Chiến lược marketing của Pizza 4P’s: Giải mã bí quyết thành công

Date:

Không quảng cáo rầm rộ, không khuyến mãi nhiều nhưng chiến lược marketing của Pizza 4P’s vẫn khiến khách hàng “chạy theo” nhờ sự đặc biệt

Nếu như đã một lần thử qua hương vị của Pizza 4P’s, chắc hẳn nhiều thực khách sẽ không thể quên được hương vị và những trải nghiệm tuyệt vời tại đây. Thương hiệu Pizza 4P’s với hơn 10 năm phát triển dần trở thành cái tên quen thuộc mỗi khi khách hàng nhớ đến “nhà hàng pizza tuyệt vời nhất”. “Sinh sau đẻ muộn”, thế nhưng nhờ chiến lược marketing của Pizza 4P’s có những nét khác biệt mà thương hiệu dần vươn lên và trở thành một trong ba chuỗi pizza lớn nhất tại Việt Nam.

1. Tổng quan về thị trường Pizza

Pizza được xem là một loại đồ ăn nhanh. Xong, do thương hiệu Pizza 4P’s chỉ chuyên phục vụ pizza, cộng với mô hình kinh doanh khác các hãng đồ ăn nhanh, nên trong bài viết này, Nhà Hàng Số sẽ phân tích chiến lược marketing của Pizza 4P’s trong bối cảnh thị trường riêng của pizza, chứ không gộp chung vào thị trường đồ ăn nhanh.
bánh pizza 4p's
Theo một vài nghiên cứu thực hiện năm 2020, dung lượng thị trường bánh pizza toàn cầu đạt 160 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, khu vực Bắc Mỹ và châu Âu là hai thị trường lớn nhất thế giới. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương xếp thứ ba với dung lượng thị trường đạt 12,7 tỷ USD.
dung lượng thị trường pizza toàn cầu năm 2021
Riêng tại Việt Nam, thị trường bánh pizza được xem là có nhiều thách thức. Những thách thức đến từ nền ẩm thực truyền thống. Các sản phẩm tương tự như bánh mì là những thách thức cạnh tranh của bánh pizza tại thị trường Việt. Tuy nhiên, thị trường này vẫn có những khoảng trống để các thương hiệu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh khi thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam ngày càng tăng.
doanh thu của ba chuỗi pizza lớn tại việt nam
Một số thương hiệu được biết đến nhiều tại Việt Nam có thể kể đến là Pizza Hut, The Pizza Company, Peperonies, Domino’s và Pizza 4P’s. Thực tế ghi nhận ba chuỗi pizza có doanh thu lớn nhất năm 2019 tại Việt Nam là: Pizza Hut (749 tỷ đồng), The Pizza Company (hơn 617 tỷ đồng) và Pizza 4P’s (570 tỷ đồng). Mặc dù các hãng vẫn lỗ lũy kế, xong, doanh thu cũng vẫn có sự tăng trưởng ổn định. Thị trường pizza Việt Nam đang “lấy ngắn nuôi dài”.

2. Vài nét về Pizza 4P’s

Trước khi có những phân tích sâu về chiến lược marketing của Pizza 4P’s, hãy cùng Nhà Hàng Số điểm qua vài nét về thương hiệu này.
Thương hiệu Pizza 4P’s được sáng lập bởi cặp vợ chồng người Nhật Bản, Yosuke và Sanae Masuko. Thương hiệu này lấy xuất phát điểm là thị trường Việt Nam. Pizza 4P’s ược thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 2011. Trụ sở của Pizza 4P’s được đặt tại TP.Hồ Chí Minh. Các văn phòng đại diện nằm ở ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Phnom Penh (Campuchia).
cửa hàng của pizza 4p's
Khác với những mô hình kinh doanh pizza đã có, Pizza 4P’s sở hữu mô hình kinh doanh đặc biệt và sản phẩm mới lạ. USP của Pizza 4P’s chính là pizza thủ công, được nướng bằng lò củi. Mọi nguyên liệu sản xuất đều tươi mới trong ngày. Với không gian bếp mở, thương hiệu khẳng định đặc trưng của mình là pizza thủ công, khác biệt hoàn toàn so với những chuỗi pizza công nghiệp.
lò nướng pizza 4p's
Sản phẩm đặc trưng tại Pizza 4P’s là Pizza 4 cheses. Các loại phô mai đều do công ty tự sản xuất. Với phương châm “Delivering Wow, Sharing Happiness”, thương hiệu luôn cố gắng mang đến những chiếc pizza chất lượng nhất cho khách hàng. Tại Pizza 4P’s, thực khách tìm thấy sự hài hòa giữa ẩm thực Ý và Nhật.

