Chiến lược marketing của Popeyes – những trải nghiệm khác biệt

Date:

Chiến lược marketing của Popeyes tập trung vào phát triển sản phẩm. Tạo sự trải nghiêm khác biệt so với các thương hiệu đồ ăn nhanh khác.

1. Tổng quan về thị trường fast food trên thế giới

tổng quan về thị trường fast food trên thế giớiTheo báo cáo của Zion Market Research, quy mô và thị phần của thị trường thức ăn nhanh toàn cầu trị giá khoảng 647,7 tỷ USD vào năm 2021. Dự đoán sẽ tang lên khoảng 998 tỷ USD vào năm 2028. Với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) khoảng 4,6% từ năm 2022 đến năm 2028.
Phân khúc bánh mì kẹp thịt chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường toàn cầu vào năm 2021. Bắc Mỹ chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường thức ăn nhanh toàn cầu. Nguyên nhân do có sẵn nhiều loại thức ăn nhanh và đồ ăn nhẹ hợp túi tiền.
Châu Á Thái Bình Dương là một khu vực dẫn đầu khác trên thị trường toàn cầu. Do thu nhập khả dụng của người dân trong khu vực ngày càng tăng. Cùng với lối sống phương Tây đang phát triển nhanh chóng của người tiêu dùng.
Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường đồ ăn nhanh trên toàn thế giới. Do số lượng các nhà hàng ngày càng tắng ở các nước đang phát triển. Kết hợp xu hướng của người tiêu dung đối với việc ăn uống bên ngoài. Phản ánh lối sống và thu nhập khả dụng ngày càng tăng của người dân ở các khu vực này. Khi thu nhập tăng lên, nhiều người tiêu dung có khả năng chi trả hơn. Để đi ăn ngoài và nhiều người bị thu hút bởi sự tiện lợi và nhiều lựa chọn mà các nhà hàng cung cấp.

2. Tổng quan về thị trường fast food tại Việt Nam

Thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây. Đó là nhờ sự gia tăng của các ứng dụng gọi và giao món. Nhìn chung, thức ăn nhanh vẫn là một phân khúc tiềm năng tại Việt Nam. Theo VF Franchise Consulting, lĩnh vực thức ăn nhanh ở Việt Nam chỉ mới thực sự bắt đầu phát triển thời gian trở lại đây. Ở các nước Thái Lan, Philippines và Indonesia, số lượng thương hiệu thức ăn nhanh nhiều gấp 3-4 lần so với Việt Nam. Vì vậy triển vọng dài hạn là khá tốt. Điều này thể hiện qua sự tăng trưởng doanh thu của các chuỗi đồ ăn nhanh tại Việt Nam.
doanh thu chuỗi đồ ăn nhanh việt nam
Nhiều nhà nhượng quyền quốc tế đã lưu ý và ấn tượng với Việt Nam. Chủ yếu do cách quản lý các cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe do Covid-19 tạo ra. Đồng thời muốn tham gia vào thị trường này. Một số thương hiệu thức ăn nhanh phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như Popeyes, KFC, Pizza Hut…..

3. Tổng quan về Popeyes

3.1. Giới thiệu về Popeyes

Popeyes là thương hiệu đồ ăn nhanh chuyên phục vụ các món gà rán và hải sản giòn cay. Với hương vị Cajun cay nồng của vùng Louisiana miền Nam nước Mỹ. Đem đến cho bạn những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với các món gà rán thông thường khác. Phương châm của Popeyes là “chất lượng luôn song hành cùng thời gian”. Cùng với đó là 12 giờ tẩm ướp trong hương vị đặc trưng vùng Louisiana. Gà của Popeyes luôn mang hương vị “sống động” như bất kỳ bữa tiệc nào của vùng Orleans.
gà rán popeyes
Được thành lập vào năm 1972 tại vùng New Orleans – Louisiana tại xứ sở lễ hội của nước Mỹ bởi Alvin C.Copeland. Sau công cuộc hơn 40 năm chinh phục thực khách trên toàn thế giới. Popeyes đến nay đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại Mỹ.
Vào đầu năm 2013, thương hiệu gà rán Popeyes chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Sau hơn 10 năm chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam. Hiện nay Popeyes có tổng 40 nhà hàng trên khắp Việt Nam.

