Chuỗi cafe nổi tiếng đóng cửa tại Việt Nam đều là những tên tuổi có tiếng trong ngành F&B mang đến những bài học đắt giá trong kinh doanh
1. The KAfe
Thương hiệu The KAfe được chị Đào Chi Anh sáng lập vào năm 2013. Đây đã từng được coi là biểu tượng của giới StartUps Việt Nam khi đã huy động được 5,5 triệu đô từ nhà đầu tư nước ngoài.
Thành công nối tiếp, The KAfe đã mở rộng phạm vi kinh doanh của 4 thương hiệu. Bao gồm: The KAfe, The KAfe Box,The KAfe Village và The Burger Box. Các thương hiệu trên có 26 chi nhánh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
The KAfe đặt nền móng của mình tại Hà Nội. Quán cafe này nổi bật nhờ vào phong cách bài trí theo hơi hướng industrial. Đồ ăn và đồ uống của quán cũng được bài trí bắt mắt, phù hợp để các bạn trẻ “sống ảo”. Bên cạnh đó, sự am hiểu truyền thông của chị Đào Chi Anh đã đưa The KAfe phủ kín các trang mạng xã hội.
Vào năm 2016, tức sau khoảng 3 năm hoạt động, The KAfe đã có dấu hiệu chững lại. Lượng khách hàng đến với thương hiệu đã giảm dần, thêm vào đó là những lùm xùm về vốn đã khiến The KAfe bị “quên lãng”. Một số lý do chính dẫn tới việc đóng cửa của The Kafe như:
1.1. Mô hình quán “Nhàm chán”
Thì tại The KAfe lại là sự kết hợp của cả đồ ăn và đồ uống. Tuy nhiên, mô hình này đã không còn mới nữa. Khi vận dụng mô hình này thì The KAfe cần có sự khác biệt và điểm nhấn riêng. Tuy nhiên, đây lại là điều thương hiệu không làm được. Ngoài ra, với concept Âu – Á hiện đại cũng không đủ sự sáng tạo và độc đáo để khách hàng nhớ đến The KAfe.
1.2. Ngành nghề không rõ ràng
Có nguyên lý bất di bất dịch trong xây dựng thương hiệu đó là “The category first”. Nguyên lý này giúp những người làm thương hiệu xác định rõ ràng về “Mình là ai” và “Mình bán cái gì”. Sau tất cả những thứ đó thì mới đến việc xác định sự khác biệt của thương hiệu.
Với khách hàng chưa từng biết về The KAfe, họ sẽ cho rằng thương hiệu này đơn thuần về đồ uống. Bởi chính cái tên The KAfe đã gợi cho khách hàng liên tưởng đến ” món đồ uống quốc dân” cafe.
Tuy nhiên, The KAfe cung cấp cả đồ ăn và uống. Khiến chính thương hiệu cũng không biết nên tập chung để phát triển mảng nào. Trên thực tế, cả mảng đồ ăn và đồ uống tại The KAfe đều “làm chưa tới”. Thương hiệu cũng làm báo chí bối rối vì không biết gọi ra sao. Liệu The KAfa là chuỗi cafe hay chuỗi nhà hàng – cafe?
1.3. Sản phẩm đơn điệu và không phù hợp
Theo nhiều đánh giá của khách hàng, các sản phẩm của The KAfe không có hương vị đặc trưng, nhưng lại được decor đẹp mắt. Món ăn và đồ uống tại The KAfe trình bày đẹp, hấp dẫn,… nhưng lại không phù hợp với người Việt.
Phong cách đồ ăn của The KAfe có thể nói là phù hợp với người nước ngoài hơn người Việt. Đồ ăn tại đây mang phong cách kết hợp giữa Á và Âu. Thực đơn chủ yếu là các món ăn trưa và món ăn chơi như: Bánh mì, bánh ngọt, salad, pizza,…
Nếu thương hiệu làm cho tới thì kết quả đã có thể thay đổi. Nếu về mảng đồ uống thì nên làm mạnh về mảng đồ uống, tương tự với đồ ăn. Hoặc nếu làm cả 2 thì cũng nên cụ thể: Đồ ăn sáng nhẹ nhàng hoặc đồ ăn trưa cho dân văn phòng.
1.4. Không gian quán không có gì nổi bật
Không gian của The Kafe được đánh giá là sang trọng, hiện đại. Tuy nhiên, đây cũng là điều nhiều thương hiệu cafe khác cũng nhắm đến. Do vậy, khi The KAfe xuất hiện cũng không có gì nổi bật hay một điểm nhấn độc đáo nào.
