Nhà hàng hoạt động nhưng vắng khách? Thử đủ hình thức khuyến mãi, quảng cáo vẫn ế ẩm? Hãy thử các mẹo giúp đông khách nhà hàng dưới đây.
Kinh doanh, hoạt động đã lâu nhưng nhà hàng vẫn không đông khách? Không gian nhà hàng thiếu sự nhộn nhịp? Cửa hàng rơi vào trạng thái ế ẩm? Vậy nguyên nhân là gì và có giải pháp nào khắc phục không? Cùng Nhà Hàng Số khám phá các mẹo giúp đông khách nhà hàng qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Nguyên nhân buôn bán ế ẩm
1.1. Thực đơn thiếu tính đặc sắc và độc đáo
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh doanh ế ẩm. Nguyên nhân trực tiếp và nghiêm trọng nhất xuất phát từ chất lượng sản phẩm của nhà hàng, doanh nghiệp của bạn. Nguyên nhân này thường xuất phát từ việc sản phẩm của bạn không đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Ví dụ cụ thể, bạn kinh doanh trà sữa nhưng menu nhà hàng chỉ có vỏn vẹn vài ba vị trà sữa. Thực đơn nhà hàng đơn giản kèm theo topping đơn điệu. Cũng có trường hợp bạn không nghiên cứu kỹ nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng. Khách hàng là nhóm học sinh, sinh viên, nhưng bạn lại đi mở quán cafe nguyên chất. Sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là nguyên nhân đầu tiên quán bạn không đông khách.
1.2. Vị trí mặt bằng không thuận lợi
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến quán không đông khách là vị trí mặt bằng không “đắc địa”. Bạn có đang lựa chọn một vị trí quá hẻo lánh? Nhà hàng của bạn đang ở sâu trong hẻm, khó khăn cho người qua lại? Sự không thuận tiện trong việc di chuyển sẽ cản trở khách hàng đến với nhà hàng của bạn. Trong khi họ có thể lựa chọn một nơi khác dễ dàng mua và sử dụng sản phẩm hơn.
1.3. Bài trí không gian chưa thuận mắt
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ế ẩm là nghệ thuật bài trí, decor nhà hàng, không gian kinh doanh. Không gian nhà hàng bao gồm hệ thống âm thanh, ánh sáng; thiết bị nội thất; vật dụng, khu vực pha chế,…
Yếu tố không gian thật sự quan trọng, nếu khu vực kinh doanh của bạn chưa được thoáng đãng, còn đang lộn xộn, chưa ngăn nắp thì đây là một ấn tượng không tốt cho khách hàng.
Cuộc sống hiện đại và phát triển, nhu cầu của khách hàng nâng lên một bậc. Bên cạnh chất lượng sản phẩm, giờ đây khách hàng quan tâm nhiều hơn đến không gian thưởng thức, hay còn gọi là view. Không có vị khách nào muốn vào một nơi tối tăm để ngồi thưởng thức cafe hoặc thức uống cả.
1.4. Thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp
Dù kinh doanh lớn hay nhỏ, thái độ phục vụ quyết định đến 30% việc khách hàng có quay lại sử dụng sản phẩm của bạn hay không. Việc thái độ phục vụ của toàn thể nhân viên nói chung và từng cá nhân nói riêng thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp/nhà hàng/quán ăn của bạn.
Hãy quan sát những tập đoàn lớn như VinGroup hay Cafe Trung Nguyên, thái độ, cách hành xử với khách hàng từ cấp bậc nhân viên có tính nhất quán. VinGroup thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉn chu, kỷ luật và luôn luôn lắng nghe phản hồi của khách hàng. Đến những quán ăn nhỏ nhưng cực kỳ đông khách, sự xởi lởi, nồng nhiệt của nhân viên và chủ quán cũng khiến nhiều thực khách phải tán thưởng. Nhà hàng/doanh nghiệp của bạn đã xây dựng “văn hóa dịch vụ” cho riêng mình chưa?
1.5. Marketing chưa hiệu quả
Một sản phẩm mới ra mắt thị trường dù bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần quảng cáo, PR. Có rất nhiều hình thức Marketing, quán của bạn đã sử dụng được những phương pháp nào? Có mang lại tính hiệu quả và phù hợp không?
