Chiến lược marketing của Cộng cà phê thành công nhờ sự hoài niệm, gợi nhắc về lòng tự hào dân tộc hiện hữu ở mọi ngóc ngách quán
Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, Cộng cà phê đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi uy tín trên thị trường. Đến nay, hơn 60 cơ sở của Cộng đã có mặt tại nhiều quận trong các thành phố lớn trên toàn quốc. Dưới đây là thông tin tham khảo về chiến lược marketing của Cộng cà phê.
Nội dung
1. Thị trường cà phê tại Việt Nam
1.1 Tiêu thụ
Giai đoạn từ 2020 – 2021 sản lượng cà phê trong nước đạt 1,62 triệu tấn, yếu tố này đã giải quyết hàng triệu việc làm cho người lao động đang gặp tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng hạt cà phê bị ảnh hưởng 1 phần do số lượng nhân công thu hái giảm. Bên cạnh đó vào mùa mưa dài hạn, người dân phải dùng củi để phơi sấy cà phê.
Theo dự đoán từ Cục Xuất nhập khẩu vào tháng 2/2022, xuất khẩu cà phê tại Việt Nam đạt 130 nghìn tấn (tương đương 304 triệu USD), giảm 18% về giá và 20,4% về lượng so với tháng 1/2022. Vào đầu tháng 2/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 293 nghìn tấn (tương đương 674 triệu USD), tăng 3,4% về lượng và tăng 37% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu cà phê bình quân tại Việt Nam tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021 và ước tính đạt 2.299 USD/tấn.
Dựa theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, cà phê Robusta của Việt Nam được xuất khẩu tới trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang các thị trường thành viên EU (Đức, Bỉ, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan), Anh, Nga, Mỹ, Philippines. Đặc biệt, xuất khẩu cà phê Robusta sang Đức, Bỉ và Anh tăng trưởng ở mức cao.
1.2 Diễn biến giá
Giá cà phê Robusta vẫn giữ ở mức cao trong tháng 2 và vẫn tăng mạnh so với tháng 1. Cụ thể ngày 28/2 giá cà phê tại nội địa tăng 1.200 đồng/kg so với ngày 28/1, lên mức cao nhất 41.000 đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk, mức thấp nhất 40.400 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng, tại tỉnh Gia Lai và Đắk Nông ở mức 40.900 đồng/kg.
Tháng 2, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.337 USD/tấn, tăng 3% so với tháng 1 và tăng 32,6% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.299 USD/tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.
2. Tổng quan về thương hiệu Cộng cà phê
2.1 Giới thiệu Cộng cà phê
Cộng cà phê ra đời từ năm 2007, câu chuyện ra đời của Cộng cà phê gắn liền với ca khúc “Vì một thế giới ngày mai” tại Sea Games 22 của ca sĩ Linh Dung. Cửa hàng đầu tiên của Cộng cà phê tọa lạc tại một quán giải khát nhỏ trên phố Triệu Việt Vương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Cái tên “Cộng” đơn giản là lấy chữ cái đầu tiên trong câu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
Nhắc đến Cộng, ai cũng nhớ đến hình ảnh một quán cà phê cổ xưa, mang đậm phong cách Việt Nam thời kỳ trước. Cho đến hiện tại, mặc dù đã ra đời rất nhiều quán cà phê thiết kế hiện đại, sang trọng, tỉ mỉ nhưng Cộng cà phê vẫn giữ trong mình một lối thiết kế riêng. Điều này đã tạo nên điểm khác biệt của Cộng so với các cửa hàng kinh doanh cà phê khác, khách hàng khi đến Cộng đều cảm nhận được không gian hoài cổ, giản dị nhưng không kém phần tinh tế.
Thay vì được thiết kế bằng chùm đèn pha lê sang trọng, sáng bóng hay những bộ sofa, bàn kính đắt tiền. Cộng cà phê hiện lên trong mắt khách hàng với những bóng đèn sợi đốt vàng và bộ bàn ghế cổ xưa, đơn sơ.
