Chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s thành công từ sự cân bằng phù hợp giữa tiêu chuẩn hóa và “bản địa hóa” theo nhu cầu địa phương
Đối đầu với hàng loạt “ông lớn” như KFC, Pizza Hut, Burger King, Dunkin’ Donuts, Jollibee, Lotteria,… những chiến lược kinh doanh quốc tế ấn tượng của McDonals’s không ngừng được tung ra. Từ đó, giành được phần lớn thị trường và dẫn đầu thế giới. Sự hòa hợp và cân bằng trong các giải pháp mang đến sự thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, tại mỗi quốc gia, thương hiệu này đều gây được tiếng vang và độ uy tín lớn trên thị trường. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay chìa khóa thành công này của McDonald’s.
Nội dung
- 1. Tổng quan về thị trường đồ ăn nhanh
- 2. Tổng quan về McDonald’s
- 3. SWOT của McDonald’s
- 4. Chiến lược kinh doanh quốc tế cốt lõi của McDonald’s
- 5. Chiến lược thâm nhập thị trường của McDonald’s
- 6. Chiến lược địa phương hóa dựa vào thích ứng và đổi mới
- 7. Một số chiến lược kinh doanh quốc tế quan trọng khác của McDonald’s
- 8. Bài học rút ra từ chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s
- 8.1 Trao quyền làm chủ cho các đối tác kinh doanh
- 8.2 Kinh doanh những sản phẩm chất lượng cao và ổn định
- 8.3 Đầu tư và đào tạo kỹ càng, cẩn thận
- 8.4 Không ngừng đổi mới
- 8.5 Duy trì và đảm bảo nguồn cung cấp
- 8.6 Thiết lập sự hiện diện của thương hiệu
- 8.7 Sẵn sàng dấn thân và mạo hiểm
- 8.8 Nghệ thuật bán hàng chéo ấn tượng
- 9. Kết luận
1. Tổng quan về thị trường đồ ăn nhanh
Thị trường đồ ăn nhanh là miếng bánh tiềm năng mà cũng nhiều thách thức. Theo Zion Market, tổng dung lượng thị trường đạt 647,7 tỷ đô la Mỹ. Dự đoán mức lãi suất kép đạt 4,6%/ năm trong giai đoạn 2021 – 2028. Đồng thời, ước tính tổng giá trị đạt 998 tỷ USD vào cuối năm 2028. Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam, sức cạnh tranh của thị trường này cũng vô cùng lớn.
Ngoài các thương hiệu lớn nhỏ thì ẩm thực đường phố cũng có sức hút lớn hiện nay. Điều này đe dọa trực tiếp đến thị trường thức ăn nhanh. Tuy nhiên, nó vẫn có sức hút với mức tăng trưởng ấn tượng. Năm 2019, một số báo cáo ghi nhận ba chuỗi KFC, Jollibee và Lotteria đạt tổng 4300 tỷ đồng. Với mối đe dọa lớn như vậy, những chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s liên tục được đưa ra để giành vị thế.
2. Tổng quan về McDonald’s
McDonald’s là thương hiệu hàng đầu về thức ăn nhanh. Cùng tìm hiểu ngay.
2.1 Đôi nét về McDonals’s
McDonald’s là tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh quốc tế thành lập năm 1940. Nó được ra đời bởi hai anh em Richard và Maurice (“Mick & Mack”) McDonald. Sau đó, Ray kroc đã mua lại và phát triển doanh nghiệp đầy mạnh mẽ hiện nay. Nó có khoảng 40.000 nhà hàng tại hơn 120 quốc gia. Đồng thời, phục vụ hàng chục triệu khách hàng mỗi ngày. Ngoài toàn cầu hóa thương hiệu đồ ăn nhanh, mô hình này còn kinh doanh bất động sản.
Nhắc đến McDonald’s, không thể thiếu hamburger và khoai tây chiên. Ngoài đối tượng khách hàng chủ yếu là trẻ em, hiện thương hiệu ngày càng thu hút các nhóm đối tượng khác. Thương hiệu mong muốn mang đến những bữa ăn nhanh hợp vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng với quy trình phục vụ chuyên nghiệp nhất. Đồng thời, McDonald’s hướng tới trở thành thương hiệu hàng đầu và thiết lập chuẩn mực cho ngành công nghiệp thức ăn nhanh.
