Chiến lược marketing của Starbucks: Brand cafe đẳng cấp quốc tế

Date:

Chiến lược marketing độc đáo của Starbucks giúp thương hiệu nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, trở thành thương hiệu cà phê số 1 thế giới.

Chiến lược marketing của Starbucks là gì? Starbucks đã làm gì để giữ vững vị thế, mở rộng thị trường của mình trong gần 50 năm qua? Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu nhé.

1. Thị trường cà phê

thị trường cà phê việt nam

1.1 Thị trường cà phê trên thế giới

Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nguồn cung cà phê niên vụ 2021 – 2022 thiếu hụt khoảng 167,2 triệu bao (1bao=60 kg). Trong khi nhu cầu tiêu thụ đến 170,83 triệu bao. Tiêu thụ cà phê toàn cầu giai đoạn 2023-2030, dự báo tăng từ 1%-2%/năm. Trong khi ngành cà phê Việt Nam được Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor nhận định sẽ tăng trưởng ở mức gần 8% cho giai đoạn 2022-2027. Theo nghiên cứu này, ngành cà phê Việt Nam có quy mô 10.845 tỉ đồng vào năm 2022 (khoảng 452 triệu USD) và sẽ tăng lên 15.837 tỉ đồng vào năm 2027.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ngày càng tăng. Nhu cầu về sản lượng và tiêu dùng cà phê trong tương lai dự báo tăng mạnh. Triển vọng sản xuất cà phê toàn cầu dự báo sáng sủa hơn. Khi các biện pháp ngăn chặn liên quan đến đại dịch covid-19 đang có hiệu lực trên thế giới. Tạo ra niềm tin lớn hơn của người tiêu dùng vào sự phục hồi kinh tế thế giới. Theo dự báo của ICO, thị trường cà phê toàn cầu sẽ đạt 20,78 tỷ đô la vào năm 2030. Tăng 10,6% hàng năm trong giai đoạn 2020-2030.
Nguồn cung cà phê trên toàn thế giới bị giới hạn nghiêm trọng do Covid-19. Điều này ảnh hưởng đến giá cà phê tại người tiêu dùng. Nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng cao cùng với áp lực công việc và tăng số lượng lao động trong nước trong năm 2020. Tuy nhiên, do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, thị trường đã chứng kiến sự tăng trưởng chậm lại trong những tình huống liên quan đến Covid-19.

1.2 Thị trường cà phê tại Việt Nam

cà phê tại việt nam
Thị trường Cà phê Việt Nam được dự báo sẽ đạt tốc độ CAGR 8,07% từ 2022-2027. Việt Nam đang là Quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Điểm sáng của Việt Nam là doanh số bán cà phê hòa tan cao hàng năm.
Trong nước, 74,8% lượng cà phê tiêu thụ là sản phẩm cà phê rang xay và 10,2% là sản phẩm cà phê hòa tan. Nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ thực phẩm từ các công ty trong nước và quốc tế. Được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường cà phê.
Với quy mô và sản lượng tiêu thụ lớn như vậy. Đây là một trong những thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp. Một số thương hiệu cà phê trong nước có thể kể đến: Highlands Coffee, The Coffee House, Trung Nguyên Legend, Ông Bầu, Napoli, Phúc Long, Cộng, Katinat, Passio… Ngoài ra, các thương hiệu cà phê quốc tế cũng đổ bộ vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều như: Starbucks, Amazon, Wayne’s…

