Chiến lược marketing của Baskin Robbins: Bí quyết thành công vượt thời gian

Date:

Chiến lược marketing của Baskin Robbins đã giúp thương hiệu xây dựng nên một đế chế lớn mạnh trong suốt hơn 70 năm qua.

Trước 2003, thị trường kem Việt Nam chỉ có dấu ấn sự kiện Kinh Đô mua lại thương hiệu Kem Walls từ tập đoàn Unilever. Tuy nhiên, cũng từ đây, thị trường mát lạnh này trở nên vô cùng nóng với đủ các hãng kem trong và ngoài nước, đặc biệt là những tên tuổi lớn như Baskin Robbins. Baskin-Robbins là một trong những chuỗi cửa hàng kem bán lẻ lớn nhất thế giới. Góp nối cho sự thành công đó là những chiến lược marketing đúng đắn. Vậy chiến lược marketing của Baskin Robbins được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của Nhà Hàng Số nhé!

1. Tổng quan thị trường ngành kem

Quy mô thị trường kem toàn cầu được định giá 71,52 tỷ vào năm 2021. Thị trường kem toàn cầu đạt giá trị 77,5 tỷ USD vào năm 2022. Thị trường được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn dự báo 2023-2028 với tốc độ CAGR là 4,3% để đạt 99,77 tỷ USD vào năm 2028.
thị trường kem tại châu á thái bình dương
Dữ liệu do Euromonitor International cung cấp cho thấy thị trường ngành kem tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7% từ năm 2017 đến năm 2022. Ước tính thị trường này sẽ đạt gần 4.191,3 tỷ đồng trong năm tới. Điều này cho thấy kem tươi là một phân khúc giàu tiềm năng. Và nó đã đóng góp đáng kể cho ngành thực phẩm và đồ uống.
Tác động của đại dịch COVID-19 đối với thị trường bán lẻ kem là rất lớn khi ngành này đã chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Doanh số bán lẻ kem tăng 10%, đạt 1,3 nghìn tỷ đồng Việt Nam vào năm 2022. Tập đoàn Kido, với giá trị thị phần 44%, là công ty dẫn đầu thị trường kem tươi. Doanh số bán lẻ kem dự kiến ​​sẽ tăng với tốc độ CAGR là 10% (với tốc độ CAGR không đổi là 6% vào năm 2022) và đạt 6,9 nghìn tỷ đồng Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
biểu đồ cột doanh thu ngành kem 2008-2027
biểu đồ đường doanh thu ngành kem 2008-2027

2. Tổng quan công ty Baskin Robbins

2.1. Giới thiệu chung về Baskin Robbins

thương hiệu baskin robbins
Baskin-Robbins là chuỗi cửa hàng kem bán lẻ lớn nhất thế giới có trụ sở tại Canton, Massachusetts, Mỹ. Công ty được thành lập năm 1945 tại Glendale, California bởi Burt Baskin và Irv Robbins. Hãng được biết đến với khẩu hiệu “kem 31 vị”. Nó đã trở thành biểu tượng của thương hiệu này. Ý tưởng của “kem 31 vị” là mong muốn khách hàng có thể thưởng thức mỗi ngày một vị kem khác nhau trong tháng. Baskin and Robbins cho rằng người tiêu dùng nên thử nhiều vị kem cho đến khi tìm thấy hương vị mà bản thân ưa thích. Kể từ năm 1945, công ty đã giới thiệu hơn 1,300 hương vị đến khách hàng trên toàn thế giới.
Baskin-Robbins là chuỗi cửa hàng kem Mỹ lớn nhất thế giới, thành công với trên 8.000 cửa hàng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Baskin Robbins đã có hơn 40 cửa hàng và 15 ki-ôt bán hàng tại khắp các thành phố lớn và các trung tâm mua sắm ở Việt Nam.

