Chiến lược marketing của Bách Hóa Xanh: Tái định vị thương hiệu  

Date:

Chiến lược marketing của Bách Hóa Xanh thành công trong việc tái định vị cấu trúc và củng cố nền tảng vận hành

Bách Hóa Xanh là chuỗi siêu thị mini hàng đầu chuyên về các loại thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm. Với kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bán lẻ chất lượng, kết hợp cùng chiến lược định vị thương hiệu thông minh đã giúp Bách Hoá Xanh trở thành một đối thủ “đáng gờm” trong ngách thị trường bán lẻ Việt Nam. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu chi tiết thông tin về chiến lược marketing của Bách Hóa Xanh trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ ước tính đạt giá trị khoảng 142 tỷ USD. Con số này được dự báo sẽ lên mức 350 tỷ USD vào năm 2025. Theo Nielsen, tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường bán lẻ Việt Nam là 10,2% mỗi năm.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 994,2 nghìn tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2023. Con số này tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Theo đó, tại Hà Nội thu nhận mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ là 68,5 nghìn tỷ đồng trong tháng 1 năm 2023. Tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

doanh số ngành hàng bán lẻ

thị phần ngành bán lẻ

2. Tổng quan về Bách Hóa Xanh

2.1. Giới thiệu

Bách Hóa Xanh là một chuỗi siêu thị mini chuyên về thực phẩm tươi sống (thịt, cá, rau, củ, quả,…) và nhu yếu phẩm thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thế giới di động. Hiện nay, thương hiệu này đã có hơn 1.824 cơ sở tại 21 tỉnh thành trên khắp Việt Nam.

cửa hàng bách hóa xanh

Bên cạnh những thực phẩm tươi sống, Bách Hóa Xanh còn kinh doanh đa dạng mặt hàng khác như: bia, nước ngọt, sữa tươi, sữa bột, gia vị nấu ăn, đồ ăn sẵn, đồ hộp, bánh kẹo, dầu gội, dầu xả, sữa tắm, bột giặt, nước giặt.

thực phẩm bách hóa xanh

2.2. Khách hàng mục tiêu

Bách Hoá Xanh hướng tới mục tiêu là những khách hàng từ nhiều thị trường truyền thống như: nội trợ, sinh viên, người đi làm.

  • Nhóm đối tượng nội trợ (25-40 đã kết hôn): Họ là những người có thói quen mua sắm vào cuối tháng. Tham gia vào cộng đồng xã hội trực tuyến và có xu hướng đọc tin tức trực tuyến hàng ngày.
  • Nhóm đối tượng phụ nữ đang đi làm (27-40 đã kết hôn): Họ là những người quan tâm đến gia đình nhưng do bận bịu với công việc nên thường ưu tiên những địa chỉ mua đồ nhanh chóng, tiện lợi.
  • Nhóm đối tượng sinh viên (18-23): Thường sử dụng điện thoại thông minh, ipad, tivi. Họ là những người có xu hướng nấu ăn và sử dụng hàng tiêu dùng giá rẻ. Ưa thích sự tiện lợi và các sản phẩm phù hợp túi tiền.

khách hàng bách hóa xanh

2.3. Định vị thương hiệu

Không định vị mình là siêu thị lớn như BigC, Coopmart,… Bách Hoá Xanh định vị thương hiệu tập trung vào phạm vi bao phủ rộng rãi như chợ truyền thống. Tuy nhiên, dịch vụ sẽ được nâng cấp hơn, chi phí thấp với nhiều hàng hóa đa dạng. Đây là bước đi thông minh giúp giảm thiểu áp lực cạnh tranh và khai thác tối đa tệp khách hàng tiềm năng còn lại.

