Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B là ứng dụng quan trọng của công nghệ vào kinh doanh, đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp, đột phá doanh thu.
Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng ngày càng được sửa dụng rộng rãi. Phần mềm quản lý trở thành trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp kiểm soát tối ưu chi phí, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể lựa chọn phần mềm quản lý phù hợp. Hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu về Top 6 phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B hiệu quả hiện nay.
Nội dung
- 1. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B là gì?
- 2. Lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng
- 3. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B Sapo
- 4. Phần mềm quản lý chuỗi nhà hàng KiotViet
- 5. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B CukCuk
- 6. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B Quán Số
- 7. Phần mềm quản lý nhà hàng iPOS
- 8. Phần mềm quản lý LOOP Smart POS
- 9. Lời kết và gợi ý
1. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B là gì?
Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng là ứng dụng thực hiện các tác vụ liên quan đến quản lý cửa hàng. Bao gồm: quản lý bán hàng, quản lý kho- nguyên nhiên vật liệu, quản lý về nhân lực, quản lý vốn, quản lý nguồn khách hàng, quản lý chương trình marketing…
Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng cần được cập nhật thường xuyên. Các thông tin lưu trên phần mềm được cập nhật mỗi ngày. Ngoài ra, báo cáo thông kê sẽ được cập nhật theo tuần/ tháng hoặc quý tùy vào nhu cầu. Thông qua đó chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình kinh doanh. Đồng thời đưa ra các định hướng kinh doanh tiếp theo cho doanh nghiệp.
2. Lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng
- Đối với chủ doanh nghiệp: Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng là trợ thủ đắc lực trong vận hành doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh theo từng thời điểm nhất định, quản lý doanh thu, nhân lực. Thông qua đó có thể hạn chế thất thoát. Đồng thời, xác định các kế hoạch kinh doanh tiếp theo cho doanh nghiệp.
- Đối với nhân viên doanh nghiệp: Phần mềm quản lý sẽ giúp chủ doanh nghiệp phân chia công việc tốt hơn. Tất cả các bộ phận nhân viên sẽ được phân công công việc phù hợp. Từ đó giảm áp lực cho nhân viên. Bên cạnh đó, sẽ sử dụng được nhân lực một cách tối ưu nhất.
- Đối với khách hàng: Phần mềm quản lý nhà hàng làm tăng trải nghiệm khách hàng. Tất cả các trải nghiệm khách hàng đều sẽ được thống kê lại, đánh giá và cải thiện. Việc cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất sẽ đảm bảo sự hài lòng mà doanh nghiệp hướng đến. Và ghi nhận khắc phục khi xảy ra bất cứ vấn đề gì phản hồi từ phía khách hàng.
3. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B Sapo
Sapo là thương hiệu với 14 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các phần mềm phục vụ trong ngành F&B. Hiện tại, ứng dụng đang thu hút 150,000 lượt dùng tại 25 tỉnh thành trên cả nước. Sapo ứng dụng công nghệ hiện đại vào mọi quy trình vận hành đến quản lý nhà hàng. Ứng dụng bao gồm nhiều tác vụ được thực hiện cùng lúc.
3.1. Đánh giá ưu điểm/ nhược điểm
Ưu điểm
- Có đầy đủ các tính năng. Sapo FnB cung cấp cho các doanh nghiệp đầy đủ các tính năng cần thiết. Bao gồm: quản lý kho tránh thất thoát, quản lý nhân viên, báo cáo bán hàng, quản lý hóa đơn. Ngoài ra, ứng dụng còn cung cấp một số tính năng chuyên biệt khác như: điện toán đám mây theo dõi hoạt động bán hàng từ xa. Còn có kết nối vận chuyển ngay trên website và cập nhật thông tin nhà hàng trên google maps. Sapo FnB cho phép người dùng biết chính xác báo cáo bán hàng theo thời gian thực và so sánh với trước đó.
- Nền tảng hoạt động hiện đại. Sapo FnB cho phép hoạt động trên cả điện thoại, máy tính bảng. Trên các nền tảng Sapo tồn tại dưới dạng ứng dụng truy cập trên máy. Bao gồm ứng dụng dành cho quản lý và dành cho nhân viên. Ngoài ra, hãng mới ra mắt phiên bản dùng trực tiếp trên Windows. Khách hàng có thể thực hiện đặt hàng trực tiếp trên Website.
- Có bản dùng thử và chi phí hợp lý. Sapo FnB cho phép dùng thử trong vòng 15 ngày đầy đủ các tính năng.