2.2 Tình hình kinh doanh của McDonals’s
Xét về doanh thu, McDonald’s được coi là chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới. Vào năm 2021, McDonald’s được xếp hạng TOP 100 công ty lớn nhất thế giới. Đồng thời, giá trị thương hiệu của McDonald’s được xếp hạng cao nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, nó đã có mặt trên 40.000 điểm bán trải dài 120 quốc gia. Đồng thời, sở hữu mức tăng trưởng đáng nể về doanh thu. Năm 2021, doanh thu đạt mức 23,22 tỷ USD. Phần lớn doanh thu đến từ Hoa Kỳ với 8,71 tỷ USD. Ngoài ra, còn có một số nước đóng góp doanh thu đáng kể như Úc, Pháp, Canada và Anh.
Ngoài bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên, nó còn phục vụ các sản phẩm khác như sữa lắc, nước ngọt, món tráng miệng, đồ ăn sáng, các sản phẩm làm từ thịt gà và các món cuốn. Với những chiến lược kinh doanh quốc tế khôn ngoan của McDonald’s, nó ngày càng vươn lên dẫn đầu thế giới và chiếm lĩnh thị phần trong thị trường thức ăn nhanh.
2.3 Triết lý kinh doanh và sản phẩm
“Kinh doanh là nghệ thuật phục vụ khách hàng theo cách của bạn”. Không chỉ có những sáng tạo, đổi mới trong phong cách ẩm thực của toàn thế giới. Nó còn đại diện cho sự hiện đại, trẻ trung và năng động. Nhờ nghiên cứu hành vi và thói quen khách hàng, ông đã tạo ra một chiến lược phục vụ “đồng nhất”. Qua đó, duy trì chất lượng sản phẩm và phục vụ tuyệt vời nhất. Đồng thời, tạo dựng lòng tin tuyệt đối cho khách hàng và dễ dàng thu hút lòng tin của khách hàng dù ở bất kỳ chi nhánh nào.
3. SWOT của McDonald’s
Mô hình SWOT là nền tảng vững tạo nên những chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả và ấn tượng của McDonald’s.
3.1 Strengths – Điểm mạnh
- Giá trị thương hiệu lớn: McDonald’s lọt TOP 100 thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới năm 2021.
- Mạng lưới quốc tế rộng: McDonald’s sở hữu sức mạnh về mạng lưới phân phối khi trải dài khắp thế giới. Nó chỉ đứng thứ hai trên thế giới, sau Subway nếu so về số lượng cửa hàng.
- Sản phẩm chất lượng: McDonald’s cung cấp các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng với hương vị ấn tượng. Đặc biệt là hamburger và khoai tây chiên.
- Đế chế bất động sản: Đây được coi là đế chế bất động sản trị giá hàng tỷ USD. Nó mang lại nguồn thu ổn định từ mức chi trả của các đối tác mua nhượng quyền thương hiệu.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại: McDonald’s liên tục áp dụng và đổi mới với công nghệ hiện đại. Từ đó, gia tăng trải nghiệm khách hàng.
- Quy trình quản lý chuỗi nghiêm ngặt: Các sản phẩm và quy trình phục vụ được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn tại mọi cửa hàng. Chưa kể, còn có riêng một Hội đồng Cố vấn An toàn thực phẩm.
3.2 Weaknesses – Điểm yếu
- Phụ thuộc nhiều vào nhượng quyền thương mại: 90% cửa hàng của McDonald’s là nhượng quyền thương mại. Bởi vậy, thương hiệu sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn nếu không kiểm soát tốt.
- Chất lương nhân viên chưa được đảm bảo: Những năm gần đây, thương hiệu liên tục vướng phải những lùm xùm về các chính sách dành cho nhân viên. Điều này khiến uy tín và hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng ít nhiều.
3.3 Opportunities – Cơ hội
- Vấn đề an toàn thực phẩm: Người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến chất lượng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là yếu tố quan trọng để thương hiệu cạnh tranh với các cửa hàng đường phố.
