Chiến lược Marketing của GrabFood – Bước phát triển thần tốc

Date:

Chiến lược Marketing của GrabFood dẫn đầu xu hướng, khẳng định sức “nặng” và khát khao chiếm lĩnh thị trường dịch vụ giao hàng nhanh

GrabFood là cái tên không còn quá xa lạ trong dịch vụ giao hàng nhanh. Với nền tảng vững chắc từ “ông lớn” Grab, ứng dụng này nhanh chóng vươn lên dẫn đầu thị trường chỉ trong thời gian ngắn. Và các chiến lược marketing của GrabFood là yếu tố then chốt tạo nên bước phát triển thần tốc đó. Vậy bí quyết tạo nên chuỗi chiến dịch thành công ấn tượng này là gì? Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay.

1. Đôi nét về Grab

Grab là siêu ứng dụng đa dịch vụ lớn nhất Đông Nam Á. Từ năm 2012 đến nay, Grab ngày càng phát triển, chuyển đổi, đột phá và trở thành ứng dụng công nghệ hàng đầu. Ngoài được biết đến là nền tảng đặt xe công nghệ. Hiện nay, Grab đã mở rộng hệ sinh thái với đa dạng các dịch vụ. Ví dụ như: Grab Food, Grab Mart, Grab Express (giao hàng), thanh toán – ví điện tử Moca…
Grab hiện có mặt ở 8 quốc gia và 195 thành phố. Theo thống kê, có tới 90 triệu thiết bị sử dụng với hơn năm triệu người sử dụng mỗi năm. Chưa kể, còn chiếm tới 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới với 2 triệu tài xế. Và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo ABI, Grab đạt 40 tỷ USD. Công ty thu về doanh số hơn 1 tỷ USD vào năm 2018 khi triển khai đa dạng ứng dụng.
Khách hàng chính là yếu tố mà Grab luôn đặt lên hàng đầu. Từ đó, có những thay đổi, tiếp cận để mang đến những trải nghiệm trọn vẹn và thoải mái nhất cho khách hàng. Đồng thời, được đảm bảo các quyền lợi tốt nhất với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
đôi nét về grab

2. Tổng quan thị trường dịch vụ giao thức ăn nhanh

Theo thống kê năm 2022, 83% người Việt tham gia khảo sát có sử dụng các dịch vụ giao hàng đồ ăn/thức uống. Tỷ lệ cao hơn nhiều so với 62% của 12 tháng trước. Trong đó, có 77% người sử dụng ít nhất một app giao hàng trên điện thoại. Tần suất đặt đồ ăn của người Việt ngày càng gia tăng. 85% người dùng ứng dụng đặt đồ ăn ít nhất 1 lần/tuần. Đặc biệt là trong thời kỳ dịch Covid, thói quen tiêu dùng cũng có sự thay đổi. Nhất là nhu cầu đặt hàng trực tuyến đã đạt mức tăng tới 80%. Hơn 51% đơn hàng có giá dưới 100.000 đồng.
Tại Việt Nam, doanh thu thị trường giao đồ ăn trực tuyến đạt khoảng 148 triệu USD năm 2018 với khoảng 5,3 triệu người dùng. Doanh thu đến từ các nền tảng vào khoảng 32 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân 28,6%/năm.
đánh giá dịch vụ giao hàng trực tiếpGrabFood, ShopeeFood, Baemin và GoFood là những ứng dụng giao nhận đồ ăn phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong đó, GrabFood chiếm 61% thị phần với doanh thu khoảng 96 triệu USD. Rất nhiều tiêu chí đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Bám sát nút là ShopeeFood và GoFood. Theo nghiên cứu, các mã giảm giá và chi phí vận chuyển có tác động lớn tới quyết định đặt hàng của người tiêu dùng. Cụ thể, có khoảng 30% người dùng luôn tìm kiếm các mã giảm giá; 28% người dùng sẽ đặt đơn giao đồ ăn nếu được free ship.
dịch vụ grab food