2. Starbucks – thương hiệu cà phê số 1 thế giới

thương hiệu cà phê starbucks

2.1 Đôi nét về Starbucks

thương hiệu starbucks
Starbucks là thương hiệu đồ uống nổi tiếng được thành lập ngày 30/03/1971 tại thành phố Seattle. Thương hiệu hoạt động với sứ mệnh: “Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – mỗi người, mỗi ly cà phê và mỗi vùng dân cư”. Xuất phát điểm Starbucks chỉ là một cửa hàng nhỏ chuyên bán các loại cà phê hảo hạng và thiết bị xay cà phê. Sự chuyển mình ấn tượng được biết đến kể từ khi Howard Schultz – CEO lừng danh của Starbucks sau này nhận ra được tiềm năng của việc đưa phong cách phục vụ cà phê của nước Ý đến với nước Mỹ.
Dưới sự điều hành của CEO Howard Schultz. Starbucks đã có những giai đoạn phát triển ngoạn mục. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu đã lan ra khỏi châu lục. Đưa nghệ thuật thưởng thức cà phê Ý đến vời nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay Starbucks đã có tới hơn 30.000 cửa hàng trên 80 quốc gia.
Gia nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2013 đến nay. Starbucks đã mở được 76 cửa hàng trên khắp Việt Nam. Đằng sau thành công và tiếng vang lớn ấy là rất nhiều công sức  trong chiến lược marketing của Starbucks để tạo dựng thương hiệu hiệu quả.

2.2 Khách hàng mục tiêu

khách hàng mục tiêu
Starbucks phân khúc mục tiêu của mình theo nhân khẩu học, tâm lý học và địa lý. Mặc dù có thể xác định một số phân khúc ở một thị trường tiềm năng như Việt Nam. Starbucks vẫn tiếp cận phương pháp tiếp thị nhắm tới mục tiêu tập trung. Điều đó có nghĩa là công ty nhấn mạnh vào phân khúc thị trường được xác định hẹp đối với các sản phẩm cà phê sang trọng, chất lượng cao, giá thành cao và bao bì bắt mắt.
Theo đó, chân dung khách hàng mục tiêu của Starbucks sẽ là những người có đặc điểm sau: từ 25-40 tuổi. Thuộc tầng lớp thu nhập cao; chủ yếu sinh sống, làm việc tại các thành phố lớn. Có tâm lý là người sang trọng và giàu có; với khuynh hướng lối sống hiện đại. Có sự đánh giá tầm quan trọng của ngoại hình và quan tâm đến các vấn đề an toàn về sức khỏe, môi trường, xã hội,…

2.3 USP của Starbucks

usp của starbucks
Xác định USP thành công sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó có thể đưa ra những chiến dịch thu hút và tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. Starbucks được biết đến với cung cấp cà phê chất lượng theo yêu cầu của khách hàng “We’ll always make it right”.
Bắt đầu với một quán cafe nhỏ ở Washington. Starbucks đã phải trải qua một chặng đường dài để trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới. Cách họ đạt được mục tiêu của mình không gì khác ngoài chọn một điểm bán hàng độc đáo.
Và quan trọng Starbucks đi sâu vào mong muốn cuối cùng của tất cả những người sành cà phê – tìm ra thức uống hoàn hảo của họ cùng lời hứa về sự kết nối. “Mỗi tuần có hàng triệu khách hàng nhận thức uống yêu thích của mình từ nhân viên pha chế của Starbucks. Và mỗi khoảnh khắc kết nối đó đều là một trải nghiệm độc đáo. Khoảnh khắc mà mỗi khách hàng đón nhận ly thức uống từ các chuyên pha chế tại quầy. Dù chỉ diễn ra trong một vài giây, thì với chúng tôi đó là sự kết nối.” Từ đó Starbucks không ngừng chiếm lĩnh thị phần và ngày càng mở rộng tệp khách hàng.

2.4 Thống kê doanh thu

Theo số liệu Statista cập nhật đến tháng 4 năm 2021. Starbucks hiện có 76 cửa hàng tại Việt Nam – đứng trong Top những chuỗi có số lượng cửa hàng nhiều nhất. Tuy nhiên con số này vẫn khá nhỏ nếu so sánh với các đối thủ như Highlands Coffee (478), Trung Nguyên (454) và The Coffee House (146).
Dù số lượng cửa hàng chỉ bằng một nửa. Doanh thu năm 2021 của Starbucks Việt Nam là 555 tỷ đồng -cao hơn mức 475 tỷ đồng của The Coffee House. Giống như nhiều thương hiệu cafe khác, doanh thu của Starbucks có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Đại dịch Covid-19 buộc các chuỗi thức ăn và đồ uống phải đóng cửa trong một thời gian dài để thực hiện quy định về giãn cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp ngành F&B Việt Nam phải chật vật để tồn tại trong hơn 2 năm qua.
Biên lợi nhuận gộp của Starbucks Việt Nam năm 2019 vào khoảng 19,3% và đến năm 2021 chỉ là 1,3%. Tỷ lệ này khá thấp nếu so sánh với Highlands Coffee hay The Coffee House. Biên lợi nhuận gộp của Highlands Coffee nằm trong khoảng 60-70% trong 3 năm gần đây. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là Starbucks Việt Nam phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu thô – khiến giá vốn chiếm phần lớn doanh thu.