Các cửa hàng không nằm trên trục đường chính. Thay vào đó, nằm gần khu dân cư, gần chợ truyền thống nên người dân có thể dễ dàng tìm được. Hàng hoá đa dạng hơn 3000 sản phẩm tươi sống được vận chuyển hàng ngày. Đảm bảo đáp ứng đa dạng nhu cầu và không mất thời gian mặc cả. Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm mình cần một cách nhanh chóng với mức giá rẻ. Bách Hoá Xanh đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Bởi các sản phẩm đều từ cùng một nhà cung cấp tương tự Coopmart hay Satrafood. Ngoài ra, Bách Hóa Xanh cũng rất đầu tư các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn.

bách hóa xanh định vị

bách hóa xanh định vị thương hiệu

2.4. Tình hình kinh doanh

Mới đây, Brand Finance (Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới) kết hợp với đơn vị tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam công bố danh sách TOP 50 thương hiệu giá trị Việt Nam 2022. Trong đó, giá trị thương hiệu của Bách Hoá Xanh đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm qua. Cụ thể, Bách Hoá Xanh tăng theo cấp số nhân lên 78.87/100, đạt 24.05% kể từ năm 2021.

Chỉ trong tháng 3 năm 2019, Bách Hóa Xanh đã có thêm 46 siêu thị trên tổng số 50 cơ sở mới của hệ thống Thế Giới Di Động. Đến hết quý I, Bách Hóa Xanh đã mở cửa hơn 469 cửa hàng. Chiếm 21% trên toàn hệ thống. Tính riêng 3 tháng đầu năm, Bách Hoá Xanh ghi nhận doanh thu lên tới hơn 1,25 tỷ. Ghi nhận mức tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình mỗi siêu thị thu về hơn 41 triệu đồng và tổng toàn chuỗi hơn 19 tỷ đồng mỗi ngày.

doanh thu bách hóa xanh

Tuy nhiên, sau thời gian dài đẩy mạnh mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ, Bách Hoá Xanh đã phải thu hẹp quy mô để đầu tư cho chất lượng. Chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu của MWG này đã phải đóng cửa hơn 400 trong tổng số 2.140 cửa hàng. Cùng với đó, Bách Hóa Xanh đã thay đổi định vị từ mô hình “chợ hiện đại” sang mới hình “siêu thị mini”. Xu hướng này nhằm mang lại những trải nghiệm dịch vụ mới cho khách hàng.

Xem thêm:

3. SWOT của Bách Hóa Xanh

Trước khi đi vào tìm hiểu chiến lược marketing của Bách Hóa Xanh, cùng Nhà Hàng Số phân tích mô hình SWOT để có cái nhìn tổng quát về thương hiệu.

3.1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Nguồn lực tài chính lớn từ tập đoàn mẹ: Thế giới di động hiện có mạng lưới hơn 4.500 cửa hàng trên toàn quốc. MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh và Bách Hoá Xanh.
  • Hệ thống kênh đa dạng: Bách Hoá Xanh sở hữu hệ thống kênh bán hàng đa dạng từ website, tiktok, youtube, fanpage cùng hệ thống siêu thị trải dài khắp cả nước.
  • Hoạt động marketing mạnh mẽ: Bách Hoá Xanh tận dụng triệt để các phương tiện truyền thông tiếp thị như trang web, blog và các phương tiện truyền thông mạng xã hội để quảng bá sản phẩm.
  • Sản phẩm tiện lợi, giá rẻ: Định vị thị trường nhắm vào nhóm đối tượng như chợ truyền thống, các sản phẩm ở Bách Hóa Xanh đều có mức giá phải chăng, không mất thời gian mặc cả.

3.2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Chính sách phúc lợi nhân viên còn hạn chế: Nhân sự làm việc trong ngành bán lẻ rất vất vả và phải chịu nhiều áp lực. Bách Hóa Xanh chưa có chính sách hiệu quả trong việc làm hài lòng và giữ chân nhân viên.
  • Chất lượng các sản phẩm tươi sống chưa cao: Thịt heo và gà là hai thực phẩm không thể thiếu trong giỏ hàng của người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều khách hàng, các sản phẩm tươi sống tại Bách Hóa Xanh chưa đảm bảo độ tươi ngon.
  • Độ phủ sóng chưa cao: Phạm vi ảnh hưởng của Bách Hóa Xanh chưa được bao phủ khắp cả nước. Chủ yếu vẫn chỉ hoạt động ở khu vực miền Nam.

