Mở quán cafe phải nộp thuế gì là băn khoăn mà hầu hết các chủ kinh doanh đều phải tìm hiểu nhằm đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước
Mở quán cafe phải nộp thuế gì? Cách tính ra sao? Với doanh thu như vậy sẽ phải đóng bao nhiêu tiền thuế? Hàng loạt câu hỏi ắt hẳn là mối bận tâm của rất nhiều người. Bởi bất cứ mô hình kinh doanh, hình thức mở quán nào cũng phải có giấy phép kinh doanh. Do đó, đều cần nộp thuế theo quy định. Để biết rõ hơn về vấn đề này, cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Tại sao mở quán cafe phải đăng ký kinh doanh?
Hộ, cá nhân khi kinh doanh phải đăng ký, trừ một số trường hợp đặc biệt. Khi đó, nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ cần thực hiện. Đồng thời, một số đơn vị kinh doanh cũng có thể phải nộp thuế mặc dù không đăng ký kinh doanh nếu doanh thu đạt mức theo quy định.
Lợi ích khi đăng ký kinh doanh
Hầu hết mô hình kinh doanh nào cũng phải đăng ký kinh doanh. Bởi nó có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của bạn. Chưa kể, đây là việc đã được Nhà nước quy định theo Pháp luật. Sau đây là một số lý do mà bất kỳ mô hình nào, cụ thể ở đây là quán cafe phải đăng ký kinh doanh:
- Sự bảo hộ của nhà nước: Khi mô hình kinh doanh được đăng ký, tức là nó đang được Nhà nước và Pháp luật bảo vệ. Từ đó, việc thành lập và hoạt động kinh doanh được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Tức là mọi quyền lợi đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo quy định hiện hành.
- Lòng tin của khách hàng: Hợp pháp hóa mô hình cũng chính là cách tạo dựng niềm tin vững chắc ở khách hàng. Bởi đây là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó. Bất kỳ một hoạt động thương mại nào vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bởi vậy, khách hàng cũng được bảo vệ quyền lợi cũng như bảo đảm về sự an tâm.
- Lòng tin của nhà đầu tư: Không một nhà đầu tư nào có thể mạo hiểm vào những mô hình kinh doanh chưa đăng ký. Bởi chưa được hợp pháp hóa nên rất dễ gặp rủi ro.
- Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt: Pháp luật đã có quy định các doanh nghiệp, chủ hộ phải đăng ký kinh doanh. Bởi vậy, đăng ký tức là tuân thủ theo pháp luật. Ngược lại, rất có thể họ sẽ phải đối mặt với việc bị xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép.
Đối tượng đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, kinh doanh dịch vụ cafe cần phải đăng ký theo các hình thức kinh doanh. Bởi đây là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, có địa điểm kinh doanh cụ thể. Do đó, đăng ký kinh doanh với những quán cafe là bắt buộc. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tùy vào quy mô, số lượng nhân viên và doanh thu. Có một số hình thức đăng ký kinh doanh sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh phổ biến nhất.
Tùy vào quy mô kinh doanh, số lượng nhân viên và nguồn thu nhập lớn hay nhỏ. Bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ quán cafe phù hợp với quy mô.
Căn cứ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, bán hàng rong, lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp,… không phải đăng ký kinh doanh.
Nói rõ hơn, tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, chính phủ giải thích. Cá nhân hoạt động thương mại là tự mình thực hiện một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép. Đó là mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ… nhưng không phải đăng ký kinh doanh. Do đó, họ sẽ không được gọi là “thương nhân”. Nhưng những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Cơ sở pháp lý về thuế theo quy định
Những vấn đề liên quan đến thuế đều được Nhà nước quy định bằng luật pháp. Bởi vậy, để tìm hiểu sâu và chính xác về thuế, cần bám sát một số cơ sở pháp lý sau:
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Luật doanh nghiệp 2014.
- Về việc điều chỉnh mức thuế môn bài được quy định tại Nghị định 75/2002/NĐ-CP.
- Thông tư 42/2003/TT-BTC hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài.
- Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại độc lập, không phải thường xuyên đăng ký kinh doanh.
Mở quán cafe phải nộp thuế gì?
Bất kể quy mô lớn hay nhỏ, cần phải đóng thuế tương ứng theo điều 2 của thông tư 92/2015/TT-BTC. Dưới đây là một số thông tin quan trọng cần nắm về thuế.
Một số thông tin cần biết về thuế
Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và tổ chức có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước. Nó phát sinh dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Dưới đây là một số đặc điểm của thuế:
- Khoản thu được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
- Thuế là tiền đề để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
- Thuế dựa vào diễn biến của nền kinh tế.