- GDP các nước là thị trường của McDonald’s tăng trưởng mạng. Thu nhập bình quân tăng lên nên mức tiêu dùng cũng tăng. Đặc biệt là tiêu thụ thức ăn nhanh.
- Chính phủ hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài. Các chính sách mở cửa phát triển tạo điều kiện cho sự thâm nhập vào các quốc gia.
3.4 Threats – Thách thức
- Xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh: người tiêu dùng thường mặc định thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Chưa kể, sau đại dịch, người tiêu dùng ưu tiên những sản phẩm lành mạnh hơn. Đây là thách thức lớn với thương hiệu.
- Sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác: Sự phát triển từ các đối thủ cũng như ngách thị trường thức ăn đường phố đe dọa trực tiếp đến thị phần của McDonald’s.
- Sự khác biệt văn hóa: McDonald’s cũng phải đối mặt với vấn đề chung khi thâm nhập thị trường toàn cầu – văn hóa địa phương
Xem thêm:
- Chiến lược marketing của McDonald’s: Bí quyết thành công
- Chiến lược marketing của Burger King “Vua Burger” thế giới
4. Chiến lược kinh doanh quốc tế cốt lõi của McDonald’s
Từ một cửa hàng đồ ăn rất nhỏ và phát triển thành một chuỗi nhà hàng lớn nhất nhì trên thế giới với doanh thu lên đến hàng tỷ USD. Trong đó, bánh hamburger và khoai tây chiên vẫn là sản phẩm “cốt lõi” mang lại thành công cho thương hiệu. Điển hình chính là món bánh sandwich File-O-Fish, Big Mac, McSalad, Shaker, Fruit N Yogurt Parfaits,… Một số nơi còn có cả bia, gà, cá, salad, các món ăn chay, món tráng miệng, thức uống nóng, lạnh,… Chưa kể, thương hiệu còn chính thức công khai trên toàn thế giới về danh sách toàn bộ thành phần, nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng.
Tuy có thể có sự khác nhau về sản phẩm do văn hóa giữa các nước. Nhưng họ vẫn giữ được nét đồng nhất nhờ đảm bảo mọi tính đặc trưng của sản phẩm về nguyên liệu, hình dáng và kích thước. Ngoài ra, McDonald’s luôn đảm bảo rằng cấu trúc kinh doanh phù hợp với toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo sự linh hoạt tại từng địa phương.
Xem thêm:
- Chiến lược kinh doanh quốc tế của Starbucks thống lĩnh toàn cầu
- Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola chiếm lĩnh toàn cầu
5. Chiến lược thâm nhập thị trường của McDonald’s
Những bước phát triển vững chắc của McDonald’s trong lịch sử cho thấy ông lớn này luôn sẵn sàng học hỏi từ mọi đối thủ ở tầm quốc tế cũng như địa phương để hoàn thiện và mở rộng đế chế của “Cánh cổng vàng”. Trong quá trình thâm nhập, cần chú ý đến chuỗi giá trị về văn hóa địa phương, môi trường pháp lý-chính trị và kinh tế. Đồng thời, hạn chế những rủi ro về chính trị. Ngoài ra, còn phải đảm bảo thân thiện với môi trường về quy trình xử lý chất thải, nguồn cung,… để phát triển bền vững.
5.1 Quản lý chặt chẽ về chất lượng tại cửa hàng nhượng quyền
Cửa hàng đầu tiên của McDonald’s mở tại nước ngoài là vào năm 1967, tại Canada và Puerto Rico. Ngày nay đã phổ biến hơn 200 quốc gia. Thế nhưng, có đến 90% là cửa hàng nhượng quyền. Do đó, một trong những thành công của McDonald’s đến từ sự quản lý chặt chẽ về chất lượng của các cửa hàng nhượng quyền. Tất cả đều phải tuân thủ các nguyên tắc về “Chất lượng, Phục vụ, Sự sạch sẽ và Giá trị cốt lõi”. Thậm chí, Đại học Hamburger tại Illinois (Mỹ) năm 1961 được mở ra để đào tạo cho các chủ cửa hàng tất cả yêu cầu về quản lý của McDonald’s. Ngoài đảm bảo sự đồng nhất về thương hiệu. McDonald’s cũng thường xuyên thay đổi để thích nghi và đáp ứng nhu cầu của từng quốc gia.