Nhược điểm
Sapo FnB chỉ phù hợp với các mô hình nhỏ. Sapo chỉ cung cấp các tính năng cần thiết. Các tính năng chuyển biệt chưa phục vụ nhiều trong quản lý chuỗi cửa hàng. Thông thường chỉ quản lý 1 hoặc một vài chi nhánh. Nếu bạn có nhiều chi nhánh thì mức phí phải trả sẽ đắt hơn.
3.2. Chi phí đăng ký theo tháng
- Start-up 160.000 đồng/tháng dành cho cửa hàng kinh doanh 1 kênh. Bạn lựa chọn giữa bán tại cửa hàng, bán trên Facebook hay bán trên sàn TMĐT. Giới hạn số lượng nhân viên và không bao gồm dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán.
- Pro 249.000 đồng/ tháng dành cho cửa hàng kinh doanh đa kênh. Bao gồm cả 4 kênh: bán tại cửa hàng, bán trên Facebook, bán trên sàn TMĐT và trang đặt hàng online. Không giới hạn số lượng nhân viên. Không bao gồm dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán.
- Omnichannel: 599.000 đồng/tháng dành cho cửa hàng đa kênh toàn diện. Bao gồm cả 4 kênh kể trên, dễ dàng quản lý chuỗi. Gói không giới hạn số lượng nhân viên. Bao gồm đầy đủ dịch vụ chăm sóc khách hàng sau mua.
4. Phần mềm quản lý chuỗi nhà hàng KiotViet
KiotViet ra mắt thị trường từ năm 2014. Hiện tại ứng dụng đang nhận được sự tin tưởng của 150.000 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Hãng cung cấp phần mềm phục vụ cho 2 ngành hàng chính là ứng dụng cho cửa hàng bán lẻ và ứng dụng cho Cafe& Nhà hàng.
4.1. Đánh giá tổng quan
Ưu điểm
- Cung cấp các tính năng chuyên biệt. Ngoài các tính năng cơ bản cần có ở 1 phần mềm quản lý nhà hàng như quản lý kho, quản lý nhân viên, báo cáo bán hàng,… KiotViet còn cung cấp các tính năng chuyển biệt. Bao gồm: Chăm sóc khách hàng qua zalo, SMS; Tích hợp các sàn thương mại điện tử; Tích hợp vận chuyển.
- Giao diện thân thiện dễ sử dụng. KiotViet được đánh giá là phần mềm quản lý nhà hàng thân thiện nhất. Nhân viên bán hàng rất dễ nắm bắt và xử lý đơn hàng. Hỗ trợ rút ngắn thời gian trong đào tạo nhân viên và vận hành ứng dụng.
- Có bản dùng thử và chi phí hợp lý. Ứng dụng cho phép dùng thử trong vòng 10 ngày. Không mất phí khởi tạo.
Nhược điểm
Cũng giống với Sapo FnB, KiotViet chỉ phù hợp với các cửa hàng nhỏ. Các tính năng chuyên biệt của KiotViet không hỗ trợ nhiều trong quá trình quản lý nhà hàng. Tuy nhiên với chi phí tiết kiệm nếu bạn kinh doanh nhỏ lẻ có thể lựa chọn ứng dụng này.
4.2. Chi phí
Mức phí của KiotViet cũng khá tiết kiệm hơn so với các ứng dụng khác.
– Gói cơ bản 180.000 đồng/ tháng. Bao gồm 3 người dùng, 1 cửa hàng. Phù hợp cho cửa hàng nhỏ
– Gói chuyên nghiệp: 250.000 đồng/ tháng. Không giới hạn người dùng, 1 cửa hàng. Thêm 1 chi nhánh phí chênh lệch là 180.000 đồng. Dành cho cửa hàng kinh doanh chuyên nghiệp.
– Gói cao cấp: 350.000 đồng/ tháng. Giống với gói chuyên nghiệp nhưng dành cho cửa hàng có nhiều nhân viên.
5. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B CukCuk
CukCuk là phần mềm được phát triển bởi Công ty CP Misa, chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp. Dù mới ra mắt năm 2017 nhưng CukCuk đã nhận được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp trong giới kinh doanh.
5.1. Ưu/ nhược điểm của CukCuk
Ưu điểm
- Giao diện thân thiện dễ sử dụng. Nhân viên chỉ cần 15 phút để sử dụng thành thạo ứng dụng CukCuk. Ứng dụng được thiết kết dễ thao tác nên không cần am hiểu nhiều về công nghệ.
