Chuk Chuk – Giấc mơ ấp ủ 20 năm và cuộc chơi lớn “gây bão” F&B

Date:

Chuk Chuk – Tân binh trong ngành F&B, “lá bài” chiến lược giúp Kido xoay chuyển tình thế để sống sót và phát triển trong và sau đại dịch Covid

Sự ra đời của Chuk Chuk nằm trong chiến lược xây dựng và hướng tới trở thành tập đoàn đa ngành số 1 trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu của Kido. Chưa kể, tham vọng hình thành chuỗi cửa hàng cà phê, trà sữa, kem Chuk Chuk khiến Công ty cổ phần Tập đoàn Kido dốc toàn lực cho mảng thực phẩm và đồ uống (F&B). Do đó, sự đầu tư cũng như kỳ vọng cho thương hiệu này rất lớn. Bất chấp Covid, Chuk Chuk đã gia nhập cuộc đua đầy căng thẳng của ngành F&B. Một dự án đầy tham vọng của Kido dành cho gen Z. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay.

1. Tiềm năng thị trường F&B

Ngành F&B Việt Nam là “miếng bánh” tiềm năng thu hút các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài. Doanh thu toàn ngành rơi vào khoảng hơn 700 nghìn tỷ trong năm 2020, theo Euromonitor, BMI Research. Dân số tăng mạnh cùng thu nhập bình quân đầu người (GDP) gia tăng đáng kể cùng tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Điều này dẫn đến những chuyển biến tích cực về thị hiếu tiêu dùng. Trước nhu cầu mạnh mẽ, F&B đã có tốc độ phục hồi khả quan lên đến 9% trong những tháng đầu năm 2021, theo In Focus Research, 2021.
BMI cũng dự báo ngành F&B tăng trưởng 11,6% trong giai đoạn 2018-2021. Giá trị đạt mức 40 tỷ USD năm 2021. Tốc độ tăng trưởng này tương đương với ngành đồ uống có cồn và thuốc lá (11,7%) và cao hơn ngành sữa (9%).
dung lượng thị trường f&b việt nam giai đoạn 2018-2024Theo D’Corp, hiện có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống đang hoạt động tại Việt Nam. Những con số thể hiện tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành này tại Việt Nam. Một thị trường rộng lớn với rất nhiều dư địa để khai thác. Tại đây, người dân sẽ chi tiêu 361 USD/tháng cho ngành dịch vụ ăn uống. Chiếm 35% chi tiêu hàng tháng và 15% GDP. Có thể thấy, F&B chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi tiêu của người Việt.f&b chỉ số kinh doanh

2. Về Kinh Đô

Kinh Đô là công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam với gần 30 năm kinh nghiệm. Doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh đồ ăn nhẹ như bánh, kẹo và kem. Tập đoàn bền bỉ mang đến hương vị hạnh phúc cho người tiêu dùng với những dòng sản phẩm thiết yếu, an toàn và tiện lợi cho mỗingười Việt. Kido sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp. Có 450.000 điểm bán ngành hàng khô và 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh. Hiện tập đoàn đang dẫn đầu ngành hàng kem (chiếm 43,5% thị phần) với Kem Merino và Celano. Và ngành dầu ăn (chiếm giữ trên 30% thị phần) tại Việt Nam.
kido