5.2 Chuỗi cung ứng hiệu quả
McDonald’s sở hữu chuỗi cung ứng hiệu quả. Nhờ đó, đảm bảo chất lượng, doanh thu và lợi nhuận tối đa. McDonald’s đã tự xây dựng hệ thống cung với các nhà sản xuất theo hợp đồng về nguyên liệu và vận chuyển. McDonalds’ còn mua lại các bất động sản và giải quyết tối ưu chi phí thuê mặt bằng cho các đối tác. Năm 2016,chuỗi cung ứng của McDonald’s đã được xếp hạng số 2 trong Chuỗi cung ứng hàng đầu của Gartners. Sánh vai với Apple, P&G và Amazon.
Chưa kể, mô hình lợi ích được đầu tư này không chỉ thúc đầy giá trị cho các nhà hàng mà còn cho cả những nhà cung cấp theo nguyên lý “win-win”. Từ đó, tạo nên chiếc kiềng ba chân vững chắc cho nhân viên, chủ sở hữu nhà hàng và các đối tác. Các đối tác thường đồng hành từ những bước đầu tiên nên đảm bảo sự tin tưởng và đổi mới để giữ chi phí thấp nhất. Điển hình là Martin-Brower Company LLC, đồng hành từ năm 1956. Doanh nghiệp đã cung cấp vật tư cho hầu hết tất cả 15.000 địa điểm của công ty ở Bắc Mỹ.
5.3 Thành công mô hình kinh doanh
Bắt nguồn từ một cửa hiệu nhỏ bán bánh mì kẹp xúc xích tại California vào năm 1940. Để phát triển, họ buộc phải thay đổi để tạo nên sự khác biệt. Và những chiếc hamburger được ra đời. McDonald’s nhanh chóng vươn mình trở thành “hệ thống phục vụ nhanh”. Đây cũng chính là mô hình tạo nên thành công cho thương hiệu. Khách hàng chọn đồ với một menu được ấn định sẵn. Quy trình khoa học, hiệu quả khiến món ăn được hoàn thành với tốc độ cực nhanh. Khách hàng chọn món, trả tiền ngay tại quầy thu ngân và cũng nhận đồ ăn luôn tại đó.
5.4 Thành công trong cuộc chiến thương hiệu
Với tiềm năng khủng như vậy, Ray Kroc lập tức cùng founder của McDonald’s không ngừng mở rộng và phát triển ra toàn bộ nước Mỹ. Và hiện nay là toàn thế giới. Sự phát triển rực rỡ, vượt quá sức tưởng tượng khiến anh em nhà McDonald muốn dừng lại. Khi đó, Ray Kroc đã mua lại toàn bộ chuỗi McDonald’s với giá kỷ lục 2,7 triệu USD. Mặc dù mô hình bị sao chép khá nhiều. Tuy nhiên, hiểu rõ sức mạnh và lợi thế của mình, McDonald’s đã đối đầu với từng cuộc chiến một cách hiệu quả. Với sự làm chủ trong cuộc chiến này, thương hiệu vẫn đứng vững vị trí thống trị và làm nên đẳng cấp trong ngành công nghiệp ăn nhanh.
5.5 Đồng bộ hóa hình ảnh thương hiệu
McDonald’s đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và tiết kiệm chi phí. Trong đó, chiến lược tiêu chuẩn hóa và đóng gói là chìa khóa thành công hàng đầu. Năm 2003, tất cả các cửa hàng đều sử dụng cùng 1 bao bì. Đặc biệt, nó sẽ in những tấm ảnh người thực đang làm các hoạt động. Thông điệp thương hiệu đơn lẻ nhưng được sử dụng song hành trên khắp thế giới.
Ngoài ra, các sản phẩm được cung cấp giống hệt nhau ở mọi cửa hàng. Chẳng hạn như McFlurry, McNuggets, McChicken, Happy Meal hoặc Filet-O-Fish. Ngoài ra, có đảm bảo hình ảnh thương hiệu vững mạnh và ổn định tại mọi nơi. Từ đó, giúp gia tăng định vị, mở rộng quy mô kinh tế với thời gian và chi phí tiết kiệm nhất.