3. Về GrabFood

GrabFood gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 6/2018. Tuy nhiên, chỉ sau một năm, ứng dụng này đã được vươn lên chiếm lĩnh thị trường với tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Ra mắt sau Now nhưng nó đã trở thành ứng dụng đặt đồ ăn được đánh giá tốt nhất. Với đội ngũ giao hàng và đối tác khổng lồ, Grab Food tự tin mang đến các món ăn chất lượng với tốc độ giao hàng thần tốc. Bất kể bạn ở đâu và khi nào. Chưa kể, GrabFood còn đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu. Đồng thời, sẵn sàng đối đầu với các “ông lớn” khác.
grab

3.1. Tăng trưởng thần tốc

Số lượng đơn hàng trung bình tăng gấp 25 lần. Mở rộng mạng lưới đối tác kinh doanh gấp 10 lần. Chinh phục 3 thị trường lớn nhất cả nước trong 5 tháng. Chưa kể, GrabFood đã nâng độ phủ các tỉnh thành lên đến 15. Những con số trên cũng một phần nói lên được tốc độ tăng trưởng thần tốc của ứng dụng này. Đồng thời, trở thành dịch vụ giao nhận thức ăn phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Ngoài Indonesia, Việt Nam là thị trường mà GrabFood tăng trưởng nhanh nhất. Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món ở Việt Nam sẽ đạt khoảng 33 triệu USD vào năm 2018, đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng trung bình 11%/năm.
thị trường gọi món 2020Dự kiến vào năm 2020, doanh thu sẽ đạt mốc 13 tỷ USD, tăng thêm gấp 6 lần. Tại Việt Nam, trong nửa đầu năm 2019, tổng giá trị giao dịch của GrabFood đã tăng 400%. Số đơn trung bình mỗi ngày là 300.000 đơn. Theo khảo sát của Q&Me, 79% người tham gia thường xuyên sử dụng GrabFood. Con số này theo khảo sát của Kantar là 87%. Nếu có nhu cầu đặt, 55% số người ưu tiên GrabFood số 1. Theo khảo sát mới nhất trong nửa đầu năm 2022, lượng người dùng GoFood tăng 66% so với cùng kỳ năm 2021. Lượng người dùng mới tăng 35%.
xu hướng thảo luận social

3.2. Nguồn lực sẵn có

Để đạt được mức tăng trưởng thần tốc đó không hề dễ dàng. Đặc biệt là với một ứng dụng mới ra mắt trong khi Now đang chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực lớn chính là chìa khóa giúp GrabFood dễ dàng đẩy nhanh quá trình mở rộng thị phần. GrabFood còn tự tin khẳng định mình “đã xong trận đánh thị phần”. Chưa kể, ứng dụng còn sở hữu số lượng đối tác cùng người dùng khủng. Nền tảng đầy triển vọng của Grab đã góp phần thúc đẩy thành công trên hành trình chiếm lĩnh thị trường của ứng dụng giao đồ ăn này.

3.3. Nguyên tắc Win – Win

Trong bất kể lĩnh vực hợp tác nào, Grab nói chung và GrabFood nói riêng luôn đảm bảo quyền lợi hấp dẫn cho các đối tác và khách hàng. Ngoài khách hàng, tài xế và các nhà hàng, quán ăn đều được hưởng những lợi ích nhất định. Kể từ khi áp dụng mảng giao nhận đồ ăn, thu nhập bình quân của các tài xế tăng lên từ 20 – 30%. Còn với những đối tác (nhà hàng, quán ăn) đăng ký hoạt động trên GrabFood sẽ nhận được phần trăm biên lợi nhuận lên đến 300% chỉ trong vòng từ 2 – 3 tháng. Nếu Now tự tin về số lượng người dùng. Thì Grab lại được đánh giá cao hơn nhiều về chất lượng, tốc độ, dịch vụ.

