Chiến lược marketing của Sprite – Không ngừng đổi mới và kết nối

Date:

Chiến lược marketing của Sprite thành công gia tăng kết nối giới trẻ, nâng cao ưu thế cạnh tranh với màn tái định vị đầy mạnh mẽ

Với chiến lược marketing táo bạo và sáng tạo của Sprite, thương hiệu ngày càng kết nối và gắn bó sâu sắc với khách hàng. Thay vì tập trung vào sản phẩm của mình, Sprite đưa ra thông điệp khuyến khích người tiêu dùng thể hiện bản thân và theo đuổi đam mê của mình. Rất nhiều chiến dịch quảng có đã trở thành một biểu tượng của sự độc đáo và sáng tạo trong ngành nước giải khát. Bởi vậy, trước đối thủ mạnh mẽ như 7Up, Sprite vẫn định vị được giá trị thương hiệu và phát triển ngày càng mạnh mẽ.

1. Tiềm năng thị trường nước giải khát

Nước giải khát có lượng tiêu thụ luôn nằm trong top đầu nhóm ngành FMCG. Đồng thời, có những đóng góp lớn cho GDP toàn cầu. Theo thống kê năm 2020, tại Việt Nam, lượng sản xuất và tiêu thụ nước giải khát mỗi năm chiếm 85%. Mỗi người tiêu thụ trung bình trên 23 lít/ người/ năm. Từ năm 2015, ngành nước giải khát nội địa chiếm 4,5% về kinh doanh dịch vụ và sản xuất. Tốc độ tăng trưởng từ 6-7%. Nó đã góp 20% vào thị phần ngành tiêu dùng nhanh và 50 nghìn tỷ đồng tiền thuế nhà nước. Đến năm 2021, dự kiến sản lượng tiêu thụ đạt từ 8,3 – 9,2 tỷ lít/năm. Doanh thu dự đoán cán mốc gần 6 tỷ USD với mức tăng trưởng bình quân 6,3%/năm. Hiện cả nước có khoảng gần 2000 cơ sở sản xuất nước giải khát.

2. Tổng quan về Sprite

2.1 Đôi nét về Sprite

  • Thị trường: Nước giải khát
  • Sở hữu: The Coca-Cola Company
  • Xuất xứ: Đức (Năm 1961)
  • Website: http://www.sprite.com/

Sprite là một loại nước giải khát không màu, có vị chanh rất được ưa chuộng. Đây là một trong những sản phẩm cốt lõi của Công ty Coca-Cola. Nó chỉ đứng sau Coke. Sprite được ra mắt lần đầu tiên ở Đức vào năm 1959 với tên Fanta Klare Zitrone (“Clear Lemon Fanta”) và được giới thiệu tại Hoa Kỳ dưới tên Sprite vào năm 1961. Sự xuất hiện của nó trở thành đối thủ cạnh tranh với 7Up (của tập đoàn PepsiCo). Ngoài hương chanh nguyên bản, Sprite còn mở rộng hương vị với nam việt quất, anh đào, nho, cam, nhiệt đới, gừng và vani. Sprite là hãng soda chanh hàng đầu trên thế giới. Đồng thời, đứng thứ ba về danh mục nước giải khát bán chạy nhất trên toàn thế giới. Hiện, thức uống này đã có mặt tại hơn 200 quốc gia.
thân chai dạng lỗ grin and sprite

2.2 Tình hình kinh doanh

Năm 2021, Sprite là một trong những thương hiệu nước giải khát lớn nhất trên thế giới với doanh số bán ra hơn 4,4 tỷ USD. Trong báo cáo tài chính năm 2020 của The Coca-Cola Company – công ty mẹ của Sprite, được công bố vào tháng 2 năm 2021, doanh thu toàn cầu của Sprite giảm 1% so với cùng kỳ năm trước đó. Năm 2019, doanh thu toàn cầu của Sprite tăng 2% so với năm 2018, tuy nhiên, tăng trưởng này chậm hơn so với tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu của ngành nước giải khát.