6. Chiến lược địa phương hóa dựa vào thích ứng và đổi mới
Hiện McDonald’s sở hữu hệ thống cửa hàng nhượng quyền vững mạnh. Ngoài tiết kiệm chi phí, chiến lược thích nghi và môi trường địa phương mới là chìa khóa thành công. Trước hết, đó là thay đổi menu theo xu hướng tiêu dùng. Chẳng hạn, McDonald’s đã phục vụ trái cây, sinh tố, các món cá và salad tốt cho sức khỏe. Đa dạng các dịch vụ và sản phẩm đáp ứng văn hóa các nước được đưa ra. Từ đó, thể hiện sự tôn trọng văn hóa và tuân thủ các chính sách của từng nước.
Chiến lược này dựa trên các yếu tố về người tiêu dùng, kinh tế và địa phương. Tuy nhiên, chiến lược này lại đòi hỏi chi phí sản xuất và truyền thông cao hơn. Bởi các hoạt động tiếp thị cần được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của địa phương về vị trí phân phối, kế hoạch khuyến mãi và giá cả. Ngoài ra, còn áp dụng các chiến thuật về phân khúc và thử nghiệm sản phẩm.
6.1 “Địa phương hóa” về thực đơn
-
McDonald’s tại Nhật Bản
Gia nhập thị trường Nhật Bản từ năm 1971 khi thị trường chỉ giới hạn mì tô hay súp miso. Với lợi thế đi tiên phong, McDonald’s đã dẫn đầu tại đây. McDonald’s đã thực hiện chiến lược địa phương hóa của mình bằng cách mở rộng menu theo khẩu vị người Nhật. Bao gồm gà Tasuda, gà Teriyaki, Teri Tama Burger, Tsukimi Burger và McBurger Teriyaki. Thức uống bao gồm cà phê đá, kem Trà xanh, Burger gạo, Shaker rong biển và súp ngô. Các khẩu phần ăn cũng được bố trí nhỏ hơn.
-
McDonald’s tại Ấn Độ
McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên tại Ấn Độ vào năm 1996. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, có đến 40% dân số ăn chay. Còn đa số những người ăn thịt thì lại không ăn thịt bò, thịt heo, cá hay thịt ướp lạnh. Ngoài ra, còn ưa những món ăn đậm đà gia vị và rất cay. Vì vậy, menu cho món Big Mac được thay bằng món Maharaja Mac. Chúng không có thịt bò và được thay thế bằng thịt cừu. Ngoài ra, còn có bánh mì gạo hương vị rau quả rất đậm đà. Để phục vụ cho người ăn chay, McDonald’s ở Ấn Độ cung cấp Masala Grilled Veggie Burger, McAllo Tikki và McVeggie. Ngoài ra, còn mở cửa hàng ăn chay đầu tiên tại địa phương. Trong đó, McCurry Pan là món ăn đặc trưng.
-
McDonald’s tại Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường lớn của McDonald’s. Thay vì thịt từ ức gà, McDonald’s sử dụng thịt từ đùi gà. Burger gà nướng được cung cấp trong dịp Tết Nguyên đán cùng khoai tây chiên và tử vi Trung Quốc với 12 con giáp. Ngoài các loại sốt thông thường như Honey Mustard, Sweet and Sour và BBQ, Chicken McNuggets, McDonald’s Trung Quốc còn có Sốt tỏi ớt. Súp ngô và Súp rau và hải sản cùng “burger teriyaki” cũng được ưa chuộng hiện nay.
-
McDonald’s tại Anh
Hình ảnh những người nông dân Anh cung cấp thức ăn cho McDonald’s, xuất hiện trên những tờ giấy đặt trên khay của khách hàng. Một số món mới được giới thiệu như Little Tasters cùng các món ăn từ thịt trắng như thịt gà để tốt cho sức khỏe hơn.
