Khung giờ vàng là gì? Có thể bạn chưa biết, “nguồn lợi nhuận khổng lồ” của nhà hàng, khách sạn chủ yếu đến từ khung giờ vàng.
Khung giờ vàng là khoảng thời gian đặc biệt. Mỗi một ngành sẽ có một khoảng thời gian đặc biệt. Đối với nhà hàng, khách sạn, khung giờ vàng chia thành nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, nhà hàng khác sạn sẽ có kế hoạch phục vụ khác nhau. Vậy, khung giờ vàng là gì? Có những khung giờ vàng thú vị nào? Cùng khám phá qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Khung giờ vàng là gì?
“Giờ vàng” thường được hiểu là khoảng thời gian đặc biệt, thu hút sự chú ý và quan trọng… Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và ngữ cảnh khác nhau.
Thuật ngữ khung giờ vàng (giờ G) lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1917 trong Thế chiến I để chỉ thời điểm tấn công quân sự. Vào thời khắc quan trọng này, các sĩ quan Đồng minh trong hầm nhìn đồng hồ chờ khung giờ vàng phát lệnh tấn công quân Đức.
Cho đến ngày nay, khung giờ vàng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực để đánh dấu thời điểm diễn ra các sự kiện quan trọng để có sự chuẩn bị tối ưu.
2. Khung giờ vàng cho nhà hàng khách sạn
2.1. Khung giờ vàng cho nhà hàng khách sạn là gì?
Trong ngành nhà hàng khách sạn, khung giờ vàng là giờ cao điểm. Đây là thời điểm lượng khách đông nhất, nhân viên các bộ phận phải làm việc hết công suất để phục vụ khách. Trong các khách sạn, giờ vàng tương ứng với khung thời gian khách nhận phòng (thường là 14:00) và trả phòng (12:00). Thời gian nhận và trả phòng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy theo nhu cầu của khách và thực tế sử dụng phòng hàng ngày.
2.2. Giờ vàng tại nhà hàng, khách sạn là thời điểm nào?
Trong hoạt động của nhà hàng, khung giờ vàng được chia thành ba giai đoạn:
7h00 – 9h00: Buổi sáng, du khách thưởng thức bữa sáng trước khi bắt đầu một ngày vui chơi, du lịch, làm việc…
11:00 – 13:00: Khoảng thời gian được nhiều khách lựa chọn nhất cho bữa trưa.
Từ 18:00 đến 20:00: Giờ cao điểm phục vụ ăn tối cho khách. Cuối tuần thường có giờ cao điểm buổi tối dài hơn.
Bên cạnh đó, khung giờ vàng của khách sạn, nhà hàng còn là thời điểm diễn ra các sự kiện như hội nghị, hội thảo, tiệc cưới được tổ chức tại khách sạn, nhà hàng.
2.3. “Mẹo nhỏ” cho khách hàng khi ăn uống vào khung giờ vàng
Nhà hàng đón lượng khách đông nhất vào khoảng thời gian từ 17h00 đến 20h00. Đây cũng là giờ vàng của nhà hàng, khách sạn. Thế nên, Kristina Mik Style – đầu bếp của Doma Kitchen (California) khuyên cần tránh đến nhà hàng tại thời điểm này.
Khi đó, cả đầu bếp và nhân viên đều kiệt sức, không thể phục vụ món ăn một cách cẩn thận. Họ cũng khó có thể mang đến những món ăn ngon nhất cho khách hàng. Đặc biệt nếu bạn ăn ngoài trước giờ cao điểm vài tiếng, bạn có thể chậm rãi thưởng thức món ngon trong căn phòng yên tĩnh.
Xem thêm: Tiệc quốc yến là gì? Một số tiệc quốc yến độc đáo trên thế giới
3. Quy trình phục vụ khách hàng trong khung giờ vàng
3.1. Chuẩn bị trước giờ vàng
Trước giờ G là khoảng thời gian bận rộn nhất trong ngày của nhân viên khách sạn, nhà hàng. Phục vụ lượng khách lớn đòi hỏi nhân viên bộ phận phải làm việc hết công suất. Nhân viên phục vụ luôn nhận đơn đặt hàng, mang món ăn đến bàn và dọn bàn. Nhân viên nhà bếp phải làm việc liên tục để chế biến món ăn theo yêu cầu trong thời gian ngắn nhất.
3.2. Trong khung giờ vàng
Ngay trong khung giờ vàng, nhân viên phải đối mặt với các tình huống: Khách hàng phàn nàn, chờ đợi lâu, nhập nhầm món, phục vụ sai…
Muốn phục vụ khách hàng tốt nhất trong những khung giờ vàng, nhân viên các bộ phận trong khách sạn – nhà hàng cần phải tiến hành các công việc chuẩn bị thật kỹ càng.