3. Về Chuk Chuk

Với chiến lược xây dựng hướng tới trở thành tập đoàn đa ngành số 1 trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, Chuk Chuk đã được Kido cho ra mắt ngày 7/6/2021. Một thương hiệu mở rộng thêm các sản phẩm như bánh ngọt, trà, trà sữa trân châu, cà phê và các loại nước giải khát. Sau hơn 1 năm ra mắt, chuỗi F&B này của KIDO đã có những thay đổi lớn về mọi mặt. Từ thay đổi tên thương hiệu, đa dạng menu đồ uống đến mở rộng hệ thống phân phối. Vào 23/7/2022, Chuk Chuk đã chính thức có mặt ở miền Bắc với cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đồng thời, mở rộng thị trường ở miền Nam. Dự tính, doanh thu toàn hệ thống từ nay đến cuối năm ước tính sẽ trên 500 tỷ đồng.
kem chuk chukChuk Chuk trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại TTV – Một thành viên của Tập đoàn KIDO. Với tiềm lực từ KIDO, Chuk Chuk đang kế thừa và sở hữu nhiều lợi thế. Trong đó, định vị thương hiệu, chất lượng sản phẩm và mức giá sẽ được hỗ trợ tốt nhất để phù hợp với người tiêu dùng. Đồng thời, tạo nên khác biệt lớn. Tổng vốn đầu tư dự án lên đến 100 tỷ đồng. Trong đó, KDC góp 61% vốn để nắm quyền chi phối hệ thống cửa hàng bán lẻ và sẽ tiếp tục tăng vốn đầu tư để mở rộng quy mô. Nó nằm trong chiến lược xây dựng và hướng tới trở thành Tập đoàn đa ngành số 1 trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu.
chuk

3.1 Chuk Chuk đến từ giấc mơ 20 năm trước

Chuk Chuk là giấc mơ mà ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Kido đã ấp ủ từ 20 năm trước. Chứng kiến cảnh người dân Mỹ xếp hàng 30 – 40 phút để thưởng thức cà phê Starbucks. Rồi các sản phẩm trà sữa trân châu của Đài Loan được giới trẻ châu Á cực kỳ ưa chuộng. Chưa kể, vào năm 2012, chuỗi nhà hàng kem Häagen-Dazs cao cấp đã gia nhập thị trường Việt Nam. Đồng thời, nằm tại các vị trí đắc địa khu trung tâm TP.HCM. Bởi vậy, với tham vọng bao phủ khắp cả nước và vươn tầm thế giới. Chuk Chuk đã được thai nghén.
Đáng chú ý, ông Nguyên để con gái Trần Tuyết Vân đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại TTV. Công ty sở hữu và vận hành thương hiệu. Ngoài ra, để nhanh chóng hiện thực tham vọng, Chuk Chuk nhanh chóng mở rộng mô hình. Đồng thời, kết hợp với một số đối tác nước ngoài thông qua mô hình nhượng quyền tiêu chuẩn quốc tế. Các đối tác sẽ được hỗ trợ về hình ảnh và chiến lược hoạt động. Nếu cán mốc 58 cửa hàng, Chuk Chuk không kém cạnh các thương hiệu lớn. Điển hình như Starbucks (70), Trung Nguyên Legend (77), Phúc Long (82)…
khách hàng chuk chuk

3.2 Lợi thế kinh doanh Chuk Chuk tiềm năng

Ông Nguyên tự tin về độ khả thi của tham vọng dựa trên một số yếu tố.

  • Chủ động sản xuất

Các sản phẩm tại Chuk Chuk đều do Kido sản xuất chủ động với số lượng lớn. Do đó, việc kiểm soát chất lượng sẽ trở nên dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp nhập khẩu. Do đó, giá thành vừa thấp, vừa đảm bảo biên lợi nhuận. Chẳng hạn như kem tươi, cà phê có giá 29.000 đồng. Trà và trà sữa có giá 39.000 đồng.

  • Hệ thống logistics vững mạnh

Chuk Chuk có lợi thế là 120.000 hệ thống kem trên cả nước. Chuỗi logistics hiện hữu trên 61 tỉnh thành. Với độ phủ khắp cả nước, chi phí vận hành của chuỗi như vận chuyển, dự trữ kho cũng thấp hơn các thương hiệu khác.

  • Đa dạng sản phẩm

Nhờ đó, có thể đáp ứng nhu cầu ngày mới, đa dạng của các gia đình hiện đại.