3. SWOT của Starbucks

swot starbuck

3.1. Strengths (Điểm mạnh)

  • Với rất nhiều cửa hàng trên khắp thế giới và các tuyến đường. Starbucks là một trong những thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất thị trường.
  • Starbuck đã rất khéo léo làm cho cà phê trở thành một sản phẩm “cao cấp” thay vì một mặt hàng thông thường. Hơn nữa, Starbucks luôn duy trì sự hiện diện thương hiệu mạnh mẽ. Thông qua các sản phẩm được yêu thích và các nỗ lực PR hình ảnh mạnh mẽ.
  • Starbucks cung cấp hạt cà phê của mình từ 30 quốc gia trên toàn cầu. Bao gồm các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ, châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Điều này khiến cho các cửa hàng ở từng nơi có thể đáp ứng đúng nhu cầu, khẩu vị thưởng thức của người tiêu dung từng nơi.
  • Chỉ với mặt hàng cơ bản như cà phê. Thương hiệu đã tạo ra hàng chục lựa chọn đồ uống độc quyền gắn chặt vưới thương hiệu tổng thể.
  • Văn hoá doanh nghiệp tập trung vào sự tôn trọng và hạnh phúc. Luôn đối xử tốt và thường xuyên gây chú ý với mức lương hấp dẫn dành cho nhân viên.

3.2. Weakness (Điểm yếu)

  • Ngay cả một tách cà phê thông thường cũng đắt hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, pha cà phê tại nhà hoặc tại văn phòng rẻ hơn nhiều. Đối với những người coi cà phê là mặt hàng chủ lực. Các sản phẩm của Starbucks có giá trung bình cao hơn 38% so với các sản phẩm được bán bởi các đối thử cạnh tranh.
  • Nhiều thức uống do Starbucks cung cấp có hàm lượng calo và đường cao. Khiến chúng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu uống thường xuyên.
  • Starbucks đã phải đối mặt với chỉ trích vì không nộp thuế sản phẩm ở một số thị trường châu Âu. Điều này gây ra một cơn ác mộng PR lớn và có thể gây ra thiệt hại lâu dài cho danh tiếng thương hiệu

3.3. Opportunities (Cơ hội)

  • Starbucks đã có một chỗ đứng vững chắc ở Mỹ và đang phát triển ổn định ở thị trường Trung Quốc. Starbucks có thể sử dụng những thành công này như một mô hình để mở rộng sang các thị trường đa dạng khác. Bằng cách trở thành người chơi đầu tiên hoặc lớn nhất trong các thị trường chính. Starbucks có thể tiếp tục thành tích mở rộng đáng kinh ngạc của mình.
  • Starbucks nổi tiếng với một số sản phẩm nhất định. Nhưng thương hiệu có thể làm tốt hơn nữa bằng cách khám phá các con đường khác cho các mặt hàng đặc biệt.

3.4. Threats (Thách thức)

  • Bất kỳ thay đổi nào đối với chuỗi cung ứng đều có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Cây cà phê thất bát, các sự kiện thời tiết nghiêm trọng, thậm chí nhân viên đình công tại các nhà cung cấp bên thứ ba.
  • Các chuỗi nhà hàng phục vụ đồ ăn sáng khác có cà phê trong thực đơn của họ. Giá một tách cà phê thông thường thấp hơn nhiều so với giá bán tại Starbucks.
  • Đại dịch COVID-19 đã thay đổi thói quen chi tiêu và mua sắm của công chúng. Một số tác động sẽ vẫn còn được cảm nhận trong nhiều năm kể từ bây giờ.
  • Các cuộc suy thoái có những tác động lâu dài đến các công ty như Starbucks. Những công ty có thể bị ảnh hưởng bởi hình ảnh thương hiệu “cao cấp” do họ tự thiết kế.

