Tạo ra nhiều giá trị hơn với chi phí rẻ hơn – Bí quyết giúp chiến lược marketing của Trà Xanh Không Độ thành công chinh phục thị trường nội địa
Tân Hiệp Phát là cái tên kỳ cựu và là ông lớn đáng gờm của các thương hiệu trong lĩnh vực FMCG. Một sản phẩm nổi bật với định vị thương hiệu tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Nó đang có một vị thế nhất định trong nhiều năm qua tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt là chiếm lĩnh gần một nửa thị phần tại Việt Nam và trở thành một người bạn đồng hành với hàng triệu gia đình Việt. Để đạt được những thành tựu đó, không thể không nhắc đến các chiến lược Marketing của Trà Xanh Không Độ giúp hãng có được “đủ tầm” cạnh tranh như ngày hôm nay.
Nội dung
1. Tổng quan ngành đồ uống Việt Nam
1.1 Tiềm năng thị trường đồ uống
Theo BMI, thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn nhất trên toàn cầu (xếp thứ 10 ở châu Á) vào năm 2019. Tổng doanh thu đạt 975.867 tỷ đồng (+ 3,8% YoY) vào năm 2020. Đóng góp cho GDP khoảng 15,8%. Chi tiêu cho ngành này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 35% trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam. Chưa kể, tăng trưởng trong nước luôn duy trì mức 7% / năm so với 2% của Pháp và Nhật.
Ước tính sẽ có khoảng 17 triệu hộ gia đình trung lưu ở Việt Nam vào năm 2030. Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường lớn thứ ba về số lượng người tiêu dùng và lớn thứ năm về tổng chi tiêu cho mặt hàng này ở Đông Nam Á. Xét về thị phần các loại nước giải khát Việt Nam, chè (trà) chiếm 36,97%, nước ngọt có ga chiếm 23,74%, nước tăng lực chiếm 18,28%, nước ép trái cây với 10,91% và nước khoáng với 5,45%. Hơn nữa, còn có gần 2.000 cơ sở sản xuất nước giải khát với mức tăng trưởng ấn tượng.
1.2 Thị trường đồ uống không cồn
Theo IWSR, doanh số bán đồ uống không cồn và ít cồn trên toàn cầu đang tăng mạnh. Bởi lẽ xu hướng ăn uống các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe ngày càng lan rộng trên toàn cầu. Sau Covid, tiềm năng thị trường này ngày càng lớn và triển vọng. Mức tiêu thụ của thị trường này được dự kiến sẽ tăng 31% vào năm 2024, chỉ số CAGR khoảng 14%. Giá trị đồ uống không cồn tại Việt Nam tăng trưởng 7% trong năm 2018 so với năm trước. Từ năm 2015 trở lại đây, ngành sản xuất đồ uống có cồn/ không cồn trong nước chiếm tỷ trọng 4,5% trong nhóm ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đóng góp cho GDP gần 20 tỷ đồng.
2. Tân Hiệp Phát
2.1 Đôi nét về Tân Hiệp Phát
Tập đoàn Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994, tiền thân là nhà máy Bia Bến Thành. Đến nay, nó đã trở thành tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam. Đồng thời, là doanh nghiệp sản xuất nước giải khát không cồn lớn thứ hai trên thị trường Việt Nam. Chỉ sau PepsiCo và Suntory Holdings Ltd. Tân Hiệp Phát sẵn sàng đối đầu với các “ông lớn” ngoại nhập. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, tập đoàn sở hữu công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất. Năm 2018, công ty bán ra khoảng 510 triệu lít nước giải khát. Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã 14 năm liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia gồm: Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh, Trà Xanh Không Độ, Nước tăng lực Number 1.
