Chiến lược marketing của The Coffee House: Thấu hiểu khách hàng, thành công bền vững

Date:

Chiến lược marketing của The Coffee House thành công nhờ sự thấu hiểu khách hàng, nhanh nhạy với thị trường tạo nên sự phát triển bền vững

The Coffee House đã không còn là thương hiệu xa lạ với người yêu cà phê Việt, đặc biệt là giới trẻ Việt. Chiến lược marketing của The Coffee House với sự thấu hiểu insight khách hàng, cách làm tiên phong, dám thử dám sai đã giúp cho thương hiệu đạt được sự phát triển đáng mơ ước. The Coffee House không chỉ kinh doanh cafe mà còn kinh doanh cảm xúc của khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà Hàng Số đi phân tích chi tiết chiến lược marketing của thương hiệu này nhé!

Nội dung

1. Tổng quan thị trường cà phê Việt Nam

Cà phê là thức uống được người Pháp đưa vào Việt Nam vào thế kỷ 19. Theo thời gian, uống cafe trở thành thói quen của nhiều người Việt Nam. Trong giai đoạn 2021 – 2022, có khoảng 3,1 triệu bao cafe (60kg/bao) được tiêu thụ tại Việt Nam. Và lượng tiêu thụ được dự báo sẽ tăng thêm 100 nghìn bao trong năm 2023.
sản lượng tiêu thụ cafe tại việt nam giai đoạn 2015-2022
Tốc độ tăng trưởng CAGR của thị trường cà phê Việt Nam được dự kiến đạt mức 8.07%/năm vào giai đoạn 2022 – 2027. 10.2% tổng lượng cà phê thiêu thụ là cà phê hoà tan. 74.8% còn lại là cà phê rang xay.
Về số lượng quán cà phê, năm 2020, Việt Nam ghi nhận 1106 chuỗi cửa hàng cà phê tại Việt Nam. Theo báo cáo của iPOS.vn, tính riêng tháng 04/2022, trung bình có 139.67 quán cà phê mở mới. Số lượng quán cà phê mở mới vào tháng 06/2022 cũng tăng 24.37%. Euromonitor cũng đưa ra dự đoán răng thị trường cà phê Việt Nam sẽ cán mốc 11.729 tỷ đồng vào cuối năm 2023.
Như vậy, có thể thấy rằng Việt Nam là một thị trường tiêu thụ cà phê tiềm năng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi đối với các thương hiệu cà phê nói chung và chiến lược marketing của The Coffee House nói riêng.

2. Tổng quan về thương hiệu The Coffee House

Xuất thân là một startup Việt, The Coffee House nhanh chóng trở thành “kỳ lân” trong thị trường kinh doanh quán cafe. Thương hiệu The Coffee House được rót vốn bởi Quỹ đầu tư Seedcom, thuộc sở hữu của ông Đinh Anh Huân, co-founder của Thế Giới Di Động. Hiện tại, thương hiệu thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Seedcom.
The Coffee House khởi đầu với 1 cửa hàng tại TP. HCM năm 2014. Tính đến thời điểm hiện tại, theo con số trên website của thương hiệu, The Coffee House có 154 cửa hàng khắp cả nước. Trước thời điểm dịch COVID-19 bùng nổ, The Coffee House từng có đến 175 cửa hàng.
cửa hàng the coffee house
Những con số về quy mô cửa hàng, cùng sự trở lại của The Coffee House Signature đã và đang khẳng định sự thành công trong chiến lược marketing của The Coffee House.

3. Định vị thương hiệu và USP của The Coffee House

Định vị thương hiệu của The Coffee House:

  • Với khách hàng: The Coffee House là nhà, là nơi để thư giãn, làm việc và trò chuyện.
  • Với sản phẩm: The Coffee House là “công xưởng” sản xuất, phân phối cà phê chất lượng cùng những dịch vụ tuyệt với với mức giá hợp lý.
  • Với thị trường: The Coffee House đem tham vọng không chỉ dừng chân ở thị trường châu Á, mà còn là đem cà phê Việt Nam cạnh tranh với những thương hiệu khác trên thế giới.

USP (Unique Selling Point) của The Coffee House nằm ngay ở chính tên gọi: “Nhà cà phê”. The Coffee House là “Nhà”. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là kinh doanh cafe mà còn là kinh doanh những trải nghiệm của khách hàng. Chính vì vậy, chiến lược marketing của The Coffee House tập trung phát triển trải nghiệm của khách hàng.