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2006, ca sĩ Linh Dung từng kể “Có một người bạn đến nhà cô chơi và tỏ ra thích thú với phong cách trang trí chỉ với một đống đồ cũ của cô”. Người bạn đó có một quán cà phê toạ lạc tại đường Triệu Việt Vương, quận Hai Bà Trưng nhưng kinh doanh không mấy hiệu quả, vắng khách. Khi nhìn thấy thiết kế độc đáo đó, người bạn này đã ngỏ ý với Linh Dung về việc xây quán cà phê theo phong cách cổ xưa Hà Nội thời bao cấp.
Từ đó, phong cách thiết kế của Cộng cà phê được mặc định. Khách hàng nào lần đầu tới Cộng cũng đều cảm nhận được sự đặc biệt, yên bình. Hơn nữa, với lối thiết kế cổ xưa của Cộng, Cộng đã giúp tăng thêm giá trị lịch sử Việt Nam, gợi nhớ hoài niệm cho khách hàng khi ghé quán. Dưới đây là một số hình ảnh minh hoạ về không gian tại Cộng cà phê, có thể thấy mọi nội thất trong quán từ kệ sách, bàn, ghế hay cửa ra vào đều làm từ gỗ.
2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh
Cộng cà phê luôn mong muốn mang đến cho khách hàng không gian thoải mái, giây phút trải nghiệm khác biệt. Khách hàng ghé Cộng đều được khơi gợi trí tưởng tượng về lịch sử xưa cũ Việt Nam. “Cộng nữa, Cộng mãi”, sứ mệnh và tầm nhìn của Cộng chính là không ngừng nỗ lực để mang đến khách hàng điều tuyệt vời nhất, lan tỏa sự khác biệt, cảm hứng đến với mọi người.
Việc tập trung chuyên sâu vào giá trị cốt lõi của mình giúp Cộng cà phê định hướng phong cách thương hiệu rõ ràng. Với bề dày lịch sử, Cộng cà phê được đánh giá là thương hiệu đáng tin cậy, được ưa ưa chuộng bởi tệp khách hàng ưa sự sáng tạo và gu ẩm thực tinh tế.
2.4 Định vị thương hiệu
Tương tự như các thương hiệu cà phê đình đám như Starbucks hay The Coffee House. Cộng là một chuỗi quán cà phê đã trở nên quen thuộc trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu không chỉ mang đến cho khách hàng những tách cà phê thơm ngon, đảm bảo mà còn là không gian quán lạ lẫm, dịch vụ tuyệt vời.
Các hình ảnh treo tường trong Cộng cà phê đều lấy ý tưởng từ bối cảnh xã hội Việt Nam từ thời xa xưa. Giữa nhịp sống hiện đại hoá như ngày nay, nhịp sống “đắt đỏ”, con người ta thường có xu hướng tìm về những thứ xưa cũ để chiêm nghiệm về những hoài niệm thời xa xưa. Nắm bắt rõ tâm lý, góc nhìn của khách hàng, Cộng vẫn giữ nguyên phong cách thiết kế, vẫn giữ nguyên cá tính riêng để tạo nên sự khác biệt trong xu thế hiện đại bấy giờ. Có thể nói, Cộng cà phê đã khoác trên mình tấm áo thời bao cấp Việt Nam cho gần 60 cửa hàng toàn quốc.