3.3. Cơ hội (Opportunities)

  • Chi tiêu thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam lớn: Theo nghiên cứu của Euromonitor International, ngành F&B tại Việt Nam xếp thứ 10 châu Á về độ hấp dẫn thị trường. Giới trẻ hiện nay có xu hướng chuyển từ sản phẩm truyền thống sang các sản phẩm được du nhập từ nước ngoài.
  • Tiềm năng kinh doanh bán lẻ: Tính tổng 9 tháng đầu năm 2022, mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 4.170,2 nghìn tỉ đồng. Con số này đã tăng 21% so với cùng kỳ năm trước đó. Điều này cho thấy triển vọng của ngành bán lẻ là vô cùng lớn.
  • Tiềm năng chuyển đổi số: Ngành bán lẻ tại Việt Nam có quy mô lên tới 142 tỷ USD. Được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025. Đóng góp 59% vào GDP cả nước. Nước ta hiện nay có hơn 1 triệu cửa hàng tạp hóa và vẫn phải dùng hình thức ghi chép truyền thống để quản lý hàng hoá. Do đó, tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp bán lẻ sử dụng công nghệ là rất lớn.
  • Mô hình mua sắm thông minh: Mô hình này hướng đến đối tượng tầng lớp trung lưu có thu nhập trung bình hoặc thấp. Đây là một chiến lược thông minh để thâm nhập vào một thị trường đại chúng.

3.4. Thách thức (Threats)

  • Cạnh tranh gay gắt: Thị trường bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt với sự góp mặt của các ông lớn như Saigon Co.op, BigC hay Aeon.
  • Người tiêu dùng có nguy cơ phải cắt giảm chi tiêu: Trong bối cảnh thu nhập bình quân đầu người còn hạn chế. Lại thêm tình hình lạm phát gia tăng khiến cho người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu.
  • Quản lý đầu vào của sản phẩm sạch còn nhiều lỗ hổng: Hiện nay, các siêu thị chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu thực phẩm tươi sống. Mặc dù các hệ thống siêu thị đều thiết lập quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nhưng vẫn chưa thể đảm bảo kiểm soát 100% hàng hóa.

bách hóa xanh swot

Xem thêm:

4. Chiến lược marketing của Bách Hóa Xanh (Marketing mix 4Ps)

4.1. Chiến lược sản phẩm (Product)

Bách Hoá Xanh kết hợp chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa trong một quy mô kinh doanh. Từ đó, nhằm đạt được mục tiêu mô hình nhà bán lẻ đa quốc gia. Chiến lược marketing về sản phẩm của Bách Hóa Xanh tập trung đến sự đa dạng, tiện lợi với mức giá rẻ nhất. Trong đó, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là yếu tố thành công thu hút và tạo niềm tin cho khách hàng.

  • Hàng tươi sống

Đây là mặt hàng chủ lực của Bách Hoá Xanh. Để thu hút được lượng khách hàng từ chợ truyền thống, Bách Hóa Xanh lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng nhanh, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chuỗi siêu thị này tiến hành lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Không qua bất kỳ kênh trung gian nào.

bách hóa xanh sản phẩm tươi sống

  • Rau xanh

Với rau xanh, các cửa hàng để khách lựa chọn số lượng tùy ý thay vì đóng túi bán sẵn. Mặt hàng hải sản như cá biển, tôm, cua,..sẽ được nhập trực tiếp từ vùng biển chứ không nhập qua chợ Bình Điền như các chuỗi siêu thị hiện nay.

rau bách hóa xanh

  • Trái cây

Riêng mặt hàng trái cây, công ty sẽ nhập trực tiếp từ các vùng trồng. Do đó, giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn so với bất kỳ hệ thống nào khác.