Dù chất lượng sản phẩm tốt, không gian kinh doanh thông thoáng, view đẹp, chất lượng dịch vụ tốt, nhưng bạn không marketing cho sản phẩm của mình thì khách hàng không thể biết đến sản phẩm của bạn. Điều đó dẫn đến tình trạng vắng khách.
2. Mẹo giúp đông khách nhà hàng, cải thiện tình trạng buôn bán ế ẩm
Sau khi xác định được nguyên nhân vắng khách, chúng ta đi tìm giải pháp cải thiện thông qua các mẹo giúp đông khách nhà hàng sau.
2.1. Thay đổi, lựa chọn vị trí mặt bằng phù hợp
Giải pháp này chỉ dành cho những nhóm kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có nhiều ràng buộc về pháp lý trong việc ký kết hợp đồng thuê mặt bằng. Nếu khả thi, không tốn nhiều chi phí, bạn có thể lựa chọn một vị trí “đắc địa” hơn. Vị trí này nên gần và dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.
Ví dụ, nhóm sản phẩm của bạn hướng tới nhóm khách hàng là dân văn phòng, công sở, bạn nên chọn vị trí gần các công ty, khu chung cư, khu vui chơi giải trí. Nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên, bạn nên chuyển đến các vị trí gần trường học.
Bên cạnh khách hàng tiềm năng, bạn nên dành thời gian nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong cùng nhóm sản phẩm dịch vụ hàng hóa. Bạn nên lựa chọn vị trí chưa có nhiều đối thủ cùng kinh doanh nhóm sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều này sẽ tránh được việc sản phẩm mới ra mắt thị trường nhưng phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm có chỗ đứng.
2.2 Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu
Quảng cáo, marketing sẽ kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn. Nhưng hương vị, chất lượng sản phẩm mới quyết định việc giữ chân khách hàng ở lại với sản phẩm.
Nếu thực đơn còn đơn điệu, không có điểm nhấn, bạn hãy dành thời gian để nghiên cứu và bổ sung. Khi đã có chất lượng đảm bảo, bạn hãy chú ý đến số lượng sản phẩm. Chất lượng quan trọng hơn số lượng, nhưng khách hàng sẽ thích một nhà hàng có nhiều lựa chọn hơn là một nơi chỉ có “lèo tèo vài món”.
Đặt giá trị chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đó là mẹo giúp đông khách nhà hàng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của nhà hàng.
2.3. Cải thiện không gian bán hàng
Không gian bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng, tạo điểm nhấn và gây ấn tượng cho khách hàng. Nếu như khu vực kinh doanh của bạn còn lộn xộn, chật chội và tối tăm sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của khách hàng. Theo tâm linh học, không gian “tối tăm” sẽ không mang lại điều tốt đẹp, may mắn khó hanh thông.
Vì vậy, bạn cần sắp xếp lại không gian bán hàng. Nếu con mắt thẩm mỹ của bạn chưa tốt, hãy thuê kiến trúc sư, những người trong nghề. Các sản phẩm trước tiên phải được bày biện ngăn nắp. Vật dụng trong quán/nhà hàng phải luôn sáng bóng, sạch sẽ. Vệ sinh khu vực bán hàng, các sản phẩm của bạn hàng ngày để chúng luôn được bóng loáng, mới nguyên.
2.4. Thu hút khách hàng bằng âm nhạc
Bạn có thể thiết kế nhà hàng bằng việc lắp đặt hệ thống đèn điện chill hoặc sang trọng. Một bản nhạc du dương hoặc những lời ca sôi động, trẻ trung phát ra từ nhà hãng cũng đủ khiến khách hàng cảm thấy nhẹ nhõm.
Tùy theo dịch vụ kinh doanh và nhóm đối tượng khách hàng, hãy lựa chọn màu ánh sáng cùng âm thanh phù hợp. Tin chúng tôi, không gian của bạn sẽ trở nên sôi động và bớt ảm đạm hơn. Đây cũng là một trong những mẹo giúp đông khách nhà hàng dễ thực hiện và không tốn quá nhiều chi phí.