3.4. Thành công từ khách hàng

Thấu hiểu được tâm lý “nhạy cảm về giá” của người tiêu dùng Việt. GrabFood liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Chẳng hạn như miễn phí ship, voucher giảm giá,… Tuy nhiên, nó đạt được hiệu quả cao bởi “ đúng người, đúng thời điểm”. Ngoài ra, còn có sự phân loại dựa theo nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như địa điểm gần họ, món ăn được giảm giá, các món ăn được đánh giá cao,… Đặc biệt là còn có cơ chế giúp khách hàng theo dõi được hành trình món ăn đến tận tay khách hàng. Từ xác nhận đơn hàng, tài xế nhận đơn, quãng đường tài xế đến lấy hàng và tài xế giao hàng cùng thời gian dự kiến.
Với những nỗ lực thiết thực và tâm huyết ấn tượng, GrabFood tự tin mang đến những trải nghiệm dịch vụ chất lượng. Đồng thời, hướng tới mục tiêu chăm sóc từng bữa ăn cho mọi người. Nhờ đó, nền tảng này luôn “chinh chiến” hết mình và làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.
ứng dụng đặt đồ ăn grab food

4. SWOT của GrabFood

Việc nghiên cứu và phân tích về SWOT sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về ứng dụng. Đây là tiền đề và nền tảng quan trọng để đưa ra các chiến dịch hiệu quả và khả thi nhất. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay SWOT của GrabFood dưới đây.

4.1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Grab – Nền tảng thương hiệu vững chắc và tiềm năng: Grab là siêu ứng dụng đa nền tảng chiếm phần lớn thị trường về xe công nghệ. Ngoài ra, tập đoàn này cũng có những đổi mới và mở rộng ấn tượng hệ sinh thái. Do đó, lượng người dùng vô cùng lớn. Ngoài ra, số lượng tài xế cũng chiếm lĩnh hàng đầu thị phần. Đây chính là nền tảng vững chắc cho các hoạt động của GrabFood. Điển hình là giao hàng nhanh chóng.
  • Định vị thương hiệu mạnh mẽ: Với danh tiếng và thị phần rộng lớn của Grab, GrabFood cũng định vị được uy tín và thiện cảm trong lòng khách hàng nhanh chóng và dễ dàng. Bởi vậy, mới hoạt động 1 năm mà GrabFood đã trở thành dịch vụ giao hàng có chất lượng hàng đầu.
  • Công nghệ tiên tiến: Với mô hình chuyển đổi số, áp dụng công nghệ, GrabFood đã mang đến những trải nghiệm tiện lợi nhất cho khách hàng. Giao diện dễ nhìn, bắt mắt. Cách sử dụng đơn giản với các bước được tinh gọn nhất.
  • Đa dạng các nhà hàng, quán ăn: Rất nhiều đối tác đã lựa chọn GrabFood để tiếp cận lượng lớn khách hàng. Do đó, nền tảng có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

4.2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Cải tiến công nghệ chưa rõ rệt: Mặc dù có những đổi mới để đáp ứng trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, nó chưa rõ rệt cũng như chưa có sự đột phá. Từ đó, việc tạo ra dấu ấn đặc biệt so với các ứng dụng khác sẽ khó khăn hơn.
  • Nhu cầu, quyền lợi cho người bán, đối tác mới: Mức chiết khấu của GrabFood không nhỏ. Điều này khiến rất nhiều đối tác gặp khó khăn. Thậm chí, phải đẩy giá hoặc rút lui khỏi GrabFood.
  • Khó kiểm soát toàn bộ chất lượng dịch vụ: Với số lượng lớn tài xế cùng các đối tác nhà hàng, quán ăn. Việc kiểm soát chất lượng trở nên vô cùng khó khăn. Chẳng hạn như món ăn không đạt chuẩn. Tài xế hủy đơn hàng hoặc có thái độ thiếu văn hóa. Nó chính là điểm trừ ảnh hưởng rất nhiều đến danh tiếng của GrabFood.
  • Khả năng trải nghiệm người dùng còn thấp: Giao diện của GrabFood đôi khi khiến khách hàng chưa có được những trải nghiệm thực sự hài lòng, trọn vẹn. Chẳng hạn như khó tìm kiếm các mã khuyến mãi, một số mã không áp dụng được cho nhiều nhà hàng, chi phí giao hàng cao,… Đặc biệt tăng mạnh vào những giờ cao điểm. Thậm chí, các mã khuyến mã bị cắt giảm đáng kể.