2.5 Tệp khách hàng mục tiêu của Cộng cà phê
Tệp khách hàng mục tiêu của Cộng cà phê chính là những vị khách đam mê cà phê và yêu thích trải nghiệm các hương vị cà phê mới. Đối tượng khách hàng chủ yếu của Cộng từ trước đến nay vẫn là những người trẻ tuổi từ 18 – 25 tuổi. Chẳng hạn như học sinh, sinh viên, người đi làm văn phòng. Khách hàng đến với Cộng cà phê không những được trải nghiệm văn hoá của quán. Họ còn có thể học bài, họp giao lưu bạn bè, làm việc, đọc sách,…
Bí quyết để thu hút khách hàng tiềm năng của Cộng cà phê chính là phủ rộng truyền thông marketing đa kênh. Các nền tảng truyền thông phổ biến hiện nay là Facebook, Instagram hay TikTok,… những phương tiện giúp Cộng tiếp cận khách hàng mới dễ dàng hơn, tạo sự tò mò về sản phẩm nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, chiến lược “Word-of-mouth” (Từ miệng đến tai) của Cộng cà phê cũng được triển khai hiệu quả. Thương hiệu đã lên ý tưởng về các chiến dịch tặng quà tri ân. Chẳng hạn như tặng quà, tặng voucher, mã giảm giá cho khách hàng check-in tại cửa hàng hoặc thường xuyên đến uống cà phê. Nhờ vào việc tạo ra trải nghiệm tuyệt vời mà thương hiệu đã nhanh chóng lan tỏa đến cộng đồng. Tóm lại, việc định vị chính xác tệp khách hàng tiềm năng giúp chiến dịch marketing của Cộng mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
Xem thêm:
- Chiến lược marketing của Phúc Long – Tự hào hương vị Việt
- Chiến lược marketing của Trung Nguyên – Thương hiệu Tỉnh thức
3. Đối thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam
3.1 Highlands
Highlands Coffee đã có mặt từ rất lâu ở Việt Nam và là thương hiệu cà phê nổi tiếng. Highland được giới trẻ ưa thích chọn lựa là các buổi hẹn hò, gặp gỡ. Bởi menu đồ uống đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, sự ra đời của thương hiệu gắn liền với tình yêu đất nước và niềm đam mê cà phê Việt. Nói cách khác, sự ra đời của Highland Coffee nhằm đánh dấu khát vọng nâng tầm giá trị hương vị cà phê Việt Nam.
Highland sở hữu số lượng lớn các chi nhánh cửa hàng toàn quốc. Vị trí cửa hàng của Highland tọa lạc tại các trung tâm thương mại lớn, mặt đường lớn. Qua đó, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện của khách hàng.
Chiến lược marketing của Highland chủ yếu tập trung vào việc xây dựng không gian thưởng thức cà phê cho khách hàng. Sao cho họ cảm thấy hứng khởi và thoải mái nhất. Không gian tại Highland được thiết kế hiện đại, ấm cúng. Khách hàng đến Highland sẽ được hưởng không khí mát rượi, nhâm nhi tách cà phê và đọc vài trang sách, trang báo.
Thiết kế không gian tại Highland mang lại rất nhiều tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng. Từ học sinh, sinh viên đến người đi làm. Học sinh, sinh viên có thể tụ tập làm việc nhóm tại Highland. Hoặc giới doanh nhân làm ăn cần đàm phán hợp đồng với đối tác đều rất phù hợp khi ngồi tại Highland.
3.2 The Coffee House
Chuỗi cà phê The Coffee House chính thức được ra mắt vào năm 2014 và liên tục gây chấn động thị trường kinh doanh cà phê với tốc độ phát triển nhanh chóng. Đến nay, các chi nhánh của The Coffee House đều xuất hiện tại các quận trong thành phố lớn. Mỗi cửa hàng, phong cách thiết kế không gian của The Coffee House sẽ biến đổi để phù hợp với văn hoá của địa phương đó. Đây cũng chính là ý tưởng thông minh, tinh tế giúp khách hàng cảm nhận được sự gần gũi với thương hiệu.
The Coffee House hiện là một trong những thương hiệu chiếm thị phần cà phê lớn nhất. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi trong đại dịch COVID-19 năm 2020 – 2021. Tuy nhiên, chuỗi cà phê vẫn cho thấy duy trì sự vững chãi về mặt doanh thu và vị thế của mình. The Coffee House sở hữu doanh thu lớn chỉ sau Phúc Long và Highland Coffee.
Với tiêu chí “Lấy khách hàng làm trung tâm”, The Coffee House đã xây dựng nên một thương hiệu thân thiện, gần gũi với phong cách của các thương hiệu cà phê hàng đầu hiện nay. Vị trí hệ thống cửa hàng của The Coffee House chủ yếu tập trung tại các trung tâm thương mại, mặt đường lớn hoặc vị trí đắc địa. Nhờ có lợi thế về vị trí, The Coffee House dễ tiếp cận với một lượng khách hàng lớn.