4. Chiến lược marketing 4P của Starbucks tại Việt Nam

Hiện tại Starbucks đã mở gần 80 cửa hàng trên khắp Việt Nam. Chủ yếu tập trung ở các tỉnh thành lớn. Thương hiệu này luôn tạo được độ “hot” nhờ độ phủ sống cao và chiến lược marketing được áp dụng hiệu quả. Hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu chi tiết hơn về cách Starbucks đạt được thành công này.
marketing 4p của thương hiệu starbucks

4.1. Chiến lược marketing của Starbucks về sản phẩm (Product)

sản phẩm của starbucks
Starbucks là thương hiệu luôn không ngừng đổi mới sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Đầu tiên, thương hiệu chỉ là cửa hàng cung cấp các loại hạt cà phê. Nhưng qua thời gian, các sản phẩm của Starbucks ngày càng đa dạng bao gồm: đồ uống từ cà phê, Frappuccino, trà, sinh tố…Ngoài đồ uống thương hiệu còn bán thêm các loại bánh ngọt hay phụ kiện đi kèm như bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt, cốc sứ…
Ở một số giai đoạn cụ thể hoặc các dịp lễ quan trọng trong năm. Chiến lược marketing của Starbucks cũng sẽ cho ra mắt các sản phẩm với phiên bản giới hạn. Nhờ đó khách hàng thấy được sự khan hiếm, thu hút và giữ chân nhiều khách hàng hơn.
Tóm lại, Starbucks đã sử dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. Đồng thời chú trọng vào việc cải tiến và đổi mới chất lượng sản phẩm. Để đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

4.2. Chiến lược marketing của Starbucks về giá cả (Price)

menu starbuck
Thương hiệu Starbucks đã định giá sản phẩm bằng chiến dịch định giá sản phẩm cao cấp. Tập trung vào khai thác tệp khách hàng tầm trung trở lên. Đồng thời, đánh vào tâm lý khách hàng sản phẩm đắt tiền sẽ đi kèm với giá trị cao. Điều này đã giúp thương hiệu giữ vững được hình ảnh của một thương hiệu đồ uống số 1 thế giới và chất lượng trong tâm trí của khách hàng.
Chiến lược công ty Starbucks thực hiện để tối ưu hóa lợi nhuận bằng chiêu thức “upsize”. Nhân viên sẽ giới thiệu mức giá hấp dẫn để có thể “mồi” khách hàng lựa chọn cỡ đồ uống to hơn. Để làm được điều này, hãng đã luôn chú trọng đến giá trị cốt lõi là sản phẩm chất lượng cao. Từ việc chọn lọc những hạt cà phê một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Cho đến quy trình chế biến nghiêm ngặt, cho đến việc đào tạo chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên.

4.3. Chiến lược marketing của Starbucks phân phối (Place)

địa điểm của starbucks
Phần lớn các vị trí Starbucks đặt làm cửa hàng ở Việt Nam đều toạ lạc tại các toà chung cư lớn hoặc khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại, sân bay….. Các vị trí này là nơi đông người qua lại. Tập trung nhiều dân văn phòng hay những người có điều kiện sống khá cao. Cũng nhờ vậy mà thương hiệu đã mở rộng thị phần của mình một cách chóng mặt.
Không chỉ phân phối trực tiếp. Starbucks còn kết hợp với các hình thức phân phối trung gian qua các ứng dụng đặt hàng, các sàn thương mại điện tử hay các nhà bán lẻ. Hãng cũng có chiến lược tương tác với các khách hàng cực kỳ tốt. Bằng các ưu đãi vào ngày sinh nhật hay các khách hàng đã đăng kí thẻ thành viên.

