Nhượng quyền Mixue: Hướng dẫn chi tiết và quy trình nhượng quyền

Date:

Nhượng quyền Mixue giá bao nhiêu, phân tích chi tiết các yếu tố cần thiết khi kinh doanh nhượng quyền Mixue cập nhập mới nhất 2023

Mixue là thương hiệu trà sữa và kem nổi tiếng bởi chất lượng và giá rẻ đến từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, không khó để bắt gặp và thưởng thức những sản phẩm thơm ngon của Mixue. Với mức giá cạnh tranh, nó nhanh chóng thu hút được tệp khách hàng lớn và tiềm năng. Hiện tại Mixue sở hữu hàng nghìn cửa hàng phủ rộng cả trong nước và nước ngoài. Để giữ vững vị thế lớn như vậy, không thể không kể đến hình thức nhượng quyền Mixue hiệu quả. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay nhé.

Nội dung

1. Thị trường kem và trà sữa

1.1 Tổng quan thị trường trà sữa

Quy mô thị trường trà sữa được định giá 2,1 tỷ USD năm 2020 theo Facts and Factors. Ước tính năm 2026, con số này sẽ cán mốc 4,5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng (CAGR) rơi vào khoảng 8,1% giai đoạn 2021-2026. Thậm chí, sẽ có những bước tăng trưởng vượt bậc. Trong đó, châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá sẽ đóng góp phần lớn doanh thu toàn cầu. Trong đó, Việt Nam và Đài Loan được dự đoán có doanh số bán hàng cao nhất.
thị trường trà sữa trân châu toàn cầu

1.2 Tổng quan thị trường kem

Năm 2021, quy mô thị trường kem toàn cầu được định giá 79 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2020-2030 được dự đoán rơi vào khoảng 4,2%. Trong đó, châu Á – Thái Bình Dương cũng đóng góp lớn nhất cho thị trường toàn cầu. Theo số liệu năm 2021, nó chiếm khoảng 42% doanh thu toàn cầu. Bởi lẽ số lượng người tiêu dùng trẻ ở khu vực này khá lớn.

1.3 Tổng quan thị trường kem và trà sữa tại Việt Nam

Việt Nam có lượng tiêu thụ trà sữa trân châu hàng đầu châu Á. Theo Momentum Works và qlub, Việt Nam đứng thứ 3, sau Indonesia và Thái Lan về doanh thu trà sữa. Ước đạt 326 triệu USD, tương đương 8.470 tỷ đồng. Đây cũng là thức uống được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội. Nó chiếm tới 30-50% thị phần, áp đảo so với trà, nước ép, thậm chí cà phê. Thị trường kem Việt Nam ước tính đạt 4,3 nghìn tỷ VND. Trong đó, Kido, Vinamilk và Unilever là tập đoàn chiếm thị phần hàng đầu. So với các dòng sản phẩm kem không đóng gói (unpacked ice cream), kem đem về (take-home ice cream) chiếm thị phần nhiều nhất.
báo cáo tiêu thụ trà sữa tại việt nam