  • Tài năng và tầm nhìn sâu rộng của người lãnh đạo

Bản thân ông Nguyên đã đưa thương hiệu trà sữa Tealive gây bão tại Malaysia và Đài Loan vào Việt Nam. Hiện nó có hơn 400 cửa hàng tại Malaysia, Trung Quốc, Anh, Australia,…

  • Lợi thế của Kido

Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, ngoài am hiểu sâu rộng thị trường và nhu cầu tiêu dùng. KIDO còn sở hữu nền tảng vững chắc về Hệ thống, Tài chính, Marketing, Logistics, đặc biệt là đội ngũ R&D đón đầu được xu thế. Ngoài ra, còn sở hữu mạng lưới phân phối tiềm năng. Chưa kể, các mối quan hệ và uy tín, KIDO sẽ hỗ trợ Chuk Chuk trong việc có được mặt bằng tốt với chi phí phù hợp. Cùng các sản phẩm với mức giá hợp lý. Đồng thời tạo sự khác biệt lớn.

  • Kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh doanh

Theo đó, Tập đoàn sẽ phân phối, bán sản phẩm dầu ăn, kem, bánh kẹo, cà phê và các sản phẩm thiết yếu khác ra thị trường. Tận dụng bán hàng thông qua tất cả các kênh trong và ngoài nước. Các thành viên trong Tập đoàn chủ yếu thực hiện sản xuất và bán sản phẩm cho Kido. Đồng thời, thực hiện tất cả giao dịch không giới hạn với các thành viên trong Tập đoàn. Bao gồm: Dầu thực vật Tường An, Vocarimex, Thực phẩm đông lạnh Kido, Kido Nhà Bè,…
menu chuk chuk

3.3 Sự cấp thiết của Chuk Chuk với Kido

Việc đầu tư vào chuỗi F&B Chuk Chuk là giải pháp duy nhất để Kido tiếp tục đà tăng trưởng lớn trong vài năm tới. Kido dẫn đầu về mảng kem và dầu ăn. Mặc dù dư địa phát triển của 2 mảng này tại Việt Nam vẫn còn. Tuy nhiên, chúng đều sắp bão hòa. Chưa kể, các “ông lớn” khác liên tục có những động thái cạnh tranh. Đặc biệt, trong năm 2020, rất nhiều chuỗi F&B được hậu thuẫn bởi các tập đoàn lớn là E-Coffee (Trung Nguyên), Ông Bầu (NutiFood – Hoàng Anh Gia Lai – Đồng Tâm).
Chuỗi Café Amazon của Central Group hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Thái Lan gia nhập và tuyên bố sẽ phủ khắp Việt Nam từ năm 2021. Động thái này khiến thị trường chuỗi cà phê Việt thêm khốc liệt sau đại dịch. Đặc biệt là rất nhiều thương hiệu F&B đều tham gia cuộc đua mở rộng theo nhiều mô hình khác nhau. Ngoài ra, hàng loạt ông lớn nước ngoài Nova F&B cũng tận dụng thời cơ để mở hàng trăm chuỗi nhà hàng, cà phê. Do đó, vào tháng 6/2020, bất chấp Covid-19, Kido vẫn quyết tâm ra mắt Chuk Chuk. Để cạnh tranh, cần tập trung đáp ứng nhu cầu thực sự, hướng đến giá trị thực của khách hàng. Đặc biệt chú ý tới chất lượng sản phẩm.
không gian chukXem thêm:

4. Khám phá Chuk Chuk – Dự án đồ uống đầu tay đậm chất Gen Z

Chuk Chuk ra đời hứa hẹn bùng nổ thế hệ Gen Z.

4.1 Hình ảnh thương hiệu

Việc thay đổi nhận diện không chỉ định hình rõ đối tượng khách hàng. Thương hiệu còn muốn tạo nên nhiều trải nghiệm chuyên sâu của dòng trà – cà phê đến với khách hàng. Bởi không chỉ có Gen Z, các gia đình hiện đại và khách văn phòng cũng là những người tiêu dùng tiềm năng. Từ đó, tái cấu trúc hiệu quả.