- Thuế không mang tính chất đối giá hoặc hoàn trả trực tiếp.
Thuế giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nhà nước muốn vững mạnh không thể thiếu thuế. Bởi thuế là:
- Nguồn thu của ngân sách nhà nước.
- Giải pháp điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Lệ phí môn bài
Đối với những quán cafe đã vận hành hoặc khi chủ đầu tư mới mở, đây là khoản thuế phải đóng định kỳ hàng năm. Mức thu được tính theo bậc. Có thể dựa vào số vốn đăng ký. Hoặc có thể theo doanh thu của năm đối với hộ hoặc cá nhân kinh doanh.
Bậc, mức thuế môn bài phải nộp
Khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, quy định mức thuế, bậc lệ phí môn bài phải đóng đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp năm 2021.
- Dựa vào doanh thu kê khai:
– Dưới 100 triệu/năm : miễn thuế.
– Từ 100-300 triệu/năm: 300.000 VNĐ/năm.
– Từ 300-500 triệu/năm: 500.000 VNĐ/năm.
– Trên 500 triệu/năm: 1.000.000 VNĐ/năm.
- Dựa vào số vốn được đăng ký:
– Trên 10 tỷ VNĐ: 3.000.000 VNĐ/năm.
– Từ 10 tỷ VNĐ trở xuống: 2.000.000 VNĐ/năm.
– Chi nhánh, văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế khác,…: 1.000.000 VNĐ/năm.
Thời hạn nộp tờ khai lệ phí
Điều này đã được quy định tại khoản 3, Điều 1 Nghị định 22/2020 sửa đổi Khoản 1, Điều 5 của NĐ 139/2016/NĐ-CP. Người nộp lệ phí mới ra hoạt động, thành lập; Hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động howcj thành lập.
Doanh nghiệp sẽ được miễn nộp lệ phí môn bài năm 2021 nếu thời gian thành lập từ ngày 01/01/2021. Thời gian nộp lệ phí môn bài đầu tiên là trước ngày 30/01/2022. Còn hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế khoán sẽ không phải khai.
Thời hạn nộp lệ phí môn bài
Theo Nghị Định 22/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu tiên. Kể từ ngày đầu tiên nhận giấy đăng ký. Doanh nghiệp sẽ nộp lệ phí môn bài từ năm thứ 4 trở đi.
- Nếu 6 tháng đầu năm kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/07 năm kết thúc thời gian miễn.
- Nếu 6 tháng cuối năm kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm thời gian miễn kết thúc.
- Với doanh nghiệp thành lập trước ngày 25/02/2020 thì bắt buộc đóng lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai lệ phí.
- Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài năm 2022 nếu thành lập trong năm 2020 và sau ngày 25/02/2020.
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài 2021 của doanh nghiệp, các chi nhánh, văn phòng đại diện chậm nhất vào ngày 30/01/2021. Nếu muộn sẽ phải nộp thêm cả lãi suất bằng 0.03%* số ngày chậm nộp * số tiền lệ phí môn bài phải nộp
- Với hộ kinh doanh mới ra hoạt động, cơ quan thuế sẽ xác định doanh thu kinh doanh dựa trên tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế. Từ đó, làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp theo phương pháp khoán.
Có thể thấy, lệ phí môn bài không tốn quá nhiều. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời điểm đóng đúng vào ngày cuối tháng của tháng 1 hàng năm.
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Theo quy định của pháp luật, thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế gián thu. Do đó, những quán cafe chỉ thay mặt khách hàng để nộp thuế lên cơ quan có thẩm nguyền. Và người tiêu dùng thực chất là người chịu thuế. Nó được tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa. Ngoài ra còn dựa trên dịch vụ phát sinh trong khi sản xuất và lưu thông đến người tiêu dùng.
Theo thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thì thuế suất VAT là 10% và thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế giá trị gia tăng được tính là: Số thuế VAT phải nộp = Tỷ lệ thuế VAT x Doanh thu thuế VAT.
Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân hoàn toàn riêng biệt. Nếu quán cà phê là hộ kinh doanh cá thể thì 2 loại thuế này sẽ được gộp chung. Nó thường được gọi là thuế khoán. Thuế này được tính theo mức doanh thu ấn định của cửa hàng cà phê được cơ quan chức năng quyết định. Công thức tính thuế khoán: Thuế khoán cho quán cà phê = Doanh thu ấn định x tỷ lệ tính thuế.