3. Tình hình kinh doanh của Pizza 4P’s

Mặc dù chiến lược marketing của Pizza 4P’s sở hữu nhiều sự sáng tạo. Xong, thương hiệu này vẫn đang đối mặt với các khoản lỗ lũy kế. Như đã nói, đây cũng là tình hình chung khi các thương hiệu pizza tại Việt Nam đều đang chấp nhận lỗ, “lấy ngắn nuôi dài”.
Năm 2021, Pizza 4P’s ghi nhận khoản lỗ ròng 38 tỷ đồng (tương đương 1,66 triệu USD). Khoản lỗ này là hậu quả của dịch COVID-19, khi thương hiệu phải chật vật phục hồi. Xong, về doanh thu, chuỗi vẫn có mức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2019 – 2020. Vốn điều lệ trong năm 2021 của Pizza 4P’s cũng giảm 28%, xuống còn 98 tỷ đồng. Điều này khiến tỷ lệ nợ trên vốn tăng từ 0,66 lên 1,99.
số lượng khách hàng và bánh pizza giai đoạn 2019 - 2021
Trước khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Pizza 4P’s từng ghi nhận mức lợi nhuận đạt 50 tỷ đồng vào năm 2018 và 2019. Báo cáo thường niên của Pizza 4P’s cho biết đến cuối năm 2021, thương hiệu sở hữu 25 cửa hàng. Trong đó, 24 cửa hàng tại Việt Nam đặt tại các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng và 1 cửa hàng tại Phnom Penh (Campuchia).

4. SWOT của Pizza 4P’s

Để hiểu được tổng quan về chiến lược marketing của Pizza 4P’s, trước tiên hãy cùng Nhà Hàng Số điểm qua những điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu này. Mô hình SWOT là một mô hình nổi tiếng, giúp phân tích bức tranh tổng quan về doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
swot của pizza 4p's

4.1. Điểm mạnh của Pizza 4P’s – Strengths

Điểm mạnh là những sức mạnh, lợi thế nội tại xuất phát từ doanh nghiệp. Điểm mạnh của Pizza 4P’s bao gồm:

  • Sản phẩm khác biệt: Thay vì đi theo hướng pizza công nghiệp, Pizza 4P’s chọn sản phẩm pizza thủ công. Điều này tạo nên những sản phẩm chất lượng và khác hoàn toàn với thương hiệu sẵn có.

sản phẩm đặc trưng của pizza 4p's

  • Dịch vụ đẳng cấp: Chất lượng dịch vụ của Pizza 4P’s luôn duy trì sự cao cấp. Khách hàng nhận được sự chăm sóc từ khi đặt bàn đến khi kết thúc trải nghiệm ăn uống tại nhà hàng.
  • Nguồn cung bền vững: Pizza 4P’s sở hữu nhiều nguồn cung địa phương bền vững, đảm bảo sự tươi ngon của nguyên liệu. Điều này góp phần làm nên chất lượng cao cấp của món ăn.

nguồn cung địa phương của pizza 4p's

  • Nhân viên tận tình: Thái độ và cung cách phục vụ tại Pizza 4P’s mang lại sự thoải mái cho khách hàng. Nhân viên rất chuyên nghiệp và nhiệt tình.

nhân viên pizza 4p's

4.2. Điểm yếu của Pizza 4P’s – Weaknesses

Bên cạnh những điểm mạnh thì thương hiệu vẫn có những điểm yếu.

  • Giá cao: Chất lượng sản phẩm tươi ngon, dịch vụ đẳng cấp đi kèm với giá thành khá đắt đỏ. Chính vì vậy, Pizza 4P’s không dành cho mọi đối tượng khách hàng.
  • Mạng lưới phân phối chưa rộng: Thành lập năm 2011, đến nay, thương hiệu chỉ có mặt tại các thành phố lớn với 25 cửa hàng.
  • Chất lượng chưa ổn định: Sau đại dịch COVID-19, thương hiệu từng bị phàn nàn vì chất lượng sản phẩm không ổn định. Tuy nhiên thì điều này cũng đã được khắc phục ngay sau đó.