Trước giờ G, nhân viên lễ tân cần chuẩn bị sẵn thông tin về danh sách khách dự kiến đến. Tổng kết hóa đơn chi tiêu của sách khách chuẩn bị trả phòng. Từ đó, quá trình làm thủ tục check-in, check-out được nhanh nhất. Nhân viên phục vụ bàn cần setup sẵn bàn tiệc, chuẩn bị sẵn các dụng cụ bổ sung cần thiết để quy trình phục vụ khách diễn ra nhanh hơn. Nhân viên bếp cần chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu đã sơ chế, gia vị. Dụng cụ nấu ăn để quá trình ra món được ngắn nhất cũng là điều cần lưu ý.
3.3. Sau khung giờ vàng
Sau khung giờ vàng, khi khách hàng đã vãn, đây là thời gian dọn dẹp của nhà hàng, khách sạn. Lúc này, nhân viên trong nhà hàng, khách sạn cũng đã thấm mệt. Cần tranh thủ dọn dẹp sạch sẽ để chuẩn bị cho khung giờ tiếp theo.
Đối với những nhà hàng – khách sạn có nhiều khách đặt bàn vào cuối tuần cần lưu ý. Hay nhận tổ chức sự kiện (tiệc cưới, tiệc liên hoan) với số lượng khách lớn cũng vậy. Cần phải tuyển nhân sự casual để đảm bảo quá trình phục vụ diễn ra suôn sẻ.
4. Một số khung giờ vàng thú vị không nên bỏ qua
4.1. Khung giờ vàng chụp ảnh lý tưởng nhất
Trong nhiếp ảnh, ánh sáng là yếu tố quan trọng để có một bức ảnh đẹp. Các nhiếp ảnh gia thường vắt óc tìm kiếm điều kiện ánh sáng tốt nhất cho bức ảnh của họ. Hầu hết các nhiếp ảnh gia thích ánh sáng tự nhiên (từ mặt trời), nhưng không phải lúc nào ánh sáng cũng tốt.
“Giờ vàng” trong nhiếp ảnh đề cập đến những giờ ánh sáng đầu tiên sau khi mặt trời mọc và những giờ ánh sáng cuối cùng trước khi mặt trời lặn. Trong hai khoảng thời gian này, mặt trời tương đối thấp, tạo ra ánh sáng dịu, bao trùm có màu vàng cam đẹp mắt. Hướng ánh sáng cũng chiếu xiên chứ không chiếu ngược chiều như ban trưa.
Ánh sáng giờ vàng làm giảm độ tương phản để tránh bóng quá tối và ánh sáng nhấp nháy làm mất chi tiết của đối tượng. Màu sắc ấm áp cũng tạo cảm giác dễ chịu cho cảnh quan. Bóng dài giúp làm nổi bật các cạnh và thêm kết cấu cũng như chiều sâu cho hình ảnh của bạn. Quy tắc Giờ vàng có thể được áp dụng cho mọi kiểu chụp ảnh ngoài trời. Phong cảnh, chân dung, hoa lá, xe cộ…
4.2. Khung giờ vàng đăng bài Facebook nhiều tương tác nhất
Giờ vàng cũng là thuật ngữ thường được sử dụng trên Facebook dành cho những người bán hàng cần quảng bá thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp. Để tiếp cận khách hàng và đối tượng của bạn một cách hiệu quả, đừng spam trên Facebook.
Thay vào đó, chỉ đăng vào những thời điểm cụ thể để đảm bảo chất lượng người dùng cao nhất. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy khung thời gian vàng để đăng bài trên Facebook, nhưng kết quả cuối cùng phụ thuộc vào các chi tiết cụ thể của ngành mà doanh nghiệp của bạn hoạt động. Bạn nên đặt câu hỏi về công việc, khách hàng mục tiêu của bạn. Quan trọng nhất, khi nào họ thường trực tuyến?
Trên thực tế, bạn thường có thể cho rằng khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối là lúc hầu hết mọi người nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Do đó, đây là thời điểm lượng truy cập Facebook hoạt động mạnh nhất. Sử dụng thời gian này để tiếp cận nhiều người hơn với bài đăng của bạn.
Xem thêm: Fine dining là gì? Cách để thưởng thức “Fine dining đúng điệu”
5. Tổng kết
Bài viết trên đây đã làm rõ thuật ngữ khung giờ vàng là gì, một số khung giờ vàng phổ biến hiện nay. Trong ngành nhà hàng khách sạn, khung giờ vàng là giờ cao điểm. Đây là thời điểm lượng khách đông nhất, nhân viên các bộ phận phải làm việc hết công suất để phục vụ khách. Mỗi lĩnh vực có một khung giờ vàng khác nhau. Cần nắm được khung giờ vàng trong từng trường hợp để không bỏ lỡ thời gian quan trọng nhất.