4. Tình hình kinh doanh của The Coffee House

Năm 2019, doanh thu thuần của chuỗi này đạt gần 862 tỷ đồng, tuy nhiên đã giảm xuống còn 735 tỷ đồng năm 2020 và 475 tỷ đồng vào năm 2021. 9 tháng đầu năm 2022, chuỗi cà phê Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng doanh thu là 53%, chiếm 37% tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Seedcom. Con số này được ghi nhận trong báo cáo tài chính của Seedcom là 564 tỷ đồng. Tương đương với 2 tỷ đồng mỗi ngày.
Báo cáo tài chính của Seedcom đồng thời công bố, biên lợi nhuận gộp của The Coffee House đạt 70% trong ba năm gần đây (2019 – 2021). Đây được ghi nhận là mức cao so với nhiều chuỗi cà phê khác trên thị trường.
Kết quả của hoạt động kinh doanh cho thấy chiến lược marketing của The Coffee House đang có những hoạt động mang tính hiệu quả cao.

5. Đối thủ cạnh tranh của The Coffee House

Xét về phân khúc giá, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của The Coffee House là Highlands Coffee, Phúc Long. Ngoài ra, tuy khác về concept và mô hình, nhưng trong cùng phân khúc giá, Cộng Cà Phê cũng là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của thương hiệu. Tuy nhiên, The Coffee House vẫn luôn cố gắng tạo ra USP riêng biệt.
đối thủ cạnh tranh của the coffee house
Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh trong chiến lược marketing của The Coffee House còn là các cửa hàng cà phê địa phương, các quán cà phê cóc. Tuy không cùng phân khúc, nhưng những quán cà phê này đã gắn liền với văn hoá cà phê của một bộ phận khách hàng.

6. SWOT của The Coffee House

Mô hình SWOT là một trong những mô hình kinh điển giúp đưa đến bức tranh toàn cảnh của một thương hiệu. Việc hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức là điều cần thiết để đi sâu phân tích vào chiến lược marketing của The Coffee House.
swot của the coffee house

6.1. Điểm mạnh của The Coffee House (Strengths)

  • Thị phần lớn trong thị trường cà phê. Thống kê doanh thu vào năm 2020, mặc dù có sự sụt giảm do đại dịch COVID-19, nhưng The Coffee House vẫn là chuỗi có doanh thu lớn thứ 3, đứng sau Highlands Coffee và Phúc Long.
  • Hệ thống cửa hàng rộng khắp. 154 cửa hàng trên toàn quốc là một con số đáng mơ ước với nhiều thương hiệu.

điểm mạnh của the coffee house hệ thống phân phối

  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt. The Coffee House luôn hướng đến sự thoải mái cho khách hàng. Chính vì vậy, sản phẩm và dịch vụ luôn được đầu tư và phát triển.
  • Không gian cửa hàng được đầu tư. Hướng tới định vị thương hiệu “Nhà cà phê”, The Coffee House chỉnh chu trong từng không gian, mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Vị trí cửa hàng đắc địa. Các cửa hàng của The Coffee House thường nằm trong các khu vực dân cư đông đúc, những ngã ba lớn. View tại các cửa hàng thường khá thoáng và đẹp.

điểm mạnh của the coffee house vị trí cửa hàng

  • Đầu tư vào marketing và xây dựng hình ảnh thương hiệu. The Coffee House có những chiến dịch marketing hiệu quả, đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu.
  • Am hiểu văn hoá cà phê địa phương. Là một thương hiệu thuần Việt, The Coffee House am hiểu văn hoá cà phê địa phương và phát triển đúng và trúng nhu cầu của khách hàng.

6.2. Điểm yếu của The Coffee House (Weaknesses)

  • Doanh thu tăng trưởng nhưng vẫn ghi nhận lỗ nhiều. Nhìn vào biểu đồ doanh thu phía trên, có thể thấy The Coffee House vẫn ghi nhận những khoản lỗ không hề nhỏ.
  • Giá thành sản phẩm cao so với nhóm khách tiềm năng: học sinh, sinh viên. So với nhóm khách hàng tiềm năng là học sinh, sinh viên thì giá đồ uống của The Coffee House khá cao.
  • Chất lượng giữa các cửa hàng có phần không đồng đều. Do phát triển hình thức nhượng quyền, tại một số cửa hàng có chất lượng không đồng đều. Tuy nhiên, sự khác biệt không quá lớn.