2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh

Tuyên bố tầm nhìn của Baskin Robbins là “trở thành thương hiệu kem được yêu thích nhất thế giới”. Và sứ mệnh là “Biến Baskin Robbins trở thành nơi mang đến cho khách hàng những viên kem ngon và được thưởng thức trong một bầu không khí ấm áp, tràn đầy niềm vui”. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp muốn hướng tới trở thành người dẫn đầu trong thị trường ngành kem và có thể mang tới cho khách hàng của mình các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.
Tuyên bố tầm nhìn của Baskin Robbins đề cập đến cam kết của công ty trong việc phát triển các ý tưởng mới. Baskin Robbins tận tâm mang đến cho khách hàng những hương vị và trải nghiệm mới lạ. Công ty không ngừng nghĩ ra những cách sáng tạo và hấp dẫn để duy trì sự hài lòng của khách hàng.
Tuyên bố còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với môi trường và cộng đồng. Baskin-Robbins cam kết sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc uy tín và lành mạnh. Ngoài ra, công ty mong muốn giảm tác động đến môi trường. Và đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của mình là trung thực và có đạo đức.

2.3. Các dòng sản phẩm

Baskin Robbins là một thương hiệu kem nổi tiếng với các loại sản phẩm đa dạng, bao gồm kem viên, kem hộp, kem ốc quế, bánh kem tươi và nhiều sản phẩm khác nữa. Sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu là dòng kem viên, với rất nhiều hương vị khác nhau để khách hàng lựa chọn.
Ngay từ những năm đầu phát triển, Baskin Robbins đã bao gồm 31 vị kem vô cùng nổi tiếng và trở thành khẩu hiệu đặc trưng của thương hiệu – “Baskin Robbins – kem 31 vị”. Tuy nhiên, không phải lúc nào tất cả các cửa hàng cũng có đầy đủ 31 vị kem. Thay vào đó, các mùi vị kem sẽ được thay đổi định kỳ, tùy thuộc vào thời gian, thời tiết, địa điểm,…. Các sản phẩm của Baskin Robbins luôn mang đến sự sáng tạo và đổi mới, và thường được cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thị trường.
sản phẩm của baskin robbins
31 hương vị kem của Baskin Robbins gồm: Kem vị xoài kim cương, vị bơ hạnh nhân giòn, vị dứa dừa, vị bánh quy oreo socola, caramel sữa, vị dừa, vị socola truyền thống, vị socola cam hạt dẻ, vị socola chip, vị việt quất, vị cầu vồng, vị caramel tươi, vị cam quýt phomai, vị socola bạc hà, vị cam truyền thống, vị cherry, vị vani, vị vani Socola, vị socola caramel, vị socola đắng, vị dâu tây, vị trà xanh, vị bánh quy chip, dâu tây berry, vị xoài truyền thống, vị hạnh nhân jamoca, vị chanh pho mai, vị red velvet, vị kẹo bông, vị hạt mắc ca, vị raspberry.

2.4. Thị trường mục tiêu

  • Thị trường mục tiêu chính

Thị trường mục tiêu chính của Baskin Robbins gồm các đối tượng có thu nhập cao. Đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ. Những cá nhân như vậy sẽ coi trọng thời gian dành cho gia đình, tập trung vào các hoạt động nuôi dạy trẻ. Họ thường là những người quan tâm đến thương hiệu, chú trọng chất lượng hơn giá cả. Do đó việc ăn kem tại Baskin Robbins sẽ phù hợp với lối sống của họ. Khi lòng trung thành với thương hiệu được hình thành, những cá nhân có tầng lớp địa vị cao này sẽ gắn bó với Baskin Robbins. Điều này sau đó sẽ truyền lại cho con cái.
gia đình có trẻ nhỏ là khách hàng mục tiêu của baskin robbins

  • Thị trường mục tiêu thứ cấp

Thị trường mục tiêu thứ cấp của Baskin Robbins gồm thanh thiếu niên và sinh viên, những người có cuộc sống năng động, thích giao lưu và giải trí. Dù nhân khẩu học này có vẻ giống nhau, nhưng sinh viên sẽ là phân khúc chính. Hầu hết sinh viên tuy đang phụ thuộc vào cha mẹ thì nhiều người cũng có công việc bán thời gian. Do đó, đối tượng này có thể được coi là khách hàng tiềm năng vì họ sẽ chi phần lớn thu nhập của mình cho việc giải trí.
Theo nghiên cứu, đời sống xã hội được coi là ưu tiên hàng đầu đối với phân khúc này. Họ cảm thấy cần phải gắn bó với Baskin Robbins, vì đây là sản phẩm cao cấp và là nơi để thỏa mãn nhu cầu về lòng tự trọng của họ. Ngoài ra, thị trường này sẽ phát huy tiềm năng truyền miệng tích cực và chắc chắn điều này giúp tăng trưởng khách hàng của Baskin Robbins.