Cụ thể đối với việc mở quán kinh doanh cafe, tỷ lệ tính thuế khoán là 3% (bao gồm 2% thuế VAT & 1% thuế thu nhập cá nhân). Doanh thu ấn định có thể dựa vào tình hình thực tế của quán cà phê. Với quán cafe chưa hoạt động, tính theo doanh thu trung bình của các quán khác cùng khu vực. Nó có thể được điều chỉnh trong thời gian cửa hàng cà phê hoạt động. Tức là bạn sẽ được miễn thuế VAT và TNCN nếu doanh thu của quán cafe dưới 100 triệu đồng/năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế doanh nghiệp (Corporate Income Tax) là loại thuế trực thu. Nó đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Loại thuế này được thu dựa trên kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý. Nó bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác.
Đối tượng của thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối tượng bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh phát sinh thu nhập. Khi đăng ký thuế, họ sẽ được cấp mã số thuế doanh nghiệp dùng để nộp thuế.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Dựa trên thu nhập chịu thuế trong kỳ và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế trong kỳ từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thu nhập khác.
- Mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế gọi là thuế suất thuế TNDN.
- Tỷ lệ thuế suất (%) thay đổi bởi tài sản chịu thuế hay khối lượng thu nhập.
Hiện nay, mức thuế suất thuế TNDN với các ngành bình thường tại Việt Nam là 20%. Ở một số ngành đặc thù, mức thuế suất TNDN khác nhau, cụ thể:
- Hoạt động thăm dò và khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm là 50%. Nếu 70% diện tích khai thác ở nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì còn 40%.
- Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí: 32 – 50%.
- Doanh nghiệp được quy định tại Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC hưởng mức thuế suất ưu đãi là 10-20%.
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp chi tiết nhất
Không phân biệt mục đích dùng để đầu tư hay sản xuất kinh doanh. Thu nhập chịu thuế bao gồm tất cả các khoản. Từ kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trong đó đã được trợ giá. Những khoản thu nhập không phải chịu phí phát sinh đã được loại bỏ theo quy định.
Công thức tính: Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Riêng các doanh nghiệp lập quỹ phát triển khoa học công nghệ, tiền thuế sẽ không tính khoản thu nhập trích ra từ quỹ. trường hợp này sẽ có công thức tính thuế TNDN riêng. (Doanh thu tính thuế – Quỹ phát triển KHCN) x Thuế suất thuế TNDN = Thuế TNDN.
Trong đó:
- Doanh thu chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ kết chuyển = Doanh thu tính thuế.
- Tổng doanh thu – Các chi phí được trừ = Doanh thu chịu thuế.
- Doanh thu không bao gồm thuế GTGT nếu kê khai thuế GTGT khấu trừ.
- Doanh thu không bao gồm thuế GTGT nếu kê khai thuế GTGT trực tiếp.
Điều 9 Luật Thuế TNDN sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 đã quy định một số khoản thu nhập miễn thuế TNDN. Còn các khoản lỗ kết chuyển do doanh nghiệp lựa chọn để bù lỗ. Sau khi bù lỗ, khoản thu nhập còn lại vẫn phải áp dụng thuế suất thuế TNDN.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân chính là khoản thuế mà các doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Loại thuế này thường tính theo tháng, kê khai theo quý nhưng quyết toán theo năm. Đối với kinh doanh quán cafe theo hình thức cá thể, thuế TNCN tỷ lệ là 1%.
Công thức tính mức thuế thu nhập cá nhân: Thuế TNCN = Doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cafe bóng đá hút khách nườm nượp
Cách thức đóng thuế của quán cà phê
Như đã đề cập bên trên, quán cafe hoạt động kinh doanh theo diện hộ gia đình cá thể không cần kê khai, báo cáo thuế. Các bạn có thể đóng trực tiếp mức thuế khoán thông qua internet banking hoặc ra ngân hàng để đóng thông qua ủy nhiệm chi chuyển tiền.
Nếu đóng theo phương thức này, doanh nghiệp cần đổi phương thức kê khai. Đồng thời, tùy chỉnh phù hợp. Một số yếu tố cần bổ sung như chữ ký số, phần mềm kê khai thuế, tài khoản hồ sơ thuế.
Xem thêm: Mở quán cafe nhỏ cần bao nhiêu vốn? “Giải mã” chi tiết nhất định phải xem
Mức xử phạt quy định với hành vi trốn thuế
Trốn thuế bao gồm các hành vi nhằm giảm số thuế phải nộp và tăng số thuế được hoàn. Hiện nay, nó được xem như một tội danh được quy định. Tùy mức độ để quyết định xử phạt hành chính hoặc trách nhiệm hình sự.