  • Tên và logo

Tên gọi Chuk Chuk (phát âm như: chút chút) mang lại không khí và tinh thần hóm hỉnh, vui tươi và đậm chất Việt. Và những sản phẩm của thương hiệu hứa hẹn là “gương mặt thân quen” với người tiêu dùng. Vào đầu tháng 7/2022, đổi tên thương hiệu từ Chuk Chuk Ice Cream – Coffee – Tea thành Chuk Coffee & Tea. Phông chữ to, cứng cáp với 3 màu vàng – cam – xanh dương thành cam – trắng tối giản. Ngoài ra, những đường nét trong thiết kế mới giúp khách tập trung vào quầy nước cùng thực đơn trung tâm. Khách hàng có thể lựa chọn đúng với cá tính ẩm thực của mình.
bộ thương hiệu chuk chuk

  • Thiết kế không gian

Về không gian, thiết kế, màu sắc được xây dựng dựa trên những nền tảng duy mỹ. Việc liên kết mọi câu chuyện hình ảnh giúp thương hiệu tạo ra không gian đậm chất “lifestyle”. Đây cũng là phong cách được các bạn trẻ gen Z theo đuổi. Những người trẻ trung, năng động, cá tính, thích khám phá. Đồng thời, có nhu cầu cao về giải trí, trò chuyện, hẹn hò với bạn bè và gia đình. Đây sẽ là địa điểm lý tưởng. Ngoài gen Z nói chung, Chuk Chuk cũng trú trọng hướng tới những công dân thuộc kỷ nguyên số. Họ dễ dàng thích nghi và cởi mở với những xu hướng mới. Và muốn trải nghiệm sản phẩm chất lượng, tiện lợi và giá hợp lý.
thiết kế không gian chuk

  • Menu

Menu cũng có rất nhiều điều chỉnh tạo nên sự khác biệt ấn tượng. Thay vì bán kem, Chuk Chuk hiện chỉ bán trà (trà trái cây thảo mộc và trà sữa) và cà phê (truyền thống và biến tấu). Những món “lạ” cũng dần biến mất như Ổi Xá Lị Phô Mai Muối Biển và Nước Xoài Xanh Muối Ớt… Việc điều chỉnh menu trở nên gần gũi, bớt độc đáo giúp khách hàng dễ tiếp cận hơn và hợp khẩu vị hơn.
Các sản phẩm mới có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều nguyên liệu. Các tầng hương vị cùng các thảo dược thiên nhiên quen thuộc thu hút khách hàng bởi sự gần gũi và tinh tế. Song song đó, các sản phẩm được phát triển theo mùa mang đậm “trend” giúp khách hàng tha hồ chọn lựa.
khuyến mãi chukđồ uống chuk chuk

4.2 Tầm nhìn và Sứ mệnh

Khao khát tạo nên những sản phẩm tinh túy nhất từ những nguyên vật liệu nổi bật tại mọi vùng miền được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm của Chuk Chuk không đơn thuần là một “đặc sản” quen thuộc. Nó còn thể hiện sứ mệnh văn hóa, phản ánh một phần nếp sống hiện đại của người Việt. Bởi vậy, mỗi sản phẩm đều là những hương vị đầy trải nghiệm. Cùng với đó là những câu chuyện đầy tự hào về văn hóa và con người. Đồng thời, mang đậm tinh thần “yêu truyền thống – sống hiện đại”. Tất cả được thể hiện thông qua thiết kế duy mỹ, hương vị trọn vẹn và giá thành cạnh tranh.
Ngoài ra, nó còn hướng tới sứ mệnh phát triển mang đậm chất riêng. Cụ thể hơn, đó là đậm chất thế hệ trẻ gen Z. Qua đó, lan tỏa sự tự tin, năng lượng sống tích cực và sáng tạo. Không chỉ chinh phục khách hàng trong nước mà còn đến với bạn bè quốc tế”. Đây có thể nói là một mảnh ghép thuộc chiến lược phát triển kinh doanh đa ngành. Hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn số 1 trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam. Với tầm nhìn phát triển không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. KIDO mong muốn đa dạng hóa sản phẩm cao cấp nhằm đáp ứng thị trường tiêu dùng. Qua đó, hoàn thiện hệ sinh thái thực phẩm của KDC.
không gian chuk chuk