2.5. Định vị thương hiệu trên thị trường

Được thành lập vào năm 1945 tại Glendale, California, Baskin Robbins đã phát triển trở thành chuỗi kem bán lẻ lớn nhất thế giới áp dụng hình thức nhượng quyền. Mục tiêu của hãng là vẫn bám theo giá trị cốt lõi về hương vị và trải nghiệm dành cho khách hàng.
Baskin Robbins cố gắng định vị trong tâm trí người tiêu dùng như một sản phẩm cao cấp. Và Baskin Robbins cố gắng trở thành nơi khách hàng “phải đến” để thư giãn cũng như dành thời gian thưởng thức món kem chất lượng và đa dạng của họ.
định vị của baskin robbins trên thị trường
Để phù hợp với định vị toàn cầu, thương hiệu cố gắng tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Rằng đây không chỉ là nơi mua kem mà còn là nơi kem và niềm vui kết hợp với nhau. Điều này được kết hợp trực tiếp với khẩu hiệu ban đầu của Baskin Robbins do người đồng sáng lập Irv Robbins đưa ra, “Chúng tôi bán niềm vui, không chỉ bán kem”.

3. Các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng chiến lược marketing của Baskin Robbins

Dưới đây, hãy cùng Nhà Hàng Số phân tích những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng chiến lược marketing của thương hiệu kem toàn cầu này.

3.1. Yếu tố chính trị

Baskin Robbins là một thương hiệu kem toàn cầu. Thương hiệu này phải tuân thủ các chính sách của từng quốc gia. Mục đích để duy trì quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm trên toàn thế giới. Sự ổn định chính trị tại Mỹ và các nước châu Âu giúp cho việc vận hành của thương hiệu này diễn ra một cách trôi chảy. Tuy nhiên, sự bất ổn chính trị ở một số quốc gia châu Âu như Anh và các quốc gia Đông Á đã ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của hãng. Ngoài ra, các yếu tố chính trị khác như tác động của các quy định về thuế, quy định ngành và các thỏa thuận thương mại quốc tế cũng ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động của công ty.

3.2. Yếu tố kinh tế:

Quyền của người lao động có tác động đáng kể đến các tổ chức. Mặc dù quy trình sản xuất kem và sản phẩm đông lạnh đã thay đổi qua các năm với sự phát triển của công nghệ máy móc. Tuy nhiên ngành công nghiệp này vẫn còn tập trung nhiều vào sức lao động con người. Các luật lệ về bảo hộ sức lao động bao gồm mức lương tối thiểu, làm thêm giờ, các khoản phúc lợi và các quy định về an toàn và sức khỏe của nhân viên. Điều này dẫn đến sự gia tăng giá của các mặt hàng được bày bán để kiếm đủ lợi nhuận bù cho khoản phí phải trả nhân công.
Bên cạnh đó giá nguyên liệu đầu vào tăng cao khiến cho giá sản phẩm tăng cao hơn nữa. Giá thành tăng kèm theo chi phí sinh hoạt cao đã buộc người tiêu dùng phải tập trung vào các nhu cầu cơ bản hơn là chi tiêu cho kem. Tình trạng này đã làm giảm doanh số của các công ty sản xuất kem.
người tiêu dùng chú trọng mua hàng thiết yếu

3.3. Yếu tố xã hội

Các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa cũng bị ảnh hưởng bởi những khác biệt trong lối sống, văn hóa xã hội. Ví dụ như hiện nay khách hàng ngày càng quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Họ không muốn tiêu thụ các bánh kẹo ngọt, một sản phẩm chứa lượng chất béo và đường cao. .
Bên cạnh đó, thị hiếu của người tiêu dùng cũng đang thay đổi theo thời gian. Nó bị ảnh hưởng bởi yếu tố như xu hướng, sự phổ biến của một sản phẩm hoặc dịch vụ,… Khách hàng dần đề cao các chuẩn mực đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Nếu Baskin Robbins không đáp ứng được, thương hiệu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về uy tín và danh tiếng. Vì vậy, Baskin Robbins có thể phải điều chỉnh chiến lược của mình để phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

3.4. Yếu tố công nghệ

Công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội cho Baskin Robbins để phát triển các kênh tiếp thị trực tuyến. Ví dụ như website, ứng dụng di động, mạng xã hội,… Theo đó, xuất hiện nhiều công cụ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Chẳng hạn như hệ thống đặt hàng trực tuyến, trò chơi trực tuyến, phát triển ứng dụng thực tế ảo,… Những cải tiến này giúp Baskin Robbins tăng cường sự tương tác và tạo ra trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho khách hàng.
Công nghệ phát triển còn cho phép Baskin Robbins thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng. Điều này giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của họ. Từ đó hỗ trợ thương hiệu phát triển chiến lược marketing một cách hiệu quả.
baskin robbins dùng mạng xã hội để quảng bá chiến dịch

3.5. Yếu tố pháp lý

Baskin Robbins không gặp phải bất kỳ hạn chế pháp lý lớn nào. Trừ các chính sách nghiêm ngặt do chính phủ Ấn Độ thực thi khi kinh doanh tại quốc gia này. Là một cửa hàng thực phẩm, Baskin Robbins phải tuân thủ các tiêu chí. Thậm chí được giám sát bởi một bộ phận riêng biệt gọi là FSSAI. Các quy định của chính phủ bao gồm các khía cạnh như độ sạch sẽ của cửa hàng, ngoại hình của nhân viên (đồng phục, găng tay,…), nguyên liệu, độ tươi (với ngày hết hạn do chính phủ quy định) và cách trưng bày kem và nguyên liệu rõ ràng. Ngoài ra, có những quy định nghiêm ngặt của chính phủ về việc tăng giá.

3.6. Yếu tố môi trường tự nhiên

Baskin Robbins đang tích cực tìm kiếm các phương pháp tốt hơn để quản lý chất thải nhằm giảm tác động của nó đối với môi trường. Công ty thúc đẩy việc điều chỉnh các chiến lược của mình liên quan đến việc sử dụng và xử lý chất thải nhựa trước vấn đề cấp bách của biến đổi khí hậu. Hơn nữa, Baskin Robbins đặt mục tiêu tập trung vào việc tìm các nhà cung ứng có đạo đức. Bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu mua và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Đây là cơ hội để công ty thay đổi các phương pháp và giảm tác động đến môi trường.

4. Mô hình SWOT của Baskin Robbins

mô hình swot của baskin robbins

4.1 Strengths (Điểm mạnh)

  • Baskin Robbins là một trong những thương hiệu kem và bánh lớn nhất thế giới.
  • Có mạng lưới cửa hàng rộng tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới.
  • Đa dạng các sản phẩm với nhiều hương vị, kích thước và loại. Chất lượng luôn được kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo an toàn.
  • Baskin Robbins có một chiến lược tiếp thị tốt bao gồm TVC, quảng cáo in, quảng cáo trực tuyến, tương tác trên mạng xã hội.

4.2. Weaknesses (Điểm yếu)

  • Giá cả khá cao so với các thương hiệu kem khác trên thị trường.
  • Các vấn đề pháp lý trong quá khứ đã ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

4.3. Opportunities (Cơ hội)

  • Đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm có thể tăng cường hoạt động kinh doanh. Bằng cách đáp ứng các sở thích đang thay đổi của người tiêu dùng.
  • Việc mở các cửa hàng nhượng quyền có thể tăng khả năng tiếp cận thị trường. Ngoài ra giúp chịu được sự cạnh tranh ngày càng tăng, cả trong nước và quốc tế.
  • Mở rộng thương hiệu sang các danh mục khác có thể thu hút khách hàng mới hơn.
  • Có nhiều vật liệu tự nhiên để giảm chi phí.