Ngoài ra, còn có các sản phẩm như Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ, Trà Ô Long Không Độ Linh Chi, Sữa đậu nành Number 1 Soya,… Doanh nghiệp còn thành công vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật để đạt chuẩn về chất lượng, xuất xứ hàng hóa. Từ đó, có thể chinh phục gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc),… Ngoài ra, còn lọt Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 – Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) do Vietnam Report công bố.
2.2 Nguyện vọng
“Đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội và là niềm tự hào của người Việt Nam bằng cách xây dựng Tập đoàn có Thương hiệu Quốc gia lớn mạnh tầm cỡ quốc tế”.
2.3 Tầm nhìn
Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm.
2.4 Sứ mệnh
Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh.
2.5 Doanh thu
Giai đoạn 2014-2017, doanh thu của Tân Hiệp Phát đạt khoảng gần 7.000 tỷ đồng/năm. Sau đó, tăng lên 8.300 tỷ đồng vào năm 2018. Đến năm 2019, đạt mốc 9.200 tỷ đồng. Về lợi nhuận, Tân Hiệp Phát báo lãi khoảng trên dưới 1.000 tỷ đồng giai đoạn 2014-2016. Năm 2018, tăng lên 2.000 tỷ đồng và năm 2019 là 3.300 tỷ đồng. Doanh thu Tân Hiệp Phát tương đương Coca-Cola và bằng 1/2 so với Suntory Pepsico. Thế nhưng lợi nhuận lại bỏ xa cả 2 đối thủ nhờ tỷ suất sinh lời vượt trội.
3. Trà Xanh Không Độ
3.1 Đôi nét về Trà Xanh Không Độ
Với xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tốt cho sức khỏe, Trà Xanh Không Độ là thức uống rất được ưa chuộng. Chưa kể, trà còn là nguyên liệu có lượng tiêu thụ lớn. Bởi vậy, không quá ngạc nhiên khi đây là thương hiệu phát triển nhanh nhất với mức độ tiêu thụ có lúc tăng tới 190%. Tại Việt Nam, Trà Xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát, C2 của URC, 100 của Tribeco, Queen Tea, Pure Green (Unilever) là những cái tên quen thuộc. Do đó, để giữ vững thị phần, Trà Xanh Không Độ cần có những điều chỉnh linh hoạt trong các chiến lược kinh doanh.
Theo Nielsen Việt Nam, 71% người tiêu dùng thường xuyên sử dụng. Trong đó, 76% cho rằng sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên và 69% tin tưởng nó tốt cho sức khỏe. Đứng trước nhu cầu tiêu thụ nước không gas tăng gần 30% mỗi năm, hơn 50% người tiêu dùng thành phố đang chuyển dần sang các loại nước tự nhiên, ít ngọt khiến thị phần nước có gas dần bão hòa. Do đó, có thể nói, Trà xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát đã đi tiên phong cho phân khúc thức uống có nguồn gốc thiên nhiên. Đến nay, nó đã chiếm lĩnh gần một nửa thị phần tại Việt Nam và trở thành một người bạn đồng hành với hàng triệu gia đình Việt.
3.2 Giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng, giải nhiệt cuộc sống
Trà xanh chứa rất nhiều Epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Tuy nhiên, do vị chát làm giảm độ ngon của trà nên chất này không được đánh giá cao. Thế nhưng, sau khi nghiên cứu sâu hơn, EGCG có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó, mang lại cảm giác thư giãn sảng khoái để học tập và làm việc. Do đó, Tân Hiệp Phát vẫn giữ nguyên vị chát đặc trưng do hàm lượng EGCG cao nhất từ lá trà trong Trà Xanh Không Độ.
3.3 Quy trình sản xuất tiên tiến
Chiết xuất từ lá trà xanh nguyên chất, tươi sạch của vùng cao nguyên Thái Nguyên. Trà Xanh Không Độ được sản xuất theo quy trình khép kín. Bao gồm: chiết xuất hợp chất từ lá trà xanh, lọc ly tâm siêu tốc, khuấy trộn, siêu thanh trùng UHT, chiết rót và đóng nắp vô trùng. Nguồn nước đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế Việt Nam. Nhiệt độ và thời gian cũng được giám sát kỹ lưỡng. Nhờ đó, giữ lại hàm lượng EGCG cao nhất cũng như bảo toàn tất cả các chất dinh dưỡng và hương vị.