-
Chiến lược thích nghi tại những quốc gia khác
Tại những quốc gia nhiệt đới, nước ổi được thêm vào menu của McDonald’s. McDonald’s tại Đức cũng ghi nhận doanh số ấn tượng với bia và McCroissants. Hoặc McRaclette chỉ được phục vụ tại các cửa hàng McDonald’s ở Thụy Sĩ. Đó là bánh mì kẹp thịt bò với phô mai raclette, sốt raclette độc đáo, hành tây và dưa chua dưa chuột. Ngoài ra, bánh mì kẹp thịt tại đâu còn được kết hợp với xúc xích Nürnberger và thịt bò. Bánh chuối được ưa chuộng tại Mỹ Lantin. Hay mì McSpaghetti trở thành món ăn chính tại Phillippines. Ngoài ra, còn có hamburger thịt heo Samurai với vị ngọt tại Thái Lan. Hoặc McDonald’s tại Indonesia lại thay thịt lợn bằng cá. Đồng thời, phục vụ thêm cơm hơn bánh mì cùng với một số món cay ưa thích.
McDonald’s tại New Zealand còn giới thiệu Kiwiburger với củ dền và bánh mơ tự chọn trong menu. Tại Singapore, bánh rán kèm nước sốt ớt, điểm tâm gà Kiasuburger bán chạy nhất. Đây còn là một trong những nơi đầu tiên mà thương hiệu cung cấp dịch vụ giao hàng đến tận nhà. Còn McDonald’s tại Saudi Arabia lại thường đóng cửa 5 lần một ngày cho những lời cầu nguyện của người Hồi giáo. Đồng thời, không cung cấp bất kỳ mặt hàng thịt lợn nào.
6.2 “Địa phương hóa” về kiến trúc và địa điểm độc đáo
McDonald’s rất đầu tư cho mặt bằng. Đặc biệt ưa chuộng một số địa điểm tuyệt đẹp trên khắp thế giới. Đặc biệt là sử dụng các kiến trúc bản địa, các tòa nhà cũ và một số kiệt tác kiến trúc. Ở Bergen, Na Uy, cửa hàng được đặt trong một trong những tòa nhà bằng gỗ truyền thống lâu đời nhất. Ở Madrid, Tây Ban Nha, nó lại nằm trong một tòa nhà tráng lệ với bức tường đá cẩm thạch, đèn chùm và cầu thang lớn. Tại quảng trường Piazza de Spagna ở Rome , McDonald’s nằm ở cuối Bậc thang Tây Ban Nha. Một trong những vị trí tuyệt đẹp. Hoặc McDonald’s ở Taupo, New Zealand được bố trí trong một chiếc máy bay đã ngưng hoạt động. Cửa hàng ở Dallas, Texas có hình dạng giống như một chiếc túi vận chuyển Happy Meal khổng lồ. Một đặc điểm ấn tượng là chúng thường được thiết kế bởi chính những nghệ nhân địa phương.
7. Một số chiến lược kinh doanh quốc tế quan trọng khác của McDonald’s
Ngoài chiến lược quốc tế kép về thâm nhập và “địa phương hóa”, một số các chiến lược khác cũng được áp dụng nhằm đạt được hiệu quả tối đa.
7.1 Chuẩn hóa hệ thống và quy trình
Là một công ty xuyên quốc gia và hướng đến phân bố khắp toàn cầu. Để đảm bảo kinh doanh ổn định và bền vững, hệ thống và quy trình sản xuất, phục vụ cần được tiêu chuẩn hóa giữa các nước. Ngoài ra, việc triển khai và tích hợp hệ thống ERP giữa các doanh nghiệp và đối tác cũng sẽ chuẩn hóa quy trình kinh doanh của họ. Nhờ vậy, McDonald’s có thể giảm chi phí, các công việc thủ công, đáp ứng tốt hơn cho các bên liên quan,…
7.2 Chiến lược giá
Tùy mỗi quốc gia sẽ được áp dụng các mức giá khác nhau và tương ứng. Bên cạnh việc dựa trên chi phí thành phẩm. Mcdonald’s còn dựa vào thu nhập bình quân, mức chi tiêu, tỷ giá hối đoái, mức tiêu dùng và lạm phát địa phương. Ngoài ra, giữa các địa phương trong cùng một nước cũng có sự phân hóa. McDonald’s chủ yếu tiếp cận tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các thành phố lớn vì họ có thể mua được giá cao. Sau đó, nhắm mục tiêu vào các công dân thuộc tầng lớp trung lưu thấp hơn.