4.4. Chiến lược marketing của Starbucks xúc tiến (Promotion)

chiến lược marketing mix của Starbucks

  • WOM (truyền miệng)

Vũ khí sắc bén không thể thiếu trong chiến lược tạo nên đế chế Starbucks chính là cách sử dụng Marketing truyền miệng (word of mouth). Một nghiên cứu của Nielsen cho thấy rằng người tiêu dùng đặt nhiều hàng hơn vào các lượt giới thiệu từ các nguồn đáng tin cậy hơn bất kỳ loại hình tiếp thị nào khác. Starbucks đã tận dụng và khai thác triệt để hình thức quảng cáo hiệu quả này. Bằng cách tạo ra những tín đồ “nghiện Starbucks”.

  • Quảng cáo qua các trang mạng xã hội

Theo Báo cáo do We are social và Kepios công bố đầu năm 2022. Trung bình mỗi ngày, người dùng dành khoảng 148 phút để sử dung mạng xã hội. Đây là những con số cho thấy tiềm năng lớn của mạng xã hội.
Hiểu được insight đó, Starbucks đã tận dụng tối đa lợi thế của mạng xã hội để vươn lên. Trở thành một trong những thương hiệu cà phê được nhắc nhiều nhất. Những hình ảnh khách hàng tận hưởng cuộc sống bên cạnh những ly cà phê. Cùng nhau trò chuyện trong một không gian yên tĩnh và nhẹ nhàng đã thu hút được sự chú ý mạnh mẽ trên mạng xã hội.

  • Quan hệ công chúng và khuyến mãi

Tại Việt Nam, người mua thích thú với việc sở hữu thẻ thành viên Starbucks được thiết kế đặc biệt theo từng mùa. Tặng kèm với các ưu đãi đặc biệt như tặng một đồ uống miễn phí khi chi tiêu 200,000 đồng đầu tiên. Ngoài ra, vào ngày sinh nhật, khách hàng được tặng miễn phí một chiếc bánh. Thay lời chúc mừng và quan tâm của cửa hàng đến người sử dụng dịch vụ. Chính nhờ những khuyến mãi này đã thúc đẩy quá trình marketing truyền miệng đã đưa Starbucks đến gần hơn với khách hàng.

5. Các chiến dịch Marketing ấn tượng của Starbucks

5.1. Chiến dịch “Every name’s a story”

chiến dịch “Every name’s a story”
Starbucks từ lâu đã nổi tiếng với việc viết tên khách hàng lên chiếc cốc và gọi tên họ. Dù chỉ là một cử chỉ nhỏ. Nhưng nó tượng trưng cho những gì mà thương hiệu mong muốn mang đến những vị khách của mình: Sự công nhận, tôn trọng và chào đón nồng nhiệt, bất kể bạn là ai.
Lấy cảm hứng từ câu chuyện của cộng đồng LGBT+. Khi họ không cảm thấy thoải mái với tên gọi của mình. Starbucks đã cho ra mắt chiến dịch “What’s your name”. Cho thấy các cửa hàng Starbucks là một không gian an toàn, là nơi tên mới của họ được chấp nhận, giúp họ cảm thấy tự tin khi được là chính mình.
Với thông điệp “Every name has a story”. Bên cạnh việc làm nổi bật chuỗi cà phê như một nơi ấm áp dành cho người chuyển giới. Starbucks còn khẳng định “kim chỉ nam” mà mình luôn theo đuổi. Không chỉ chào đón các tệp khách hàng đa dạng, thương hiệu còn lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng họ. Cũng là điểu làm cho Starbucks trở nên đặc biệt hơn.