- Tính năng phân chia theo nghiệp vụ. Khác với các ứng dụng khác thường chỉ chia nghiệp vụ nhân viên và quản lý. CukCuk phân chia theo các nghiệp vụ sau: cho quản lý; cho nhân viên chạy bàn; cho nhân viên phục vụ, cho nhân viên thu ngân, cho nhân viên bar/bếp. Việc này cho phép quản lý chi tiết và tối ưu tất cả các bộ phận.
- Hoạt động đa nền tảng: CukCuk cho phép hoạt động trên Windows (cả online và offline), trên điện thoại, máy tính bảng và trình duyệt web.
Nhược điểm
- Thu thêm nhiều phụ phí. Ứng dụng khi mở yêu cầu phí khởi tạo cao. Trong quá trình sử dụng thu phụ phí nếu doanh nghiệp muốn mở thêm chi nhánh hay phát triển chăm sóc khách hàng. Ngoài ra nếu muốn mở ứng dụng riêng bạn cần đăng ký gói đào tạo của phần mềm.
- CukCuk chưa đủ tính năng cho các nhà hàng lớn. Chủ yếu dành cho chuỗi cửa hàng số lượng ít.
5.2. Chi phí phần mềm CukCuk
Ứng dụng CukCuk không hỗ trợ dùng thử. Mức phí khởi tạo là 1.500.000 đồng. Ngoài ra CukCuk có các gói là Starter (99.000 đồng/ tháng); Standard (199.000 đông/ tháng); Professional (299.000 đồng/ tháng). Các gói cước khác nhau về số lượng số liện và báo cáo có thể lập.
Xem thêm: Phần mềm quản lý nhà hàng: Trợ thủ đắc lực trong kinh doanh nhà hàng
6. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B Quán Số
Quán Số là phần mềm giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động trên nền tảng internet. Ứng dụng cho phép quản lý từ xa với tất cả các tính năng cần thiết. Hiện tại Quán số đang đồng hành cùng hơn 100.000 doanh nghiệp.
6.1. Ưu/ nhược điểm của Quán Số
Ưu điểm
- Thiết kế thân thiện với người dùng: Giao diện cuả Quán Số rất dễ sử dụng tiện lợi cho nhân viên trong quá trình thực hiện các tác vụ. Ứng dụng cho phép hoạt động trên điện thoại, máy tính bảng, laptop ở bất cứ đâu.
- Cung cấp các tính năng chuyên biệt: Ngoài các tính năng cần thiết, Quán Số cung cấp các tính năng chuyển biệt. Có thể kể đến là tính năng tích hợp chăm sóc khách hàng và tích điểm trong chuỗi. Ngoài ra, Quán Số hỗ trợ chuẩn đoán lỗi thông qua app, email, điện thoại để đưa ra giải pháp hợp lý.
Nhược điểm
Quán số có thiết kế và tính năng khá đơn giản. Ngoài ra chưa hỗ trợ được nhiều tính năng để bao quát quản lý phức tạp cho nhà hàng lớn. Chính vì vậy đây là lựa chọn tốt cho chuỗi nhà hàng với số lượng ít. Ngoài ra chi phí của Ứng dụng khá cao nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn nếu các tác vụ cần thiết cho doanh nghiệp của mình.
6.2. Mức giá của Quán Số
Quán số cho phép người dùng dùng thử 15 ngày trước khi đăng ký. Bạn sẽ được trải nghiệm đầy đủ các tính năng khi dùng thử. Về chi phí, Quán Số có chi phí khá cao.
7. Phần mềm quản lý nhà hàng iPOS
Hiện nay phần mềm quản lý nhà hàng iPOS đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây có thể coi là ứng dụng có mức giá phù hợp nhất cung cấp đầy đủ tác vụ cho các nhà hàng chuyên nghiệp với chuỗi nhà hàng lớn. Ứng dụng iPOS đang đồng hành cùng các thương hiệu The Coffee House, Cộng Cà Phê, Lẩu Phan, Vị Quảng,…
7.1. Đánh giá ưu điểm/ nhược điểm
Ưu điểm
- Giao diện và trình duyệt dễ sử dụng. Trải nghiệm trên iPOS có độ thân thiện cao và rất dễ thao tác. Ứng dụng hỗ trợ trên nhiều thiết bị từ PC, máy POS, điện thoại di động, máy tính bảng, có độ ổn định cao đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ giờ cao điểm.