7.3 Chiến lược tăng trưởng
Chiến lược tăng trưởng của McDonald dựa trên ba yếu tố:
- Gia tăng số lượng nhà hàng. Điều này thể hiện sự nâng tầm định vị thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần và hạn chế rủi ro.
- Tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận tại các nhà hàng hiện có. Nó được thực hiện thông qua tối ưu hoạt động kinh doanh, tái đầu tư, phát triển, sàng lọc sản phẩm, tiếp thị hiệu quả và giảm chi phí vận hành.
- Cải thiện lợi nhuận quốc tế. Nó được thực hiện khi các thị trường riêng lẻ đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô. Và tỷ trọng thu nhập từ nước ngoài đang tăng lên nhanh chóng.
7.4 Chiến lược gia nhập và mô hình kinh doanh
Mặc dù McDonald’s không thể xuất khẩu sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nó lại lựa chọn những phương thức khác với độ cam kết cao hơn. Cụ thể như mở cửa hàng nhượng quyền thương mại hoặc liên doanh với một đối tác địa phương. Đi cùng với đó là mức đầu tư khác nhau. Thế nhưng, trên tất cả, McDonald’s đều kiểm soát hiệu quả số lượng cửa hàng và sự tăng trưởng ở mỗi thị trường.
7.5 Mô hình nhượng quyền của McDonald’s
“Nhượng quyền kinh doanh” (Franchising) là chìa khóa dẫn đến thành công cho thương hiệu. Số cửa hàng nhượng quyền chiếm tới 90% trong hệ thống cửa hàng của tập đoàn. Từ đó, họ có thể vượt qua rào cản văn hóa. Cản trở lớn nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn mở rộng kinh doanh trên toàn cầu. Doanh nghiệp nhượng quyền McDonald’s sẽ nhận được rất nhiều quyền lợi hấp dẫn. Và đương nhiên, thương hiệu này cũng có một số yêu cầu khắt khe với đối tác của mình.
Với mô hình này, McDonald’s còn đảm bảo nguồn thu dưới hai hình thức: Phí dịch vụ (4,0% doanh thu hàng tháng) và tiền thuê (Thương hiệu sở hữu hầu hết các bất động sản). Sự thành công của giải pháp này phụ thuộc vào 3 yếu tố: Tiêu chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ; Nhận dạng cao thông qua quảng cáo; Kiểm soát chi phí hiệu quả.
8. Bài học rút ra từ chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s
Chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonal’s đã mang đến cho thương hiệu này rất nhiều thành công. Bởi vậy, case study chính là nguồn tham khảo hữu ích với những bài học giá trị.
8.1 Trao quyền làm chủ cho các đối tác kinh doanh
Để đảm bảo tiêu chuẩn cùng nền văn hóa, McDonald’s thường xuyên kiểm tra chất lượng đầu ra. Do đó, yếu tố cần thiết là để những chủ chi nhánh cửa hàng tại địa phương tự làm chủ. Bởi chính họ sẽ là người thấu hiểu khách hàng và nền văn hóa địa phương. Từ đó, thương hiệu vừa in đậm màu sắc toàn cầu, vừa mang tính địa phương. Ngoài ra, việc họ tự xây dựng, triển khai các hoạt động về doanh thu, tiếp thị sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và trách nhiệm của họ.
8.2 Kinh doanh những sản phẩm chất lượng cao và ổn định
Các cửa hàng tại McDonald’s có sự đồng nhất về sản phẩm và chất lượng. Sự tương đồng này góp phần duy trì hệ thống và tạo nên thương hiệu riêng. Qua đó, mang lại cảm giác an toàn và sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng. Đồng thời, mở rộng sự phổ biến của thương hiệu.