5.2. Chiến dịch  “Tweet-a-coffee”

chiến dịch  “Tweet-a-coffee”
Chiến dịch Tweet-a-coffee của công ty Starbucks cho phép khách hàng có thể thanh toán tiền cà phê cho bất kỳ ai trên Twitter. Bằng cách làm điều này và liên kết tài khoản Starbucks với tài khoản Twitter của họ, một thẻ quà tặng trị giá 5 đô la sẽ được trao.
Hơn 27.000 người dùng đã tham gia tweet một ly cà phê. Hoạt động này đã mang lại doanh số hơn 180.000 đô la. Chỉ trong vài tháng triển khai chiến dịch.
Bằng phương thức tiếp thị thương hiệu qua mạng xã hội. Tập đoàn Starbucks đã chứng minh được rằng Starbucks không chỉ có những ly cà phê hảo hạng. Không chỉ có sự đồng cảm và thấu hiểu khách hàng. Mà còn luôn biết cách tận dụng cơ hội của thời đại để phát triển thương hiệu của mình. Chiến dịch “Tweet A Coffee” đã đưa Starbucks đến gần với mọi người hơn. Đặc biệt đã giúp tập đoàn tăng doanh thu đáng kể mặc cho nền kinh tế nước Mỹ trì trệ lúc bấy giờ.
Chiến dịch “Tweet A Coffee” đã giúp Starbucks trở thành sợi dây vô hình của sự gắn kết con người. Thể hiện trách nhiệm của Starbucks đối với nơi họ hiện diện. Góp phần làm tăng thêm sự tín nhiệm của cộng đồng. Starbucks đã thành công xây dựng hình ảnh: nơi nào có những điều tốt đẹp và thú vị trong cuộc sống, nơi đó có sự hiện diện tích cực của Starbucks.
Xem thêm:
Chiến lược marketing của Phúc Long – Tự hào hương vị Việt
Chiến lược Marketing của Highlands Coffee – “Ông lớn” ngành cafe

5.3. Chiến dịch “Jumping on the trend”

Vào năm 2013, một trận bão tuyết đổ bộ vào Mỹ. Starbucks đã triển khai một chiến dịch truyền thông xã hội để tôn vinh giá trị của cà phê ấm trong mùa đông. Chiến dịch này đã thành công trên các nền tảng Facebook và Twitter. Khi kêu gọi người dùng chia sẻ câu chuyện liên quan đến cơn bão tuyết mang tên Nemo. Hình thức của chiến dịch là chia sẻ những bức ảnh chụp người ta trong thời tiết lạnh giá nắm tách cà phê ấm.

5.4. “Meet me at Starbucks”

Starbucks được xem như là một địa điểm lý tưởng để hẹn hò hoặc gặp gỡ bạn bè. Nhận thấy điều này, Starbucks đã thực hiện chiến dịch truyền thông xã hội “Meet me at Starbucks” vào năm 2014. Chiến dịch này cho phép khách hàng được nhận cà phê miễn phí trong một năm bằng cách chia sẻ câu chuyện “How We Met” của họ.

5.5. Những chiếc ly giáng sinh màu đỏ

những chiếc ly giáng sinh màu đỏVào năm 2014 và 2015, Starbucks đã triển khai chiến lược marketing trên Instagram. Bằng việc yêu cầu người dùng chia sẻ ảnh của ly cà phê màu đỏ của họ. Kèm theo hashtag #theredcupcontest để có cơ hội giành một trong năm giải thưởng của Starbucks. Trong hai ngày đầu tiên của chiến dịch, Starbucks đã nhận được một ảnh được chia sẻ trên Instagram. Mỗi 14 giây và tổng cộng 40.000 bài dự thi trong suốt cuộc thi. Từ đó, ly cà phê màu đỏ của Starbucks trở thành một biểu tượng cho mùa Giáng sinh. Và đây cũng là chiếc ly truyền thống của công ty.

6. Tạm kết

Chiến lược marketing của Starbucks là sự kết hợp hài hoà giữa nhiều yếu tố. Hãng cũng luôn tập trung cải tiến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Tập trung vào giúp phát triển bền vững và lâu dài. Nhờ đó không cần quảng cáo rầm rộ, thương hiệu Starbucks vẫn khẳng định được vị thế số 1 của mình. Xứng danh gã khổng lồ trong ngành đồ uống suốt nửa thế kỉ qua. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

5/5 - (8 bình chọn)
Huyền Phùng
Huyền Phùng
Là người có niềm yêu thích với lĩnh vực F&B, Huyền Phùng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về lĩnh vực này. Hiện nay, Huyền đang giữ vai trò là một Freelance Writer cho nhiều dự án khác nhau.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...