4.3. Cơ hội (Opportunities)

  • Cải tiến sản phẩm/ ứng dụng: Trong cuộc chạy đua công nghệ nhằm mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Cải tiến sản phẩm, ứng dụng là chìa khóa hàng đầu để thành công và vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Với nền tảng công nghệ mạnh mẽ sẵn có, Grab có thể nghiên cứu và đổi mới nhanh chóng để làm hài lòng khách hàng.
  • Số lượng lớn đối tác mới: Ngày càng nhiều nhà hàng, quán ăn mới mở. Do đó, nó sẽ cung cấp đa dạng các lựa chọn cho khách hàng. Đồng thời, mang đến nguồn thu lớn và ổn định cho GrabFood. Trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà hàng mới trên GoFood tăng 83% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng trong tháng 6, tăng 21% so với tháng liền trước, và tăng 31% so với trung bình 3 tháng đầu năm 2022.
  • Các nền tảng, ứng dụng trực tuyến được sử dụng ngày càng nhiều: Số lượng người dùng các thiết bị thông minh tăng đáng kể. Ngoài ra, ví điện tử cũng như các ứng dụng liên kết cũng được khuyến khích sử dụng. Do đó, việc kết nối giữa GrabFood với các nền tảng này sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.

4.4. Thách thức (Threats)

  • Thay đổi các điều kiện kinh tế: Các chính sách, quy định của Nhà nước về một số vấn đề kinh tế cũng ảnh hưởng khá nhiều đến các nền tảng giao thức ăn nhanh. Do đó, việc thích nghi và điều chỉnh phù hợp sẽ là một thách thức không hề nhỏ.
  • Giá cả cạnh tranh, đối thủ lớn: Hiện nay, ứng dụng giao đồ ăn nhanh ngày càng phát triển. Ngoài GrabFood, BeFood, GoFood, Shopee Food, Beamin,… cũng không ngừng phát triển mạnh. Cuộc đua thị trường ngày càng trở nên gay gắt khi hàng loạt các đối thủ tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Do đó, mức giá vô cùng cạnh tranh.
  • Dễ dàng đi đến nhà hàng, quán ăn gần đó: Hiện nay, khi cuộc sống quay trở lại bình thường, nhiều người có xu hướng ra ngoài ăn. Đây cũng là một thách thức không hề nhỏ.

swot của grabfoodXem thêm:

5. Phân tích chiến lược Marketing của GrabFood

Các chiến lược marketing của GrabFood luôn được đầu tư chỉn chu. Một trong những thành công ấn tượng của thương hiệu này chính là từ chiến lược Marketing Mix 4P. Đó là sản phẩm (Product), giá (Price), phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion).

5.1. Chiến lược về sản phẩm

Với dịch vụ giao đồ ăn, chất lượng và tốc độ giao hàng là yếu tố then chốt. Việc để khách hàng chờ đợi quá lâu trong tình trạng đói. Hoặc thức ăn giao đến tay thực khách bị nguội, đổ,.. Mọi thứ sẽ thật tồi tệ. Trong khi, phục vụ khách hàng là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu. Rất nhiều khách hàng đã từ bỏ đặt món do quán xa hoặc không tìm thấy tài xế. Hoặc quy trình đặt món quá cồng kềnh cũng là điểm trừ lớn. Để giải quyết các vấn đề đó, GrabFood đã ứng dụng Grab Merchant để tinh gọn quy trình. Đảm bảo nhà hàng, tài xế có thời gian chuẩn bị và mang những món ăn nóng hổi đến tận tay người tiêu dùng.
chiến lược sản phẩm grabfood

5.2. Chiến lược về giá

GrabFood là đơn vị trung gian, kết nối giữa nhà hàng, quán ăn, tài xế và người dùng. trước khi đặt đơn, khách hàng sẽ được thông tin rõ ràng về món ăn, hóa đơn, phí giao hàng và các khuyến mãi (nếu có). Mỗi đơn thành công, nhà hàng sẽ trích 20% giá trị đơn hàng cho GrabFood. Tuy nhiên, tùy mức độ, danh tiếng thương hiệu cùng một số yếu tố mà mức giá chiết khấu có thể thay đổi.
chiến lược về giá grabfood