Các hành vi trốn thuế cần xử phạt hành chính
Các hành vi trốn, gian lận thuế được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
- Không nộp hồ sơ khai, đăng ký thuế.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp, không có giá trị sử dụng.
- Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc điều chỉnh thông số tính thuế.
- Không ghi chép, không xuất hoa đơn, kê khai sai, không trung thực số thuế.
- Người nộp thuế vẫn kinh doanh dù xin tạm ngừng kinh doanh…
Quy định xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế
Điều 17 Nghị định 125/2020 quy định mức xử phạt hành chính như sau:
- Số tiền phạt bằng số tiền thuế trốn nếu trong hành vi có một tình tiết giảm nhẹ trở lên.
- Phạt tiền gấp 1,5 số tiền thuế trốn nếu trong hành vi trốn thuế không có tình tiết tăng hoặc giảm tội;
- Phạt tiền gấp 2 số thuế trốn nếu trong hành vi trốn thuế có một tình tiết nghiêm trọng.
- Phạt tiền gấp 2,5 số thuế trốn nếu trong hành vi trốn thuế có hai tình tiết nghiêm trọng.
- Phạt tiền 03 lần số thuế trốn nếu trong hành vi trốn thuế có ba tình tiết nghiêm trọng trở lên.
Bên cạnh đó, còn có một số biện pháp được áp dụng để khắc phục hệ quả:
- Nộp đủ số tiền thuế đã trốn.
- Trường hợp hành vi trốn thuế quá thời hiệu xử phạt, người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, tiền thuế trốn cùng tiền phạt nộp chậm phải nộp đủ.
- Điều chỉnh lại số lỗ, thuế VAT đầu vào được khấu trừ (nếu có)…
Hành vi và mức xử phạt hình sự
Điều 200 trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định một số hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về trốn thuế:
Với cá nhân
Hình phạt chính
- Khung 01:
Nếu số tiền trốn thuế từ 100 đến dưới 300 triệu. Hay dưới 100 triệu đồng nhưng đã từng vi phạm hành vi này và bị phạt hành chính hoặc bị phạt tù một tội trên. Mức phạt tiền là từ 100 – 500 triệu đồng hoặc tù trong vòng 03 tháng đến 01 năm.
- Khung 02:
Phạt tiền 500 triệu đồng – 1,5 tỷ đồng hay tù 01 – 03 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Theo tổ chức.
– Trốn thuế số tiền 300 triệu đồng – dưới 01 tỷ.
– Lạm dụng quyền hạn, chức vụ.
– Phạm tội từ 02 lần.
– Tái phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Khung 03:
Nếu số tiền trốn thuế lên đến trên 01 tỷ đồng thì phạt tiền 1,5 – 4,5 tỷ hay phạt tù 02 – 07 năm.
Một số hình phạt bổ sung:
- Mức tiền phạt có thể từ 20 – 100 triệu đồng.
- Bị cách chức vụ, công việc từ 01 – 05 năm.
- Tài sản bị tịch thu có thể lên đến toàn bộ.
Với pháp nhân thương mại
- Phạt tiền 300 triệu – 01 tỷ đồng nếu:
+ Số tiền trốn thuế từ 200 – dưới 300 triệu đồng
+ Số tiền trốn thuế từ 100 – dưới 200 triệu đồng. Tuy nhiên, đã bị kết tội hoặc xử phạt về trốn thuế. Hay một số tội khác chưa được xóa dấu tích mà còn vi phạm như: buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép hàng hóa, buôn bán hàng cấm,…
- Mức tiền phạt từ 01 – 03 tỷ đồng nếu phạm tội:
– Có tổ chức.
– Trốn thuế số tiền từ 300 triệu đồng – dưới 01 tỷ đồng.
– Phạm tội từ 02 lần.
– Tái phạm nguy hiểm.
- Số tiền trốn thuế từ 1 tỷ đồng trở lên bị phạt tiền từ 03 – 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm.
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu trường hợp phạm tội có quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự
Hơn nữa, còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng. Cấm kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực nhất định. Hoặc từ 01 – 03 năm cấm huy động vốn.
Trên đây là tất tần tật những thông tin để trả lời cho câu hỏi: Mở quán cafe phải nộp thuế gì? Qua đó, các chủ kinh doanh có thể biết được doanh nghiệp của mình có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng nhưng loại thuế nào. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp.