Tìm hiểu về rack rate là gì giúp các nhà quản lý tương lai hiểu thêm về cách vận hành kinh doanh mô hình khách sạn.
Rack rate là một trong những thuật ngữ nhận được sự quan tâm hàng đầu từ các nhà quản lý (manager) trong quá trình kinh doanh lưu trú. Đặc biệt đối với mô hình kinh doanh khách sạn. Rack rate càng giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết dưới đây của Nhà hàng số sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về khái niệm rack rate là gì. Bên cạnh đó còn cung cấp thêm các loại giá phòng tiêu chuẩn được sử dụng trong kinh doanh khách sạn mà không phải ai cũng biết đó nhé!
Nội dung
1. Rack rate là gì?
Rack rate là gì? Rack rate được hiểu là mức giá phòng tiêu chuẩn được chính khách sạn công khai với khách hàng lưu trú nói riêng cũng như toàn thể mọi người nói chung. Phụ thuộc vào từng loại phòng cụ thể, nhà quản lý sẽ trực tiếp tính toán và đưa ra mức giá cụ thể khác nhau.
Có thể nhiều bạn chưa biết, thông tin giá phòng khách sạn này sẽ được công khai trực tiếp với cơ sở thuế và được đưa lên cơ quan quản lý thị trường của chính quyền địa phương. Tóm lại, đây là giá phòng công bố không bao gồm các chương trình khuyến mãi hay giảm giá.
2. Một số loại giá phòng khách sạn tiêu chuẩn
2.1. Corporate or Commercial rate
Mức giá phòng khách sạn này thường được áp dụng đối với đối tượng khách hàng là công ty đối tác hoặc các công ty du lịch. Về cơ bản, mức giá phòng này tương đối “mềm mỏng”. Chính vì vậy, nếu áo dụng mức giá corporate hoặc commercial rate cần số lượng lớn để tránh được tình trạng lỗ nặng.
Loại giá này thường sẽ khá linh động và phụ thuộc toàn toàn vào mức độ thường xuyên của khách hàng ghé thăm khách sạn của bạn. Hiểu đơn giản rằng, lượng khách càng lớn thì mức giá càng rẻ và ngược lại.
Xem thêm:
- Franchise là gì? Tiềm năng mô hình kinh doanh franchise
- Royalty fee là gì? Royalty fee trong kinh doanh nhượng quyền FnB
2.2. ADHOC rate code
Bạn có thể hiểu đây là mức giá không chuẩn. Trong các dịp đặc biệt hoặc lần đầu hợp tác của các doanh nghiệp, mức giá khuyến mãi này sẽ được áp dụng đúng một lần trong khoảng thời gian đó.
2.3. Group rate
Group rack rate là gì? Đây còn được hiểu là mức giá áp dụng đối với những khách hàng lưu trú đi theo nhóm và kết hợp sử dụng các dịch vụ đắc biệt của khách sạn như phòng hội nghị, phòng họp và toàn bộ chức năng của khách sạn. Nói tóm lại, những khách hàng bao trọn gói cả khách sạn sẽ được nhận được ưu đãi với mức giá group này.
2.4. Promotional rate codes
Nhằm thúc đẩy lợi nhuận đặt phòng khách sạn trong giai đoạn thấp điểm, nhà quản lý có thể áp dụng mức giá promotional rate codes khuyến mãi này để làm “mồi nhử” thu hút thêm số lượng khách hàng đến với khách sạn của mình.
2.5. Early Bird rate
Early Bird rate cũng là một loại giá được xếp vào phần mức giá khuyến mãi. Tuy nhiên, không bao quát như những mức giá khuyến mãi khác, cách áp dụng đối với mức giá này cũng cụ thể hơn rất nhiều. Chương trình khuyến mãi ở 3 đêm tính tiền 1 đêm thay vì áp mã giảm giá 1 đêm 50%. Mục đích cuối cùng của chương trình khuyến mãi này là muốn giữ chân khách hàng càng lâu càng tối. Từ đó có thể thúc đẩy thêm các dịch vụ khác bên cạnh dịch vụ phòng truyền thống với giá đã được đề cập rõ ràng.
Xem thêm:
- Chiến lược cạnh tranh là gì? Cách xác định chiến lược phù hợp
- Khách VIP là gì? Kỹ thuật đón tiếp khách VIP trong khách sạn, nhà hàng
2.6. Incentive rate code
Incentive rate code là mức giá được áp dụng đối với khách hàng thân thiết thường xuyên ghé thăm cũng như sử dụng đa dạng dịch cụ khác nhau tại khách sạn. Nhà quản lý thường phân chia nhóm khách hàng thành các loại: thành viên bạc, thành viên vàng… Mỗi nhón khách hàng sẽ được áp dụng mức giải giá nhất định. Bên cạnh đó, mức giá này còn áp dụng với những đối tượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng từ các ngân hàng đối tác với khách sạn.
2.7. Family rate
Family rack rate là gì? Mức giá này áp dụng dành cho những đối tượng khách hàng có con nhỏ. Nếu bạn có ý định đặt phòng khách sạn với mức giá này thì hãy nên cân nhắc kỹ lưỡng nhé. Bởi phòng giá family rate sẽ bao gồm thêm phí giường phụ. Tuy nhiên sẽ được miệc phí dành cho trẻ dưới 6 tuổi. Vậy nên, nếu bạn muốn con nhỏ được thoải mái, hãy đặt phòng giá này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm, phòng giá thường sẽ là lựa chọn an toàn nhất nhé!
2.8. Package rate
Package rate là mức giá trọn gói bao gồm nhiều dịch vụ khác tại khách sạn không chỉ riêng chi phí phòng ở. Về cơ bản, gói phí này sẽ bao gồm những dịch vụ sau: Tiền thuê phòng, phục vụ ba bữa/ngày, dịch vụ xe đưa đón ra sân bay, city tour… Tuỳ thuộc vào từng khách sạn mà khách hàng sẽ được cung cấp những gói dịch vụ khác nhau.
2.9. Best Available rates (BAR)
BAR – Giá phòng khách sạn tối nhất được hiểu là mức giá đặt phòng thấp nhất trong một ngày có thể bán cho khách hàng. Thuật ngữ này được áp dụng nhằm hạn chế sự nhầm lẫn cho khách trong thời gian khách sạn đang áp dụng quá nhiều chiếc lược giá khác nhau. Ví dụ cụ thể như, khách hàng đã sử dụng phòng khách sạn 3 ngày và trong quá trình lưu trú, có mong muốn ở thêm vài ngày nữa. Khi đó, nếu khách sạn vẫn còn phòng trống, khách hàng sẽ chỉ phải chi trả mức giá phòng thấp hơn so với 3 ngày đầu.
2.10. Complimentary rate
Đây là mức giá miễn phí 100% dành cho nhân viên cao cấp như giám đốc khách sạn. Tuy nhiên, mức giá này cũng có thể được sử dụng như một món quà tặng cho các đối tượng khách hàng VVIP như quan chức chính phủ, lãnh đạo địa phương.
3. Các yếu tố tác động đến mức giá phòng khách sạn
Sau khi tìm hiểu rack rate là gì, các nhà quản lý “tương lai” có thắc mắc về những yếu tố ảnh hưởng đến giá phòng. Hiện nay, có rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến mức giá phòng khách sạn. Phụ thuộc vào chúng, nhà quản lý có thể đưa ra được những mức giá phòng phù hợp nhất:
- Vị trí khách sạn: Việc khách sạn của bạn nằm ở trung tâm hay nội thành, mặt phố hay trong hẻm, gần biển hay không,… là những yếu tố quyết định đến giá phòng khách sạn.
- Vị trí phòng: Việc phòng tầng cao hay tầng trệt, có view đẹp hay không, có gần lối thoát hiểm không… cũng là điều kiện để nhà quản lý phân chia mức giá phòng cao hay thấp.
- Loại phòng khách sạn: Phòng khách sạn sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau như phòng tiêu chuẩn, phòng cao cấp, phòng nguyên thủ… Tương ứng với mỗi loại phòng là một mức giá tiền khác nhau.
- Trang thiết bị: Các phòng có mức giá cao thường sẽ được thiết kế và bố trí trang thiết bị cao cấp hơn về chất liệu, công dụng, nguồn gốc… so với các mức phòng giá thấp.
- Số lượng thuê phòng: Tại bất cứ khách sạn nào, việc bạn thuê phòng với số lượng lớn chắc chắn sẽ được tính theo mức giá ưu đãi.
- Mức giá phòng của các đối thủ cạnh tranh: Tại cùng một khu vực, các khách sạn cùng tiêu chuẩn đánh giá thường canh tranh nhau về giá phòng. Đây là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng.
4. Hướng dẫn phương pháp tính giá phòng hiệu quả nhất hiện nay
Cho đến hiện nay vẫn chưa có một công thức chính xác nào để có thể tính toán giá phòng. Nhưng nhìn chung, các khách sạn sẽ áp dụng một trong hai phương pháp sau:
- Dựa trên cảm tính thị trường: Thông thường, các nhà quản lý khách sạn sẽ phụ thuộc vào chất lượng, quy mô và giá khách sạn cùng tiêu chuẩn để đưa ra mức giá phù hợp nhất của mình. Tuy biện pháp này tương đối dễ dàng, nhanh chóng nhưng nhược điểm lại là khó kiểm soát chi phí cũng như tác động quá nhiều bởi thị trường.
- Quy luật ngón tay cái: Đây là giải pháp tính toán dựa trên mối quan hệ trực tiếp giữa chi phí đầu tư cùng mức giá phòng bình dân. Ví dụ cụ thể, khi một khách sạn được xây dựng, chủ khách sạn cần thiết lập tỉ lệ. Cứ 1 đồng giá phòng tương ứng với mỗi 1000 đồng chi phí đầu tư xây dựng và nôi thất. Giả định này bắt buộc phải đặt trong trường hợp giả định khách sạn đưa vào kinh doanh phải đạt công suất 70%.
5. Tổng kết
Bài viết trên đã giúp các nhà quản lý tương lai hiểu thêm về khái niệm rack rate là gì? Hy vọng bài viết trên đã giúp phần nào đó cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của Nhà hàng số để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!