6.3. Cơ hội của The Coffee House (Opportunities)

  • Tiềm năng thị trường cà phê lớn. Những con số trong phần một đã cho thấy được thị trường tiêu thụ cà phê tại Việt Nam là không hề nhỏ. Trên thế giới, sản lượng tiêu thụ cà phê tại các nước đang phát triển cũng bắt đầu tăng vọt, đặc biệt là với giới trẻ. Đây là cơ hội phát triển đối với kế hoạch vươn mình ra biển lớn của The Coffee House.
  • Uống cà phê dần trở thành thói quen khó bỏ của giới trẻ. Theo thống kê của Euromonitor, tổng dung lượng thị trường cà phê toàn cầu ước tính đạt 151.32 tỷ USD vào năm 2028. Đặc biệt, cà phê dần trở thành thức uống yêu thích của giới trẻ.

thị trường cà phê thế giới

  • Người trẻ thích làm việc tại các quán cà phê. Theo báo Thanh Niên, gen Z sẵn sàng chi hàng triệu đồng mỗi tháng để học bài và làm việc tại các quán cafe.

6.4. Thách thức của The Coffee House (Threats)

  • Áp lực cạnh tranh từ đối thủ lớn. Những đối thủ ra đời trước như Highlands Coffee, Phúc Long tạo sức ép cạnh tranh không hề nhỏ. Điều này đòi hỏi chiến lược marketing của The Coffee House phải có những nước tiến thông minh để đứng vững và phát triển trên thị trường.
  • Người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sức khoẻ của mình. Trong khi đó, cà phê bị coi là một thức uống có chất kích thích. Chính vì vậy, đây cũng là một nguy cơ đối với sự phát triển của thị trường cà phê nói chung.
  • Sự phát triển đa dạng của các loại đồ uống khác. Sự lên ngôi của trà sữa và các loại đồ uống khác cũng tạo ra sự thách thức trong sự phát triển của The Coffee House.

7. Khách hàng mục tiêu của The Coffee House

Khách hàng mục tiêu của The Coffee House có thể chia làm hai phân khúc chính:

  • Khách hàng mục tiêu: Nhân viên văn phòng, freelancer có thu nhập trung bình ổn định.
  • Khách hàng tiềm năng: học sinh, sinh viên cần một không gian làm việc, học tập, giao lưu và gặp gỡ bạn bè.

Nhìn chung, chiến lược marketing của The Coffee House nhắm đến nhóm đối tượng thích cà phê, cần một không gian làm việc và gặp gỡ, giao lưu bạn bè.
khách hàng của the coffee house

8. Chiến lược marketing của The Coffee House: Marketing mix 7P

Mô hình marketing mix 7P với 7 yếu tố là mô hình marketing hiện đại, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Dưới đây, Nhà Hàng Số sẽ phân tích chi tiết từng yếu tố này của The Coffee House.

8.1. Chiến lược sản phẩm của The Coffee House (Product)

“Nhà Cà Phê” có sản phẩm chính là đồ uống, với 3 nhóm chính:

  • Nhóm 1: Cà phê (gồm cà phê truyền thống và cà phê pha máy).
  • Nhóm 2: Trà trái cây, trà sữa. Đây là các thức uống từ trà đặc trưng của thương hiệu.
  • Nhóm 3: Thức uống khác (VD như Chocolate).

Về cơ bản, The Coffee House sử dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, sản phẩm đặc trưng và sản phẩm đặc biệt. Bên cạnh những dòng sản phẩm cơ bản, Trà đào cam sả được biết đến như một signature của The Coffee House. Mới đây, The Coffee House cho ra mắt BST Cloudfee và CloudTea cũng nhanh chóng trở thành điểm khác biệt của thương hiệu.
Bên cạnh đó, mỗi dịp như Giáng Sinh, Tết,… Nhà Cà Phê lại tung ra các bộ sản phẩm hết sức đặc biệt. Ví dụ đợt Giáng Sinh vừa rồi, The Coffee House cho ra mắt hai thức uống là Merry Cloudtea với sự kết hợp đặc biệt từ cloudtea và mochi hoặc marshmallow. Hay như dịp Tết này, The Coffee House tung ra bộ Cầu Toàn Kèo Thơm, vô cùng độc lạ và ấn tượng.
bộ sản phẩm cloudfee của the coffee house
Ngoài ra, The Coffee House cũng mang đến các loại snack và bánh phục vụ nhu cầu của khách hàng. Đây được biết đến như chiến thuật cross-selling, sản phẩm dẫn đường trong chiến lược marketing của The Coffee House.
bánh của the coffee house
Vào các dịp Trung Thu, The Coffee House cũng tham gia vào thị trường bánh trung thu với những hương vị thơm ngon, ấn tượng.
bánh trung thu của the coffee house
Trong đợt Đại dịch COVID-19 vừa qua, không đứng ngoài cuộc chơi, Nhà Cà Phê cũng phát triển các dòng sản phẩm đóng gói. Cà phê lon, cà phê hoà tan, trà túi lọc… được phản triển giúp tối đa hoá doanh thu và phục vụ nhu cầu của khách hàng.
sản phẩm đóng gói của the coffee house
trà và cafe đóng chai của the coffee house