4. SWOT của Cộng cà phê
Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay chi tiết mô hình SWOT của Cộng cà phê. Đây chính là nền tảng để tìm hiểu toàn diện về chiến lược marketing của Cộng cà phê.
4.1 Điểm mạnh (Strengths)
- Ý tưởng thiết kế không gian: Sự khác biệt trong phong cách thiết kế đã giúp Cộng cà phê tạo nên điểm nhấn trong trí nhớ của khách hàng. Đồ cũ được tận dụng và bố trí một cách khéo léo. Chưa kể, còn có không gian trưng bày tranh ảnh về chiến tranh Việt Nam. Có thể thấy, trang trí là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Cộng.
- Vị trí : Vị trí của Cộng được bố trí gần các tòa nhà văn phòng, trường học. Đây là địa điểm hoàn hảo để nhân viên có thời gian thư giãn trong giờ nghỉ giải lao. Hoặc để phụ huynh ngồi uống cà phê trong khi chờ đợi con cái.
- Menu: Các loại đồ uống “Signature” của Cộng như: Cốt dừa cacao, Cà phê cốt dừa, Cốt dừa cốm xanh, Bạc xỉu, … Ngoài đồ uống, Cộng còn có các món ăn vặt như: hạt hướng dương sấy dẻo, đậu phộng, khô bò….
4.2 Điểm yếu (Weaknesses)
- Khu vực đậu xe hạn chế: Khu vực gửi xe tại một số cơ sở của Cộng khá hạn chế. Do đó, đây cũng là vấn đề rất bất tiện. Đối tượng Cộng tập trung hướng đến chính là học sinh, sinh viên. Những người chủ yếu di chuyển bằng xe máy. Do đó, đây sẽ là một điểm khiến khách hàng không thật sự hài lòng khi quán đông khách.
- Ý tưởng thiết kế không gian: Thiết kế không gian của Cộng theo phong cách cổ điển. Do đó, thường sẽ không phù hợp với mọi tệp khách hàng. Ví dụ là tệp khách hàng đến quán cà phê có nhu cầu đọc sách, dùng laptop. Không gian không đủ ánh sáng sẽ không đáp ứng được mong muốn của họ.
4.3 Cơ hội (Opportunities)
- Vị trí đắc địa gần cơ quan và trường học: Xung quanh con đường Cộng tọa lạc có rất nhiều cơ quan và trường học. Sau một buổi sáng dài làm việc mệt nhọc, những quán cafe là địa điểm thích hợp để dân văn phòng bận rộn dùng nghỉ ngơi, thư giãn. Và CỘNG là điểm dừng chân lý tưởng. Không những vậy, học sinh sinh viên còn thường tụ tập trò chuyện hoặc họp nhóm tại Cộng.
4.4 Thách thức (Threats)
- Đối thủ cạnh tranh mạnh: Ngoài Cộng, có thể kể đến các đối thủ như Trung Nguyên Legend Café, Highland Café, The coffee house,… Đây đều là những “ông lớn” quen thuộc với những thế mạnh riêng biệt. Các thương hiệu này đều có một thị phần nhất định. Đặc biệt không gian bài trí, dịch vụ, giá cả và chất lượng của các thương hiệu trên đều tuyệt vời không kém.
- Tâm lý khách hàng: Khách hàng luôn thích thử cái mới và có xu hướng thích thay đổi. Họ không có xu hướng chỉ đến một nơi trong thời gian dài. Lúc đầu khách thích đến một chỗ. Tuy nhiên, khi quen rồi thì không tiếp tục duy trì thú vui này nữa. Thay vào đó, họ sẽ trải nghiệm những quán cà phê khác và điều này rất dễ dàng. Nhất là khi ngày càng có nhiều quán cà phê mới xuất hiện. Có một số khách hàng sẽ duy trì sở thích đến một quán cà phê quen thuộc vì sự đặc biệt ở đó. Có thể là do chất lượng dịch vụ, không gian đặc biệt. Tuy nhiên, số lượng này không đủ cao.
5. Chiến lược marketing của Cộng cà phê (Marketing mix 7P)
5.1 Product (Chiến lược sản phẩm)
Cộng cà phê áp dụng chiến lược sáng tạo đa dạng hoá sản phẩm ấn tượng. Điều này nhằm thu hút số lượng lớn khách hàng. Đồng thời, phục vụ các nhu cầu đa dạng trong tệp khách hàng mục tiêu. Không chỉ tập trung vào việc đổi mới sản phẩm. Thương hiệu này còn sáng tạo nên thiết kế menu chuyên nghiệp. Danh sách đồ uống được bày trí đẹp mắt và sắp xếp khoa học. Nhờ đó, khách hàng có thể dễ chọn đồ uống ưa thích. Từ nhóm đồ uống sinh tố, nhóm đồ uống “Signature” của Cộng đến các loại cà phê pha riêng. Ngoài ra, Cộng còn có thực đơn ăn nhẹ hấp dẫn. Bao gồm các loại hạt phổ biến tại Việt Nam như hướng dương vị dừa, khô gà, khô bò, bánh mì chà bông,…
Nhìn chung, chiến lược Marketing của Cộng cà phê về sản phẩm chính là việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm. Đồng thời, không ngừng sáng tạo và cho ra đời các sản phẩm mới. Cụ thể là đổi mới menu và cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
5.2 Price (Chiến lược giá cả)
Chiến lược giá cả đóng góp vai trò quan trọng trong sự thành công của Cộng cà phê. Các loại cà phê tại Cộng có thương hiệu dây chuyền nên giá ở mức trung bình. Mức giá này phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mà Cộng hướng đến. Đồng thời, tương ứng với phong cách mà thương hiệu Cafe này đang xây dựng. Đó chính là hình ảnh Việt Nam thời bao cấp. Các sản phẩm đồ uống tại Cộng có mức giá dao động từ mức 30.000 VNĐ – 60.000 VNĐ tại Việt Nam. Còn ở Hàn là 5500 – 6000 won theo đơn vị tiền tệ Hàn Quốc.
Theo đánh giá chung, giá đồ uống tại Cộng cà phê nằm trong mức trung bình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, Cộng cũng có những sản phẩm đặc biệt với mức giá cao hơn. Nhờ đó, đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng yêu thích sự độc đáo và mới mẻ.
5.3 Place (Chiến lược phân phối)
Tính đến hiện nay, Cộng cà phê đã sở hữu lên đến 60 cửa hàng nhượng quyền khắp cả nước. Tất cả khách hàng đều có thể tìm thấy cơ sở Cộng. Đồng thời, trải nghiệm không gian tựa thời bao cấp Việt Nam. Hiện nay, Cộng cà phê còn có mặt tại Hàn Quốc và được đón nhận nhiệt tình.
5.5 Promotion (Chiến lược xúc tiến)
Chiến lược tiếp thị truyền thông là lối tắt vô cùng hiệu quả. Nó giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng. Từ đó, thu hút họ trên nền tảng mạng xã hội và tối ưu lượt chuyển đổi. Nắm được tâm lý khách hàng không chỉ có nhu cầu uống cà phê. Họ còn muốn chia sẻ khoảnh khắc lên mạng xã hội. Điển hình là đăng ảnh, đăng story,…
Có thể thấy, Cộng cà phê đã truyền tải thành công văn hoá uống cà phê trong không gian đậm chất cổ xưa. Bằng cách sáng tạo nội dung trên trang fanpage, web chính. Cũng như thông qua kênh truyền thông gián tiếp đáng tin cậy từ chính khách hàng trải nghiệm. Đó là hình ảnh khách hàng tận hưởng cuộc sống cùng những tách cà phê tại cửa hàng của mình. Họ cùng check in bên những góc quán đầy nghệ thuật cùng tách cafe thơm ngon. Hình ảnh khách hàng cùng nhau chuyện trò, thưởng thức cà phê trong không gian yên tĩnh đậm chất xưa cũ tượng trưng cho thương hiệu.
5.6 People & Physical Evidence (Cơ sở hạ tầng)
Thiết kế không gian tại Cộng với mục tiêu mang đến khách hàng cảm giác thư thái và dễ chịu. Bởi vậy, từng ngóc ngách, từng vật dụng trang trí đều in đậm hơi hướng hoài niệm. Chẳng hạn như không nhiều ánh sáng quá, sách cũ, những bức ảnh cũ … Nhìn chung, Cộng luôn tập trung vào 3 tiêu chí:
- Không khí thời cổ xưa
- Đồ uống ngon & độc đáo
- Dịch vụ tốt cùng đội ngũ nhân viên thân thiện.
Trong đó, bầu không khí cổ xưa chính là trải nghiệm mà khách hàng mong muốn được thử. Mặc dù nhịp sống hiện đại lên ngôi. Tuy nhiên, Cộng vẫn luôn giữ vững phong cách là chính mình với các tiêu chí đặt ra.
Xem thêm:
- Chiến lược Marketing của Highlands Coffee – “Ông lớn” ngành cafe
- Chiến lược marketing của Katinat: Tạo xu hướng, dẫn thành công
5.7 Process (Quy trình cung cấp sản phẩm)
Phong cách kinh doanh Cộng chủ yếu theo hướng đến nhượng quyền thương hiệu. Với quy trình cung cấp sản phẩm chuyên nghiệp và hiện đại. Các cửa hàng nhượng quyền đều đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Đồng thời, duy trì định vị và nâng cao hình ảnh thương hiệu. Sau đó, tiền tới mở rộng nhượng quyền thương mại. Có thể nói, Cộng là thương hiệu Việt nhượng quyền tiếp theo sau sự đầu tư táo bạo của Trung Nguyên Legend.
6. Đánh giá chiến lược marketing của Cộng cà phê
6.1 Xu hướng không gian độc đáo
Ngay từ những ngày đầu ra mắt, chiến lược marketing của Cộng cà phê đã tạo nên nét nổi bật so với các thương hiệu khác. Đó là bởi phong cách không gian gần gũi với người dân Việt. Thay vì thiết kế phong cách hiện đại, trẻ trung hay cổ điển, sang trọng. Cộng mang đến một hơi hướng không gian khó tìm thấy ở thời đại ngày nay. Đó là tập trung xoáy sâu vào lòng tự tôn dân tộc, nâng cao nhận thức con người Việt về thời kỳ lịch sử thời bao cấp đã qua. Màu sắc, hình ảnh cũng như vật dụng trang trí đều thể hiện rõ tinh thần đó.
Yếu tố này đã tác động rất sâu đến tâm lý người dân Việt. Chính vì thế, ngay khi cái tên “Cộng cà phê” ra mắt đã nhanh chóng khơi dậy trí tưởng tượng khách hàng về trải nghiệm không gian riêng biệt đậm chất Việt Nam thập kỷ 80.
6.2 Nhắm trùng, đúng tệp khách hàng
Yếu tố thành công trong chiến lược marketing của Cộng cà phê nằm ở việc Cộng hướng đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Những người có xu hướng tìm kiếm trải nghiệm độc đáo và đổi mới. Cộng cà phê đã định vị bản thân là địa điểm để khách hàng gặp gỡ người thân, bạn bè. Chưa kể, đây còn là không gian yên tĩnh lý tưởng để học tập, họp nhóm và làm việc.
Có thể thấy, chiến lược truyền thông mà Cộng cà phê đã đạt được những hiệu quả ấn tượng. Tuy nhiên, Cộng cũng có thể bổ sung thêm các chiến lược booking. Chẳng hạn như sử dụng tầm ảnh hưởng của KOLs/KOC để quảng bá sản phẩm mới trên các nền tảng. Đồng thời, sáng tạo các sản phẩm TVC kích thích hứng thú và tạo niềm tin cho khách hàng.
7. Kết luận
Chiến lược marketing của Cộng cà phê đã dành được nhiều thành công vang dội. Nhờ vậy, thương hiệu có sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu và thị phần cà phê trong nước. Đồng thời, Cộng cũng đã thực hiện tốt chiến lược khẳng định vị thế thương hiệu cà phê Việt chất lượng trên thị trường. Nhà Hàng Số, trang thông tin nhanh chóng và tiện ích tại chuyên mục Case study.