4.4. Threats (Thách thức)

  • Các đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Baskin Robbins.
  • Các chính sách của nhà nước và suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Giá của các nguyên vật liệu ngày càng tăng.

5. Phân tích chiến lược Marketing-Mix của Baskin robbins

5.1. Product (Sản phẩm)

chiến lược sản phẩm của baskin robbins
Baskin Robbins tập trung vào việc cung cấp nhiều loại kem với nhiều hương vị khác nhau. Hãng không ngừng nghiên cứu các sản phẩm kem mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Họ liên tục giới thiệu các sản phẩm mới như kem dừa, kem trái cây, kem được làm từ socola,…
Baskin Robbins cho phép khách hàng tùy chỉnh sản phẩm của mình bằng cách thêm các loại topping như kẹo, trái cây hoặc sốt. Điều này giúp tạo ra sản phẩm độc đáo và phù hợp với sở thích của từng khách hàng. Ngoài ra, thương hiệu còn kết hợp sản phẩm của mình với các sản phẩm khác như bánh, bánh quy, chocolate,… để tạo ra các sản phẩm liên kết hấp dẫn.

5.2. Price (Giá cả)

bảng giá kem baskin robbinsXem thêm:

Baskin Robbins tập trung vào việc định vị mình là một thương hiệu kem cao cấp, chất lượng hàng đầu. Hãng sử dụng chiến lược giá cao để tạo ra giá trị cho sản phẩm của mình. Thay vì giảm giá cho từng sản phẩm một, Baskin Robbins thường áp dụng chính sách giảm giá đồng loạt. Hoặc đôi khi có tuần lễ chiết khấu sản phẩm theo mùa để kích cầu.
Baskin Robbins cũng áp dụng chiến lược giá cố định, áp dụng một mức giá cho các sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hương vị mà không cần phải quan tâm đến giá. Bên cạnh đó, Baskin Robbins thường tạo ra các gói combo với một số sản phẩm khác để khách hàng có thể mua nhiều sản phẩm với giá ưu đãi hơn. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí và cảm thấy hạnh phúc hơn.

5.3. Place (Phân Phối)

cửa hàng baskin robbins được đặt ngay mặt đường
Baskin Robbins có một mạng lưới cửa hàng trực tiếp rộng khắp trên toàn thế giới. Điều này đã giúp đưa sản phẩm của hãng đến gần khách hàng hơn. Các cửa hàng được đặt ở các vị trí chiến lược như trung tâm mua sắm, giải trí… Baskin Robbins tuân theo chính sách nhượng quyền thương mại trong đó cung cấp giấy phép cho chủ sở hữu nhượng quyền kinh doanh và hỗ trợ trong việc tổ chức, quản lý cửa hàng theo các tiêu chuẩn với tất cả sự tôn trọng.
Thương hiệu này cũng đã cho phép người dùng mua kem trực tuyến mà không cần phải đến cửa hàng. Ngoài ra, Baskin Robbins còn hợp tác với các nhà bán lẻ khác như siêu thị, nhà hàng, đại lý…. Nhờ đó sản phẩm của hãng đến gần với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Hiện nay ở Việt Nam, hãng liên tục mở cửa hàng chi nhánh ở nhiều địa điểm khác nhau. Như là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội… Baskin Robbins Việt Nam sở hữu hơn 40 các cửa hàng và hơn 15 các ki-ốt bán hàng tại các trung tâm thương mại lớn trên toàn đất nước. Các sản phẩm của Baskin Robbins còn được phân phối rộng rãi ở các siêu thị, các hệ thống bán lẻ. Hơn nữa, hiện tại Baskin Robbin Việt Nam đang nhượng quyền phân phối sản phẩm cho nhiều nhà hàng, quán cà phê lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh.