8.2. Chiến lược giá của The Coffee House (Price)

Nhà Cà Phê đã sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường, phân cấp giá và chiến lược giá gói.
Giá thâm nhập thị trường được The Coffee House áp dụng khi tung ra các dòng sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng dùng thử. Sau đó, thương hiệu mới bắt đầu tăng giá khi có lượng khách hàng trung thành. Điều này đã được The Coffee House thực hiện trong đợt tăng giá vừa rồi. Từ mức giá trung bình 35.000đ – 55.000đ, mức giá đã được điều chỉnh lên khoảng 35.000đ – 69.000đ.
menu the coffee house
Chiến lược phân cấp giá cũng được nhiều thương hiệu sử dụng. Tại The Coffee House, đồ uống được chia ra thành các size: Nhỏ, Vừa và Lớn. Từ đó, thương hiệu tận dụng sự chênh lệch giá giữa các size đồ uống để thúc đẩy hành vi khách hàng.
Chiến lược giá gói được áp dụng với các combo. Thương hiệu khuyến khích mua nước tặng bánh, hoặc mua bánh với giá rẻ,v.v. Các combo được tạo ra khiến khách hàng có cảm giác “hời” hơn khi mua sản phẩm đơn lẻ.
Chiến lược giá tâm lý cũng đồng thời được sử dụng. Giá 99 được The Coffee House áp dụng tạo ra tâm lý “giá rẻ” cho khách hàng, thúc đẩy hành vi chi tiêu của khách.

8.3. Chiến lược phân phối của The Coffee House (Place)

Địa điểm là một trong những điểm sáng trong chiến lược marketing của The Coffee House. Các cửa hàng của The Coffee House đều sở hữu vị trí đẹp, đắc địa. Các cửa hàng thường được đặt tại các mặt tiền đẹp, hoặc trong các trung tâm thương mại lớn.
địa điểm trong chiến lược marketing của the coffee house
Bên cạnh đó, The Coffee House tiên phong trong việc chuyển đổi số. Chính vì vậy, không nằm ngoài thời cuộc, thương hiệu cũng sở hữu kênh phân phối online. Bằng việc phát triển app và website, Nhà Cà Phê đã phục vụ các đơn hàng online bằng hệ thống riêng của mình. app the coffee house chuyển đổi số
Ngoài ra, thương hiệu cũng đã bắt tay hợp tác với Baemin trong đợt dịch COVID-19 vừa rồi.
the coffee house chuyển đổi số hợp tác với baemin
Chiến lược phân phối của The Coffee House tập trung vào đa kênh. Chính vì vậy, chuỗi cà phê này có thể thu hút và phục vụ tới hơn 20.000 khách hàng mỗi ngày.

8.4. Chiến lược xúc tiến thương hiệu của The Coffee House (Promotion)

Nhắm vào nhóm khách hàng mục tiêu là giới trẻ, chính vì vậy, hoạt động xúc tiến trong chiến lược marketing của The Coffee House chủ yếu diễn ra trên nền tảng kỹ thuât số. Kênh truyền thông chính bao gồm Facebook, Website và APP. Trang fanpage của The Coffee House hiện đang sở hữu 655.000 lượt thích. Kênh Youtube của The Coffee House cũng có hơn 4500 người đăng ký.
fanpage của the coffee house
Bên cạnh đó, thương hiệu rất chăm tung ra các chương trình khuyến mãi. Các combo giảm 20%, thậm chí là 35%. The Coffee House cũng thường xuyên kết hợp với đối tác như Zalopay, ShopeePay, Momo để tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
khuyến mãi của the coffee house và zalopay
khuyến mãi của the coffee house và momo
Đặc biệt, chương trình membership được thương hiệu áp dụng một cách hiệu quả. Các thành viên sẽ tích điểm bằng cách tải app. Từ đó, điểm sẽ được đổi thành các ưu đãi. Nhiều mã khuyến mãi dành riêng cho thành viên cũng được áp dụng.
chương trình membership của the coffee house
Hoạt động quảng bá, xúc tiến thương hiệu còn được thực hiện thông qua các hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra. Thương hiệu tổ chức tặng cà phê và quà tặng miễn phí. Bên cạnh đó, các hoạt động CSR cũng được tổ chức mỗi mùa trung thu.
hoạt động csr của the coffee house