5.3. Chiến lược phân phối

Nền tảng GrabFood cho phép số lượng lớn đối tác nhà hàng, quán ăn có thể kinh doanh trên đó. Và các món ăn sẽ được đội ngũ tài xế của Grab đưa đến tay người tiêu dùng. Do đó, số lượng tài xế lớn, chất lượng của Grab giúp vấn đề giao hàng của GrabFood được giải quyết hiệu quả. Các tài xế có thể linh động chở khách hoặc giao đồ ăn. Từ đó, hạn chế tối đa số tài xế bận hoặc đơn hàng bị hủy.
chiến lược phân phối grabfood

5.4. Chiến lược xúc tiến

  • Đầu tư mạnh, tiêu đúng và tiêu đủ

Hầu hết khách hàng lựa chọn Grab bởi các chương trình ưu đãi hấp dẫn mà GrabFood hỗ trợ. Không quá khó để nhận ra mức đầu tư lớn của GrabFood cho hoạt động xúc tiến, khuyến mại. Không những cho khách hàng mà còn áp dụng cho cả tài xế và các đối tác nhà hàng, quán ăn. Nắm rõ thói quen tiêu dùng của người Việt, GrabFood đánh trúng tâm lý thông qua chiến dịch marketing. Bởi vậy, ứng dụng đưa ra rất nhiều khuyến mãi, giảm giá, miễn phí vận chuyển hàng ngày. Đặc biệt là với những người lần đầu sử dụng ứng dụng. Thậm chí, họ còn vận động người thân, bạn bè đặt chung để được áp dụng nhiều ưu đãi lớn hơn.
Ngoài ra, GrabFood cũng chi mạnh tay cho các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Nhất định phải kể đến số lượng KOLs, influencers có tầm ảnh hưởng lớn tham gia chiến dịch “Món độc quán quen”. Top 3 món ăn được đặt nhiều nhất trong một tháng sẽ được hiển thị ngay đầu ứng dụng. Đối với rất nhiều người, xem mã giảm giá chính là hành động đầu tiên khi đăng nhập GrabFood. Việc xây dựng thói quen này trong thời gian dài đã giúp gia tăng sự gắn kết giữa khách hàng và GrabFood.

  • Liên kết các nền tảng khác để bổ sung khuyến mãi

Ngoài các ưu đãi của GrabFood hoặc bản thân nhà hàng, quán ăn. Người dùng có thể dễ dàng nhận thấy những ưu đãi liên kết khác, Chẳng hạn như giảm giá khi thanh toán qua ví điện tử Moca, các ứng dụng ngân hàng,… Đây cũng chính là một yếu tố trong chiến lược marketing của GrabFood. Nếu khách, việc “giữ chân” khách hàng sẽ vô cùng gian nan. Đó là chuyển hướng gia tăng thêm giá trị và trải nghiệm để khách hàng có thể thanh toán tiện lợi nhất. Cùng hệ sinh thái với các ứng dụng liên kết, GrabFood cũng đã mang đến cho Grab lượng người dùng ổn định và tăng trưởng hàng tháng.

chiến lược xúc tiến grabfood

6. Bí quyết Marketing thành công của Grab Food

Các chiến lược của GrabFood chưa bao giờ khiến khách hàng thất vọng. Chưa kể, thành công mà nó mang lại không hề nhỏ. Vậy đâu là những bí quyết đằng sau những thành tựu đó? Xem ngay dưới đây.

6.1. Chiến lược “tiêu tiền” khôn ngoan

Chiến lược Marketing của GrabFood đánh trúng tâm lý chuộng ưa thích giảm giá của người Việt. Hàng loạt các chương trình giảm giá sâu được áp dụng đều đặn. Đồng thời, bắt tay với nhiều nhà hàng trong chương trình Món độc quán quen. Tuy nhiên, sự đầu tư mạnh tay của ứng dụng này đều có chiến lược cụ thể. Khi có chỗ đứng nhất định, GrabFood sẽ giảm khuyến mãi. Thế nhưng, ứng dụng vẫn kết hợp liên kết với các đối tác khác để thúc đẩy các chính sách ưu đãi. Đồng thời, GrabFood cũng tập trung tối ưu các chức năng mới để đảm bảo sự tiện lợi nhất cho khách hàng. Các nền tảng khác như Go Việt, Foodpanda,… là những case tiêu biểu về mức độ trung thành của khách hàng nếu bỏ khuyến mãi.