trái cây bách hóa xanh

  • Hàng hóa hữu cơ/sức khỏe

Bách Hoá Xanh cung cấp nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm như sữa, dầu gội, bột giặt, gia vị nấu ăn,…Tuy nhiên, thay vì phân khúc người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe bằng cách cung cấp các thực phẩm tự nhiên, hữu cơ như những siêu thị khác. Bách Hoá Xanh không phát huy tối đa đặc điểm bán lẻ này vì định vị ban đầu là ưu tiên sự tiện lợi và chi phí thấp.

hàng hữu cơ bách hóa xanh

4.2. Chiến lược định giá (Price)

Để có được lợi nhuận với mức giá bán vô cùng rẻ, Bách Hóa Xanh đã phải lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Đồng thời, không mua qua bất kỳ kênh trung gian nào. Do đó, sản phẩm vừa được đảm bảo chất lượng. Bách Hóa Xanh cũng có thể tối ưu giá do tiết kiệm được chi phí trung gian và vận chuyển.

  • Chiến lược giá gói (Bundle pricing)

Được hiểu là “mua càng nhiều càng rẻ”. Khách khi mua hàng với số lượng lớn sẽ được cung cấp một mức giá thấp hơn. Mua càng nhiều thì càng được giảm giá. Việc áp dụng chiến lược giá gói giúp các nhà bán lẻ bán được nhiều hơn một sản phẩm. Đồng thời, xả được hàng tồn kho và bán thêm được hàng đi kèm.

  • Định giá chỉ đạo lỗ (Loss Leader pricing)

Đây là cách mà cửa hàng bán sản phẩm ở mức giá thấp hơn chi phí nhằm kích cầu mua sắm. Bằng chiến lược này, các nhà bán lẻ thu hút khách hàng mua một sản phẩm giảm giá. Sau đó khuyến khích họ mua thêm các mặt hàng khác.

bách hóa xanh định giá chỉ đạo lỗ

  • Chiến lược định giá theo tâm lý (Định giá chẵn lẻ)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi khách hàng chi tiền, đồng nghĩa với việc họ đang gặp phải nỗi đau mất mát. Do đó, các nhà bán lẻ phải giúp họ giảm thiểu nỗi đau này thì mới có thể tăng khả năng mua hàng. Các cửa hàng sử dụng chiến lược định giá theo tâm lý, giá kết thúc bằng số lẻ như 5 hoặc 9. Ví dụ: một sản phẩm được định giá 199.000 đồng thay vì 200.000 đồng. Từ quan điểm của khách hàng, họ thấy 199, không phải 200, và bộ não tự động suy nghĩ mặt hàng này có giá tốt hơn.

bách hóa xanh định giá theo tâm lý

  • Chiến lược giá neo (định giá cố định)

Định giá cố định là cách thức công khai cả giá khuyến mãi và giá gốc của một mặt hàng cụ thể để khách hàng tham chiếu. Sau đó, đánh giá xem có nên mua mặt hàng giảm giá đó hay không.

bách hóa xanh chiến lược giá neo

4.3. Chiến lược phân phối (Place)

Sau thành công tại TP. Hồ Chí Minh, Bách Hóa Xanh tiếp tục mở rộng về các tỉnh như Cần Thơ, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Bình Dương, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Nai, Tây Ninh. Đây là những thị trường tiêu thụ lớn nhưng cũng là mảnh đất đầy thách thức vì nguồn tài nguyên rau củ quả lớn. Đồng thời còn là chợ đầu mối thực phẩm tươi sống cho toàn bộ khu vực phía Nam.

  • Lựa chọn mặt bằng

Mặt bằng là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Bánh Hoá Xanh xây dựng chiến lược kinh doanh tại các trục đường chính, gần chợ truyền thống để dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu.

  • Phát triển mô hình kinh doanh

Bách Hóa Xanh liên tục mở rộng các mô hình kinh doanh khác nhau. Qua đó, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Mô hình phát triển của Bách Hoá Xanh theo đúng như mô hình công Startup.