- Tích hợp nhiều tính năng mở rộng: Ngoài các tính năng cơ bản cần thiết cho 1 phần mềm quản lý, iPOS còn cung cấp một hệ sinh thái các tính năng chuyên biệt khác cho nhà hàng. Bao gồm: Phần mềm kế toán chuyên biệt, báo cáo thống kê tình hình kinh doanh theo thời gian thực, giải pháp O2O và thiết bị Self-order để khách hàng chủ động order không cần nhân viên phục vụ; hệ thống hiển thị tại bếp KDS giúp điều phối hoạt động chế biến, tiết kiệm thời gian trả đồ; hệ thống quản trị khách hàng iPOS CRM kết nối qua zalo, SMS,…
- Tính năng hỗ trợ thuận tiện. iPOS tích hợp phần hỗ trợ trực tiếp trên ứng dụng. Bất cứ khi nào gặp vấn đề bạn có thể chat trực tiếp với nhân viên hỗ trợ trên ứng dụng mà không cần mất thời gian.
Nhược điểm
Chi phí và giá thành của ứng dụng khá cao. Nếu chỉ là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ một số tác vụ sẽ trở nên không cần thiết. Ví dụ như phân tích dữ liệu liên kết trong chuỗi, lập kế hoạch tài chính chuỗi,… Chính vì vậy, nếu nhà hàng của bạn hoạt động theo chuỗi cửa hàng lớn, iPOS là lựa chọn tuyệt vời.
7.2. Chi phí của iPOS
Gói đăng ký của iPOS được tính theo năm 7.300.000 đồng/ năm bao gồm tất cả các tác vụ trong hệ quản lý.
8. Phần mềm quản lý LOOP Smart POS
Phần mềm quản lý LOOP Smart POS là phần mềm quản lý cho nhà hàng hoạt động đa kênh. Cũng giống như iPOS, LOOP Smart POS phù hợp cho các chuỗi nhà hàng lớn, quy mô phát triển rộng rãi, có thể tại nhiều quốc gia. Hiện tại LOOP Smart POS đang có mặt tại các nước: Singapore, Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam. Và là phần mềm quản lý hiệu quả cho ngành nghề kinh doanh F&B.
8.1. Ưu điểm/ nhược điểm của LOOP Smart POS
Ưu điểm
- Hệ sinh thái quản lý đa dạng. LOOP Smart POS cung cấp các tác vụ chuyên biệt cho chuỗi nhà hàng của bạn. Bao gồm: Quản lý bán hàng; Quản lý Website bán hàng trực tuyến; Quản lý Smart Wifi và Chăm sóc khách hàng.
- Mức giá hợp lý. Với các tính năng đầy đủ như trên, LOOP Smart POS có mức giá rất hợp lý cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, LOOP Smart POS cho phép dùng thử miễn phí cho 1000 lịch sử giao dịch gần nhất với 3 tài khoản dùng thử tối đa.
- Hoạt động trên nhiều quốc gia. Nếu nhà hàng của bạn có hoạt động chuỗi vươn ra quốc tế thì LOOP Smart POS là ứng dụng phù hợp. Bạn có thể chỉ cần sử dụng một ứng dụng duy nhất để thống kê tất cả tình hình kinh doanh của mình. Điều này thật thuận tiện.
Nhược điểm
Như Nhà Hàng Số đã chia sẻ ở trên, LOOP Smart POS phù hợp với mô hình các chuỗi nhà hàng lớn. Đối với kinh doanh nhỏ lẻ, một số các tính năng có thể không hữu ích.Trước tiên hãy xác định quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp đó, bạn cần phân tích các tính năng của LOOP Smart POS đưa ra có thực sự cần thiết cho doanh nghiệp của mình không nhé!
8.2. Chi phí
LOOP Smart Pos có các gói dịch vụ khác nhau, phù hợp với nhiều quy mô và loại hình.
9. Lời kết và gợi ý
Thông qua những thông tin mà Nhà Hàng Số vừa chia sẻ mong rằng bạn sẽ có cái nhìn toàn diện nhất về các phần mềm quản lý nhà hàng F&B hiện nay. Để có thể xác định phần mềm phù hợp nhất hãy lưu ý:
- Bước 1: Xác định rõ quy mô, hình thức hoạt động doanh nghiệp của bạn.
- Bước 2: Áp dụng vào thực tế xem các tính năng phần mềm quản lý cung cấp có cần thiết hay không.
- Bước 3: So sánh giữa các phần mềm quản lý và đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Áp dụng công nghệ là một phần tất yếu trong xu hướng kinh doanh hiện đại. Các phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng F&B giúp bạn tối ưu hoạt động, tiết kiệm thời gian và chi phí. Chuyên mục giải pháp của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục đưa đến những phương án tối ưu nhất, giúp bạn tối ưu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực F&B.