4.3. Cơ hội của Pizza 4P’s – Opportunities

  • Xu hướng quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, hành vi người tiêu dùng có những thay đổi đáng kể. Đặc trưng của Pizza 4P’s là chỉ sử dụng nguyên liệu tươi trong ngày. Chính vì vậy, xu hướng này tạo ra một cơ hội phát triển lớn cho thương hiệu.

  • Thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng.

GDP tại Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đạt mức tăng 3,6 lần, gần 3700 USD. Sự tăng trưởng kinh tế thúc đẩy nhu cầu chi tiêu cho ăn uống phát triển. Chính vì vậy, đây cũng là tiềm năng chung của ngành F&B.

4.4. Thách thức của Pizza 4P’s – Threats

  • Sự cạnh tranh đến từ các đối thủ lâu đời.

Pizza 4P’s là một thương hiệu ra đời muộn hơn so với Pizza Hut, The Pizza Company hay Peperonies. Chính vì vậy áp lực cạnh tranh đến từ những đối thủ này là không hề nhỏ.

  • Xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh.

Sau đại dịch COVID-19, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Pizza từ trước đến nay được xếp vào danh mục đồ ăn nhanh và không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, đây là một thách thức lớn mà không chỉ Pizza 4P’s phải đối mặt.

5. Chiến lược marketing của Pizza 4P’s: Marketing Mix 7P

Mô hình marketing mix 7P là mô hình marketing hiện đại. 7 yếu tố trong mô hình bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Kênh phân phối), Promotion (Xúc tiến), People (Con người), Process (Quy trình) và Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình). Mô hình 7P được phát triển từ 4P, phù hợp với nhiều doanh nghiệp và thương hiệu.

5.1. Sản phẩm của Pizza 4P’s – Product

sản phẩm signature của pizza 4p's
Pizza 4P’s cam kết luôn sử dụng nguyên liệu tươi trong ngày. Chính vì vậy mà sản phẩm của thương hiệu sở hữu sự tươi ngon, khác biệt. Điều này giúp hình thành nên giá trị cốt lõi của Pizza 4P’s. 4P’s đồng thời phục vụ lựa chọn pizza nửa – nửa, cho phép khách hàng thử được nhiều vị pizza hơn.
menu của pizza 4p's
mỳ cua của pizza 4p's
Bên cạnh Pizza phô mai nổi tiếng dùng kèm với mật ong thì signature của Pizza 4P’s nhất định phải nhắc đến mì cua. Chất lượng của sản phẩm đã được nhiều khách hàng kiểm chứng và đánh giá cao về độ tươi ngon.
Thay vì chỉ chăm chăm vào việc bán pizza, 4P’s đã lựa chọn việc phát triển nhiều món đặc trưng của thương hiệu. Điều này tạo ra sự khác biệt hiếm có ở các chuỗi pizza khác cùng có mặt trên thị trường.
pizza đông lạnh của pizza 4p's sản phẩm đóng gói của pizza 4p's
Thương hiệu cũng vô cùng khôn ngoan trong chiến lược sản phẩm của mình. Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, tất cả các nhà hàng quán ăn buộc phải đóng cửa gây ra tổn thất nặng nề cho ngành F&B. Lúc này, Pizza 4P’s đã tung ra dòng sản phẩm pizza đông lạnh, giữ gần như trọn vẹn hương vị khi thưởng thức tại cửa hàng. Điều này giúp thỏa mãn nhu cầu của thực khách và thích ứng với biến động thị trường.

@food_wanderlust

5.2. Chiến lược giá của Pizza 4P’s – Price

Như đã nói, giá sản phẩm của Pizza 4P’s thuộc phân khúc cao cấp. Chiến lược định giá của thương hiệu chính là Premium Pricing. Tức là, không cạnh tranh về giá, mà thay vào đó giá thành cao sẽ tương ứng với trải nghiệm cao cấp của khách hàng. Trung bình một bữa ăn tại Pizza 4P’s sẽ rơi vào khoảng 200.000đ – 350.000đ/người. Mức giá này cao hơn mặt bằng chung của thị trường pizza. Nhưng đổi lại, khách hàng nhận được những trải nghiệm đẳng cấp tương ứng.
chiến lược giá của pizza 4p's
Với chiến lược giá như vậy, Pizza 4P’s nhắm vào nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trở lên. Với những khách hàng thu nhập cao, 4P’s sẽ trở thành điểm đến thường xuyên của họ. Còn với những khách hàng có mức thu nhập trung bình, 4P’s trở thành điểm đến để trải nghiệm, thư giãn và thưởng thức ẩm thực.