4.3 Mục tiêu đến năm 2025

Mở chuỗi F&B Chuk Chuk, Kido muốn thu nghìn tỷ từ bán kem, cà phê. Kế hoạch đến năm 2025, nó sẽ trở thành thương hiệu quốc gia dẫn đầu thị trường F&B về độ phủ và yêu thích của khách hàng. Đồng thời, phát triển thành công chuỗi nhượng quyền thương hiệu theo chuẩn quốc tế với hệ thống 1.000 cửa hàng với doanh thu 7.800 tỷ đồng. Đồng thời, trong giai đoạn 2021 – 2023, thương hiệu sẽ kết hợp với một số đối tác nước ngoài để phát triển mở rộng thị trường. Từ đó, tạo nên “Chuk Chuk – Tự hào thương hiệu Việt Nam”.

4.4 Chỉ số kinh doanh

Doanh thu năm 2021 của Chuk Chuk dự kiến đạt 141 tỷ. Sang năm 2022-2023, hệ thống phát triển, doanh thu dự tính cán mốc 1.200 tỷ. Đến năm, con số dự trên 7.800 tỷ đồng.

4.5 Sản phẩm kinh doanh

Chuk Chuk cung cấp đa dạng các sản phẩm như kem, trà, trà sữa trân châu, cà phê và các loại nước giải khát. Ngoài ra, còn kết hợp kinh doanh các sản phẩm bánh tươi mang thương hiệu KIDO’s Bakery. Đồng thời, cung cấp các combo bánh – nước hấp dẫn. Nhờ việc hợp tác này, Chuk-Chuk sẽ giúp KDC hoàn thiện chuỗi phân phối theo mô hình B2C. Đây cũng chính là động lực tăng trưởng cho tập đoàn trong giai đoạn tới.
Theo KIDO, hiện 10 cửa hàng tại TP HCM trung bình bán khoảng 500 ly nước/ngày. Đây là hiện tượng chưa từng có trong ngành thực phẩm và đồ uống giai đoạn này. Không những kinh doanh các loại đồ uống, các vật phẩm như trà, café, ly, quà lưu niệm… cũng được bày bán tại các cửa hàng.
bánh tại chuk chuk đồ uống

4.6 Mô hình kinh doanh

Chuk Chuk phát triển đa dạng mô hình kinh doanh. Bao gồm: hệ thống cửa hàng, xe đẩy và kiosk. Trong đó, hệ thống cửa hàng outlet rộng 100-150m2. Vốn đầu tư khoảng 1 tỷ đồng. Chúng thường tọa lạc tại những trục đường chính và trung tâm thương mại. Nhằm thu hút tệp khách hàng mục tiêu và đảm bảo kết nối với các tiện nghi xung quanh. Năm 2022, Chuk Chuk đã thành công tiến ra Bắc với cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Động thái này cho thấy mục tiêu củng cố – chinh phục thị trường Hà Nội. Sau đó, mở rộng sang các tỉnh thành phía Bắc khác như: Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Ngoài ra, cũng tiến tới mở rộng thị trường miền Nam khi đặt chân đến Biên Hòa, Đồng Nai.
Hiện, Chuk đang có 37 cửa hàng đã khai trương. Đồng thời, sắp khai trương thêm gần 30 cửa hàng nữa trong vài tháng tới. Cho đến hết năm 2023, Chuk Tea & Coffee dự kiến sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành ở Việt Nam”. Kiosk cũng được Chuk Chuk đầu tư. Sở hữu mạng lưới phân phối cùng ngành hàng vững mạnh và uy tín thương hiệu. Nó cũng thường xuyên đẩy mạnh kết hợp với các chuỗi phân phối lớn. Những khu vực có mật độ người tiêu dùng cao. Nó thường rộng 20m2, vốn đầu tư dưới 200 triệu đồng. Ngoài ra, còn phát triển mô hình xe đẩy. Chỉ khoảng 3m2 đặt tại các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp… giúp thương hiệu tiếp cận mọi vùng miền. Song song đó, Chuk Chuk cũng phát triển mô hình nhượng quyền.
kiot chuk chuk