– Giai đoạn First Stage: Tạo dựng quy trình, chuẩn hóa các cửa hàng. Tiến hành tuyển dụng nhân sự, hình thành và ổn định chuỗi cung ứng.

– Giai đoạn Second Stage: Đạt tốc độ tăng trưởng chóng mặt kể từ T8/2019 đến T9/2020. Số cửa hàng mở cửa lên tới 1595, bỏ xa các chuỗi siêu thị lớn khác như Satrafood hay CoopFood.

– Giai đoạn Third Stage: Chuẩn bị IPO với thị phần lớn thứ nhất trong hệ thống siêu thị.

bách hóa xanh phân phối

4.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Truyền thông hiệu quả là yếu tố quan trọng để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Bách Hoá Xanh xác định phân khúc thị trường 80% là khách hàng của chợ truyền thống. Do đó, chiến lược marketing cũng phải phù hợp để đảm bảo mở rộng hình ảnh thương hiệu.

  • Quảng cáo

Chiến lược marketing của Bách Hóa Xanh về xúc tiến giỡn hợp tập trung thực hiện quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điển hình như báo chí, website và các phương tiện mạng xã hội phổ biến. Mục đích chính là để người tiêu dùng biết đến Bách Hoá Xanh. Các quảng cáo của Bách Hóa Xanh tập trung vào việc tạo dựng niềm tin đến khách hàng.

Quảng cáo thường ở dạng video ngắn, lồng ghép âm nhạc và mang đến thông tin hấp dẫn, giải trí cho khán giả. Năm 2017 và 2018, công ty MWG đầu tư mạnh vào DMX, thương hiệu cung cấp thiết bị điện tử. DMX sớm trở thành trào lưu phổ biến trong thời gian đó. Tận dụng sự phát triển của DMX, MWG đã cho ra đời nhiều video sống động hơn xoay quanh Bách Hoá Xanh và Thế Giới Di Động.

  • Khuyến mãi

Bách Hoá Xanh thường xuyên có các hoạt động xúc tiến khuyến mãi để kích cầu khách hàng. Một số hình thức khuyến mãi phổ biến như:

– Khuyến mãi nhân dịp khai trương cửa hàng mới

– Tổ chức chương trình ưu đãi, giảm giá sốc cho đa dạng mặt hàng. Hàng tuần sẽ có chương trình giảm giá sâu. Nó áp dụng cho hơn 200 mặt hàng tiêu dùng tươi sống các loại. Nhiều chương trình tặng quà, giảm giá hấp dẫn lên đến 10% cho mặt hàng rau củ. Và 40% cho mặt hàng nhanh.

– Khuyến mãi tuần lễ Bách Hoá Xanh, giảm đến 30%

– “Deal sập sàn” cuối năm kết hợp cùng vỉa điện tử MoMo

bách hóa xanh khuyến mãi

5. Chìa khóa thành công của Bách Hoá Xanh

5.1. Tập trung sản phẩm tươi sống

Ngay từ đầu, Bách Hóa Xanh đã tập trung đáp ứng ba tiêu chí hàng đầu của người tiêu dùng đó là Chất lượng – Giá rẻ – Dịch vụ tốt. Các sản phẩm thịt, cá tươi sống, rau củ quả của Bách Hóa Xanh được đánh giá có thế mạnh vượt trội so với các đối thủ cùng ngách. Thực phẩm tươi sống đóng góp hơn 40% tổng doanh thu toàn công ty. Đây là yếu tố quan trọng giúp mỗi cửa hàng thu nhận trung bình 500 giao dịch thành công mỗi ngày.

rau củ bách hóa xanh

5.2. Xác định khách hàng trọng tâm

Thay vì tìm đối thủ là các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng. Bách Hóa Xanh hướng mục tiêu vào đối thủ mạnh nhất của ngành hàng bán lẻ đó là chợ truyền thống. Đây là điều mà các doanh nghiệp bán lẻ trước đó chưa từng làm.