2. Tổng quan về Mixue

2.1 Quá trình phát triển

Nhắc đến Mixue, không ai còn xa lạ với một trong những thương hiệu trà sữa lớn nhất Trung Quốc. Nhà sáng lập là ông Zhang Hongchao. Khi còn là sinh viên và làm việc tại một cửa hàng đồ uống lạnh, chuyên làm đá bào. Ông đã ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp về một cửa hàng đồ uống trà sữa. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông bắt đầu bán đá bào với tên “đá bào suối lạnh” năm 1997. Đây cũng chính là tiền thân của Mixue Bingcheng. Năm 2006, một loại kem ốc quế trứng từ Nhật Bản đã có mặt tại Trịnh Châu. Nó giống như ngọn đuốc của Thế vận hội Bắc Kinh 2008 sắp diễn ra. Điều này đã đẩy giá kem tăng lên gấp 5 hoặc 10 lần.
kem mixueDo đó, Zhang Hongchao đã nghiên cứu công thức làm kem. Và mở một cửa hàng kem bên cạnh nhà hàng với tên Mixue Bingcheng. Trong khi các cửa hàng khác đang bán với giá khoảng 10 NDT. Kem của cửa hàng ông chỉ có 2 NDT/cái. Và thành công lớn của Mixue vào năm 2006 đã tạo nên bước ngoặt lớn. Đó là khi họ tìm ra công thức tạo nên món kem ốc quế đặc trưng của thương hiệu.
Năm 2008, công ty Mixue Bingcheng chính thức ra đời với hơn 180 cửa hàng nhượng quyền. Năm 2010, công ty đã chọn hợp tác với Zhengzhou Baodao Trading Co., Ltd. để phát triển nhượng quyền thương mại trên toàn quốc. Đồng thời, nâng tầm vị thế và ảnh hưởng của thương hiệu ra nước ngoài. Vài năm sau, Mixue thành lập các công ty con chuyên trách hoạt động sản xuất nguyên liệu, hậu cần, kho bãi và quản lý đầu tư.
mixue

2.2 Tình hình kinh doanh

Doanh thu của Mixue Bingcheng đạt mức 10,3 tỷ nhân dân tệ, tăng gấp đôi vào năm So với tỷ giá đầu năm 2021, nó tương đương với 1,6 tỷ USD. Tại Trung Quốc, thị trường có doanh thu trà sữa đạt 20 tỷ USD và 40 tỷ USD với các sản phẩm từ trà. Không có gì quá ngạc nhiên khi Thị trường đồ uống từ trà ở Trung Quốc trị giá gần 40 tỷ USD vào năm 2021. Nó cao hơn gấp 3 lần so với cà phê.
Với tiềm năng thị trường cùng chiến lược marketing ấn tượng. Mixue vươn lên trở thành “gã khổng lồ” đứng đầu với 21.000 cửa hàng. Riêng năm 2021 đã mở hơn 7.000 cửa hàng. Trong đó, bao gồm cả cửa hàng nhượng quyền, bán các sản phẩm kem tươi và đồ uống từ trà. So với đối thủ đứng thứ 2 trong ngành là Good Me, nó gấp 3 lần. Tính đến tháng 3, thương hiệu này đã có 21.619 cửa hàng. Công ty cũng đặt mục tiêu cán mốc 30.000 cửa hàng vào cuối năm nay nếu tốc độ nhượng quyền được duy trì. Ngoài ra, công ty đã có động thái thâm nhập thị trường nước ngoài. Đồng thời, đăng ký IPO trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến.

2.3 Độ phủ rộng lớn

Mixue hướng đến chinh phục thị trường mục tiêu Đông Nam Á. Đây là thị trường tiềm năng với nền kinh tế đang phát triển. Lượng người tiêu thụ với sức mua ngày càng lớn. Năm 2018, Mixue bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam với cửa hàng đầu tiên được đặt tại Hà Nội. Đến năm 2020, Mixue tiếp tục đặt chân đến Indonesia. Đến hiện tại, số lượng cửa hàng Mixue tại quốc gia này đã lên đến 300. Đủ để thấy sức tiêu thụ khủng khiếp tại đây.

Chưa kể, Mixue còn đăng ký bản quyền tại 30 thị trường khác nhau. Trong đó, phải kể đến một số thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, Kyrgyzstan và Uzbekistan. Việc thâm nhập vào các thị trường quốc tế mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội lớn. Những kinh nghiệm đáng kể về R&D, quản lý chuỗi cung ứng và kiểm soát chất lượng giúp Mixue có những bước đi đầy tự tin.
số lượng cửa hàng của mixue