6.2. Tiên phong và linh hoạt về công nghệ

Siêu ứng dụng đa dịch vụ Grab không ngừng đầu tư cho công nghệ. Bởi đây cũng là lĩnh vực mà nền tảng đang kinh doanh và phát triển. Ngoài đầu tư vào giao diện, các tính năng, mở rộng ứng dụng. Grab sẵn sàng chi ra cả trăm triệu đô vào ví điện tử Moca, nhằm bổ sung thêm phương thức thanh toán. Gần đây, Grab Kitchen – Xu hướng kinh doanh mô hình Cloud Kitchen cũng được ra mắt với hơn 12 thương hiệu nhà hàng, quán ăn trên GrabFood. Phương thức này giúp rút ngắn tối đa 20% thời gian giao hàng của các đơn hàng GrabFood.
Thay vì chỉ tập trung vào mảng gọi xe. Grab còn định vị trở thành một Siêu ứng dụng. Hiệu quả thực tế rõ rệt nhất được thể quan mức độ tăng trưởng thị phần. Chưa kể, mọi nhu cầu của khách hàng đều được Grab đáp ứng, Chẳng hạn như đặt xe, đặt đồ ăn, đi chợ, thanh toán hóa đơn điện nước… Từ đó, không những nâng cao số lượng người dùng. Mà còn khẳng định vị trí và định vị thương hiệu sâu đậm trong lòng khách hàng. Có thể nói, với những lợi thế sẵn về công nghệ của Grab, GrabFood đã tận dụng hiệu quả với tầm nhìn nhanh nhạy, đón đầu xu thế mới. Đồng thời, hiện thực hóa thông qua các chiến lược Marketing.

6.3. Đẩy mạnh tốc độ thời 4.0

Grabfood vận hành và phát triển đầy tiềm năng nhờ đội ngũ shipper hùng hậu sẵn có. Và trong thị trường giao đồ ăn nhanh cạnh tranh gay gắt, đây sẽ là lợi thế hàng đầu giúp các ứng dụng chiếm lĩnh thị trường. Về khía cạnh này, Grab có sự vượt trội hơn hẳn về mặt thời gian. Thời gian trung bình cho mỗi đơn chỉ tầm 20 phút.
bí quyết marketing grabfoodXem thêm: 

7. Các chiến dịch Marketing ấn tượng của GrabFood

Các chiến dịch Marketing của GrabFood luôn bám sát chiến lược đã đề ra. Từ đó, đảm bảo sự nhất quán trong truyền tải thông điệp và định vị thương hiệu. Chất liệu hầu hết đều đến từ cuộc sống thường ngày bình dị, giản đơn. Cũng giống như cách GrabFood trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhẹ nhàng, tinh tế và khó thương hiệu nào có thể thế chỗ. Thông điệp không gượng ép mà vô cùng dễ nhớ và dễ in sâu trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, GrabFood cũng kết hợp với rất nhiều KOLs, Influencer nổi tiếng. Điển hình như: Mỹ Tâm, H’Hen Nie,…

7.1. Món độc quán quen

Chiến dịch Món “độc”, quán quen diễn ra vào năm 2019. Đây được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu 1 năm gia nhập thị trường. Chiến dịch sẽ bám sát việc củng cố giá trị thương hiệu. Đồng thời, đầu tư để thu hút và tăng trải nghiệm những món ăn “độc nhất” chỉ có trên GrabFood. Chưa kể, ứng dụng này cũng áp dụng rất nhiều nền tảng truyền thông khác nhau. Đặc biệt là tận dụng Influencer Marketing.