2.5. Chú trọng đến tạo hình thương hiệu
Nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực tế cực kỳ đơn giản. Biển hiệu, tên thương hiệu, logo, trang phục nhân viên,… tất cả sẽ tạo nên bộ mặt thương hiệu của nhà hàng. Bạn có cảm thấy các yếu tố trên có vấn đề?
Bạn có thể thay đổi một chút, ví dụ như màu của biển hiệu, thiết kế trang phục nhân viên, tạo logo cho thương hiệu,… Lưu ý, thiết kế màu biển hiệu nên xem xét yếu tố phong thủy. Màu nên lựa chọn phù hợp với phong thủy của chủ nhà hàng. Tâm linh là yếu tố không thể thiết để nhà hàng bạn đông khách.
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, bạn cũng có thể viết lên những câu chuyện từ những món ăn trong nhà hàng. Sử dụng những sticker theo phong cách, định hướng thương hiệu cũng khiến khách hàng nhớ đến sản phẩm của bạn nhiều hơn.
2.6. Thiết lập “văn hóa phục vụ”
Thái độ quan trọng hơn trình độ. Khi sản phẩm của bạn tốt nhưng một điểm nhấn để khách hàng nhớ và yêu quý thương hiệu của bạn sẽ là thái độ phục vụ. Tùy theo mặt hàng và nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn hãy xây dựng “văn hóa ứng xử và phục vụ” phù hợp và nhất quán.
Mỗi một hành vi, cử chỉ, cách giao tiếp với khách hàng như bộ mặt của thương hiệu. Đảm bảo cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
2.7. Đẩy mạnh marketing
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến quán bạn vắng khách là chất lượng công tác marketing. Bạn hãy tận dụng mọi phương tiện marketing hiện có để sản phẩm dịch vụ của bạn tiếp cận được đông đảo khách hàng nhất.
Về hình thức trực tiếp, bạn có thể phát tờ rơi, treo băng rôn quanh bán kính 3km. Tuy nhiên, cách này sẽ hiệu quả hơn ở khu vực nông thôn và thành phố nhỏ. Còn đô thị lớn sẽ không được mọi người quan tâm vì quá nhiều cơ sở đã thực hiện.
Về online, bạn hãy tận dụng hết các nền tảng mạng xã hội, xây dựng các kênh fanpage, youtube, Instagram, tiktok để quảng bá cho sản phẩm. Bạn cũng nên liên kết với các ứng dụng giao hàng trực tuyến như shoppe, Beamin, Now hoặc Foody,…
Tận dụng hết những nền tảng trực tuyến và trực tiếp là mẹo giúp đông khách nhà hàng hiệu quả rõ rệt. Phương pháp marketing này sẽ giúp khách hàng biết đến sản phẩm của bạn và thúc đẩy khách hàng đến sử dụng.
Xem thêm:
- Top 9 Mẫu Bài Viết Quảng Cáo Nhà Hàng Hấp Dẫn Nhất
- Marketing nhà hàng tăng doanh thu nhanh chóng với tips này
2.8. Giải pháp tâm linh
Trong văn hóa Á – Đông, tâm linh là yếu tố không bao giờ thiếu trong kinh doanh. Bên cạnh các mẹo giúp đông khách nhà hàng ở trên, bạn hãy tìm đến tâm linh. Nếu nhà hàng của bạn mãi không có khách, hãy thử đốt nhang cúng thần tài – ông địa. Bạn có thể mời thầy cúng về hoặc tự mình chuẩn bị lễ cúng. Vào ngày rằm và mùng 1, hãy thắp hương và lễ ở bàn ông địa. Biện pháp này giúp tâm bạn thanh thản hơn và đã được nhiều người chứng thực hiệu quả.
Nếu làm mọi cách mà cửa hàng vẫn “không khá lên được”. Bạn nên làm lễ đốt “phong long”. Trong cửa hàng buôn bán sẽ có rất nhiều vị khách ghé qua, có những vị khách sẽ mang phong long tới. Phong long khiến cửa hàng gặp vận xui, cản trở may mắn, cản trở tài lộc.
Bạn nên tìm một thầy cúng và làm lễ giải trừ phong long. Đây là một trong những mẹo giúp đông khách nhà hàng thuộc hệ tâm linh mà nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả.