2.4 Tệp khách hàng và USP của Mixue

Mixue cung cấp đa dạng các sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Có thể kể đến một số mặt hàng như trà sữa, kem với mức giá “hạt rẻ”. Tại Việt Nam, trà sữa trân châu có giá 25.000 đồng hay kem ốc quế giá 5.000 đồng, 10.000 đồng. Từ đó, thu hút lượng lớn khách hàng trung thành. Đây là ưu thế cực lớn khi các đối thủ khác có mức giá gấp 2, gấp 3. Có thể nói, “ngon, rẻ” là điểm sáng mà bất cứ ai cũng nhớ đến khi nhắc tới Mixue. Nhờ vào sự thấu hiểu thói quen tiêu dùng và bối cảnh kinh tế vĩ mô chững lại, Mixue đã sở hữu và triển khai mô hình USP hiệu quả.
khách hàng mixueNgoài ra, thương hiệu cũng rất khôn ngoan khi đặt cửa hàng tại những vị trí đắc địa. Các cửa hàng phân bố chủ yếu ở các trường học, trung tâm thương mại, phố mua sắm,…
chiến lược địa điểm mixue

2.5. SWOT của Mixue

Dưới đây là bảng thống kê chi tiết về các yếu tố trong mô hình SWOT của Mixue được Nhà hàng số phân tích dưới đây:
swot mixue

2.6 Mixue – Chuyển từ hoạt động thương hiệu sang lĩnh vực tài chính

Tháng 1/2021, Mixue được Hillhouse Capital Group và Meituan Longzhu đứng đầu tài trợ 2 tỷ NDT. Công ty được định giá hơn 20 tỷ NDT (Khoảng 3,17 tỷ USD). Đến tháng 9/2021, Mixue đã ra mắt công ty đầu tư, Snow King Investment với hoạt động kinh doanh đầu tư mạo hiểm. Với động thái này, Mixue được cho rằng đã sẵn sàng chuyển từ hoạt động thương hiệu sang lĩnh vực tài chính.
Xem thêm:

3. Lợi thế cạnh tranh về giá của Mixue

3.1 Mức giá cạnh tranh

Ở Trung Quốc, tìm được loại trà sữa dưới 10 nhân dân tệ (khoảng 35.000 VNĐ) rất hiếm. Thế nhưng, chiến lược định giá của mixue ngay lập tức phát huy hiệu quả khi chỉ dao động từ 6 đến 8 nhân dân tệ. Tức khoảng 21.000 – 28.000 VNĐ. So với đối thủ là Good Me, mức giá này còn chưa đến một nửa so với mức 15 nhân dân tệ. Tại Việt Nam, Mixue cũng có mức giá vô cùng cạnh tranh. Nằm ở phân khúc bình dân, giá chỉ khoảng 25.000 đồng/cốc. Trong khi các thương hiệu khác gấp 2, 3 lần với 50.000 đồng đến 65.000 đồng/cốc trà sữa. Có thể nói, mức giá này khiến Mixue “không đối thủ”.
menu mixue

3.2 Mô hình kinh doanh hoạt động

Mixue hé lộ, doanh thu của công ty chủ yếu đến từ hoạt động nhượng quyền. Thậm chí, nó chiếm đến 96% doanh thu. Theo mô hình này, công ty sẽ bán nguyên, vật liệu, thiết bị, công cụ, phương tiện và các hàng hóa khác cho các cửa hàng nhượng quyền. Ngoài ra, còn thu phí quản lý, nhượng quyền, đào tạo. Không những giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ đồng nhất. Nó còn mang đến đa dạng nguồn thu ổn định. Việc bán nguyên liệu chiếm đến 72% thu nhập thay vì bán trà sữa, kem. Bởi lẽ, 99.8% cửa hàng của Mixue là nhượng quyền.
Thực chất Mixue đang kinh doanh với mô hình B2B (Business to Business) thay vì B2C (Business to Customer). Bởi lẽ khách hàng và nguồn thu chính của họ đến từ những cửa hàng nhượng quyền. Thay vì được biết đến như thương hiệu cung cấp trà sữa pha sẵn thì nó lại là nhà cung cấp nguyên liệu pha trà sữa. Đây là yếu tố quan trọng để lý giải tại sao ly trà sữa của Mixue chỉ 6-8 nhân dân tệ hay 25.000 VNĐ. Nói tóm lại, bản chất của Mixue là một công ty chuỗi cung ứng. Ngoài ra, để duy trì ổn định lợi nhuận, Mixue còn có chiến lược mua sắm và sản xuất ấn tượng. Họ có các nhà bếp trung tâm được đặt ở gần các nhà cung cấp. Nó đảm nhận mọi khâu từ mua hàng, chế biến đến vận chuyển.
cửa hàng mixue