Nếu để khách hàng đưa ra nhận diện về The KAfa, thì sẽ rất khó với họ. Khách hàng sẽ không thể cảm nhận và mô tả được những gì mà The KAfa đang hướng tới. Ví dụ như khi nhắc đến Cộng Cà Phê, người ta sẽ nghĩ ngay đến phong cách cà phê bao cấp. Cộng được ghi dấu ấn trong khách hàng là phong cách hoài cổ. Tương tự với The Coffee House, đây sẽ là phong cách quán cà phê làm việc, tụ tập. Còn đối với The KAfe, người ta lại không có dấu ấn gì đọng lại.
Xem thêm:
- Cà phê Kopi Kenangan xâm nhập thị trường Singapore, Malaysia
- Mức lương thấp gây thiếu hụt nhân lực trong ngành F&B
2. Gloria Jean’s Coffees
Chuỗi cafe Gloria Jean’s Coffees đi vào hoạt động tại thị trường Việt Nam vào năm 2006. Những người đứng đầu thương hiệu cũng đã có những nhận định sai lầm. Khi họ đưa mô hình rập khuôn của Gloria Jean’s Coffees tại nước mẹ vào thị trường Việt Nam. Những lý do dẫn đến sự thất bại của Gloria Jean’s tại Việt Nam có thể kể đến như:
2.1. Không nghiên cứu rõ thị trường
Việc không nghiên cứu rõ thị trường là nguyên nhân dẫn đến nhiều thương hiệu lớn thất bại tại Việt Nam. Có thể nói, thị trường cà phê tại Việt Nam đang có mức độ cạnh tranh rất lớn. Gloria Jean’s Coffees đã quá chủ quan khi không nghiên cứu thị trường này.
Việc một thương hiệu có tiếng như Gloria Jean’s Coffees khi du nhập vào Việt Nam thực chất vẫn còn khá may rủi. Bởi lẽ, thị trường sẽ là yếu tố quyết định đến việc thành công của thương hiệu. Chứ không phải thương hiệu có tiếng sẽ chắc chắn thành công.
2.2. Sự chủ quan của người cầm quyền
Ông Billy Sin (Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á của Gloria) khẳng định, Việt Nam cũng giống với các nước châu Á khác, là thị trường tiềm năng. Ngoài ra, Việt Nam cũng chỉ có thế mạnh với cà phê hạt Robusta. Còn đối với hạt Arabica mà Gloria Jean’s Coffees thì sẽ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, doanh thu của hạt cà phê Arabica không hề khả quan.
Chuỗi cửa hàng Gloria Jean’s Coffees là chuỗi cafe nổi tiếng đóng cửa tại Việt Nam. Thương đã đóng cửa cửa hàng đầu tiên năm 2012 do không đủ chi phí mặt bằng kinh doanh. Cho đến cuối năm 2016 chỉ còn lại 2 cửa hàng tại Việt Nam. Và sau đó, chuỗi thương hiệu đã phải rút lui hoàn toàn khỏi thị trường.
Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 2021, thương hiệu này đã quay trở lại Việt Nam theo hình thức nhượng quyền. Đơn vị vận hành chính thức đó là Nova FnB – một thành viên của NovaGroup.
3. Espressamente Illy
Vào cuối 2008, thị trường F&B Việt Nam đã đón thêm một thương hiệu mới là Espressamente Illy. Đây cùng là đối tác với Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương. Thương hiệu này tập chung vào menu đồ uống tương tự như Italy đó là Espresso và Cappuccino. Một số nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chuỗi Espressamente Illy đó là:
3.1. Sản phẩm không phù hợp với người tiêu dùng
Phong cách uống cafe của người Việt Nam vẫn có thiên hướng đậm đà hơn so với Espresso và Cappuccino. Bởi vậy, lý do chính dẫn tới sự thất bại của Espressamente Illy là chưa thật sự hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng. So với Espresso và Cappuccino thì người Việt Nam vẫn ưa thích sử dụng cà phê đen, cà phê nâu hoặc bạc xỉu truyền thống hơn.
3.2. Áp lực cạnh tranh với các thương hiệu khác
Sự xuất hiện của các thương hiệu như Starbucks hay Highland Coffee đã tạo ra nhiều khó khăn hơn cho Espressamente Illy. Các thương hiệu trên đã nhắm đúng vào tệp khách hàng Việt Nam và sở thích tiêu dùng của họ. Do đó, Espressamente Illy đã không còn chiếm được tình cảm của khách hàng và dẫn phải rút khỏi thị trường Việt Nam.
4. Kết luận
Trên đây là 3 ví dụ về chuỗi cafe nổi tiếng đóng cửa tại Việt Nam. Nhìn chung điểm giống nhau của họ là không nghiên cứu thị trường kỹ và sự cạnh tranh khốc liệt, dẫn đến không thể tồn tại.
Nhà Hàng Số hy vọng rằng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Chuyển Động F&B của chúng tôi. Các bài viết hay về thị trường F&B sẽ được cập nhật đến bạn mỗi ngày.