Sau lọc ly tâm siêu tốc và siêu tiệt trùng UHT sẽ đến quá trình chiết rót và đóng nắp vô trùng. Công nghệ chiết xuất Trà Xanh Không Độ tối ưu hóa 5 yếu tố vô trùng. Đó là chai, nắp, nước, sản phẩm tiệt trùng và môi trường chiết vô trùng. Công nghệ chiết xuất lạnh vô trùng giúp giữ được tối đa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Công nghệ tạo hương vị thơm ngon và EGCG tối đa. Đồng thời, không chứa chất bảo quản và phẩm màu công nghiệp.
Theo Nielsen Việt Nam, có tới 75% người tiêu dùng trà đóng chai cho rằng Trà Xanh Không Độ có vị chát và hương thơm tự nhiên đặc trưng nhất. Với vị chát đặc trưng và hương thơm tự nhiên của trà xanh, Trà Xanh Không Độ đang là sản phẩm được giới trẻ yêu thích. Một sản phẩm không thể thiếu trong những chuyến đi phượt, cắm trại khám phá thiên nhiên.
Xem thêm:
- Chiến lược marketing của TH True Milk tự tin vượt kẻ thống trị
- Chiến lược Marketing của Vinamilk – Thống lĩnh thị trường sữa
4. Những đối thủ cạnh tranh của Trà Xanh Không Độ
Sức hấp dẫn về nhu cầu, doanh thu, tiềm năng thị trường khiến rất nhiều doanh nghiệp bị kéo vào cuộc đua với thức uống này. Trong đó, Trà Xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát, C2 của URC và Lipton Pure Green của Pepsi là 3 “ông lớn” dẫn đầu ngách thị trường này. Đây cũng chính là 2 đối thủ hàng đầu của Trà Xanh Không Độ. Trước bối cảnh thị trường ngày càng biến động gắt gao và sự cạnh tranh gay gắt. Những đối thủ của trà xanh không độ cũng không ngừng tăng lên. Và sức đe dọa cũng ngày càng lớn.
4.1 Trà xanh C2
Trà xanh C2 là sản phẩm của công ty TNHH URC Việt Nam. Thời điểm ra mắt và tệp khách hàng cũng có những tương đồng đáng kể. C2 cũng chọn chiêu thức tương tự với Trà Xanh Không Độ. Đồng thời, đe dọa trực tiếp đến thị phần của hãng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Chưa kể, đây còn là một thương hiệu nước đóng chai số 1 tại Philippines. Có thể nói, C2 rất mạnh trong việc phát triển những chiến lược truyền thông lẫn hệ thống phân phối. C2 còn mở rộng hệ thống phân phối với hơn 3 triệu điểm bán lẻ trên 63 tỉnh thành. Đáng nói, C2 đã tìm ra thị trường ngách để tấn công Trà Xanh Không Độ về bao bì và thông điệp.
4.2 Trà xanh Lipton Pure Green
Ra mắt thị trường muộn hơn vào năm 2008, nhưng Lipton Pure Green đã thể hiện sự đáng gờm khi được hậu thuẫn bởi “người khổng lồ” Pepsi. Lipton Pure Green định vị là dòng nước giải khát cao cấp và lôi cuốn với sự khác biệt. Nó đã tận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có, chiến lược Marketing bài bản và thừa hưởng hệ thống phân phối vững mạnh của Pepsi.
