Nhượng quyền là mô hình phổ biến trong ngành F&B. Cùng xem quy trình nhượng quyền cafe từ A-Z một cách chi tiết nhé!
Nội dung
1. Nhượng quyền thương mại là gì? Nhượng quyền cafe là gì?
1.1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại có nghĩa là bên cho nhượng quyền cho phép bên nhận (mua) nhượng quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, phương thức kinh doanh của mình theo hợp đồng.
1.2. Nhượng quyền cafe là gì?
Nhượng quyền cafe cũng là một hình thức nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền sẽ bán lại cho bên nhận nhượng quyền những mục trong kinh doanh cafe của mình. Có thể là thương hiệu, công thức pha chế, phương thức quản lý…hoặc tất cả, tùy theo gói chuyển nhượng. Hiện nay trong ngành F&B hình thức nhượng quyền cafe trở nên phổ biến với những tên tuổi lớn như: Trung Nguyên, cafe Cộng, Highland coffee, Starbucks…
Xem thêm: Nhượng quyền Highlands Coffee: Bỏ túi tất cả những điều cần biết
2. Quy trình nhượng quyền cafe
2.1. Lựa chọn thương hiệu cafe nhượng quyền
Việc lựa chọn thương hiệu nhượng quyền cần xem sự phù hợp về nhu cầu và đặc điểm khách hàng mà bạn hướng tới. Bạn có thể tìm hiểu những thông tin chính thức qua website của thương hiệu. Sau đó liên hệ để tìm hiểu kỹ hơn. Nếu phù hợp với định hướng của bạn thì mới đi đến bước chi tiết hơn.
2.2. Tính toán và chuẩn bị chi phí nhượng quyền
Sau khi thấy sự phù hợp về định hướng, thì vấn đề về tài chính là điều mà bạn cần quan tâm. Những chi phí ban đầu, chi phí phát sinh, những phương án về tài chính cần có sự hạch toán chi tiết. Những thông số về điểm hòa vốn, bắt đầu sinh lời… bạn cần có cái nhìn tổng quan và theo sát.
2.3. Tìm hiểu mặt bằng
Bước tiếp theo là bạn cần tìm mặt bằng phù hợp với khách hàng, tài chính của bạn. Mặt bằng phù hợp với sẽ giúp bạn kinh doanh tốt hơn. Thông thường các thương hiệu sẽ chọn những mặt bằng nơi đông dân, không gian thoáng. Đặc biệt là dễ nhìn thấy và có chỗ để xe thuận tiện. Tuy nhiên những mặt bằng đẹp sẽ có chi phí đắt. Do đó bạn nên chọn địa điểm phù hợp yêu cầu của bên nhượng quyền đồng thời phù hợp tài chính của bạn.
2.4. Thỏa thuận hợp tác và ký kết hợp đồng
Sau khi lựa chọn được địa điểm, xác định chi phí thì bạn cần xây mô hình thiết kế và thực hiện thủ tục hợp tác. Bạn cần thống nhất những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với gói nhượng quyền. Sau khi thỏa thuận xong xuôi thì là ký kết hợp đồng và thanh toán chi phí theo quy định.
2.5. Tiến hành thiết kế và triển khai lắp đặt thiết bị
Bạn có thể tự do thiết kế tuy nhiên cần đảm bảo yêu cầu, quy định về thương hiệu như bộ nhận diện thương hiệu, phong cách thiết kế, cách decor, nội thất… Sau khi có bản phác thảo thiết kế, sẽ tiến hành thi công và lắp đặt thiết bị. Bên nhượng quyền sẽ cần bạn đảm bảo sự thống nhất, tương đồng về bố cục quán trong chuỗi.
2.6. Đào tạo nghiệp vụ và vận hành thử nghiệm
Sau khi hoàn tất thi công, công ty nhượng quyền sẽ cử người xuống đào tạo nghiệp vụ. Sau đó là đưa vào vận hành thử nghiệm. Các quy trình liên quan đến vận hành như tuyển dụng, đào tạo, pha chế, dịch vụ… sẽ được đào tạo để mang phong cách của chuỗi.