4. Lý giải mức giá khiến đối thủ ngán ngẩm

Giá cả là một yếu tố cạnh tranh đem lại nhiều lợi thế cho Mixue. Nền kinh tế khó khăn khiến phần lớn người tiêu dùng nhạy cảm với “giá”. Người phát ngôn của Mixue từng nói: “Có 1 tỷ người ở Trung Quốc chưa bao giờ đi máy bay và nhiều học sinh chỉ tiêu ít hơn 10 nhân dân tệ (1,39 USD) cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, dân số này cũng thích uống trà sữa”. Chưa kể, tệp khách hàng mà thương hiệu này hướng tới là những người trẻ tuổi. Do đó, mức giá của Mixue khiến các đối thủ khó trở tay kịp.
đồ uống tại mixue

4.1 Thấu hiểu khách hàng và tình hình thị trường

Mixue đã giành được ưu thế tuyệt đối với tệp khách hàng trẻ và quan tâm đến chi phí của Trung Quốc. Chính sách zero-COVID ngặt nghèo của Trung Quốc khiến kinh tế trì trệ và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Chưa kể, tỷ lệ thất nghiệp còn cán mốc 19,9%. Chưa kể, Mixue còn tập trung ở các thành phố nhỏ hơn với mức thu nhập khá thấp. Bên cạnh đó, Mixue chủ yếu phục vụ đồ ăn, uống mang đi. Do đó, Mixue phải lựa chọn giải pháp “thắt lưng buộc bụng”. Qua đó, ưu tiên tối ưu các chi phí nguyên vật liệu, thuê nhân công và một số chi phí khác.

4.2 Chủ động nguyên liệu, tối ưu chi phí

Một trong những chìa khóa quan trọng là giảm chi phí sản xuất. Do đó, Mixue đã tự sản xuất nguyên liệu chính. Bao gồm: đồ uống đặc (bột sữa lắc, bột trà sữa và bột thực vật,…); siro (sucrose, nước trái cây); mứt; các thành phần tươi như trái cây và trà. Chưa kể, công ty còn xây dựng cơ sở sản xuất thực phẩm riêng. Đồng thời, không ngừng mở rộng danh mục nguyên liệu tự sản xuất.
Các nhà máy sản xuất và chế biến được đặt ở những đầu nguồn quan trọng. Do đó, các đối tác có thể mua trực tiếp tại địa phương. Điều này giúp giảm chi phí thu mua, vận chuyển, tồn kho và lưu kho. Qua đó, đảm bảo tăng tốc độ cung ứng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. Hơn nữa, để kiểm soát chuỗi cung ứng và chi phí tốt nhất, Mixue đã xây dựng trung tâm R&D và nhà máy trung tâm để tăng khả năng tự cung tự cấp.

4.3 Hệ thống kho bãi, hậu cần vững mạnh

Như đã nói ở trên, Mixue có lợi thế vượt trội về mặt kho bãi, hậu cần. Các cơ sở này có mặt tại 22 tỉnh bao gồm Hà Nam, Tứ Xuyên, Tân Cương, Giang Tô, Quảng Đông và Liêu Ninh. Bên cạnh đó, còn thiết lập mạng lưới hậu cần và vận tải cơ bản phủ khắp cả nước. Từ đó, tối ưu quy trình và chi phí sản xuất, lưu kho.