8.5. Yếu tố con người trong chiến lược marketing của The Coffee House (People)

Thương hiệu luôn lấy con người làm trung tâm của mọi hoạt động. Với The Coffee House, nhân viên là điểm kết nối giữa thương hiệu và khách hàng. Chính vì vậy, đội ngũ nhân viên của The Coffee House luôn giữ một thái độ niềm nở, hỗ trợ khách nhiệt tình. Tuy rằng, thương hiệu đã đổi sang hình thức tự phục vụ. Nhưng nhân viên tại các cửa hàng vẫn đều rất sẵn lòng hỗ trợ khi khách hàng yêu cầu.
con người trong chiến lược marketing của the coffee house
Với khách hàng, The Coffee House tập trung vào trải nghiệm khách hàng. Với phương châm, khách hàng đến cửa hàng không chỉ uống cafe mà còn là trải nghiệm. Chính vì vậy, thương hiệu luôn tập trung mọi hoạt động nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Từ việc order đồ uống đến việc hỗ trợ trải nghiệm tại cửa hàng. Hầu hết các cửa hàng đều được trang bị ổ nối. Điều này giúp phục vụ khách một cách tối đa, đối với những khách hàng lựa chọn đây là một không gian để làm việc.
Xem thêm:

8.6. Yếu tố quy trình trong chiến lược marketing của The Coffee House (Process)

Trước đây, The Coffee House vẫn theo hình thức phục vụ tại bàn. Khách hàng sẽ gọi món tại quầy và nhân viên sẽ mang món đến tận bàn. Tuy nhiên, để tối ưu về quy trình phục vụ, The Coffee House đã chuyển sang mô hình tự phục vụ. Khách hàng tự lấy món và sẽ yêu cầu nhân viên giúp đỡ nếu cần.
The Coffee House cũng đồng thời tự chủ về nguồn nguyên liệu. Chính vì vậy, quy trình chuỗi cung ứng là một quy trình khép kín. Điều này cho phép khách hàng truy xuất nguồn gốc nguyên liệu mà The Coffee House sử dụng.

8.7. Bằng chứng hữu hình của The Coffee House (Physical Evidence)

Cuối cùng nhưng cũng là thứ khiến “Nhà” trở nên khác biệt, bằng chứng hữu hình. Mỗi cửa hàng của The Coffee House đều được đầu tư chăm chút về không gian và thiết kế. Thiết kế đèn tông vàng tạo cảm giác “nhà”. Bên cạnh đó, nội thất được đầu tư và sắp xếp theo từng khu vực. Có bàn tròn cho những cuộc gặp gỡ, trò chuyện. Cũng có những góc khiến The Coffee House trở thành một “Co-Working Space” mở. Trong cửa hàng thường có nhiều ổ cắm. Ngoài ra, The Coffee House còn chu đáo chuẩn bị sẵn ổ nối cho khách hàng khi cần.
bằng chứng hữu hình trong chiến lươc marketing của the coffee house
không gian cửa hàng the coffee house
Hình ảnh thương hiệu cũng được xây dựng một cách nhất quán trên tất cả các nền tảng. Tất cả đều hướng đến một định vị thương hiệu chung “Nhà Cà Phê”.

9. Chiến dịch marketing nổi bật của The Coffee House

Chiến lược marketing của The Coffee House được cụ thể hoá bằng các chiến dịch. Dưới đây, Nhà Hàng Số phân tích một số chiến dịch nổi bật của Nhà trong thời gian gần đây.