Bên cạnh lễ bái, bạn hãy trang bị những vật dụng hút may mắn, tài lộc như bùa hút tài lộc, mèo thần tài hoặc các tranh phong thủy thuận với phong thủy chủ cửa hàng/doanh nghiệp.
Tâm linh là giải pháp hữu hiệu kéo tinh thần của bạn lên sau những ngày buôn bán ế ẩm.
3. Mẹo giúp đông khách nhà hàng qua nghệ thuật “thao túng tâm lý” khách hàng
3.1. Sử dụng thường xuyên những combo
Đây là nghệ thuật kinh doanh truyền thống dựa vào việc nắm bắt tâm lý khách hàng. Tâm lý chúng ta thường bị thu hút với việc chỉ phải trả một số tiền nhất định nhưng được nhận nhiều sản phẩm. Thay vì một sản phẩm, khách hàng sẽ nhận được “hàng tá” sản phẩm khác nhau, nhưng vẫn chừng ấy số tiền. Điều này tạo ra một loại “thỏa mãn ảo” “đánh lừa” tâm lý khách hàng. Khiến họ nghĩ mình mua sản phẩm rẻ hơn.
Ví dụ, thời gian trước trên thị trường nổi lên combo nước giặt Thái “rẻ nhưng chất lượng”. Mua một combo chai to và chai nhỏ chỉ có giá 250 nghìn, trong khi nếu mua lẻ chai to cũng có giá 250 đồng. Với giá combo này, hai chai nước giặt Thái đã được bán nhưng khách hàng vẫn “bị đánh lừa” là mình đã được nhiều sản phẩm hơn.
3.2. Khuyến mãi cực khủng
Các “vị thượng đế” luôn mong muốn mình được lợi nhất khi sử dụng sản phẩm của mình. Khách hàng sẽ bị thu hút hoặc chú ý bởi những chương trình khuyến mãi với con số khủng như “sale off 50%” “sale off 70%”.
Khách hàng sẽ không thật sự biết giá cả đích thực của sản phẩm. Do vậy, ở đâu họ cảm thấy giá được chiết khấu nhiều, ở đó khách hàng sẽ bị thu hút. Để thỏa mãn được tâm lý đó của khách hàng, bạn nên để giá giảm theo phần trăm đối với mặt hàng giá tầm thấp. Đối với mặt hàng giá tầm trung và tầm cao, hãy độn giá lên sau đó giảm xuống về với mức ban đầu. Đây là một mẹo giúp đông khách nhà hàng hiệu quả.
Có một lưu ý nữa là giá cả sản phẩm nên để số lẻ, không để số chẵn. Ví dụ như combo lẩu-nướng có giá 179k thay vì 180k. Đây cũng là một phương pháp “đánh lừa” tâm lý khách hàng. Số lẻ khách hàng sẽ cảm thấy thấp và rẻ hơn so với số chẵn.
3.3. Mini-event
Nằm trong chuỗi chương trình kỷ niệm, sinh nhật, ngày lễ,… hãy tổ chức những sự kiện nho nhỏ trong khuôn viên nhà hàng. Thiết lập những hình thức tri ân khách hàng nho nhỏ, điều này sẽ khiến khách hàng của bạn cảm thấy thích thú hơn.
Ví dụ như có quán bún bò Huế (Hà Đông, tp Hà Nội) có chương trình miễn phí nước ngọt vào thứ 7 hàng tuần. Khách hàng đến vào thứ 7 sẽ được miễn phí tất cả các loại đồ uống. Điều này khiến nhiều khách hàng thích thú và vào ngày thứ 7 quán thường đông nườm nượp.
Bạn cũng có thể có những voucher giảm giá cho các lần tiếp theo, phát thẻ tích điểm, hoặc mini-game bốc thăm trúng thưởng vào các dịp đặc biệt. mẹo giúp đông khách nhà hàng này là một phương pháp đáng được sử dụng.
3.4. Bán hàng “3 nhất”: cao nhất, thấp nhất và tốt nhất
Bán hàng cao nhất hoặc thấp nhất giúp bạn chọn được phân khúc khách hàng của mình. Trong trường hợp khách hàng tầm trung, hãy tiếp tục nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có mức giá phù hợp. Cuối cùng, khách hàng nào cũng mong muốn sử dụng sản phẩm tốt nhất. Chú trọng vào chất lượng chính là chìa khóa đưa bạn đến với khách hàng.