4.4 Vị thế lớn nhờ thị phần và lượng tiêu thụ khủng

Mixue sở hữu “quyền lực” của một “ông lớn”. Số lượng cửa hàng tại Mixue đứng đầu trong ngành trà pha sẵn tại Trung Quốc. Có gần 22.000 cửa hàng nhượng quyền và 37 cửa hàng trực tiếp điều hành trên lãnh thổ Trung Quốc. Con số đó chưa bao gồm cửa hàng cà phê và kem của Mixue mà chỉ tính cửa hàng trà sữa.
Ngoài thống trị tại thị trường “tỷ dân”, nó còn có mặt tại Việt Nam, Indonesia, Singapore… Với lượng tiêu thụ lớn, Mixue có quyền đàm phán về giá với các nhà cung cấp. Đồng thời, khi tự mở nhà máy sản xuất, sản lượng lớn tiêu thụ sẽ tối ưu hóa chi phí cố định giúp hạ giá thành sản phẩm. Bởi vậy, chuỗi trà sữa 1 đô này mới có thể liên tục mở rộng giữa lúc kinh tế đi xuống.
sản phẩm của mixueXem thêm:

5. Tổng quan tình hình nhượng quyền của Mixue

5.1 Đẩy mạnh nhượng quyền thương hiệu

Công việc kinh doanh của Mixue đạt được những thành công đáng kể. Có khoảng thời gian mà hàng dài khách hàng xếp hàng để mua kem. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tham vọng của Zhang Hongchao, ông quyết định kinh doanh nhượng quyền thương mại. Qua đó, mở rộng doanh thu và quy mô. Năm 2008, Mixue Bingcheng chính thức ra đời với hơn 180 cửa hàng. Năm 2010, công ty chọn hợp tác với Zhengzhou Baodao Trading Co., Ltd. để phát triển nhượng quyền thương mại trên toàn quốc. Đồng thời, nâng cao tầm nhìn và ảnh hưởng của công ty. Đặc biệt là với thị trường nước ngoài.
Đến nay, Mixue Bingcheng đã trở thành thương hiệu “quốc dân”. Nó được săn đón với chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà lớn mạnh. Doanh thu và lợi nhuận đáng kinh ngạc. Không chỉ ở Trung Quốc, nó đã có mặt ở rất nhiều quốc gia. Tại thị trường nội địa, Mixue áp dụng nhượng quyền đơn thể. Nghĩa là Mixue không tham gia chia lợi nhuận mà sẽ được tự đầu tư vận hành. Nhờ đó, công ty có thể quản lý toàn bộ thị trường và quy phạm rõ ràng cơ cấu thị trường. Đồng thời, nâng cao nhiệt huyết và thỏa sức sáng tạo để kinh doanh thành công. Khi đó, việc sao chép mô hình sẽ trở nên thuận tiện hơn. Quản lý cửa hàng cũng linh hoạt hơn.
khai trương cửa hàng nhượng quyền tại mixue

5.2 Tình hình nhượng quyền tại Việt Nam

Mixue chính thức gia nhập thị trường Việt Nam năm 2018. Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên của hãng với cửa hàng đầu tiên được mở vào năm 2018. Đến nay, thương hiệu này đã có mặt tại 43 tỉnh thành của Việt Nam, trong đó tính riêng tại Hà Nội, hãng có 137 cửa hàng.
Bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2018. Cũng trong tháng 9/2018, cửa hàng nhượng quyền Mixue đầu tiên đã có mặt tại Hà Nội. Nó đã nhanh chóng tạo ra cơn sốt lớn. Hầu hết các thành phố lớn đều không xa lạ với Mixue. Hiện, nó đã mở rộng hơn 350 cửa hàng khắp 43 tỉnh thành của Việt Nam. Riêng Hà Nội có tới hơn 137 cửa hàng. Doanh thu đạt mức 9.2904 triệu nhân dân tệ (1,29 triệu USD).