5.3. Chiến lược phân phối của Pizza 4P’s – Place

Nhìn chung, đối với kinh doanh F&B, vị trí sẽ là yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành bại của thương hiệu. Trong chiến lược marketing của Pizza 4P’s, địa điểm được thương hiệu lựa chọn là những vị trí sang trọng và mặt tiền đẹp. Ban đầu, xuất phát điểm của thương hiệu là một cửa hàng trong hẻm nhỏ. Nhưng từ khi bắt đầu nhận được sự đầu tư, các cửa hàng của Pizza 4P’s đều tập trung tại những mặt bằng đẹp, thuận tiện giao thông và rộng rãi. Điều này tương ứng với phân khúc khách hàng của 4P’s.
nhà hàng pizza 4p's tại hải phòng
Bên cạnh kênh phân phối truyền thống, Pizza 4P’s phát triển nhiều kênh phân phối online. Dịch vụ giao hàng tại nhà được cung cấp khi khách hàng yêu cầu. Bên cạnh đó, kênh phân phối online đóng vai trò quan trọng giúp duy trì hoạt động thương hiệu trong bối cảnh dịch COVID-19 vừa qua.
dịch vụ giao hàng của pizza 4p's

5.4. Chiến lược xúc tiến của Pizza 4P’s – Promotion

Không nhiều khuyến mãi, không quảng cáo rầm rộ nhưng vẫn vô cùng hút khách là điều làm nên sự đặc biệt trong chiến lược marketing của Pizza 4P’s. 4P’s lặp đi lặp lại thông điệp nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông. Điều này giúp lan tỏa giá trị thương hiệu.
Đồng thời, hoạt động PR đóng vai trò quan trọng nhất giúp 4P’s lan tỏa sứ mệnh, tầm nhìn. Từ đó, Pizza 4P’s đã xây dựng thành công lòng trung thành của khách hàng và sự yêu quý đối với thương hiệu. Các hoạt động PR của 4P’s phải kể đến những chiến dịch vì môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.
chiến dịch tái chế rác thải của pizza 4p's
Bên cạnh các hoạt động PR, Pizza 4P’s cũng sử dụng Influencer Marketing. Bằng cách booking các KOLs, KOCs, 4P’s thành công tăng được độ nhân diện thương hiệu. Đồng thời điều này cũng gây được sự tò mò cho khách hàng.

@longlongneee

5.5. Yếu tố con người trong chiến lược marketing của Pizza 4P’s – People

Ở Pizza 4P’s, nhân viên được gọi là Partners – đối tác. Có lẽ vì chính sách nhân sự tốt mà bất cứ nhân viên nào của Pizza 4P’s cũng vô cùng niềm nở, lịch sự, nhiệt tình và chuyên nghiệp. Mức lương khởi điểm của nhân viên 4P’s được trả theo giờ và cao hơn lương cơ bản tại quốc gia. Năm 2021, mức tăng lương hàng tháng trung bình là 8,5%.
Trọng tâm cho năm 2022 của 4P’s như sau:
1. Cải thiện trải nghiệm và hành trình của Partners khi làm việc tại 4P’s.
2. Mở rộng doanh nghiệp để cung cấp thêm cơ hội thăng tiến cho những Partners có kỹ năng cao.
Chế độ nhân sự tốt, quy trình đào tạo nhân sự bài bản giúp nhân viên trở thành một điểm chạm, kết nối khách hàng và xây dựng ấn tượng với thương hiệu.
nhân viên của pizza 4p's