5.4. Promotion ( Xúc tiến thương mại)

baskin robbins khuyến mại mua 1 tặng 1
Baskin Robbins thường xuyên thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông để thu hút sự chú ý của khách hàng. Điển hình năm 2018, chiến dịch Baskin-Robbins Got Me Like” đã chiếm lấy sự yêu thích của mọi người. Điều này giúp lượng khách hàng tăng lên đáng kể. Bằng cách sử dụng “ngôn ngữ” meme, GIF được các đối tượng mục tiêu yêu thích, Baskin-Robbins đã cho ra đời những video tuy đơn giản nhưng lại có thể khiến người xem khó quên.
Baskin Robbins cũng thường xuyên cung cấp các chương trình khuyến mãi và giảm giá để thu hút khách hàng. Các chương trình này bao gồm ví dụ như mua 1 tặng 1, giảm giá sản phẩm hoặc giảm giá cho khách hàng thân thiết. Bên cạnh đó, thương hiệu thường tổ chức các hoạt động để tăng khả năng tiếp cận của khách hàng với sản phẩm của mình. Các sự kiện này bao gồm ví dụ hoạt động giải trí cho trẻ và các cuộc thi.
Baskin Robbins gắn liền với việc ra mắt phim Spider-Man 3 và xuất hiện trong nhiều chiến dịch quảng bá. Thương hiệu đã cho ra mắt các hương vị mới liên quan đến các nhân vật trong phim. Bên cạnh đó còn đóng vai trò là nhà tài trợ cho một số chương trình và quảng cáo như là chương trình truyền hình nổi tiếng MTV Roadies của Ấn Độ. Đặc biệt phải kể đến ngôi sao NBA, LeBron James, là đại sứ thương hiệu của Dunkin’ Donuts và Baskin Robbins. Những điều này đã giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu của Baskin Robbins một cách đáng kể.

6. Chiến lược địa phương hóa thành công của Baskin Robbins

Baskin-Robbins không triển khai các chiến lược địa phương hóa quá lớn mà bắt đầu từ địa phương hóa cấp cơ sở. Thương hiệu tập trung thiết lập mối quan hệ với khách hàng và nhận phản hồi mang tính xây dựng. Nhiều năm trôi qua, hãng biết được rằng công cụ tốt nhất để thành công chính là ‘Thích ứng động’. Do đó, từng viên gạch một, thương hiệu Baskin Robbins đã xây dựng nên một đế chế mạnh mẽ và trở thành một trong những công ty kem thành công nhất trên thế giới.

6.1. Tại Ấn Độ

kem non-dairy
Baskin Robbins địa phương hóa ở Ấn Độ bằng cách thích nghi với văn hóa. Như sử dụng sữa bò để pha chế sản phẩm cho phù hợp với khẩu vị của người Ấn Độ. Với khả năng thích ứng nhanh và nghiên cứu tốt, hãng đã quyết định tung ra một phân khúc sản phẩm khác được dán nhãn Non-dairy. Kế hoạch này đã thành công rực rỡ trên toàn quốc.
Hơn nữa, Baskin Robbins đã mở rộng hoạt động tiếp thị của mình để phù hợp với văn hóa. Như xây dựng kế hoạch đồng bộ sản phẩm trong một số ngày đặc biệt như lễ tình nhân…. Trong ngày này, tên mọi hương vị kem sẽ được đặt theo mối quan hệ giữa khách hàng và những người thân yêu được họ mua tặng. Để tối đa hóa lợi nhuận hơn nữa, bắt nguồn từ thành công của chương trình Netflix ‘Mai mối Ấn Độ’ , hãng đã cho ra mắt hương vị mới Sima Taperia và nhận được phản hồi tích cực từ công chúng. Những kế hoạch này không chỉ giúp thương hiệu trở nên khác biệt. Mà còn đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp với thị trường mục tiêu.
Baskin Robbins còn mở rộng thị trường ngách từ kem sang phục vụ món tráng miệng và sữa lắc đặc. Vào năm 2016, sau khi hợp tác với doanh nghiệp sản xuất nước ép trái cây Manpasand Beverages, công ty quyết định cung cấp đồ uống bên cạnh kem tại 250 cửa hàng. Theo đó thức uống làm từ xoài và trái cây nổi tiếng của Manpasand, “Mango Sip” được bán lẻ tại các cửa hàng Baskin Robbins trên khắp Ấn Độ.