4.3 Thiên trà Vedan
Một cái tên đầy cạnh tranh Thiên Trà Vedan đã xuất hiện vào cuối năm 2012. Dù trước nay, Vedan chỉ sản xuất bột ngọt. Tuy nhiên, với lợi thế hệ thống phân phối và đối tượng khách hàng đã có sẵn, phát triển một ngách sản phẩm mới không có gì quá khó khăn. Việc còn lại chỉ là thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Đáng nói, Thiên Trà đã thể hiện độ “chịu chơi” khi chọn ca sĩ Noo Phước Thịnh làm đại sứ thương hiệu.
5. SWOT của Trà Xanh Không Độ
5.1 Điểm mạnh (Strengths)
- Sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên. Nguyên liệu đảm bảo với quy trình sản xuất tiên tiến, đạt các chứng chỉ ISO 9001-2004,14001– 2000, HACCP. Chưa kể, EGCG trong Trà Xanh Không Độ còn có lợi cho sức khỏe. Mang đến sự sảng khoái, thư giãn cho người tiêu dùng.
- Mẫu mã trẻ trung, hiện đại, slogan ấn tượng và thống nhất giúp định vị hình ảnh tốt trong tâm trí người tiêu dùng.
- Tân Hiệp Phát có nguồn lực tài chính vững mạnh, danh tiếng và độ uy tín ấn tượng. Ngoài ra, còn giàu kinh nghiệm và khả năng thấu hiểu nhu cầu người tiêu dùng cũng như thị trường. Đồng thời, trú trọng đầu tư phát triển sản phẩm mới.
- Có hệ thống nhà máy công suất lớn, cơ sở vật chất hiện đại, dây chuyền khép kín, kiểm soát chặt chẽ và tự động hóa cao.
- Hệ thống phân phối rộng khắp.
5.2 Điểm yếu (Weaknesses)
- Sự phân bổ nguồn lực nội tại không đồng đều giữa các địa phương.
- Chưa chủ động trong nguồn cung. Nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào các đối tác. Thậm chí phải nhập khẩu.
- Chưa đa dạng dòng sản phẩm.
- Scandal sử dụng nguyên liệu quá đát ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng về sản phẩm này.
5.3 Cơ hội (Opportunities)
- Xu hướng tiêu dùng nước giải khát ngày càng tăng. Đặc biệt là những đồ uống tốt cho sức khỏe.
- Hệ thống chuỗi thức ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi phát triển thúc đẩy lợi thế về phân phối và gia tăng thị phần.
- Hội nhập kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm sang thị trường nước ngoài và thu hút vốn đầu tư ở các nước này.
- Sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu trà lớn với chất lượng được đảm bảo.
5.4 Thách thức (Threats)
- Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tập đoàn trên thế giới vào thị trường Việt Nam. Từ đó, thị trường nước giải khát ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
- Sức ép cạnh tranh từ C2, Coca-cola, Pepsi,..
- Nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng,… gây sức ép lên việc nghiên cứu.
- Các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.
- Sản phẩm thay thế phong phú, đa dạng khiến thị phần đối mặt với sự đe dọa lớn.
- Tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm khắt khe.
Xem thêm:
- Chiến lược Marketing của Nutifood: Giải pháp dinh dưỡng hàng đầu
- Chiến lược marketing của PepsiCo hay cuộc chiến thương hiệu?
6. Chiến lược Marketing Mix 4P của Trà Xanh Không Độ chi tiết nhất
Ra mắt năm 2016, sản phẩm này được tung ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trà của người Việt. Và để nhanh chóng gây chú ý và thu hút khách hàng. Không thể thiếu những chiến lược marketing của Trà Xanh Không Độ hiệu quả. Những bước đi của Tân Hiệp Phát dành cho thương hiệu này rất thận trọng và có nhiều điểm sáng. Và “bí quyết” trong các chiến lược marketing này chính là tạo ra nhiều giá trị hơn với chi phí rẻ hơn.