3.2. Tình hình kinh doanh của Popeyes

Brand International (QSR) là công ty sở hữu các thương hiệu Popeyes, Burger King và Tim Hortons. Theo báo cáo, doanh số tất cả các nhà hàng Popeyes tại Mỹ đã đạt mức 1,3 tỷ đô la trong ba tháng cuối năm 2019. Đồng nghĩa với sự tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm trước. Cú nhảy này còn giúp cổ phiếu của công ty mẹ tăng thêm 4%.
Nguyên nhân của hiện tượng tăng trưởng đột biến này chính là sự ra mắt của món bánh mì kẹp thịt gà. Sự thành công của bánh sandwich gà không chỉ giúp Popeyes tăng trưởng nhất thời về mặt doanh thu. Mà còn giúp chuỗi nhà hàng này nhận được sự quan tâm và gợi ý về việc mở thêm nhiều nhà hàng mới.

3.3. Đối thủ cạnh tranh của Popeyes

các đối thủ cạnh tranh của PopeyesThị trường ngành công nghiệp thức ăn nhanh ngày càng phổ biến. Phát triển với doanh thu cực khủng mỗi năm. Do đó, Popeyes phải đối mặt với nhiều cái tên nổi bật như:

  • KFC: chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ lớn thứ hai thế giới. Với tổng cộng gần 20.000 nhà hàng tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • Lotteria: là một công ty Nhật Bản. Điều hành một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh ở Đông Á. Đã mở nhà hàng đầu tiên tại Tokyo vào tháng 9 năm 1972.
  • Mc Donald’s: là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh. Với khoảng 38.695 nhà hàng tại 119 quốc gia.
  • Jollibee: là một công ty đa quốc gia của Philippines có trụ sở tại Pasig, Philippines. Tính đến tháng 10 năm 2020, Jollibee có tổng cộng hơn 5,900 cửa hàng trên toàn thế giới.

4. Thị trường mục tiêu của Popeyes

khách hàng của popeyes
Cũng như mọi doanh nghiệp khác. Khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam, Popeyes cũng tiến hành phân đoạn thị trường để từ đó lựa chọn thị trường mục tiêu.

4.1 Theo vị trí địa lý

Popeyes chủ yếu tập trung hệ thống cửa hàng của mình vào các thành phố lớn. Tập trung đông dân như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…Trong đó Popeyes lựa chọn cho mình hai thị trường trọng điểm là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

4.2 Nhân khẩu học

  • Lứa tuổi: Popeyes chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi. Popeyes đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30. Đây là lứa tuổi năng động, có khả năng tiếp cận văn hóa nhanh nhất. Với thị trường thức ăn nhanh còn đầy mới mẻ. Việc phân đoạn thị trường này là rất khôn ngoan, sáng suốt. Bằng cách tạo khách hàng trung thành nhỏ tuổi. Popeyes thể hiện mục tiêu muốn chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
  • Thu nhập: Việt Nam là một nước đang phát triển với mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp. Vì vậy, Popeyes xác định những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm thường xuyên hơn. Song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của Popeyes. Tuy nhiên, mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.
  • Nghề nghiệp: Tương ứng với cơ sở về lứa tuổi. Popeyes xác định cho mình thị trường lớn là học sinh, sinh viên, những nhân viên công sở trẻ.
  • Theo tâm lý: Những người trẻ tuổi là những người tiếp thu rất nhanh lối sống này. Nhịp sống cũng nhanh dần lên theo sự phát triển của kinh tế xã hội. Popeyes đã nhận biết được điều đó để tận dụng cơ hội cho mình. Nếu như trước đây người Việt Nam quan trọng bữa cơm gia đình. Thì hiện nay, con người ngày càng trở nên bận rộn. Những mối quan hệ ngày càng mở rộng. Đồng nghĩa với việc thời gian dành cho những bữa cơm gia đình cũng bị rút ngắn lại. Thức ăn nhanh trở thành lựa chọn khá hấp dẫn. Đó là một ưu thế đối với các sản phẩm thức ăn nhanh như Popeyes.
  • Theo hành vi: Lợi ích tìm kiếm cơ bản của khách hàng trong thị trường thức ăn nhanh là sự tiện lợi. Cũng như các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Popeyes hướng sản phẩm của mình đến lợi ích cơ bản này. Popeyes đã thể hiện phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên, hệ thống các cửa hàng tương đối dày đặc. Mà còn điều hành một loạt cửa hàng với sự tiện lợi nhất cho khách hàng.

