Mẫu nội quy bếp nhà hàng & quy định làm việc của bộ phận Bếp

Date:

Nội quy bếp nhà hàng là những quy chuẩn được đặt ra cho bộ phận Bếp nhằm đảm bảo tình hình hoạt động của nhà hàng được trơn tru và hiệu quả.

Mỗi nhà hàng muốn đơn vị của mình hoạt động với hiệu quả cao đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản và luôn tuân thủ quy tắc được cấp trên đề ra. Do đó, những bảng nội quy đã được hình thành và thực hiện dưới sự giám sát của quản lý. Vì vậy, nếu bạn có ý định kinh doanh nhà hàng thì không thể bỏ qua những nội quy bếp nhà hàng và mẫu nội quy chuyên nghiệp trong bài viết này.

1. Nội quy bếp nhà hàng là gì?

Nội quy bếp nhà hàng là những quy chuẩn được nhà hàng đặt ra cho nhân viên bộ phận bếp và những người có liên quan. Nội quy này bao gồm những quy định về vệ sinh, điều kiện phòng cháy chữa cháy, đồng phục, tác phong làm việc của nhân viên… Mục đích đặt ra quy định nhằm đảm bảo tính an toàn, chất lượng món ăn và tính chuyên nghiệp của đơn vị kinh doanh. Nội quy bếp có thể quy định bằng lời nói hoặc văn bản cụ thể tuỳ vào cách vận hành của nhà hàng.
nội quy bếp nhà hàng là gì

2. Tại sao cần xây dựng nội quy bếp nhà hàng

Bộ phận bếp đóng vai trò quan trọng giúp phần lớn vào quá trình kinh doanh của nhà hàng. Chính vì vậy, giữ cho căn bếp được sạch sẽ, hoạt động linh hoạt và hiệu quả là mong muốn của bất kỳ nhà hàng nào. Một nội quy bếp chi tiết, chỉn chu và phù hợp là yếu tố cốt lõi giúp công việc được thực hiện nhất quán, hiệu quả cao.
vệ sinh bếp sạch sẽ đảm bảo an toàn khi nấu ăn
Đọc ngay:

3. Những nội quy làm việc của bộ phận bếp

Tuỳ thuộc vào quy mô của nhà hàng có thể đặt ra những quy chuẩn khác nhau. Về cơ bản, mục tiêu chung của những quy định này luôn hướng tới đó chính là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây chính là vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hiện nay. Cho nên, việc đặt ra nội quy bếp góp phần giữ gìn môi trường làm việc hài hoà, đẩy lùi nỗi lo về thực phẩm mất vệ sinh trong các đơn vị kinh doanh nhà hàng.

3.1. Nội quy trước khi bắt đầu ca

Một số nội quy trước khi bước vào ca làm việc của một nhân viên bộ phận bếp như sau:

  • Nhân viên mặc đồng phục đúng quy định.
  • Nhân viên có mặt trước từ 5 đến 20 phút để kiểm tra và bao quát công việc trong ngày.
  • Lắng nghe yêu cầu và làm theo mệnh lệnh của bếp trưởng, bếp phó, quản lý.
  • Đối với cá nhân hay nhóm được phân chia các công việc thì phải chuẩn bị đủ vật dụng và nắm bắt chính xác thông tin của bàn ăn đó. Những thông tin này gồm: số khách hàng, số món ăn, thời gian lên món,…
  • Bếp trường và bếp phó có nhiệm vụ kiểm tra, phân chia công việc và quản lý nhân viên trước khi ca làm việc bắt đầu.

nội quy trước khi vào làm việc

3.2. Nội quy trong quá trình làm việc

Sau khi hoàn tất những nhiệm vụ trước khi bắt đầu ca làm thì bộ phận bếp tiếp tục thực hiện đúng theo các nội quy sau:

  • Nhân viên phải đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đồng phục chỉn chu,…
  • Trong suốt ca làm việc luôn nhiệt tình, lắng nghe yêu cầu của khách hàng hay cấp trên để hoàn thành công việc xuất sắc. Đồng thời, hãy luôn làm việc theo đúng trình tự và thao tác đúng kỹ thuật.
  • Kiểm tra và vệ sinh dụng cụ trước khi thao tác với thực phẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trong quá trình làm việc, tránh không cho những người không có thẩm quyền và không phận sự ra vào trong bộ phận bếp.
  • Khi chế biến thực phẩm cần kiểm tra đúng số lượng, trọng lượng và chất lượng. Trường hợp nhân viên phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng thì cần phải báp cho bếp trưởng để tiến hành xử lý kịp thời. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm không an toàn để chế biến cho khách hàng.
  • Tiếp đó, sau khi hoàn thành mỗi món ăn cần bảo quản và để đúng vị trí để nhân viên phục vụ chuyển tới vị trí bàn để khách hàng thưởng thức.
  • Ngoài ra, nếu gặp phải các tình huống bất ngờ phát sinh cần báo cho cấp trên để có biện pháp xử lý.