5.6. Quy trình của Pizza 4P’s  – Process

4P’s có quy trình vận hành chuyên nghiệp. Điều này được thực hiện là nhờ quy trình đào tạo nhân viên bài bản. Trong chiến lược marketing của Pizza 4P’s, yếu tố quy trình đã được tối ưu cả về quy trình vận hành, quy trình quản trị chuỗi cung ứng và quy trình phục vụ. Yếu tố công nghệ được 4P’s tận dụng giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Quá trình order món, thanh toán, đánh giá đều được thực hiện trên thiết bị điện tử. Đồng thời, nhờ ứng dụng yếu tố công nghệ, 4P’s giảm đi được những quy trình rườm rà. Từ đó, trải nghiệm của khách hàng trở nên trơn tru hơn tại 4P’s.
ứng dụng công nghệ trong quy trình phục vụ

5.7. Chiến lược về bằng chứng hữu hình của Pizza 4P’s

Bằng chứng hữu hình là những gì khách hàng có thể nhìn thấy hoặc đọng lại trong tâm trí. Nó không chỉ là cơ sở vật chất mà còn là hình ảnh thương hiệu.
quầy bếp mở của pizza 4p's
kiến trúc sáng tạo của nhà hàng pizza 4p's
không gian nhà hàng pizza 4p's
Các cửa hàng của 4P’s được thiết kế théo kiến trúc sáng tạo, mang đến sự gọn gàng, sang trọng và thanh lịch. Quầy bếp mở cho phép khách hàng quan sát quá trình chế biến cũng tạo nên sự khác biệt trong không gian của 4P’s. Dụng cụ ăn uống cũng được đầu tư một cách kỹ lưỡng, đảm bảo sự tinh tế và sang trọng.

@dicungduyy Vài cảm nhận cá nhân của mình khi trải nghiệm Pizza 4P’s

Bên cạnh đó, hình ảnh thương hiệu cũng được xây dựng một cách tinh tế trong tâm trí khách hàng. Khi nhắc nhớ một nhà hàng pizza cao cấp, người ta nhắc ngay đến Pizza 4P’s.

6. Bài học kinh nghiệm từ chiến lược marketing của Pizza 4P’s

Từ sự thành công trong chiến lược của Pizza 4P’s, chúng ta có thể nhận được những bài học kinh nghiệm quý giá trong việc xây dựng chiến lược marketing cho thương hiệu của mình.

6.1. Chiến lược sản phẩm khác biệt

Thay vì phát triển duy nhất một dòng sản phẩm, hãy đa dạng hóa sản phẩm của mình. Ở Pizza 4P’s, khách hàng tìm thấy 3 – 4 món signature. Tương tự vậy, hãy tạo ra một vài dòng sản phẩm đặc trưng tạo nên sự khách biệt của thương hiệu.

6.2. Hoàn thiện quy trình và chất lượng dịch vụ

Để phát triển rộng rãi, trước tiên cần sự hoàn thiện về quy trình và chất lượng dịch vụ. Quy trình vận hành bài bản, chất lượng dịch vụ ổn định sẽ tạo nên những giá trị cốt lõi cho thương hiệu của bạn.
hoàn thiện quy trình

6.3. Khôn ngoan trong hoạt động xúc tiến thương hiệu

Không phải lúc nào quảng cáo rầm rộ cũng tốt. Điều quan trọng là phải xây dựng được niềm tin nơi khách hàng bằng giá trị cốt lõi. Những hoạt động PR sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững. Quảng cáo đúng lúc sẽ giúp bạn tối ưu chi phí và tăng độ hiệu quả của hoạt động xúc tiến.
chiến lược truyền thông khôn ngoan

7. Tạm kết

Chiến lược marketing của Pizza 4P’s là “hiện tượng” thành công trong ngành F&B nói chung và thị trường Pizza nói riêng. Sự khác biệt trong sản phẩm, hướng đi sáng tạo trong hoạt động xúc tiến, sự hoàn thiện về quy trình và dịch vụ đã giúp 4P’s nhanh chóng đứng ngang hàng với những thương hiệu lâu đời. Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục mang đến những phân tích chuyên sâu xoay quanh hoạt động của các doanh nghiệp F&B. Đăng ký nhận tin ngay!

5/5 - (2 bình chọn)
Giang Đinh
Giang Đinh
Là một người có niềm yêu thích đặc biệt với lĩnh vực F&B, Giang Đinh đã dành trọn thời gian của mình để nghiên cứu về các doanh nghiệp, về các con số, cũng như những case study thuộc lĩnh vực này. Hiện tại, Giang đang giữ vai trò là một Freelance Writer cho nhiều dự án khác nhau chuyên về lĩnh vực F&B.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...