5. SWOT của Popeyes

swot popeyes

5.1 Điểm mạnh (Strength) của Popeyes

  • Để có được thương hiệu như ngày hôm nay không phải là điều dễ dàng. Nhưng điều khiến Popeyes trở thành một trong những chuỗi thức ăn nhanh gà rán nổi tiếng không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới là sự nhất quán của công ty trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho khách hàng.
  • Chất lượng và đổi mới sản phẩm – Các chuỗi thức ăn nhanh thường đánh đổi chất lượng để đảm bảo dịch vụ nhanh hơn nhưng không phải là Popeyes ưu tiên chất lượng hơn mọi thứ khác. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuẩn bị bữa ăn của họ khi họ ướp gà trong 12 giờ  với sự pha trộn độc đáo của các loại gia vị.
  • Mở rộng toàn cầu – Popeyes biết con đường phát triển là thông qua mở rộng. Sau khi mở các cửa hàng ở Brazil, Tây Ban Nha và các quốc gia khác ở Châu Âu và Nam Mỹ, Popeyes đã mở cửa hàng đầu của mình ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

5.2. Điểm yếu (Weakness) của Popeyes

  • Sự hiện diện trực tuyến yếu trên phương tiện truyền thông xã hội – Trong thời đại ngày nay, việc có sự hiện diện trên phương tiện truyền thông xã hội là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Với Popeyes, họ vẫn chưa hiểu rõ về nó. Với ít hơn 1 triệu người theo dỗi trên Facebook so với hơn 57 triệu người theo dõi KFC. Điều tương tự cũng đúng với tài khoản Twitter của họ với chỉ hơn 250.000 người theo dõi trong khi KFC có 1,5 triệu người theo dõi.
  • Đa dạng thực đơn hạn chế  – Trong khi bánh mì gà của Popeyes đã tạo ra tác động lớn đến khách hàng và trở thành hiện tượng thức ăn nhanh vào năm 2019 khi nó tiếp tục phát triển cho đến ngày nay, đã có rất nhiều lời phàn nàn về việc thương hiệu này thiếu các món ăn khác. Nhà hàng này nên đổi mới và khám phá thêm về thực đơn.

5.3 Cơ hội (Opportunity) của Popeyes

  • Giới thiệu các lựa chọn thực đơn lành mạnh  – Theo khảo sát của Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế, 85% người Mỹ đã thay đổi chế độ ăn uống hoặc cách họ chuẩn bị bữa ăn trong đại dịch. Đối với một chuỗi thức ăn nhanh như Popeyes, một cách để họ có thể thu hút nhiều khách hàng hơn là giới thiệu một số món ăn tốt cho sức khỏe trong thực đơn
  • Sử dụng thủy thủ Popeye để nâng cao hình ảnh thương hiệu – Thủy thủ Popeye là một nhân vật hư cấu xuất hiện lần đầu trong bộ truyện tranh hàng ngày của King Features có tên là Thimble Theater vào ngày 17 tháng 1 năm 1929. Sau này cũng xuất hiện trong phim hoạt hình sân khấu và truyền hình . Với sự nổi tiếng của Popeye và có cùng tên với Popeyes Louisiana Kitchen, nó sẽ giúp chuỗi thức ăn nhanh nâng cao hình ảnh thương hiệu của họ nếu họ sử dụng thủy thủ Popeye như một phần trong nỗ lực tiếp thị và xây dựng thương hiệu của mình.
  • Thâm nhập vào các thị trường châu Á mới nổi – Là một thương hiệu Mỹ, không phải lúc nào cũng dễ dàng mở rộng ra quốc tế nơi sở thích và thói quen ăn uống có thể rất khác biệt. Nhưng điều này không có nghĩa là một người thậm chí không nên cố gắng di chuyển. Sau sự ra mắt thành công của Popeyes tại Trung Quốc, công ty nên cố gắng tăng cường hơn nữa dấu ấn của mình và tiếp tục mở cửa hàng tại nhiều thị trường châu Á hơn như Singapore, Malaysia, Hồng Kông và Philippines.