  • Lựa chọn Influencer hiệu quả

Ngoài lĩnh vực ẩm thực, GrabFood còn hợp tác với nhiều influencer ở các lĩnh vực khác nhau. Đây là một nước đi đúng đắn và hiệu quả để tăng độ phủ cũng như tiếp cận được với đa dạng đối tượng khác nhau. Phần lớn những người có sức ảnh hưởng mà GrabFood chọn đều có cách truyền tải thông điệp khéo léo, tinh tế và phù hợp với nhóm khách hàng từng kênh. Từ đó, việc lồng ghép nhắc đến thương hiệu sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.

  • Nội dung sáng tạo, đột phá

Số lượng Influencer hợp tác lớn và đa dạng lĩnh vực. Bởi vậy, để tận dụng tối đa hiệu ứng, GrabFood đã xây dựng và triển khai nội dung trên đa dạng hình thức và nền tảng. Từ Facebook, Youtube, Instagram… Hầu hết các trải nghiệm thực đơn độc lạ của GrabFood được thể hiện sinh động và thu hút qua livestream, video,… Ngoài ra, còn có các hộp quà ẩm thực được đội ngũ GrabFood gửi đến họ kèm thiệp mời tới dự sự kiện. Tại ngày hội chính, khán giả được trực tiếp giao lưu với chính những influencer tham gia chiến dịch. Từ đó, sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là giới trẻ.

  • Kết quả ấn tượng

– Hơn 80% bình luận tích cực. Hơn 13,000 cuộc thảo luận và 676,279 lượt tương tác với nội dung của các influencer
– Các video của chiến dịch đều có hơn 1 triệu lượt xem
– Page cộng đồng, Influencer và các food blogger có hơn 282,478 lượt tương tác.
Có thể nói, GrabFood đã tận dụng được điểm mạnh của mình, bám sát chiến lược. Đồng thời, tinh tế và linh hoạt trong việc thực thi các kế hoạch.

7.2. Làm gì làm, đừng bỏ bữa

Chiến dịch “Làm gì làm, đừng bỏ bữa” giống như một lời dặn dò, nhắc nhở người thân đầy yêu thương.

  • Ý tưởng lạ mà quen

Bữa cơm gia đình hay bữa cơm của mẹ luôn là nỗi nhớ mong da diết của những người con xa quê. Cuộc sống bận rộn khiến việc chuẩn bị một bữa ăn tử tế rất khó khăn. Thậm chí, một bữa cơm tạm cũng đã là cả gánh nặng. Thế nhưng, để có năng lượng làm việc, một bữa ăn là điều tối thiểu cần có.

  • Thông điệp gần gũi

Nỗ lực của GrabFood là mang đến cho mọi người những món ăn đúng nghĩa, đúng chất. Đặc biệt là không để ai bỏ bữa. Chính điều này đã chạm đến sự đồng cảm của người xem. Dường như, đâu đó, họ đã thấy hình ảnh của chính mình. Cao trào chính là lời người mẹ dặn dò con: “Làm gì làm, đừng bỏ bữa!”. Công việc của những người shipper là đảm bảo các món ăn được đưa đến tay người tiêu dùng nhanh và nóng hổi nhất. Thế nhưng, chính họ lại quên đi bữa ăn dành cho chính mình.

  • Cách thức truyền tải đa dạng

TVC là hình thức được GrabFood lựa chọn. Mạch phim nhẹ nhàng, giản đơn nhưng cốt truyện sâu lắng. Xuyên suốt là hình ảnh các shipper GrabFood giao món ăn trên khắp các nẻo đường. Mỗi vị khách nhận món đều mang những câu chuyện riêng. Nhưng tựu chung tất cả đều đang bận rộn với công việc mà trễ giờ ăn. Sự gần gũi, bình dị của các hoàn cảnh mà người xem có thể dễ dàng nhìn thấy xung quanh cuộc sống. Đây cũng chính là yếu tố then chốt giúp chiến dịch ghi điểm trọn vẹn trong mỗi khách hàng. Bởi vậy, cả 02 TVC key hook nổi bật chỉ cách nhau 5 tháng đều nhận được sự đón nhận nhiệt tình của khán giả. Đó là “Đừng bỏ bữa” và “Trời có mưa, cũng đừng bỏ bữa”
Ngoài ra, GrabFood cũng tổ chức các sự kiện offline. Chẳng hạn như tặng bánh bao cho tài xế ở Sài Gòn (23/3), Hà Nội (30/3),… GrabFood cũng không quên lồng ghép khéo léo định vị thương hiệu thông qua các chương trình khuyến mãi. Ví dụ, người dùng sẽ được giảm giá bữa trưa tới 20% khi nhập mã DUNGBOBUA.