3. SWOT của Sprite

Trước khi tìm hiểu về chiến lược marketing của Sprite, cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay mô hình SWOT dưới đây.

3.1 Điểm mạnh (Strength)

  • Thường xuyên cải thiện, nghiên cứu các sản phẩm mới: Sprite cung cấp nhiều lựa chọn phiên bản cải tiến hơn so với sản phẩm ban đầu. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của con người. Cho đến nay, các sản phẩm mới đều cho thấy những tín hiệu thành công đáng mừng.
  • Tệp khách hàng trung thành lớn: Sprite thu hút và sở hữu lượng lớn khách hàng trung thành. Họ sẽ không uống bất kỳ loại đồ uống nào khác ngoài Sprite.
  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tốt: Sprite đã định vị mạnh mẽ hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Từ màu sắc, kiểu dáng, logo, thông điệp của các phiên bản hay triển khai trong các chiến dịch quảng cáo đều đảm bảo thống nhất.
  • Các nhà cung cấp đáng tin cậy: Công ty sở hữu những nhà cung cấp nguyên liệu thô uy tín giúp công ty vượt qua các nút thắt trong chuỗi cung ứng.
  • Chiến lược quảng bá: Các chiến dịch quảng bá sản phẩm được đầu tư chỉn chu, kỹ lưỡng và mang lại hiệu ứng tốt. Điều này giúp Sprite thu hút và tiếp cận số lượng khách hàng lớn.
  • Hậu thuẫn từ Coca-Cola: Với danh tiếng cũng sự phát triển ổn định và mạnh mẽ Coca-Cola đã tạo động lực cho thương hiệu phát triển.

3.2 Điểm yếu (Weakness)

  • Dự báo nhu cầu sản phẩm giảm: Sprite ngày càng bị bỏ lại phía sau trong việc xác định trước nhu cầu thị trường. Điều này khiến Sprite chưa đáp ứng được nhu cầu đó trong khi đối thủ cạnh tranh làm được. Vì vậy, số lượng hàng tồn rất cao, ảnh hưởng đến doanh thu.
  • Tinh thần làm việc thấp: Đội ngũ nhân lực còn thiếu tinh thần và trách nhiệm với tỷ lệ nghỉ việc cao. Điều này cản trở đến văn hóa công ty và tốn thêm khoản chi phí lớn để tuyển người mới, đào tạo kỹ lưỡng và tạo dựng mối liên kết.
  • Nghiên cứu & Phát triển: Sprite đầu tư nhiều vào quá trình nghiên cứu và phát triển nhưng không hiệu quả. Sprite đã bỏ lỡ cơ hội đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp nhất với thị trường mục tiêu.
  • USP chung: Chưa xây dựng được USP hiệu quả. Điều này khiến nhãn hàng rất khó cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc là 7Up và Mountain Dew.
  • Mâu thuẫn trong việc đa dạng sản phẩm: Mở rộng sản phẩm tràn lan và chưa xác định được sản phẩm cốt lõi là điểm yếu của Sprite. Nó đã kìm hãm, thậm chí gây nhầm lẫn cho những khách hàng chỉ tìm kiếm một phân khúc hẹp đồ uống có chanh. Quá nhiều hương vị như gừng, anh đào, hỗn hợp nhiệt đới,… khiến khách hàng khó lựa chọn. Chưa kể, tính cạnh tranh của những sản phẩm này không cao khiến thị phần rất dễ rơi vào tay đối thủ.

