:

4. Sức hấp dẫn từ nhượng quyền Starbucks Coffee

Song song với giữ vững giá trị cốt lõi của thương hiệu, Starbucks không ngừng sáng tạo để tạo điểm nhấn và thu hút khách hàng. Cụ thể là những bước đi tiên phong đầy ấn tượng. Từ năm 2010, Starbucks đã bắt đầu cung cấp wifi miễn phí. Hoặc Starbucks đã cho ra mắt sản phẩm cafe hoà tan Instant-coffee để đáp ứng nhu cầu về uống cafe tại nhà của khách hàng. Sức mạnh thương hiệu, tài chính với chiến lược hấp dẫn, nhượng quyền Starbucks sẽ mang lại cho chủ đầu tư rất nhiều lợi ích. Cụ thể:

  • Trở thành một phần trong chuỗi các cửa hàng của Starbucks Coffee trên toàn thế giới.
  • Setup cửa hàng theo định vị riêng và bản quyền thương hiệu.
  • Được đảm bảo về doanh thu và lợi nhuận lớn nhờ giá trị thương hiệu và tệp khách hàng cao cấp sẵn có.
  • Được trang bị đầy đủ về nguyên liệu, trang thiết bị, công thức pha chế và đào tạo đội ngũ.
  • Được đào tạo và hỗ trợ về chiến lược kinh doanh và quảng cáo đồng nhất và chuyên nghiệp bởi công ty “mẹ”.
  • Không cần bỏ quá nhiều chi phí để xây dựng thương hiệu từ đầu.

Định hướng phát triển bền vững cùng sức hút ấn tượng là cơ hội vàng dành cho những ai đang có ý định mua nhượng quyền Starbucks.
hỗ trợ concept máy móc khi nhượng quyền

5. Starbucks Coffee có nhượng quyền không?

Không chỉ tại Việt Nam, rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới muốn được mua nhượng quyền Starbucks Coffee. Họ rất trông đợi vào chính sách nhượng quyền để có thể kinh doanh thương hiệu nổi tiếng toàn càu này. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có thông tin hay động thái chính thức tuyên bố nào về việc đồng ý bán quyền sử dụng thương hiệu từ Starbucks.
Xem thêm:

6. Thực hư về câu chuyện nhượng quyền Starbucks Coffee

Một thương hiệu vững chắc về vị thế và thị phần trên toàn cầu. Việc phát triển nhượng quyền sẽ giúp Starbucks củng cố hơn nữa định vị và tiến tới phát triển bền vững. Đó chính là suy nghĩ của rất nhiều người khi thắc mắc về câu hỏi “ngỏ” của Starbucks về nhượng quyền. Vậy thực hư ra sao? Giải mã ngay.

6.1 Định hướng kinh doanh của Starbucks Coffee

Ngay từ ban đầu, Starbucks Coffee đã hướng tới chất lượng sản phẩm chứ không phải mở rộng quy mô. Mà một trong những hạn chế của kinh doanh nhượng quyền chính là khó đồng nhất và đảm bảo chất lượng đồ uống. Do đó, việc ảnh hưởng đến hình ảnh và giá trị của thương hiệu hoàn toàn có thể xảy ra chỉ với một sai sót nhỏ. Do đó, Starbucks nói “không” với nhượng quyền thương hiệu. Từ đó, có thể đảm bảo kiểm soát chặt chẽ với chuỗi hệ thống về chất lượng và dịch vụ.
Hiện nay, chuỗi các cửa hàng Starbucks Coffee kinh doanh theo một trong 3 hình thức sau:

  • 80% là cửa hàng do chính Starbucks thành lập và quản lý.
  • 10% là cửa hàng liên doanh giữa Starbucks và công ty địa phương.
  • Và rất ít trong số còn lại được cấp phép hoạt động và kiểm soát bởi Starbucks.