nội quy bếp trong ca làm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong ca làm

3.3. Nội quy sau khi kết thúc ca

Kết thúc quá trình làm việc trong ca, nhân viên cần nghiêm chỉnh chấp hành một số nội quy sau đây:

  • Sau ca làm, nhân viên bộ phận bếp cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực. Phân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn cho ca sau.
  • Đặc biệt, kiểm tra vị trí bếp gas cẩn thận, đảm bảo khoá chốt và tắt hết các thiết bị điện không cần thiết. Kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy tại không gian làm việc.
  • Kiểm tra và tổng kết hàng hoá, thực phẩm cuối ca. Nếu thực phẩm nào hết hàng cần báo bộ phận khác tiến hành nhập hàng.
  • Bếp trưởng kiểm tra lại bộ phận bếp lần cuối và tiến hành giao ca.

nội quy sau khi hết ca

Xem thêm:

4. Mẫu nội quy bếp nhà hàng cụ thể

Cùng Nhà Hàng Số tham khảo mẫu nội quy nhà hàng cho bộ phận bếp như sau:

NỘI QUY NHÀ BẾP

1. Tuyệt đối tuân thủ theo quy định được ghi trong luật “Nội quy lao động của nhà hàng”. Cần chấp hành nghiêm túc nội quy về đồng phục, tư trang theo quy định.
2. Luôn giữ tác phong nhanh nhẹn, phẩm chất trung trực, tự giác và ham học hỏi. Chịu trách nhiệm về việc mình làm, không đùn đẩy cho người khác hoặc tự ý rời khỏi vị trí làm việc.
3. Chấp hành quy định về vệ sinh chung. Trong quá trình làm việc, làm tới đâu cần lau dọn sạch sẽ tới đó. Vệ sinh tay trước khi tiến hành chế biến món ăn, luôn giữ cho tay sạch sẽ, tránh làm trộn lẫn các nguyên liệu vào nhau.
4. Nói không với việc sử dụng sản phẩm bị hỏng, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng… Luôn kiểm tra hàng thường xuyên và sử dụng nguyên liệu tươi mới để chế biến món ăn.
5. Luôn thực hiện đúng theo yêu cầu và sự phân phó công việc của bếp trưởng, bếp phó.
6. Không được tự ý thay đổi công thức nấu ăn khi chưa được sự cho phép.
7. Kiểm tra kỹ bếp gas, điện, trước, trong và sau ca làm việc. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh cần báo ngay cho cấp trên xử lý.
8. Kiểm tra hàng hoá, thực phẩm cuối mỗi ca. Đồng thời, phải kê khai chính xác với thực tế.
9. Luôn lắng nghe khách hàng để cải thiện năng lực và chuyên môn.
đảm bảo an toàn trong bộ phận bếp

5. Tổng kết

Như vậy, Nhà Hàng Số đã thông tin chi tiết đến bạn đọc về chủ đề nội quy bếp nhà hàng. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này, hãy đón đọc thêm những bài viết hấp dẫn khác tại chuyên mục Khởi nghiệp Nhà hàng của Nhà Hàng Số. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng.

4.9/5 - (15 bình chọn)
Tung Ngo
Tung Ngo
Là một chuyên gia trong ngành F&B với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Có kiến thức sâu rộng về sản xuất, tiêu thụ, quản lý, phân phối và tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Tôi đã thành công trong việc phát triển và quản lý các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống của nhiều công ty lớn và nhỏ. Với tinh thần sáng tạo và đam mê, tôi luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

15+ cách giới thiệu nhà hàng độc đáo, hấp dẫn bậc nhất

Tăng cường thu hút, tiếp cận khách hàng tiềm...

Cách hạch toán kế toán nhà hàng chính xác và hiệu quả từ A-Z

Tìm hiểu bí quyết hạch toán kế toán nhà...

TOP 7+ mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống ấn tượng nhất

Mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống thu...

Hướng dẫn đăng ký nhà hàng Gojek chi tiết từ A – Z

Hướng dẫn cách đăng ký nhà hàng Gojek chi...