Tận dụng nguồn vốn đầu tư, FoodMap triển khai công nghệ hiện đại giúp nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
FoodMap là nền tảng thương mại điện tử AgriTech có trụ sở tại Việt Nam. Startup công nghệ nông nghiệp này đã thành công huy động được 3 triệu đô la Mỹ trong vòng Series A. Vòng gọi vốn do Beenext và Vulpes Venture dẫn đầu. Ngoài ra, còn có sự tham gia của Ascend Vietnam Ventures và nhà đầu tư hiện có Wavemaker Partners.
Được thành lập vào năm 2020 bởi Phạm Ngọc Anh Tùng, nền tảng FoodMap giúp kết nối trực tiếp nông dân và nhà sản xuất thực phẩm với khách hàng B2C và B2B. Từ đó, nhằm giải quyết nhu cầu và khoảng cách cung cấp trong chuỗi cung ứng vô hình.
Thông tin chi tiết
Việt Nam phần lớn vẫn là một nước nông nghiệp. Mặc dù đã có sự phát triển đáng kể về công nghệ. Với 20% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan, đất nước vẫn còn tồn tại một số điểm nhức nhối. Phải qua nhiều tầng lớp trung gian dẫn đến giá cả đối với người tiêu dùng cuối cùng tăng lên gấp 6-7 lần. Đồng thời, không có sự kiểm soát chất lượng trong sản xuất thực phẩm. Thực trạng này khiến giá xuất khẩu thấp và người tiêu dùng không tin tưởng.
FoodMap giải quyết những vấn đề này bằng cách tận dụng công nghệ.
“FoodMap muốn cân bằng lợi ích cả hai bên. Bằng cách là tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao giá trị thực phẩm Việt Nam. Cũng như, tăng khả năng hiển thị trên toàn chuỗi cung ứng để củng cố niềm tin của khách hàng. Chúng tôi hiện đang tập trung vào các sản phẩm tươi sống, hải sản, thịt chọn lọc, chế biến sẵn ”, ông Tùng cho biết.
Hiện startup này cung cấp sản phẩm từ hơn 300 nhà sản xuất và nông dân. Nền tảng của FoodMap cung cấp quyền truy cập vào sản phẩm. Hoạt động này được thực hiện thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động và nền tảng thương mại điện tử. Tất cả các sản phẩm được liệt kê trên trang web của công ty đều có mã QR.
FoodMap giúp nông dân tăng thu nhập với khoảng 10 – 20% đối với nguyên liệu thô. Trong khi giảm tỷ suất lợi nhuận kém hiệu quả qua một số lớp trung gian. Hơn nữa, nó còn cung cấp cho nông dân những hiểu biết. Đồng thời, giúp họ phân tích để lập kế hoạch thu hoạch trong tương lai.
Đối với các nhà cung cấp, công ty mang lịch sử và thương hiệu của họ đến với người tiêu dùng trực tuyến. Để qua đó, bắt đầu số hóa hoạt động bán hàng.
“Một điều khiến FoodMap khác biệt so với các công ty công nghệ thực phẩm khác. Đó chính là sự thấu hiểu sâu sắc của chúng tôi về thị hiếu của người tiêu dùng. Cũng như trong việc xây dựng các sản phẩm phù hợp với các dịch vụ nhãn hiệu riêng của họ. Từ đó, nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Lòng trung thành với thương hiệu và tính độc quyền cũng là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh ”, ông Tùng nói thêm.
FoodMap hiện có năm sản phẩm nhãn hiệu riêng tạo ra lợi nhuận cao nhất của công ty. Bao gồm các món nấu sẵn, trái cây, trà và cà phê, hải sản và socola.
Công ty khởi nghiệp có kế hoạch tăng cường sự hiện diện B2B của mình. Và về phía B2C, công ty gần đây đã khởi động một chương trình liên kết mua theo nhóm. Từ đó, cho phép bán hàng trên mạng xã hội giữa những người dùng của mình.
Huy động vốn thành công giúp FoodMap tự tin triển khai các nền tảng hữu ích cho người nông dân. Điều này khiến FoodMap dần trở thành ngôi sao sáng trong ngành thương mại điện tử nông sản Việt Nam. Đừng quên theo dõi Nhà Hàng Số để không bỏ lỡ những bài viết thú vị về chuyển động F&B nhé!