4.7 USP Chuk Chuk

Chuk Chuk cung cấp các thức uống chất lượng tương tự các chuỗi lớn trên thế giới. Tuy nhiên, mức giá rất phải chăng. Đồng thời, phát triển thương hiệu với hình ảnh đầy vui vẻ, năng động và giàu trải nghiệm cho thế hệ trẻ.

4.8 Nhượng quyền Chuk Chuk

Với mức giá và quyền lợi nhượng quyền hấp dẫn, Chuk Chuk thu hút rất nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Mỗi cửa hàng 100m2 chỉ cần khoảng 1 tỷ đồng vốn. Con số thấp hơn rất nhiều so với mức 3-4 tỷ đồng của các thương hiệu quốc tế vào Việt Nam. Một trong những chìa khóa chính là do thương hiệu tận dụng thuê địa điểm với mức giá chỉ bằng phân nửa giữa dịch Covid.
mặt bằng chuk chuk
Xem thêm:

5. Quá trình định vị thương hiệu Chuk Chuk

5.1 Định vị chuỗi

Định vị thương hiệu là lợi thế cạnh tranh tiềm năng nhất để đối đầu trên thị trường. Với một chuỗi thương hiệu muốn phát triển vững mạnh và ổn định thì việc định vị càng trở nên quan trọng. Starbucks định vị “bán một phong cách sống”. Do đó, trải nghiệm khách hàng được trí trọng hơn cả. Bởi vậy, thương hiệu này định vị dựa trên thiết kế, màu sắc, không gian, vị trí của quán cà phê. Còn chuỗi Ông Bầu lại định vị là “cà phê thật”. PhinDeli khởi nguồn chọn định vị “cà phê pha phin”. Cả 2 đều tập trung phát triển chất lượng sản phẩm “để uống”. Chưa không để định hình phong cách sống như StarBucks.
Do đó, thay vì tập trung trải nghiệm không gian, họ muốn phổ biến đồ uống đến nhiều nơi nhất có thể. Ông Bầu đầu tư rất nhiều điểm bán hoặc bắt tay với các đối tác có mặt bằng khác. Tuy nhiên, không mất quá nhiều tiền để chọn vị trí đắc địa với không gian lớn. Mạng lưới chủ lực của PhinDeli cũng chỉ là các điểm bán nhỏ lẻ ở các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.
cafe chuk

5.2 Con đường của Chuk Chuk

Chuk Chuk là “độc nhất vô nhị”. Vừa có cà phê, vừa có trà sữa lại có cả những thức uống tốt cho sức khỏe từ trái cây. Bởi vậy, thương hiệu có thể phục vụ thức uống tươi cho khách hàng cả một ngày. Do đó, có thể thấy, Chuk Chuk chọn định vị “bán đồ để ăn uống”, tương tự như Ông Bầu và PhinDeli. Do đó, nó không ngừng mở rộng thật nhiều điểm bán. Hợp tác với các nhà bán lẻ lớn như GS25 hay Central Retail để tăng độ phủ. Thậm chí, đưa thương hiệu sang các nước khác trong khu vực.