6. Một số yếu tố cần biết khi kinh doanh nhượng quyền Mixue

6.1 Sự kết hợp đa dạng đồ uống khi nhượng quyền

Ngoài kem làm nên thương hiệu cho Mixue, Khách hàng còn được thưởng thức hương vị đồ uống đặc sắc khác. Đặc biệt là trà sữa. Qua đó, việc cung cấp đa dạng lựa chọn giúp đáp ứng nhu cầu và xu hướng tiêu dùng hiện nay. Đồng thời, mang đến những trải nghiệm và phục vụ khách hàng tốt nhất. Bởi lẽ, khách hàng vẫn là chìa khóa cốt lõi để duy trì sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhất là trong thị trường trà sữa và kem cạnh tranh với các đối thủ lớn.
đa dạng sản phẩm

6.2 Giá nhượng quyền

Chi tiết chi phí nhượng quyền

Chi phí nhượng quyền thấp với các quyền lợi hấp dẫn dành cho đối tác nhượng quyền khiến Mixue nhanh chóng thu hút lượng lớn người đầu tư. Mixue đang sở hữu gần 22.000 cửa hàng nhượng quyền trong, ngoài nước và ngày càng tăng. Tại Việt Nam và Indonesia, tổng cửa hàng đã lên đến gần 600. Chưa kể, nhận thấy kinh tế trì trệ sau dịch. Mixue còn triển khai các chính sách miễn phí nhượng quyền nhằm hỗ trợ nhà đầu tư phát triển:

  • Phí nhượng quyền: 46.8 triệu/ 3 năm.
  • Phí bảo lãnh hợp đồng: 70 triệu (sau hết hạn hợp đồng hoàn trả).
  • Phí quản lý: 34.8 triệu/3 năm.
  • Phí training: 6.8 triệu/3 năm.
  • Phí máy móc thiết bị: ~297 triệu.
  • Phí nguyên liệu đợt đầu: 130 triệu. Các đợt sau không giới hạn phí nhập.
  • Phí thẩm định mặt bằng Hà Nội, HCM: 500k, các tỉnh khác: 2 triệu.
  • Phí thi công: khoảng 160-200 triệu. Công ty sẽ miễn phí thiết kế cửa hàng, thi công theo đội thi công của công ty chỉ định.
  • Điều kiện mở mặt bằng: diện tích tối thiểu 20m2 (kiến nghị 40m2 trở lên) và mặt tiền hơn 3m.
  • Hệ thống điện, nước: Yêu cầu hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ và hệ thống cấp điện 3 pha. Phù hợp mở tại mặt bằng đông học sinh, sinh viên và khu dân cư đông đúc.
  • Chủ đầu tư cần chuẩn bị: 800-1 tỷ.
  • Thời gian thu hồi vốn: khoảng 2 năm (so với giá bán hiện tại từ 10k-25k/sản phẩm).
  • Độ phủ cửa hàng: từ 600m-1km/ 1 cửa hàng.

Ngoài ra, còn có một số phí khác. Một điều đặc biệt là Mixue không thu chiết khấu doanh thu. Nhìn chung, với mức chi phí này, nhượng quyền Mixue là một lựa chọn không thể phù hợp hơn. Đặc biệt là với những đối tác có nguồn vốn thấp nhưng muốn doanh thu ổn định và hoàn vốn nhanh.
mặt bằng mixue

Chi phí nhượng quyền một số thương hiệu khác

Chính sách nhượng quyền khác nhau tùy thương hiệu. Gong Cha thuộc top các thương hiệu thu phí cao nhất, khoảng 1 tỷ đồng. Mức đầu tư ước tính 3-5 tỷ đồng. Hoặc phí nhượng quyền Ding Tea khoảng 400 triệu đồng, TocoToco là 160-300 triệu đồng/3 năm tùy khu vực. Có một số thương hiệu miễn phí nhượng quyền. Tuy nhiên, các chi phí chuyển giao công nghệ, quản lý lại bị đẩy lên cao.