Tân Hiệp Phát đã phải khai thác được mọi lợi thế tự nhiên, sử dụng phương pháp marketing cổ điển 4Ps: kênh phân phối (place), giá cả (price), sản phẩm (production) và tiếp thị truyền thông (Promotion). Vậy Tân Hiệp Phát đã ưu ái dành cho đứa con cưng của mình những chiến lược như thế nào để nhãn hiệu này có được chỗ đứng vững chắc như ngày nay?
6.1 Chiến lược về sản phẩm (Product)
-
Đánh trúng Insight của khách hàng
Tần suất sử dụng trà của người Việt Nam rất lớn. Thậm chí, nó được sử dụng hàng ngày như một nét đẹp trong văn hóa. Bởi vậy, loại thức uống này đã gắn liền với đời sống với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chưa kể, các loại thức uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe và đảm bảo an toàn vệ sinh là xu hướng được người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt được tâm lý đó, Trà Xanh Không Độ được ra đời. Một sản phẩm được chiết xuất từ những loại trà xanh tươi qua quá trình sản xuất hiện đại. Từ đó, mang đến sản phẩm chất lượng nhất đến tận tay người tiêu dùng.
Kiểu dáng bao bì sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tâm lý của khách hàng Việt với màu xanh chủ đạo. Vừa thể hiện được tính chất gần gũi với thiên nhiên. Vừa mang lại cảm giác tươi mới, sảng khoái cho người sử dụng. Loại nhựa đóng chai cũng được chọn lựa tốt nhất với nhựa kết tinh PET chứa được nước trà 86 độ C. Từ đó, đảm bảo giữ được trọn vẹn hương vị với chất lượng tốt nhất.
-
Không ngừng đa dạng, đổi mới sản phẩm
Tận dụng nguồn lực tài chính mạnh với nguồn nguyên liệu chất lượng, dây chuyền công nghệ hiện đại và cơ sở sản xuất quy mô lớn. Doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là nghiên cứu, đổi mới và phát triển các sản phẩm mới. Từ đó, tối đa hóa lựa chọn và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Điều này đã giúp Trà Xanh Không Độ dễ dàng tiếp xúc được với mạng lưới khách hàng lớn.
Chưa kể, Tân Hiệp Phát còn hướng đến thị trường đồ ăn nhanh (fast food), đồ mang về (take away)… Đồng thời, đưa thức uống này len lỏi vào các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh đình đám. Điển hình như Lotteria, KFC. Có thể nói, chiến lược Marketing của Trà Xanh Không Độ chú trọng vào Insight “tốt, an toàn cho sức khỏe” của người Việt. Từ đó, nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng về một sản phẩm “xanh – sạch – bổ dưỡng”.
6.2 Chiến lược về giá (Price)
Khác hẳn với các dòng sản phẩm cùng loại từ các thương hiệu khác như C2, Lipton, Trà Tea+… Ngay từ khi ra mắt, chiến lược marketing của Trà Xanh Không Độ được chọn là chiến lược “hớt váng”. Tân Hiệp Phát đã đề giá cao hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung. Thế nhưng, dung tích của chai lại lớn hơn rất nhiều. Cụ thể giá bán 1 chai dung tích 500ml có giá 6.500đ/ chai. Giá bán lẻ là 7.000đ đến 8.000đ/ chai.
Với tư tưởng “tiền nào của nấy”, Tân Hiệp Phát đã rất khôn ngoan và không ngần ngại đưa ra mức giá đó. Chưa kể, thức uống này được định vị là lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Do đó, người tiêu dùng sẵn sàng chịu bỏ số tiền cao hơn cho sản phẩm này thay vì các sản phẩm nước đóng chai khác cùng phân khúc.
Chiến lược marketing của Trà Xanh Không Độ về giá rất quan trọng. Bởi nó là yếu tố then chốt để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Đặc biệt là với thị trường nước giải khát ngày càng khốc liệt tại Việt Nam hiện nay. Không chỉ phải đối đầu với các thương hiệu nội địa mà còn có cả ngoại nhập. Do đó, chiến lược giá thành công dựa trên tâm lý tiêu dùng và định vị sản phẩm.