6.2. Tại Hàn Quốc

Nhờ chiến lược địa phương hóa thành công ở Hàn Quốc, Baskin Robbins đã đạt được sự công nhận cao và thành công về mặt tài chính. Hãng đã duy trì vị trí là thương hiệu kem cao cấp số 1 tại Hàn Quốc trong 38 năm với khẩu hiệu ‘Chúng tôi làm mọi người hài lòng’.
Một trong những chiến lược tiêu biểu là hoạt động định kỳ ‘hương vị của tháng’. Đây là một chiến lược hiệu quả để khơi dậy sự tò mò và quan tâm của người tiêu dùng. Bằng cách chỉ tiết lộ một phần trong tên trước khi hương vị mới của tháng được tung ra. Tháng 8/2020, ‘Bora Bora’, một sản phẩm hợp tác với BTS, đã được phát hành.
hợp tác với bts ra mắt bora-bora
Xem thêm:

Baskin Robbins còn giới thiệu những hương vị vừa quen thuộc vừa mới lạ cho khách hàng. Đó là bằng cách nâng cấp các sản phẩm phổ biến hiện có. Ví dụ điển hình bao gồm là phiên bản nâng cấp của ‘My mother is E.T’ và ‘Chaltteok Kongtteok’. Hai sản phẩm này được bổ sung thêm bánh gạo injeolmi và mè đen vào món kem. Ngoài ra, việc hợp tác với các đối tác nổi tiếng như Kakao Friends, Overaction Rabbit và Pengsoo cũng được coi là một quyết định sáng suốt phù hợp với xu hướng thị trường, thu hút được sự chú ý từ nhiều khách hàng.

6.3. Tại Việt Nam

Ngoài những sản phẩm có mặt sản tại thị trường quốc tế, Baskin Robbins Việt Nam không ngừng mày mò và sáng tạo để đưa ra những công thức mới, những sản phẩm mới để thu hút và phục vụ người tiêu dùng, phù hợp với khẩu vị và văn hóa ẩm thực Việt Nam. Ví dụ như là bánh trung thu kem lạnh. Đây là sản phẩm kem lạnh dưới dạng bánh trung thu truyền thống của người Việt Nam.
bánh trung thu kem lạnhBên cạnh đó, nắm bắt tâm lý khách hàng Việt, hãng thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi. Hầu như dày đặc từ đầu cho đến cuối năm như là:

  • Từ 10/1 – 10/2, với hóa đơn chỉ từ 100.000 đồng, khách hàng sẽ nhận ngay phiếu “Rút thăm may mắn”, cào và trúng “liền tay” để nhận ngay quà tặng gồm bánh kem lạnh, gối ôm xinh xắn,…. và hàng nghìn voucher kem.
  • Chương trình khuyến mãi giảm giá 20% nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8/3 dành cho tất cả các khách hàng.
  • Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 tặng miễn phí một viên kem cho bé cao dưới 1m2 khi đi cùng chủ thẻ thành viên Club 31 và bánh Twin Choco Muffins cho tất cả khách hàng với toàn hệ thống cửa hàng.

Những chiến lược này của Baskin Robbins đã mang đến cho thương hiệu một sự thành công nhất định. Số lượng người biết đến Baskin Robbins ngày càng nhiều. Khách hàng đến sử dụng ngày càng tăng.

7. Kết luận

Chiến lược marketing của Baskin Robbins là một bước đi thông minh giúp thương hiệu luôn luôn khẳng định được vị thế của mình trong đấu trường đầy cạnh tranh. Hãng luôn đặt chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu. Điều đó tạo nên một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo trên thị trường kem. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Case study của Nhà hàng số để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

4.9/5 - (22 bình chọn)
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...