6.3 Điều kiện nhượng quyền

Để mua nhượng quyền kem Mixue, nhà đầu tư cần chuẩn bị một số yêu cầu:

  • Mặt bằng để mở cửa hàng: Mixue không yêu cầu quá cao về mặt bằng. Mặt bằng phù hợp thường có mặt tiền ít nhất từ 3 mét trở lên. Diện tích tối thiểu từ 20m vuông, khuyến nghị từ 40m vuông trở lên. Khoảng cách giữa các cửa hàng trong khu vực phải đảm bảo trên 800m.
  • Vốn: Nhà đầu tư cần chuẩn bị tối thiểu 500 triệu. Bởi chi phí ước tính ban đầu khoảng 450-600 triệu đồng.
  • Nhân sự: Nhà đầu tư cần có ít nhất 2 nhân sự chủ chốt. Bởi Mixue sẽ training công thức và quy trình vận hành cửa hàng cho các đối tác nhượng quyền. Đây sẽ là những nhân sự quan trọng và nòng cốt. Do đó, các nhà đầu tư cần lựa chọn kỹ.

không gian mixue cơ sở vật chất tại mixue

6.4 Giá trị đầu tư – Điểm hòa vốn và lợi nhuận khi đầu tư nhượng quyền

Với mức giá vốn bán hàng (COGS) là 45%/sản phẩm. Khi đó, khách hàng sẽ lấy lại khoản đầu tư trong khoảng 10-16 tháng. Với mức giá mỗi sản phẩm từ 10-25.000 đồng, lợi nhuận sẽ chiếm 55% giá bán.

6.5 Quyền lợi khi trở thành đối tác nhượng quyền

  • Hỗ trợ khảo sát và tìm kiếm mặt bằng. Nếu đối tác chưa có mặt hàng, đội ngũ chuyên gia của Mixue sẽ đến tận nơi để khảo sát. Đồng thời, giúp đối tác lựa chọn được mặt bằng ưng ý nhất. Bao gồm: đo đếm lưu lượng khách hàng, lượng khách hàng tiềm năng, khảo sát dân số, mật độ, khả năng chi tiêu, cơ sở vật chất,… Từ đó. lựa chọn được mặt bằng ưng ý nhất.
  • Hỗ trợ thiết kế: sau khi lựa chọn được mặt bằng phù hợp, Mixue sẽ lên kế hoạch thiết kế cửa hàng cho nhà đầu tư. Bao gồm concept, cơ sở vật chất,… Và những chi phí này đều do Mixue tài trợ.
  • Hỗ trợ đào tạo: trước ngày khai trương khoảng 1 tuần, Mixue sẽ cử nhân viên xuống để hỗ trợ đào tạo. Mọi quy trình đều được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Bao gồm quy trình quản lý, pha chế, vận hành,… cho nhà đầu tư.
  • Đồng hành quản lý: để đảm bảo kinh doanh hiệu quả với doanh thu tốt, nhà đầu tư còn được hỗ trợ tư vấn về một số vấn đề. Chẳng hạn như các chương trình khuyến mãi, kế hoạch truyền thông, các rủi ro, khủng hoảng phát sinh khi vận hành cửa hàng,…

quyền lợi đối tác nhượng quyền mixue

7. Bí quyết giải quyết hiệu quả rủi ro phát sinh khi nhượng quyền Mixue

Trước cơn sốt nhượng quyền thương hiệu Mixue, không ít người sẵn sàng rót vốn đầu tư vào mô hình “một vốn, bốn lời” này. Tuy nhiên, đi kèm với tiềm năng, cơ hội là những rủi ro khó lường trước. Đối tác kinh doanh cần xác định rõ và có kế hoạch ứng phó kịp thời.