7.3. Ăn tết kiểu gì

  • Thông điệp sáng tạo

Chiến dịch “Ăn Tết kiểu gì” gồm chuỗi các TVC về việc ăn Tết hiện đại. Làm sao để việc ăn Tết không còn trở nên qua loa mà đúng chất “Tết” chính là thông điệp GrabFood muốn gửi gắm. Chiến dịch tập trung giúp khách hàng xây dựng được thực đơn ngày Tết đa dạng, ngon miệng cũng như tạo nên không khí sum họp đầm ấm và yên vui. Tất cả đều phù hợp và đậm chất hiện đại.

  • Nội dung triển khai

Chuỗi 3 video mang tên: “Ăn Tết cho xôm”, “Ăn Tết cho đã”, “Ăn Tết cùng cả nhà yêu thương”. Mỗi video sẽ thể hiện hình thức đón Tết rất riêng, trẻ trung mà hiện đại. Đặc biệt, sự xuất hiện của GrabFood khiến thực đơn trở nên mới mẻ và hứng khởi hơn bao giờ hết. Trước đó, nhiều người sẽ chuẩn bị Tết một các qua loa, di chuyển nhiều nơi và ăn nhiều chỗ khác nhau. Tuy nhiên, đánh vào tâm lý muốn tận hưởng một cái tết trọn vẹn bên gia đình. GrabFood đã đồng hành của mỗi gia đình như một người bạn và mang đến những trải nghiệm đáng quý nhất. Nhờ đó, ngày Tết ngày càng trở nên quý giá hơn.

7.4. Có thực mới vực được Cô Vy

Thời điểm bệnh dịch khiến mọi hoạt động đều bị gián đoạn, ảnh hưởng. Khao khát được ra đường, được hội nhập và giao lưu với bạn bè. Và trên các con đường ấy giờ chỉ còn những người shipper lặng lẽ giao hàng.

  • Đa nội dung truyền tải

Chiến dịch với TVC “Có thực mới vực được Cô Vy” một lần nữa thể hiện sự thấu hiểu của GrabFood. Xuyên suốt là hình ảnh những người tài xế không quản thời tiết, bệnh dịch, rủi ro mà vẫn sẵn sàng tiếp tế các món ăn kịp thời. Tuy nhiên, trước nỗi lo về cơm áo gạo tiền, sức khỏe vẫn cần đặt lên hàng đầu. Từ đó, TVC còn muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người hùng thầm lặng đó. Khi cuộc sống trở lại bình thường, tình người, tình đồng bào đùm bọc sẽ mãi là những nét đẹp không bao giờ quên. Thông điệp chân thực, ý nghĩa và giàu cảm xúc giúp các chiến dịch marketing của GrabFood luôn có chất riêng. Vẻ đẹp mới mẻ, sáng tạo nhưng được thể hiện vô cùng gần gũi.

8. Tạm kết

Sự ghi dấu của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng cùng định vị thương hiệu ấn tượng trên thị trường. Tất cả chính là minh chứng cho hiệu quả và sự thành công trong chiến lược marketing của GrabFood. Trong đó, khách hàng chính là sợi dây xuyên suốt các hoạt động kinh doanh của GrabFood. Ngoài ra, ứng dụng này cũng không ngừng đầu tư và xây dựng các giá trị hữu ích cho khách hàng Từ đó, gia tăng trải nghiệm và hoàn thiện hệ sinh thái ứng dụng. Trong tương lai, GrabFood hứa hẹn sẽ tạo ra thật nhiều chiến lược marketing bùng nổ với những hướng đi mới và sáng tạo khiến thị trường nóng hơn bao giờ hết. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

4.7/5 - (16 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...