6.3 Chiến lược về kênh phân phối (Place)
Với sự hẫu thuẫn từ tập đoàn Tân Hiệp Phát và tận dụng tệp khách hàng ưa chuộng sẵn có từ những sản phẩm trước. Điển hình như Dr. Thanh, nước tăng lực Number 1. Trà Xanh Không Độ được thừa hưởng kênh phân phối rộng khắp cả nước. Ngay từ những ngày đầu ra mắt, nó đã phủ sóng khắp cả nước. Từ thành thị đến nông thôn, từ kênh phân phối truyền thống đến hiện đại. Không khó, để bắt gặp chúng trong các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, tạp hóa, cửa hàng tiện lợi,… Hiện nay, hệ thống phân phối của Tân Hiệp Phát rộng khắp 63 tỉnh thành với 268 đại lý cấp 1.
Chưa kể, để đón đầu thị trường và củng cố vị trí dẫn đầu trong nhóm nước giải khát. Tân Hiệp Phát đã xây dựng thêm nhà máy ở Chu Lai phục vụ thị trường miền Trung – Tây Nguyên và nhà máy tại Hà Nam ở miền Bắc. Điều này đảm bảo cung cấp hàng hóa cho các đại lý, người tiêu dùng ở mọi nơi một cách nhanh chóng, tiện lợi. Đồng thời, nâng tổng công suất lên đến 2 tỷ lít/năm. Ngoài ra, nó cũng mang đến trải nghiệm trực tuyến tiện lợi khi xuất hiện trên các trang web, sàn thương mại điện tử. Không những vậy, để nâng cao thị phần và vươn tầm thế giới, Tân Hiệp Phát đã đưa sản phẩm này đến 16 quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc và Úc.
Có thể nói, chiến dịch Marketing của Trà Xanh Không Độ một phần thành công là nhờ sức mạnh của kênh phân phối.
6.4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)
Với nguồn lực tài chính mạnh mẽ, Tân Hiệp Phát là một trong những thương hiệu “chịu chi” hàng đầu cho marketing, truyền thông. Việc am hiểu thị trường không quá khó đối với một thương hiệu kỳ cựu trong ngành FMCG. Do đó, từng bước đi đầy tự tin giúp thương hiệu đạt được thành công đáng kể với chi phí tối ưu nhất.
-
Truyền thông, PR ấn tượng
Nhắc đến Trà Xanh Không Độ, hầu hết mọi người đều có ấn tượng sâu đậm với bao bì và slogan của nó. Đây cũng chính là một thành công trong chiến lược marketing trà xanh không độ. Đó là in đậm dấu ấn và hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Tân Hiệp Phát không ngừng đưa ra các mẫu quảng cáo mới. Tuy nhiên, tất cả thông điệp đều thống nhất với sức mệnh và tầm nhìn ban đầu đề ra. Đó là khẳng định Trà xanh không độ, không lo căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống. Đặc biệt nhấn mạnh đến tinh chất chống oxy hóa EGCG tốt cho sức khỏe. Giúp chống lão hóa, giảm stress và tỉnh táo. Từ đó, sẵn sàng cho cuộc sống mới.
Ngoài ra, thương hiệu này cũng mạnh tay hợp tác với các đại sứ thương hiệu. Những người nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến công chúng. Đặc biệt phải kể đến Sơn Tùng MTP. Đồng thời, lan tỏa các chiến dịch marketing của Trà Xanh Không Độ trên đa dạng nền tảng. Từ kênh truyền hình, các mặt báo in và các kênh truyền thông Social Media. Năm 2020, Tân Hiệp Phát cùng Công ty CP Tập đoàn Yeah2 ký kết kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhau. Đó là về phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ sinh thái công nghệ truyền thông số. Từ đó, gia tăng cơ hội tiếp cận với giới trẻ.