2.7. Bàn giao và vận hành vận hành thực tế
Sau khi hoàn thành đào tạo nghiệp vụ bài bản và vận hành thử nghiệm, công ty nhượng quyền sẽ chuyển giao lại cửa hàng cho bạn vận hành thực tế. Các hoạt động sau đó, công ty sẽ hỗ trợ từ xa và kiểm tra theo định kì.
3. Ưu điểm nhượng quyền cafe
3.1. Thương hiệu nổi tiếng
Khi bạn mở quán cafe theo hình thức nhượng quyền sẽ có được lượng khách hàng lớn biết đến thông qua tên tuổi của thương hiệu. Vì tâm lý khách hàng thường cảm thấy an tâm và tin tưởng những thương hiệu lớn. Do đó mà bạn sẽ có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là chi phí marketing khi không cần tốn quá nhiều chi phí vào quảng bá thương hiệu.
3.2. Nhận được nhiều hỗ trợ về vận hành lúc ban đầu
Tùy vào hợp đồng nhượng quyền mà các chủ quán có thể nhận được hỗ trợ từ công ty nhượng. Thay vì gặp khó khăn vì là tay mới, ngay từ khi mở bạn bạn có thể có những bí quyết vận hành được đúc rút từ những người dày kinh nghiệm trong ngành.
3.3. Được đào tạo về nhân sự, về pha chế
Nhượng quyền cafe có thể bao gồm cả đào tạo, bên nhượng quyền có thể mở lớp đào tạo từ cấp quản lý đến nhân viên theo những tiêu chuẩn được thiết lập bài bản, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm khác biệt khi đến quán. Bạn cũng không cần mất nhiều chi phí để đi học hay mất quá nhiều công sức vào những những khóa pha chế, kỹ năng hay dịch vụ.
3.4. Được giảm chi phí thiết bị và hỗ trợ phần mềm quản lý quán cafe
Khi tham gia nhượng quyền, bên công ty nhượng quyền cũng sẽ hỗ trợ bạn các thiết bị pha chế, nguyên liệu hay phần mềm trong kinh doanh. Hỗ trợ về nguồn hàng, về chi phí và chất lượng nhằm đảm bảo tình hình kinh doanh của quán được thuận lợi nhất.
3.5. Ít rủi ro hơn
Khi bạn được công ty nhượng quyền hỗ trợ, những rủi ro trong kinh doanh cafe cũng sẽ giảm rất nhiều khi bạn có đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ. Những kinh nghiệm, hoạt động vận hành, marketing cũng triển khai hiệu quả hơn vì nó được đưa ra từ những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành cafe.
4. Nhược điểm mở quán cà phê nhượng quyền
4.1. Dễ bị ảnh hưởng
Danh tiếng, uy tín của quán khi 1 trong số quán trong chuỗi xảy ra sự cố. Khách hàng sẽ nghi ngờ, thậm chí tẩy chay thương hiệu gây ảnh hưởng đến hoạt động của quán.
4.2. Không tự do
Bạn sẽ không được tự do triển khai những ý tưởng mới lạ trong kinh doanh. Bạn phải chịu sự ràng buộc từ phía công ty nhượng quyền. Tính sáng tạo bị mai một vì không được vận hành quán theo cách bạn mong muốn.
Phải tuân thủ tất cả các quy định của thương hiệu nhượng quyền. Như các quy chuẩn pha chế, dịch vụ chăm sóc khách hàng, đào tạo nhân viên… Bạn phải tuân theo khuôn khổ dù bạn không muốn nhưng vẫn phải làm theo. Và thương hiệu đó mãi mãi không phải của bạn.
Mong là những chia sẻ trên đây của Nhà Hàng Số giúp bạn hiểu thêm phần nào về hình thức nhượng quyền cafe. Mong bạn sẽ tìm được giải pháp kinh doanh phù hợp với định hướng của bản thân. Chúc bạn may mắn và thành công!