Starbucks không mở cửa hàng quá ồ ạt. Thay vào đó, tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng từng cửa hàng. Qua đó, đảm bảo trải nghiệm tuyệt với nhất cho khách hàng. Vậy nên, chưa cần sử dụng đến phương án nhượng quyền kinh doanh để nâng cao độ phủ. Doanh nghiệp này vẫn đạt top đầu về doanh thu. Có lẽ cũng chính bởi hướng đi khác biệt này đã mang đến thành công ấn tượng cho Starbucks. Đặc biệt là có được vị thế đỉnh cao và là lựa chọn số 1 của khách hàng cao cấp.

6.2 Nguyên tắc chặt chẽ trong việc chọn đối tác

Để trở thành đối tác kinh doanh của Starbucks không hề đơn giản. Họ đặc biệt chọn lọc chặt chẽ và khắt khe trong việc chọn đối tác. Bởi thương hiệu này yêu cầu các đối tác phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí khắt khe. Ngoài năng lực kinh doanh và quản lý, đối tác của Starbucks cần đảm bảo mặt bằng đắc địa và đắt giá. Do đó, chi phí thuê mặt bằng không hề ít. Thậm chí, có thể “ngốn” mức chi phí khổng lồ.
Chính vì vậy, các đối tác của thương hiệu Starbucks thường sẽ là sân bay, đại lộ lớn sầm uất. Hay trung tâm thương mại, chuỗi nhà hàng lớn hoặc các trường đại học nổi tiếng. Vậy nên, đây là một yêu cầu “khó nhằn” với một số nơi, đặc biệt là Việt Nam. Ngoài ra, các đối tác cần đảm bảo chất lượng đồ uống và chất lượng phục vụ chuyên nghiệp và cao cấp. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những thách thức nếu hợp tác với Starbucks.
mặt bằng starbusks

6.3 Dự đoán mức phí nhượng quyền siêu “khủng”

Starbucks định vị thương hiệu cao cấp và phục vụ nhóm khách có thu nhập cao. Mức giá dao động từ 70.000 – 130.000 đồng/ly. Do đó, giá nhượng quyền Starbucks vẫn là một ẩn số. Hội đồng Nhượng quyền Thế giới từng đưa dự đoán về việc bán nhượng quyền tại Việt Nam của thương hiệu Starbucks với mức phí khoảng 500.000 USD. Tương đương với hơn 11 tỷ VNĐ. Con số khổng lồ này khiến cho nhiều người phải dè chừng và cân nhắc. Bởi ngoài chi phí, những yêu cầu về mặt bằng, quy trình phục vụ và quản trị chất lượng của Starbucks đặt ra cũng là thách thức rất lớn.

7. Tạm kết

Nhượng quyền Starbucks vẫn luôn là một ẩn số. Nó còn là cơ hội “để ngỏ” cho rất nhiều nhà đầu tư, trong đó có Việt Nam. Một thương hiệu lớn với uy tín và chất lượng cao cấp như vậy. Do đó, đây sẽ là “mỏ vàng” tiềm năng cho những ai được kinh doanh mô hình này. Các nhà đầu tư không ngần ngại “rót tiền” nếu thương hiệu chấp nhận nhượng quyền. Tuy nhiên, trước đó, hãy chuẩn bị tốt tiềm lực tài chính vững vàng và sở hữu năng lực quản lý tốt. Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu và mức phí mà Starbucks đặt ra. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục nhượng quyền cafe.

5/5 - (3 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Nhượng quyền Twitter Beans Coffee – Những hạt cà phê biết nói

Kinh doanh nhượng quyền Twitter Beans Coffee - Điểm...

Kinh doanh nhượng quyền Cộng Cafe nên hay không?

Bài viết sẽ giải đáp mọi thắc mắc của...

15 thương hiệu nhượng quyền trà sữa lợi nhuận cao nhất hiện nay

Top 15 thương hiệu nhượng quyền trà sữa mà...

Nhượng quyền BoBaPop – “Mỏ vàng” cho các doanh nghiệp

Nhượng quyền BoBaPop, thương hiệu trà sữa take away...