5.4 Các mối đe doạ (Threat) của Popeyes

  • Chi phí nguyên liệu tăng: Ngay cả những chuỗi thức ăn nhanh lớn như Popeyes cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết. Lối thoát duy nhất là nếu Popeyes có thể cắt giảm chi phí. Hoặc chuyển những chi phí đó cho khách hàng thông qua việc tăng giá thực đơn.
  • Ngành có tính cạnh tranh cao: Với hơn 200.000 nhà hàng thức ăn nhanh ở Mỹ. Cộng với thực tế là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Popeyes bao gồm KFC, McDonald’s và Burger King. Tính nhất quán trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ vẫn là ưu tiên hàng đầu của Popeyes nếu họ muốn tiếp tục bơi về phía trước chứ không chỉ giẫm nước.
  • Những cá nhân có ý thức về sức khỏe ngày càng tăng: Béo phì từ lâu đã được coi là một vấn đề sức khỏe lớn ở Mỹ. Điều này đã mở rộng tầm mắt của nhiều cá nhân đang bắt đầu suy nghĩ lại về nhiên liệu mà họ đưa vào cơ thể. Là một chuỗi thức ăn nhanh nổi tiếng. Popeyes sẽ khó tiếp tục thu hút khách hàng nếu phần lớn đối tượng mục tiêu của họ bắt đầu ăn uống lành mạnh hoặc có ý thức về sức khỏe.

6. Chiến lược marketing của Popeyes (chiến lược marketing mix 4P)

Cùng Nhà hàng số tìm hiểu chiến lược marketing mix 4P của Popeyes nhé!

6.1 Chiến lược sản phẩm của Popeyes (Product)

sản phẩm của PopeyesĐể tăng doanh số bán hàng và thu hút khách hàng. Popeyes đã sử dụng một chiến lược marketing sản phẩm hiệu quả. Dưới đây là những chiến lược mà Popeyes đã sử dụng:

  • Phát triển sản phẩm: Popeyes luôn tìm cách phát triển và cải tiến các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với gà rán, Popeyes đã tạo ra một hương vị đặc trưng của miền Nam nước Mỹ. Mang đến cho khách hàng một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Ngoài ra, Popeyes cũng đã bổ sung thêm các sản phẩm mới như sandwich và burger để đa dạng hóa menu và thu hút thêm khách hàng mới.
  • Chất lượng sản phẩm: Popeyes luôn đảm bảo chất lượng của sản phẩm để tạo niềm tin cho khách hàng. Tất cả các sản phẩm của Popeyes được chế biến từ nguyên liệu tươi và được chọn lọc cẩn thận. Bên cạnh đó, Popeyes cũng sử dụng các công nghệ tiên tiến để đảm bảo sự an toàn và vệ sinh của sản phẩm.
  • Thương hiệu: Popeyes đã tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ và dễ nhận biết. Với hình ảnh con gà đỏ và màu cam của thương hiệu. Thương hiệu của Popeyes tạo ra ấn tượng đặc biệt với khách hàng và giúp thương hiệu trở nên nổi tiếng hơn.
  • Sự khác biệt: Popeyes luôn tìm cách để tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ trong ngành. Với gà rán theo phong cách New Orleans. Popeyes đã tạo ra một sản phẩm độc đáo và khác biệt. Popeyes cũng sử dụng các chiến lược marketing đặc biệt như chương trình khuyến mãi và sự kiện đặc biệt để thu hút khách hàng.

Những điều nói trên cho thấy được sự gắn kết khách hàng với những sản phẩm mà Popeyes tạo ra.

6.2 Chiến lược về giá của Popeyes (Price)

menu Popeyes
Popeyes là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng với món gà chiên ngon và đậm đà hương vị. Một phần quan trọng trong chiến lược marketing của Popeyes là chiến lược về giá cả.
Trong việc định giá sản phẩm, Popeyes luôn cân nhắc đến nhu cầu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Họ đưa ra các giá cả hợp lý và cạnh tranh để thu hút khách hàng, đồng thời cũng đảm bảo rằng sản phẩm của họ vẫn được định giá đúng giá trị của nó.
Ngoài ra, Popeyes cũng sử dụng các chiến lược giá cả như khuyến mãi, giảm giá, chương trình giảm giá thường xuyên để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Điều này giúp Popeyes duy trì và phát triển thị phần của mình trong thị trường cạnh tranh của ngành công nghiệp thức ăn nhanh.
Một ví dụ cụ thể cho chiến lược giá của Popeyes là giá bán của bộ combo gà rán. Bộ combo này bao gồm một số phần gà rán và một số món phụ như khoai tây chiên và nước giải khát. Giá của bộ combo này chỉ từ 99.000 đồng trở lên tùy theo kích thước và số lượng món ăn.
Trong tổng thể, chiến lược về giá của Popeyes là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và giữ chân khách hàng của họ. Bằng cách cân nhắc và thực hiện đúng các chiến lược giá cả, Popeyes đã tạo ra một thương hiệu có sức ảnh hưởng và thị phần ổn định trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh.