9.1. Chiến dịch ly cầu vồng của The Coffee House

Trước đợt Giáng Sinh, The Coffee House tung ra phiên bản ly cầu vồng đổi màu khiến dân tình sốt rần rần. Cái hay ở chiến dịch này là thương hiệu đã tung ra số lượng giới hạn. Khiến tình trạng khan hiếm xuất hiện. Ngay sau đó, những khách hàng có ly này sẽ được tham gia chương trình mua 1 tặng 1 đối với bộ đôi Merry CloudTea.
chiến dịch ly cầu vồng của the coffee house
Tung ra số lượng có hạn, sau đó, The Coffee House khiến những khách hàng chưa mua được “ao ước”. Hoạt động “giải cứu công chúa Merry CloudTea” đã được tung ra ngay sau đó.
chiến dịch giải cứu ly cầu vồng của the coffee house
Cư dân mạng thể hiện sự thích thú của mình với chiếc ly. Ly được làm từ nhựa PP5, có thể chịu được nhiệt từ -10 độ C đến 120 độ C. Chính vì vậy mà nhiều hành động sáng tạo đã được các “giang cư mận” thực hiện như nấu mì, cắm hoa, làm đèn ngủ.

9.2. Chiến dịch ly mèo may mắn – “Cầu toàn kèo thơm”

Mới đây, sau sự thành công của ly cầu vồng với bộ sưu tập Merry CloudTea, The Coffee House tiếp tục khiến dân tình “sốt rần rần” bằng ly mèo “siêu cưng”. Chiếc ly được phục vụ kèm với BST nước mới “Cầu toàn kèo thơm”. Hoặc, khách hàng có thể sở hữu riêng chiếc ly với giá 49.000đ và 39.000đ khi mua 2 ly. Bên cạnh đó, The Coffee House tặng miễn phí ly cho 20% thành viên có chi tiêu cao nhất năm 2022.
chiến dịch ly mèo may mắn
Chiếc ly mèo với thiết kế đỏ đặc trưng Tết, khiến nhiều khách hàng thích thú. Bộ nước uống được ra mắt cùng với ly cũng được khách hàng đánh giá cao.

10. Bài học kinh nghiệm từ chiến lược marketing của The Coffee House

Không thể phủ nhận rằng, The Coffee House đã có chiến lược marketing hiệu quả. Không chỉ thành công trong việc xây dựng tệp khách hàng trung thành, mà còn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

10.1. Số hoá để nâng cao trải nghiệm của khách hàng

The Coffee House là chuỗi cà phê tiên phong trong việc chuyển đổi số. Từ việc xây dựng Trung tâm dữ liệu khách hàng, thương hiệu đã có những căn cứ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Sự khác biệt trong lối đi giúp thương hiệu hiểu khách hàng hơn. Từ đó, trải nghiệm của khách hàng liên tục được cải thiện.
app của the coffee house
Xem thêm:

10.2. Không ngừng sáng tạo

Thương hiệu liên tục tung ra những bộ sản phẩm mới theo các dịp đặc biệt. Từ đó, khách hàng không còn cảm thấy nhàm chán đối với sản phẩm của thương hiệu. Với những hoạt động marketing sáng tạo, The Coffee House cũng khiến khách hàng bị thu hút.

10.3. Phân phối khôn ngoan

Phân phối là một trong những điểm sáng trong chiến lược marketing của The Coffee House. Thương hiệu đã phân phối đa kênh. Không chỉ có mặt bằng đẹp mà còn phát triển hệ thống phân phối online mạnh mẽ.
cửa hàng phân phối của the coffee house

11. Tạm kết

“Bắt đầu từ khách hàng và làm mọi thứ dựa trên suy nghĩ của khách hàng”. Đây là triết lý kinh doanh xuyên suốt của The Coffee House. Bằng việc thấu hiểu sâu sắc insight khách hàng, thương hiệu đã có những hoạt động hiệu quả khiến khách hàng ghi nhớ. Chiến lược marketing của The Coffee House đã giúp thương hiệu tiến gần hơn đến với “TOP of MIND” về thương hiệu cafe hàng đầu trong tâm trí khách hàng.
Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những phân tích chuyên sâu xoay quanh các thương hiệu F&B Việt Nam và Quốc tế trong các bài viết tiếp theo!

5/5 - (12 bình chọn)
Giang Đinh
Giang Đinh
Là một người có niềm yêu thích đặc biệt với lĩnh vực F&B, Giang Đinh đã dành trọn thời gian của mình để nghiên cứu về các doanh nghiệp, về các con số, cũng như những case study thuộc lĩnh vực này. Hiện tại, Giang đang giữ vai trò là một Freelance Writer cho nhiều dự án khác nhau chuyên về lĩnh vực F&B.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...