3.3 Cơ hội (Opportunity)

  • Xu hướng mới trong hành vi của người tiêu dùng: Xu hướng thị trường và người tiêu dùng biến động không ngừng. Nếu có thể giải quyết và đáp ứng khía cạnh này, Sprite sẽ nâng cao ưu thế cạnh tranh và thành công mở rộng thị phần.
  • Thành công của nhãn hiệu Coca-Cola: Thành công vang dội của nhãn hiệu Coca-cola giúp Sprite có quyền truy cập vào các nguồn tài chính và kỹ thuật rộng lớn của công ty coca-cola. Đây là một lợi thế lớn giúp tăng cường hình ảnh cùng sở hữu nguồn tài chính vững mạnh.
  • Xu hướng lối sống lành mạnh: Con người ngày càng hướng đến sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đồng thời duy trì lối sống lành mạnh. Sprite có thể tận dụng để sáng tạo nên những thức uống đáp ứng nhu cầu này.
  • Sự hiện diện trên mạng xã hội: Sprite sở hữu nền tảng mạng xã hội với lượng người tiếp cận lớn. Sprite đang đạt được thành công lớn trên thị trường nhờ sự hiện diện hấp dẫn trên mạng xã hội và thương mại điện tử.
  • Đánh cắp thị phần: Với sự hẫu thuẫn mạnh mẽ từ thương hiệu mẹ cùng hình ảnh thương hiệu được xây dựng vững chắc hiện nay, việc sử dụng công nghệ mới nhất để đưa ra các lựa chọn thay thế cho các sản phẩm cạnh tranh sẽ giúp Sprite nắm bắt thị phần.
  • R&D về Công nghệ: Thị trường công nghệ mang đến rất nhiều tiềm năng nếu Sprite tận dụng tốt. Sprite có thể giải quyết mọi vấn đề bằng các giải pháp đổi mới và sáng tạo có được thông qua nghiên cứu công nghệ.

3.4 Thách thức (Threaten)

  • Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều: Sprite không chỉ phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác như 7Up. Nó còn phải tranh giành thị phần chính các nhãn hàng khác của Coca-cola. Điển hình là Fanta và Coke.
  • Sản phẩm giả mạo: Số lượng sản phẩm giả mạo ngày càng lớn và tinh vi. Sprite cần nỗ lực làm cho khán giả biết về những sản phẩm giả mạo này.
  • Ý thức về sức khỏe: Cung cấp đồ uống có ga, đây sẽ là thách thức hàng đầu của Sprite. Bởi người tiêu dùng đàn hướng đến lối sống lành mạnh, cải thiện sức khỏe. Trong khi, đồ uống có ga không tốt cho sức khỏe.
  • Ý thức về môi trường: Vấn đề môi trường trên toàn thế giới ngày càng nhức nhối. Để đảm bảo phát triển bền vững, Sprite cần nghiêm túc điều chỉnh. Bởi hiện tại, Sprite chủ yếu được bán dạng chai nhựa và lon dùng một lần.
  • Tăng cường kinh doanh trực tuyến: Xu hướng mua sắm trực tuyến hiện nay lại đặt ra những thách thức không hề nhỏ với Sprite. Bởi chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng vật chất khổng lồ của Sprite rất khó và mất nhiều thời gian để thích ứng.

Xem thêm:

4. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Sprite

4.1 Chiến lược sản phẩm (Product)

  • Đa dạng sản phẩm

Ngoài vị chanh nguyên bản, Sprite đã phát triển thêm sản phẩm với rất nhiều hương vị khác nhau. Qua đó, mang đến nhiều lựa chọn cũng như nâng cao cơ hội đáp ứng người tiêu dùng thành công. Nhận thấy xu hướng tiêu dùng lành mạnh, Sprite đã cho ra dòng sản phẩm Sprite Diet. Có thể thấy, đa dạng sản phẩm là mục tiêu quan trọng trong chiến lược marketing của Sprite. Từ đó, mang đến nhiều trải nghiệm khác nhau và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
sản phẩm sprite

  • Phát triển hương vị độc đáo

Bên cạnh việc mở rộng danh mục sản phẩm, hương vị, chất lượng sản phẩm vấn là giá trị cốt lõi mà Sprite hướng đến. Hương vị đa dạng mà phá cách của Sprite thành công ghi đậm dấu ấn khác biệt. Đây cũng chính là thế mạnh cạnh tranh của nhãn hàng so với những thương hiệu nước giải khát có ga khác trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên hàm lượng đường cao, ít vị ga khiến hương vị nhạt nhòa hơn so với 7Up. Tuy nhiên, vị chanh chua thanh, ngọt dịu vẫn giúp Sprite thu hút khách hàng.