7.1 Nguy cơ loãng hệ thống nhượng quyền

Khách hàng và nguồn thu chủ yếu từ hoạt động nhượng quyền. Do đó, thay vì B2C, thực chất mô hình kinh doanh của Mixue là B2B. Theo mô hình này, công ty sẽ bán nguyên, vật liệu, thiết bị, công cụ, phương tiện và các hàng hóa khác. Đồng thời, thu phí quản lý, nhượng quyền và đào tạo. Việc đẩy mạnh, mở rộng nhượng quyền trong cùng một khu vực có thể gây loãng hệ thống. Các cửa hàng nhượng quyền lại trở thành đối thủ cạnh tranh với nhau. Từ đó, gây ra hiện tượng bão hòa.
Do đó, người mua cần phải tính toán hoặc bổ sung điều khoản không được mở cách nhau bao xa trong hợp đồng. Ngoài ra, bạn cũng cần khảo sát thị trường, các cửa hàng xung quanh địa điểm chọn làm mặt bằng. Từ đó, lựa chọn được mặt bằng phù hợp, đông dân cư và cách xa các cửa hàng khác.

7.2 Bão hòa thị trường trà sữa

Thị trường kinh doanh ngày càng phát triển nở rộ những năm gần đây. Do đó, không chỉ cạnh tranh với những thương hiệu nội bộ. Đối tác nhượng quyền Mixue cần phải đối mặt với các rủi ro từ các thương hiệu trà sữa trong và ngoài nước. Chẳng hạn như Tocotoco, Dingtea, KOI Thé,… Chính vì vậy, bạn phải tìm được một vị trí mặt bằng thuận lợi và dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng. Đồng thời, hạn chế cạnh tranh tối đa để kinh doanh thành công. Ngoài ra, còn đòi hỏi một chiến lược marketing hiệu quả dựa trên sản phẩm, giá cả, phân phối cùng các chương trình xúc tiến.

7.3 Xu hướng tiêu thụ sản phẩm lành mạnh

Trong cuộc sống hiện đại mới, đặc biệt sau dịch Covid, người tiêu dùng hướng đến lối sống lành mạnh. Không chỉ cải thiện vóc dáng mà còn nâng cao sức khỏe. Nhiều người, nhất là giới trẻ đã chuyển sang mua các loại đồ uống ít đường, trà sữa ít ngọt, sữa hạt dinh dưỡng, nước ép,… Do đó, dù ngon đến đâu, kem và trà sữa của Mixue cũng phải đối đầu với những thách thức về tâm lý người tiêu dùng.

7.4 Rủi ro hiệu ứng chuỗi

Mixue sở hữu chuỗi cửa hàng nhượng quyền với số lượng lớn. Do đó, khi xác định mua một cửa hàng nhượng quyền, bạn sẽ cần đối mặt với vô số rủi ro từ hiệu ứng chuỗi nhượng quyền. Một cửa hàng gặp rủi ro có thể kéo theo hàng loạt cửa hàng khác. Do đó, công ty mẹ cần tập trung đào tạo và kiểm soát kỹ lưỡng chất lượng hoạt động kinh doanh mỗi cửa hàng.

8. Tạm kết

Mixue là thương hiệu dẫn đầu thị trường 40 tỷ USD của Trung Quốc – Thị trường trà sữa. Đồng thời, cũng dẫn đầu về dòng sản phẩm kem. Mức giá rẻ, sản phẩm chất lượng khiến thương hiệu trở thành “miếng bánh béo bở” để kinh doanh nhượng quyền. Quyền lợi đối tác lớn mà chi phí thấp. Mô hình nhượng quyền hứa hẹn tạo nên những đột phá lớn và hạn chế tối đa rủi ro cho các nhà khởi nghiệp. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục nhượng quyền trà sữanhượng quyền kem tươi.

4.7/5 - (126 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Nhượng quyền Gong Cha – Thương hiệu trà sữa Đài Loan nhất nhì thế giới

Thông tin nhượng quyền Gong Cha đầy đủ, chi...

Nhượng quyền kem tươi trà sữa P’lo: Mô hình tiềm năng

Nhượng quyền kem tươi trà sữa P’lo đầy triển...

Nhượng quyền Rau Má Mix: “Cơn gió” lạ cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ

Khám phá thương hiệu nhượng quyền Rau Má Mix...

Nhượng quyền Dairy Queen: Thương hiệu “kem úp ngược” độc đáo 

Nhượng quyền thương hiệu kem Dairy Queen với những...