5.3 Liên tiếp bắt tay với các “ông lớn” bán lẻ

Ngoài các mô hình bán hàng offline, Chuk Chuk cũng phát triển bán hàng qua website, tổng đài và một số ứng dụng. Sau khi Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa, cuối năm 2021, Kido liên tiếp bắt tay “ông lớn” bán lẻ để đẩy nhanh tốc độ đạt 1.000 điểm bán. Điển hình là hợp tác toàn diện đầu tư với tập đoàn Sơn Kim. Phát triển đa dạng các mảng bán lẻ; sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu và xuất khẩu thực phẩm cùng bất động sản. Ký kết này thành công đưa Chuk-Chuk vào các cửa hàng GS25 theo hình thức kiot hoặc kệ pha chế. Đồng thời, nhân rộng các cửa hàng tại các trung tâm thương mại của Central Retail, Việt Nam như GO!, Big C và Tops Market. Từ đó, phát triển hệ thống bán lẻ.
Tính đến cuối tháng 5.2022, Chuk-Chuk mới có 35 cửa hàng ở TP.HCM. Trong đó có hai điểm nằm ở GO!. 30 cửa hàng khác đang chờ khai trương. Các cửa hàng GS25 chưa có điểm nào có quầy kệ Chuk-Chuk. Việc thay đổi các mục tiêu phát triển, cập nhật và bổ sung các loại hình kinh doanh mới để phù hợp với nhu cầu của thị trường là điều cần thiết. Trong các giai đoạn tiếp theo 2021 – 2026, hai bên sẽ hợp tác, đồng hành với triển vọng mở rộng. Qua đó, thành công đưa Chuk Chuk cũng như các sản phẩm thiết yếu của Kido qua thị trường Thái Lan và các nước khác trong khu vực.
chuk chuk trong trung tâm thương mại

5.4 Bước đi khôn ngoan?

Cửa hàng tiện lợi được xem là “cuộc cách mạng” thay đổi thói quen. Đồng thời, đem lại tiện ích tuyệt đối khi mở cửa 24/7 khi cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm, đồ ăn đóng hộp hoặc dịch vụ thanh toán nhanh. Bên cạnh chiến lược tự mở cửa hàng, thương hiệu còn phát triển quầy kệ, ki-ốt. Đây được xem là bước đi khôn ngoan của Chuk Chuk. Bởi nó có thể tận dụng mạng lưới siêu thị rộng lớn để phủ sóng ở mọi nơi, mọi phân khúc. Bên cạnh đó, còn thu hút được thêm lượng khách hàng trẻ tuổi. Sự thành công của bước đi này cũng được thể hiện rất rõ qua case study của Phúc Long.
Ngoài ra, để phát triển chuỗi nhượng quyền, Chuk Chuk cần điều chỉnh sản phẩm phù hợp với “gu” từng địa phương. Một bài toán nan giải với các thương hiệu F&B. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để thương hiệu này có thể thâm nhập thị trường nước ngoài. Ngoài ra, nó cũng phải dành phần lớn thời gian để phát triển các sản phẩm mới. Có sự kết hợp hoàn hảo giữ hương vị truyền thống và tươi mới. Ngoài ra, cần đảm bảo thống nhất hình ảnh thương hiệu để thu hút khách hàng gen Z. Đó là tối giản, trẻ trung, giàu tính để phù hợp mọi giác quan. Đồng thời, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
quầy hàng chuk chuk

6. Tạm kết

Thử thách lớn nhất mà một tân binh như Chuk Chuk phải vượt qua chính là “người đến sau”. Có rất nhiều đối thủ nặng ký trên thị trường Việt Nam. Đó đều là những thương hiệu “gạo cội”, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để tạo nên sự khác biệt, nó đã lựa chọn cả 3 sản phẩm chủ đạo là cà phê – kem – trà. Một hướng đi mới lạ. Tuy nhiên, cần cẩn thận với những chiến dịch phù hợp để các sản phẩm không nhạt nhòa. Ngoài ra, Chuk Chuk cũng cần thời gian dài để định vị chỗ đứng sau khi xác định phân khúc sản phẩm “bình dân”. Bằng những mối quan hệ và uy tín, Chuk Chuk chắc chắn sẽ được KIDO hỗ trợ tối đa để phát triển với những điều kiện tốt nhất.
Cùng chờ xem Chuk Chuk sẽ chinh phục thị trường F&B như thế nào nhé! Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

5/5 - (5 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...