Nhắm tới đối thủ là các khu chợ, Bách Hóa Xanh tiết giảm chi phí nhất có thể. Tiến hành hạ giá nhiều mặt hàng. Thậm chí còn mở siêu thị ngay giữa lòng chợ. Bách Hoá Xanh lựa chọn mặt bằng nằm ở vùng ngoại thành để giảm thiểu chi phí và dễ dàng tiếp cận khách hàng.

5.3. Chiến lược “thỏi nam châm”

Một chiến lược thông minh khác cũng được Bách Hóa Xanh áp dụng thành công đó là “thỏi nam châm”. Theo cách này, công ty sẽ dùng 1 sản phẩm bất kì để thu hút lượng lớn khách. Sau đó bán cho họ những sản phẩm khác. Chiến lược này có lợi nhuận không cao nhưng bù lại thu hút được đông đảo khách hàng ghé mua.

5.4. Đi nhanh kiểu linh hoạt chứ không “đốt tiền”

Với mảng kinh doanh online của Bách Hóa Xanh, nếu doanh nghiệp “đốt tiền” theo kiểu giảm giá hoặc freeship thì chắc chắn doanh thu sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, theo ông Tài – CEO Bách Hóa Xanh nhận định: “Chúng ta muốn phát triển bền vững, tăng chậm, vẫn để khách hàng trả phí ship hay chúng ta muốn lựa chọn hướng đi đốt tiền đổi lại giá trị doanh nghiệp? MWG đang chơi cuộc chơi online kiếm tiền, chứ không phải đốt tiền để đổi lại giá trị doanh nghiệp”.

Vị thế của Bách Hóa Xanh mới chỉ dựa trên việc tập trung phát triển ở khu vực miền Nam. Trong tương lai, khi doanh nghiệp mở rộng tiến công ra miền Bắc và miền Trung, tăng trưởng chắc chắn sẽ còn lớn hơn nữa.

6. Quy trình mua hàng trên nền tảng thương mại điện tử của Bách Hoá Xanh

Không chỉ triển khai bán tại cửa hàng, Bách Hoá Xanh còn phát triển ứng dụng đặt hàng online. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh khi mà nhu cầu đặt hàng online ngày càng tăng cao.

Quy trình mua hàng trên nền tảng Thương mại điện tử của Bách Hóa Xanh diễn ra theo trình tự như sau:

  • Khách hàng truy cập vào trang web bachhoaxanh.com hoặc ứng dụng Bách Hoá Xanh trên điện thoại.
  • Lựa chọn địa điểm khách hàng hiện tại (theo quận, phường, tỉnh thành) để hệ thống hiển thị các mặt hàng hiện có.
  • Khách hàng điền thông tin giao hàng và tiến hành đặt hàng.
  • Lựa chọn 2 phương thức là thanh toán trực tuyến (ví điện tủ, thẻ tín dụng, thẻ ATM) hoặc thanh toán khi giao hàng (tiền mặt, thẻ).
  • Nhà sản xuất tiến hành vận chuyển

quy trình đặt hàng online bách hóa xanh

7. Tạm kết

Chiến lược marketing của Bách Hóa Xanh len lỏi vào từng ngách thị trường với định vị thương hiệu ngon-bổ-rẻ. Bên cạnh chiến lược marketing cốt lõi, Bách Hoá Xanh còn khéo léo thể hiện dấu ấn riêng của mình. Đồng thời, trở thành đối thủ “nặng ký” trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Theo dõi Nhà Hàng Số để nắm bắt kịp thời những thông tin bổ ích tại chuyên mục Case study.

5/5 - (1 bình chọn)
Hoài Thương
Hoài Thương
Là một người đam mê múa bút và mang đến cho mọi người nhiều thông tin hữu ích. Hoài Thương hiện là Content Writer tại Nhà Hàng Số
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...