Chiến lược Marketing của Trà Xanh Không Độ áp dụng là những giải pháp truyền thông bùng nổ kết hợp với công cụ kích hoạt thương hiệu khác.
-
Tài trợ mạnh mẽ
Bên cạnh mục đích thương mại, Tân Hiệp Phát là một trong những doanh nghiệp thường xuyên có những hoạt động thực hiện trách nhiệm với xã hội. Từ đó, không những dễ dàng lan tỏa sản phẩm, danh tiếng và định vị thương hiệu. Nó còn là bước đi khôn ngoan để tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Tập đoàn này đã tài trợ và đồng hành cùng rất nhiều chương trình thể thao, văn hóa, nghệ thuật lớn. Gần đây nhất là tổ chức Show Livestream “Mùa hè không độ 2018” với sự góp mặt của một loạt ca sĩ nổi tiếng như Hương Tràm, Đức Phúc, Erick, OnlyC… Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của những tên tuổi lớn này đã thu hút lượng người theo dõi lên đến 48 nghìn người.
Vào cuộc thi Robocon 2013, hãng cũng đã tài trợ cho đội tuyển đến từ trường Đại học Bách Khoa. Qua đó, thu hút lượng lớn các bạn sinh viên, giới trẻ theo dõi. Chưa kể, tập đoàn này còn tài trợ cho những Viral Video trên mạng như “Mì Gõ” với 3,2 triệu lượt Subscribe trên Youtube. Điều này đã giúp chiến lược Marketing của Trà Xanh Không Độ thu lại được những kết quả ngoài mong đợi.
-
Khuyến mãi hấp dẫn
Trà Xanh Không Độ thu hút lượng lớn người tiêu dùng tham gia các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh cách thức chơi đơn giản, thương hiệu này còn khiến khách hàng thích thú với cơ cấu giải thưởng khổng lồ. Mới đây nhất là chương trình khuyến mãi “Xé ngay trúng liền”. Với 200.000 giải thưởng tiền mặt hấp dẫn mỗi ngày. Đặc biệt, có 09 giải tháng trúng 100 triệu đồng và giải 1 tỷ đồng đang chờ đợi người chơi. Vừa giải khát, vừa có cơ hội trở thành triệu phú, tỷ phú đã thu hút lượng lớn người tham gia.
7. Bí quyết thành công của Trà Xanh Không Độ với Music Marketing
7.1 Gắn kết thương hiệu và âm nhạc gây ‘thương nhớ’
Tết chính là dịp các thương hiệu đẩy mạnh các chiến lược marketing. Đồng thời là dịp cạnh tranh gay gắt bậc nhất để thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Hầu hết các doanh nghiệp đều triển khai các MV, TVC để tăng tính thẩm mỹ và khả năng lan tỏa. Đồng thời, gia tăng khả năng, nhu cầu nối tiếp cận đến khách hàng. Nhất là trong mùa Tết – không khí nhộn nhịp và tươi vui. Các sản phẩm truyền thông không chỉ đẹp, bắt tai, mượt mà. Nó còn ẩn chứa những thông điệp dễ “chạm” đến tâm hồn khách hàng.
7.2 “Music Marketing” ngày càng trở nên phổ biến
Âm nhạc vẫn là chìa khóa quan trọng để truyền tải thông điệp và câu chuyện hiệu quả. Mỗi giai điệu, hình ảnh đều dễ dàng in sâu và “gây thương nhớ” cho khán giả. Do đó, không khó để được thưởng thức những tác phẩm ấn tượng từ các thương hiệu. Có thể nói, để làm được một tác phẩm âm nhạc thu hút và truyền tải thành công không phải điều dễ dàng. Đặc biệt là với một nhãn hàng thống nhất trong định vị thương hiệu như Trà Xanh Không Độ. Độc đáo và khác biệt là yếu tố quan trọng hơn cả. Đây cũng là cách mà thương hiệu có thể tận dụng hiệu quả để làm mới mình.