8.3 Đầu tư và đào tạo kỹ càng, cẩn thận
Có rất nhiều cửa hàng McDonald’s trên khắp thế giới. Do đó, nguồn nhân lực chất lượng và có trách nhiệm là yếu tố quan trọng để đảm bảo kinh doanh. Chưa kể, thương hiệu này còn trao quyền cho các chủ kinh doanh tự quản lý hầu hết các hoạt động. Do đó, việc huấn luyện và đào tạo nhân lực là điều cần thiết. Đồng thời, duy trì hình ảnh đẹp mắt của McDonald’s. Thường khóa huấn luyện sẽ kéo dài ít nhất 9 tháng bao gồm quản trị kinh doanh, làm việc nhóm, dữ liệu khách hàng, quy trình sản xuất, phục vụ,… Khi đó, mới đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
8.4 Không ngừng đổi mới
Ngoài thay đổi theo địa phương, khẩu vị của khách hàng còn thay đổi hàng ngày. Vì vậy, nghiên cứu và đổi mới giúp thương hiệu xác định được thói quen và hành vi ăn uống của khách hàng. Qua đó, lựa chọn được sản phẩm tiềm năng để phát triển và thu hút khách hàng. Thế nhưng, vẫn phải giữ được màu sắc riêng của McDonald’s. Đặc biệt là tôn trọng truyền thống văn hóa mỗi nơi để hạn chế tối đa các rủi ro.
8.5 Duy trì và đảm bảo nguồn cung cấp
Với một doanh nghiệp quốc tế, việc đảm bảo nguồn cung là một vấn đề nhạy cảm, Ngoài nỗi lo về chi phí, chất lượng và an toàn thực phẩm là những yếu tố không thể bỏ qua. Chưa kể, sản phẩm mới là yếu tố làm nên thương hiệu. Do đó, McDonald’s cần đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe cho nhà cung cấp. Đồng thời, thắt chặt và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp đáng tin để đảm bảo chất lượng, công nghệ với chi phí phù hợp nhất.
8.6 Thiết lập sự hiện diện của thương hiệu
Thiết lập sự hiện diện thương hiệu là bài học tuyệt vời mà McDonald’s mang lại. Thương hiệu này đã tạo ra những trải nghiệm cảm xúc giúp chúng ta trở lại thời thơ ấu. Những món ăn với hương vị ấn tượng đã đi cùng rất nhiều thế hệ. Với sự đồng nhất ấn tượng, khi thưởng thức, sự khác biệt không có nhiều. Có thể nói, sự hiện diện mạnh mẽ này đã giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin và dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Những người trung thành sẵn sàng ủng hộ thương hiệu suốt đời.
8.7 Sẵn sàng dấn thân và mạo hiểm
McDonald’s luôn duy trì sự đồng nhất và ổn định. Tuy nhiên, không thể không phủ nhận sự mạo hiểm của thương hiệu khi liên tục đưa ra các sản phẩm mới. Đặc biệt là khác nhau tại mỗi địa phương. Ngoài menu nguyên bản chỉ gồm hamburger, cheeseburger, khoai tây rán kiểu Pháp, sữa trứng đã khuấy và các loại đồ uống. McDonald’s còn bổ sung các món ăn sáng, the Happy Meal, McNuggets, Filet-O-Fish, salad và McRibs. Tuy thất bại nhiều với McLobster và McPizza, nhưng thương hiệu vẫn không ngừng dấn thân và trở thành gã khổng lồ hiện nay.
8.8 Nghệ thuật bán hàng chéo ấn tượng
Bán hàng chéo là chiến lược được các ông lớn thường xuyên sử dụng. Và McDonald’s đang sở hữu hệ thống bán hàng chéo nổi tiếng nhất mọi thời đại. Từ đó, tăng doanh số bán hàng với lợi nhuận lớn mà không khiến khách hàng choáng ngợp.
9. Kết luận
Doanh thu khổng lồ, danh tiếng hàng đầu và số lượng nhà hàng lớn chứng minh cho sự thành công và đúng đắn trong chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s. Một cấu trúc hoàn hảo cho sự pha trộn giữa kinh doanh quốc tế và các đặc tính địa phương. Từ đó, đảm bảo sự lâu dài và bền vững cho McDonald’s trong tương lai. Và những bài học kinh nghiệm của McDonald’s sẽ là những giá trị quan trọng cho các công ty đa quốc gia muốn xâm nhập và phát triển thương hiệu trên thị trường thị trường thế giới. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.