Xem thêm:
- Tờ rơi quảng cáo nhà hàng – tăng doanh thu với chi phí thấp
- Top 9 Mẫu Bài Viết Quảng Cáo Nhà Hàng Hấp Dẫn Nhất
4. Tips để có duyên bán hàng
Bên cạnh mẹo giúp đông khách nhà hàng thì kinh doanh cũng cần có duyên bán hàng. Duyên bán hàng cần phải tích lũy và rèn luyện theo thời gian và trải nghiệm.
4.1. Khách hàng là “thượng đế”
Trong kinh doanh, bạn phải làm việc bằng cái tâm và trách nhiệm, sứ mệnh của mình. Bên cạnh lợi nhuận, bạn phải xem việc mang lại lợi ích cho khách hàng là tôn chỉ hoạt động.
Khách hàng không chỉ là “thượng đế”, khách hàng là người bạn thân thiết. Hãy kết thân với khách hàng, để cho họ tin tưởng sản phẩm của bạn. Ghi nhớ tên của khách hàng cũng là một điều tuyệt vời và thú vị. Ai cũng sẽ cảm thấy vui vẻ khi có người nhớ tên và sở thích của mình.
4.2. Thái độ tạo nên “duyên bán hàng”
Hãy luôn thân thiện, mỉm cười nhiều hơn với khách hàng. Trong việc giải đáp thắc mắc hoặc vấn đề gặp phải, giữ thái độ hòa nhã, bình tĩnh xử lý vấn đề.
Trung thực trong tư vấn bán hàng, không nói quá, cường điệu và “phù phép”, “thần thánh hóa” sản phẩm của mình. Hãy giữ cho mình sự trung thực, thật thà để khách hàng tin rằng, bạn đang muốn mang lại lợi ích cho khách hàng. Chứ không phải là điều ngược lại.
Giao tiếp với khách hàng không chỉ đòi hỏi trò chuyện, tư vấn. Đó còn là sự nhanh nhẹn trong giới thiệu sản phẩm; hoạt bát từ trong lời nói, cử chỉ và ánh mắt. Làm sao để khách hàng cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực từ bạn, khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi lựa chọn sản phẩm.
Hãy học cách lồng ghép những câu chuyện, chia sẻ với khách hàng qua từng sản phẩm. Giao tiếp với khách hàng là một kỹ năng cần rèn dũa nhiều năm, không phải ngày một ngày hai mới có được.
4.3. Giao tiếp với khách hàng là nghệ thuật
Đừng bán hàng và chỉ có bán hàng. Học cách nắm bắt tâm lý khách hàng, nói cho họ những điều họ muốn nghe. Sau đó, từ từ dẫn dắt và đưa sản phẩm của khách hàng vào cuộc tư vấn. Bạn hãy chứng minh rằng, mình muốn lắng nghe và thấu hiểu nhu vấn đề khách hàng đang gặp phải. Từ đó, sản phẩm của bạn chính là giải pháp. Khách hàng nào cũng thích cái mà họ chọn, không phải thích sản phẩm bạn đang rao bán.
Khen ngợi khách hàng một cách thật khéo léo. Hãy ghi nhớ, thật khéo léo, không được quá rõ ràng, bạn sẽ khiến đối phương ác cảm. Hãy dựa trên những điểm mạnh của khách hàng để đưa ra lời khen, trầm trồ hoặc cảm thán.
Không có bất kỳ ai không thích được khen. Nhưng để khen được người khác là cả một nghệ thuật. Khen làm sao để khách hàng thích thú và tin tưởng, khiến khách hàng có thiện cảm với sản phẩm của bạn.
5. Tổng kết
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn một số nguyên nhân buôn bán ế ẩm. Đi tìm giải pháp thông qua một số mẹo giúp đông khách nhà hàng. Và cuối cùng là những tips để trả lời câu hỏi “làm sao để có duyên bán hàng?”.
Để việc kinh doanh đi vào hoạt động là một hành trình dài. Nhưng để việc vận hành, buôn bán đông khách càng cần có kế hoạch kỹ lưỡng. Chuyên mục khởi nghiệp nhà hàng sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin hữu ích trong các bài viết tiếp theo!