Những năm gần đây, Trà xanh không độ liên tục sáng tạo và triển khai những chương trình âm nhạc hấp dẫn. Cùng với đó là sự tham gia của những ca sĩ nổi tiếng như Hòa Minzy, Đức Phúc, Issac, Mono, Lyly, Quan Trung, Anh Tú,… Các chương trình nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn như Không Độ Show, show âm nhạc kết hợp trải nghiệm thực tế như Không Độ Chill & Cool,…
7.3 Chất liệu gần gũi từ những câu chuyện cuộc sống đời thường
Trà Xanh Không Độ nổi tiếng với hàng loạt chuỗi sự kiện âm nhạc đình đám. Đặc biệt là “Mùa hè Không độ” với sự góp mặt của hàng loạt ca sĩ trẻ cực hot của làng nhạc Việt. Việc kết hợp âm nhạc vào chiến dịch truyền thông là một chiến lược tuyệt vời và khôn ngoan. Bên cạnh việc tiếp cận và lấy lòng khách hàng nhờ đáp ứng nhu cầu giải trí. Nó còn giúp Trà Xanh Không Độ gia tăng kết nối với tệp người tiêu dùng lớn, đặc biệt là giới trẻ. Không những vậy, nó còn thu hút và tạo tiếng vang trên các phương tiện truyền thông khác.
Đón Tết Tân Sửu, Trà Xanh Không Độ tận dụng hiệu quả music marketing thông qua MV “Quốc tế dọn nhà”. Với sự đầu tư chất lượng và chỉn chu từ hình ảnh, âm thanh đến thông điệp. MV nhanh chóng tạo “sóng” trên YouTube với hàng triệu lượt view. Đồng thời, lọt top MV Tết hay nhất thời điểm đó. Đây là lần đầu tiên thương hiệu này thực hiện MV nhằm truyền thông điệp về Tết. Tuy nhiên, nó đã đạt được những thành công nhất định. Tết đến xuân về, người người, nhà nhà tất bật trong công việc. Điều này khiến rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó chịu.
Chính câu chuyện đời thường đó khiến nhiều người bắt gặp hình ảnh của chính mình. Nắm bắt được những “nỗi lo” đó, Trà Xanh Không Độ đã cho ra MV với bản nhạc bắt tai, hợp trend. Chưa kể, còn có những gương mặt trẻ đình đám như Yuno Big Boy, Vũ Phụng Tiên, Emily Nhật Khanh.
7.4 Uống Trà Xanh Không Độ “Tết không căng thẳng, giải nhiệt đón xuân”
MV cực “hợp gu” đã mang làn gió. Đúng như tinh thần của sản phẩm: Tươi mới, thư giãn và đầy sảng khoái. Có thể nói, Trà Xanh Không Độ chính là bí quyết giải tỏa áp lực căng thẳng khi dọn nhà đón tết. Giai điệu vui tươi, dễ ghi nhớ. Màu sắc chất lượng, tươi mới. Đặc biệt gắn liền với hình ảnh không khí Tết rộn ràng. Nhờ đó, Trà Xanh Không Độ thành công truyền tải thông điệp “Tết không lo căng thẳng, giải nhiệt đón xuân”.
8. Kết luận
Chiến lược Marketing của Trà Xanh Không Độ đã cho thấy hãng rất thành công trong việc tạo ra những lợi thế với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh sự thấu hiểu nhu cầu tiêu dùng và thị trường. Niềm tin vào sản phẩm, vào sức mệnh và tầm nhìn giúp thương hiệu có những bước đi khôn ngoan. Điều này đã giúp Trà Xanh Không Độ giữ vững thị phần. Đồng thời, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.