  • Bao bì đồ uống

Trước khi Sprite ra mắt công chúng, giao diện và màu sắc của sản phẩm rất được chú ý. Các nhà thiết kế và kỹ sư của Coca-Cola đã nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét hàng chục mẫu thiết kế của Sprite. Vì vậy, Sprite sở hữu thế mạnh về thiết kế với kích thước vừa phải, nhỏ gọn và tiện lợi. Đặc biệt phù hợp với những chuyến đi chơi, dã ngoại,…
Coca-Cola Việt Nam công bố sáng kiến vì môi trường mới nhất. Theo đó, chiến lược Marketing của Sprite thay thế chai nhựa xanh đặc trưng bằng chai PET trong suốt. Từ đó, truyền tải thông điệp về bảo vệ môi trường và thúc đẩy tái chế chai nhựa. Ngoài ra, Sprite luôn có những vết lõm nhỏ. Nó thể hiện bong bóng trong đồ uống có ga. Thiết kế đặc trưng độc đáo và sáng tạo giúp Sprite thu hút chiếm trọn cảm tình của không ít người tiêu dùng.
Bao bì đóng gói Sprite bao gồm:
– Chai nhựa PET: Đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể tái sử dụng. Đa dạng dung tích, đóng theo lốc 6 – 10 chai
– Lon nhôm: Bên trong phủ một lớp epoxy serin đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đóng theo thùng 24 lon.
– Chai thủy tinh: Phù hợp an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng theo két 24 chai.
bao bì sprite
Chiến lược sản phẩm của Sprite chiếm được ưu thế trên thị trường nhờ thiết kế chai bắt mắt. Sản phẩm đa dạng cùng hương vị độc đáo đáp ứng được thị yếu cũng như thị trường Việt Nam.

4.2 Chiến lược giá (Price)

  • Chiến lược định giá thâm nhập

Chiến lược Marketing của Sprite áp dụng hiệu quả chiến lược giá thâm nhập. Dựa theo giá bán thị trường và bám sát giá đối thủ, Sprite đã đề ra một số phương án định giá nhất định.
– Định giá sản phẩm cố định: Xây dựng mức giá cụ thể với từng loại sản phẩm của mình.
– Định giá gói sản phẩm: Xác định giá bán sản phẩm theo đơn lẻ, lốc, thùng, két.
– Định giá dòng sản phẩm: Sprite tập trung vào phát triển sản phẩm hơn là phát triển dòng sản phẩm chính. Do đó, giữa các dòng không có sự chênh lệch quá nhiều.

  • Chiến lược điều chỉnh giá

– Giảm giá và trợ cấp: Tùy từng mô hình và hệ thống chuỗi, Sprite cung cấp hệ thống giá khác phù hợp. Mức giá này hoàn toàn thấp hơn giá thị trường.
– Định giá theo hình thức sản phẩm: Cùng một dòng sản phẩm là Sprite nhưng dạng lon 330ml có giá 8.800 VNĐ. Còn chai nhựa PET 1.500ml có giá 20.000 VND.

  • Chiến lược thay đổi giá

– Giảm giá: Sprite thường xuyên triển khai các chương trình giảm giá để cạnh tranh với những đối thủ có mức giá thấp.
– Bình ổn giá: Chiến lược giá được triển khai rõ ràng và hợp lý cho từng sản phẩm tại thị trường Việt Nam giúp Sprite chiếm ưu thế trên thị trường cạnh tranh về giá.
giá bán một số sản phẩm sprite ở walmartĐể xây dựng chiến lược giá hiệu quả của Sprite, thương hiệu này đã có định hướng và kế hoạch triển khai rõ ràng với từng trường hợp. Điều này giúp Sprite phân khúc tiềm năng sản phẩm, nhóm khách hàng và đưa ra mức giá bình ổn, đảm bảo lợi nhuận dù thị trường nhiều biến động.

4.3 Chiến lược phân phối (Place)

Coca-Cola sở hữu mạng lưới phân phối rộng lớn, đã hoạt động hơn 130 năm tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Chiến lược Marketing của Sprite đã tận dụng và triển khai tốt thế mạnh này. Khách hàng có thể tìm thấy trong gần như tất cả các cửa hàng bán lẻ và siêu thị trên toàn thế giới.
Coca-Cola sản xuất siro Sprite đặc. Sau đó, phân phối nó tới các nhà đóng chai trên toàn thế giới. Hình dạng và kích thước chai được quy định rõ ràng. Sau đó, chúng sẽ được vận chuyển bằng đường bộ đến các nhà kho, nhà phân phối. Cuối cùng là các đại lý, siêu thị, cửa hàng bán lẻ để mang đến tận tay người tiêu dùng.
Hiện tại Sprite đã bao phủ khắp cả nước với các chi nhánh có ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Điều này đảm bảo Sprite có thể cung cấp hàng hóa nhanh nhất. Đồng thời, gia tăng độ nhận diện và chiếm lĩnh thị phần. Ở mỗi chi nhánh, Sprite đều trang bị kho hàng riêng để lưu trữ, vận chuyển hàng hóa. Do đó, người tiêu dùng sẽ được sở hữu sản phẩm một cách an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Sprite có mặt ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… Đặc biệt là không thể thiếu sự xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử.
cửa hàng bán sprite

4.4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)

  • Sự thay đổi logo và thông điệp

Vào những năm 1980, Chiến lược Marketing của Sprite đã thu hút lượng lớn nhóm khách hàng mục tiêu. Mở đầu là slogan “I Like the Sprite In You” năm 1994. Năm 1993, quảng cáo Lowe and Partners đã tạo ra slogan mới “Control your thirst”. Logo mới, sống động với bao bì nổi bật từ xanh biển đến xanh lá cây tinh tế và được sử dụng cho đến năm 2006. Slogan thay đổi thành “Obey Your Thirst” với xu hướng hip-hop.
Năm 1990, Sprite đã mở rộng kết nối bằng cách giới thiệu cầu thủ bóng rổ nghiệp dư và thành công trong quảng cáo. Năm 2004, Coke đã tạo ra Miles Thirst, linh vật nhằm khai thác thị trường hip-hop cho nước giải khát. Năm 2006, Sprite ra mắt logo mới gồm hai “nửa” màu vàng và xanh lá cây tạo hình miếng chanh. Slogan đã được thay đổi từ “Obey Your Thirst” thành “Obey” ở Hoa Kỳ và “Freedom From Thirst” ở nhiều quốc gia khác. Đây là sự thay đổi lớn đầu tiên trong bộ nhận diện thương hiệu. Năm 2009, Sprite đã loại bỏ biểu tượng “S” trong Logo.
Mới đây, Coca-Cola đã công bố chiến dịch tiếp thị toàn cầu đầu tiên của Sprite – “Heat Happens”. Trước đây, chiến lược Marketing của Sprite định vị mình là thức uống không thể thiếu trong các hoạt động thể dục thể thao. Còn ở chiến dịch này, Sprite mong muốn bứt phá khỏi khuôn mẫu cũ. Đồng thời, mở rộng tương tác với người dùng.