6.3 Chiến lược phân phối của Popeyes (Place)

chiến lược phân phối của Popeyes (place)
Chiến lược phân phối của Popeyes tập trung vào việc đưa sản phẩm đến với khách hàng nhanh chóng và thuận tiện. Họ đã tạo ra một mô hình phân phối đa dạng. Bao gồm cả cửa hàng truyền thống, đặt hàng online và giao hàng tận nơi.
Popeyes đã xây dựng một hệ thống cửa hàng rộng khắp toàn quốc. Đồng thời mở rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới. Các cửa hàng này được đặt tại những vị trí đắc địa, nơi dễ dàng tiếp cận được khách hàng. Họ cũng đầu tư vào việc tạo ra trải nghiệm mua sắm thoải mái cho khách hàng tại các cửa hàng.
ứng dụng đặt hàng trực tuyến của popeyesNgoài ra, Popeyes cũng có một trang web và ứng dụng đặt hàng trực tuyến, cho phép khách hàng đặt hàng và thanh toán trực tuyến và nhận hàng tại các cửa hàng gần nhất hoặc được giao hàng tận nơi. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc đặt hàng.
Popeyes đã phát triển hệ thống giao hàng tận nơi. Thương hiệu cũng tích hợp với các ứng dụng đặt hàng trực tuyến. Giờ đây, khách hàng có thể đặt món ngon của Popeyes và được giao hàng tại địa chỉ của mình.
Tóm lại, chiến lược phân phối của Popeyes tập trung vào việc đưa sản phẩm đến với khách hàng thuận tiện nhất. Và tạo ra trải nghiệm mua sắm thoải mái cho khách hàng.

6.4 Chiến lược marketing xúc tiến hỗn hợp của Popeyes (Promotion)

ưu đãi của popeyes
Chiến lược marketing xúc tiến hỗn hợp của Popeyes tập trung vào việc quảng bá sản phẩm. Thông qua nhiều phương tiện khác nhau để tạo sự quan tâm và thu hút khách hàng.
Popeyes thường xuyên quảng cáo trên các kênh truyền thông đa dạng. Bao gồm truyền hình, báo chí, mạng xã hội và các trang web liên quan đến ẩm thực. Họ cũng thường tổ chức các chương trình khuyến mãi và sự kiện. Để tăng cường sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của mình.
Một ví dụ cụ thể cho chiến lược marketing xúc tiến hỗn hợp của Popeyes. Đó là chiến dịch quảng cáo “Love That Chicken from Popeyes” (Yêu con gà Popeyes). Đây là một chiến dịch quảng cáo thành công của Popeyes. Nhằm tăng cường nhận thức thương hiệu của họ và tạo ra sự kết nối tốt hơn với khách hàng.
chiến dịch love that chickenNgoài ra, Popeyes cũng sử dụng các phương tiện quảng cáo khác như Influencer Marketing, quảng cáo trực tuyến, email marketing, SMS marketing,… để đưa thông tin về sản phẩm và khuyến mãi đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Popeyes cũng tạo ra một chương trình thẻ thành viên với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khuyến khích khách hàng thường xuyên mua sắm tại cửa hàng. Đồng thời tạo sự liên kết lâu dài với khách hàng.

Chiến lược marketing xúc tiến hỗn hợp của Popeyes tập trung vào việc tạo sự quan tâm và thu hút khách hàng. Tăng cường nhận thức thương hiệu và đưa sản phẩm của họ đến gần hơn với khách hàng.
Xem thêm:

7. Tạm kết

Là một trong số các thương hiệu đồ ăn nhanh tại thị trường fast food cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, nhờ chiến lược marketing mix 4P, Popeyes đã dần khẳng định vị thế của mình. Trở thành một đối thủ đáng gớm trong ngách thị trường đồ ăn nhanh. Ngày càng khẳng định phương châm chất lượng song hành cùng thời gian. Theo dõi chuyên mục Case Study tại Nhà Hàng Số để cập nhật những tin tức mới nhất về doanh nghiệp trong ngành F&B.

4.6/5 - (13 bình chọn)
Huyền Phùng
Huyền Phùng
Là người có niềm yêu thích với lĩnh vực F&B, Huyền Phùng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về lĩnh vực này. Hiện nay, Huyền đang giữ vai trò là một Freelance Writer cho nhiều dự án khác nhau.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...