thay đổi logo sprite qua các năm

  • Tiếp thị sản phẩm với công thức đồ uống mới lạ

Năm 2012, Sprite đã loại bỏ 30% lượng đường tại Pháp. Đồng thời, thay thế nó bằng chất làm ngọt tự nhiên Stevia (từ cây cỏ ngọt). Lượng calo vì vậy mà được giảm thiểu đáng kể. Điều này nhanh chóng lan tỏa đến Ireland, Anh và Hà Lan vào năm 2013.
Năm 2018, Stevia (cỏ ngọt) được thay thế bằng Aspartame và Acesulfame K với lượng đường ít hơn trước. Cùng năm đó, tại Ireland, Sprite Zero được đổi tên thành Sprite. Sprite với đường không còn được bán nữa. Chưa kể, Sprite còn sáng tạo thêm thức uống không đường với hương vị dưa chuột. Tại Úc, Sprite còn phát triển công thức mới chứa ít đường hơn 40% năm 2019. Aspartame được thay thế bằng Acesulfame K và Sucralose.

  • Hoạt động quan hệ công chúng và khuyến mãi

Sprite tận dụng tối đa nền tảng mạng xã hội để gia tăng tương tác với khách hàng. Thương hiệu sử dụng Facebook, Twitter và Instagram để chia sẻ các nội dung thú vị. Bằng cách tạo ra các cuộc thi và chương trình khuyến mãi trên mạng xã hội, Sprite tạo ra sự tương tác tích cực với khách hàng. Từ đó, tăng cường sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng. Ngoài ra, Sprite còn hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng làm nên nhưng MV quảng bá thương hiệu đầy cuốn hút. Mới đây nhất là sự kết hợp với MONO với MV “Tết cool nào, sao phải nóng” (Stay Cool).
Chưa kể, Sprite cũng sử dụng các sự kiện thể thao và văn hóa để giới thiệu thương hiệu đến với khách hàng. Sprite là nhà tài trợ chính của các sự kiện thể thao lớn như NBA và World Cup. Đồng thời cũng tham gia vào các sự kiện âm nhạc và văn hóa để nâng cao mức độ nhận diện và uy tín. Không chỉ tăng cường gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng. Nó còn giúp thương hiệu tăng cường sự hiện diện và tạo ra tiếng vang lớn trong cộng đồng.
sprite cùng nba

5. “Heat Happens” – Chiến dịch tiếp thị toàn cầu đầu tiên của Sprite

5.1 Tái định vị thương hiệu

Sau thương vụ “chưa từng có” trị giá 4 tỷ USD của WPP với Coca-Cola, Sprite khởi động một chiến dịch toàn cầu hoành tráng. Đây là chiến dịch “chưa từng có” về quy mô, mức độ và hiệu quả. Chiến dịch tiếp thị toàn cầu đầu tiên và toàn diện mang tên “Heat Happens” ra mắt trên 200 thị trường với hình ảnh xuất hiện mới.
Trước đây, Sprite định vị thương hiệu đồ uống thể thao cung cấp năng lượng. Các ngôi sao NBA nổi tiếng đồng hành cùng thương hiệu này là Kobe Bryant, LeBron James và Trae Young. Tuy nhiên, Sprite muốn phá bỏ khuôn mẫu cũ. Qua đó, mở rộng cơ hội tương tác đến đa dạng người dùng. “Heat Happens” được đánh giá là chiến dịch toàn cầu đầu tiên và toàn diện của thương hiệu. Đa dạng các hoạt động được triển khai bao gồm: đổi mới bao bì, các hoạt động ATL và chuỗi nội dung nền tảng digital.

5.2 Insight

“Heat Happens” nhắm đến đối tượng Gen Z trên toàn cầu. Các bạn trẻ thường phải đối mặt với những tình huống khó chịu khiến họ dễ cáu giận. Khi đó, họ dễ có những hành động khiến bản thân với hối hận. Với đặc tính “giải nhiệt” và “mát lạnh”, Sprite như một giải pháp giúp các bạn trẻ “hạ nhiệt” về cả mặt vật lý và cảm xúc. Trong tương lai, thương hiệu sẽ phát triển dòng sản phẩm Sprite Zero Sugar bên cạnh dòng original hiện tại.
“Chúng tôi tin rằng Gen Z ngày nay đang sống trong một thế giới ‘nóng’ hơn bao giờ hết. Có rất nhiều thứ tạo ra ‘sức nóng’ xung quanh chúng ta, ngay cả những sự việc nhỏ nhất như những cuộc ‘chat chit’ hoặc giao tiếp thông thường. Và những sự cố nhỏ có thể khiến mọi thứ tệ đi khá nhanh”. Trước đây, Sprite là thức uống làm dịu cơn khát trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, với chiến dịch lần này, Sprite đã mở rộng đặc tính từ giải nhiệt vật lý sang giải nhiệt tâm lý. Sản phẩm sẽ được sử dụng trong mọi thời điểm “nóng”, giúp “hạ hỏa” ngay tức khắc.
sprite heathappens ooh

5.3 Hoạt động triển khai

Dự án lần này của Sprite gồm 2 hoạt động tiêu biểu: creative assets và OOH “Heat Happens”. Nó có tên gọi là “Heat Hacks”, như một phần thưởng “nóng” cho người tiêu dùng. Chương trình thực tế ảo cho phép người dùng scan chai Sprite và hạ nhiệt nhanh chóng “khoảnh khắc nóng” của họ.

  • Sự lột xác về bộ nhận diện thương hiệu mới

Trong chiến dịch này, Sprite đã lột xác hoàn toàn với bộ nhận diện mới đầy hiện đại. Chai thiết kế đơn giản, tinh gọn, trong suốt và dễ tái chế thay cho những chai nhựa màu xanh đặc trưng. Qua đó, Sprite muốn truyền tải thông điệp “Hãy tái chế tôi” trên thân chai. Chưa kể, Sprite cũng cho ra mắt hệ thống nhận diện hình ảnh toàn cầu (Visual Identity System) hoàn toàn mới. Bộ nhận diện mới được sử dụng nhất quán trên toàn cầu. Màu xanh đặc trưng của logo vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, bao bì sẽ sở hữu thiết kế trong suốt để phân biệt dòng original (nguyên bản) với không đường. Nhận diện mới của dòng Zero được sử dụng phông chữ màu đen in đậm nổi bật trên bao bì.
Có thể thấy, VIS là sự “lột xác hoàn hảo” cho một chiến dịch tái nhận diện thương hiệu như của Sprite. Chiến dịch lần này đã tạo ra hệ thống hình ảnh nhận diện trực quan nổi bật, đậm nét. Shrenik Dasani, Giám đốc Thương hiệu Toàn cầu của Sprite chia sẻ: “Phương pháp tiếp thị và bao bì mới này sẽ giúp tạo ra sự nhất quán về trải nghiệm của người dùng trên toàn thế giới – điều mà Sprite chưa từng làm trước đây.”
thay đổi dạng chai thân thiện với môi trường

  • TVC quảng cáo

Nhắm đến đối tượng gen Z, các TVC quảng cáo của Sprite luôn mang sắc thái vui tươi, dí dỏm. Để lan tỏa chiến dịch toàn cầu đầu tiên, Sprite đã triển khai nhiều TVC với đa dạng diễn viên châu Á đến Mỹ. Thời tiết nóng nực khiến các bạn trẻ dễ cáu gắt. Điển hình như TVC “Oh Brother”. Tiếng đàn của em trai quá ồn áo trong khi chị gái muốn yên tĩnh. Khi đó, người chị đã đứng lên và đập hư cây đàn. Và Sprite đã xuất hiện giúp người chị đánh bay mọi cảm giác khó chịu.

Ở một TVC khác, Sprite đã mô tả cảnh khán giả xếp hàng dài dưới cái nóng oi bức để tham gia vào các chương trình âm nhạc. Nhân vật chính trong TVC “Queuing Up” đã nghĩ đến vượt rào để không phải xếp hàng chật chội và khó chịu. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến anh ấy bị thương. Cuối đoạn quảng cáo, thưởng thức Sprite mát lạnh đã giúp anh trở nên bình tĩnh hơn.

  • Triển khai các sự kiện hậu chiến dịch

Sau chiến lược “Heat Happens” (“Hạ nhiệt nào, sao phải nóng”) năm 2022, Sprite tiếp tục khuyến khích người tiêu dùng “hạ nhiệt” trong những tình huống căng thẳng. Thương hiệu đã tổ chức sự kiện “Sprite – Mát lạnh cực đã” tại AEON Mall Tân Phú (TP.HCM). Qua đó, mang đến cho người dùng trải nghiệm đa giác quan với sản phẩm Sprite mới. Hàng ngàn người hòa mình vào không gian xanh mát của “phim trường” Sprite cùng trải nghiệm quay video 360 độ với sản phẩm.
sprite ra mắt sản phẩm mới tại việt namNgoài ra, còn có đấu trường “Nóng 100 Độ” kích thích đa giác quan và thử thách sự bình tĩnh của người tham gia. Người tham dự sự kiện cũng được thưởng thức hương vị mới của Sprite tại “Trạm Hạ Nhiệt Tức Thì”. Đồng thời check in lưu lại các khoảnh khắc với những phần quà hấp dẫn. Sprite không chỉ lột xác với diện mạo mới. Nó còn mang lại cảm giác bất ngờ khi bật nắp lon với bọt gas mạnh, vị chanh đậm và sảng khoái.
“Tham vọng của chúng tôi là giúp người tham gia hạ nhiệt cơn nóng thông qua những trải nghiệm đa kênh, đa giác quan qua chiến dịch giới thiệu ‘vị ngon sảng khoái mới’ trong diện mạo ‘ngầu’ hơn của Sprite. Điều chúng tôi muốn làm không chỉ là kể về điều đã tạo nên ‘vị ngon sảng khoái’ mà còn cho mọi người cảm nhận hương vị đó”, ông Lê Trung Tín, Giám đốc Tiếp thị Coca-Cola Việt Nam, chia sẻ.
các bạn trẻ check in cùng sản phẩm mới của sprite
Xem thêm:

5.4 Kết quả

Theo Beverage Digest, doanh số bán hàng của Sprite đã tăng 8% vào năm 2021. Và tăng 18% đến tháng 3/2022 tại thị trường Hoa Kỳ. Thương hiệu đã tung ra ưu đãi hấp dẫn cho các buổi hòa nhạc và sự kiện đặc biệt. Ngoài ra, Sprite cũng tập trung phát hành Sprite No Sugar với thiết kế khác biệt. Shrenik Dasani cho rằng đa dạng phiên bản sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy thứ họ cần. “Nhìn chung, đây là một nỗ lực điều chỉnh của Sprite để phù hợp hơn với thị hiếu của người dùng gen Z. Tham vọng của Sprite chính là thu hút nhóm khách hàng này.

6. Tạm kết

Chiến lược marketing của Sprite tập trung xây dựng hình ảnh trẻ trung và năng động. Thương hiệu đã sử dụng các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, trẻ trung nhằm nhắm đến giới trẻ genZ. Ngoài ra, Sprite cũng tập trung vào việc phát triển sản phẩm mới. Đồng thời, mở rộng thị trường đối tượng khách hàng để tăng doanh số bán hàng. Với những bước đi đúng đắn và chắc chắn, Sprite đã trở thành thương hiệu nước giải khát phổ biến hàng đầu thế giới. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Tặng một sao
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...