Barista là gì? Người nghệ sĩ “thổi hồn” sáng tạo thức uống

Date:

Barista là gì? Nghề sáng tạo nên những thức uống chinh phục mọi giác quan, khiến khách hàng mê đắm và thành công tăng doanh thu cho quán cafe

Với sự phát triển của ngành công nghiệp cà phê và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về trải nghiệm đồ uống tinh tế. “Barista là gì?” dần trở thành thuật ngữ không còn xa lạ. Nó đã trở thành một nghề nghiệp có tiềm năng và thu hút nhiều người trẻ yêu thích cà phê. Công việc của barista không chỉ tập trung vào việc pha chế cà phê. Mà còn bao gồm rất nhiều điều thú vị khác. Khám phá ngay.

1. Nghề Barista là gì?

Barista là gì? Nó là thuật ngữ có nguồn gốc từ Ý. Barista dùng để chỉ những người làm công việc pha chế thức uống cafe và các loại thức uống hiện đại không cồn khác. Chẳng hạn như Espresso, Cappuccino, Latte Art, Machiato, Mocha,… Tốc độ phát triển nhanh cũng mức độ ưa chuộng của thị trường khiến độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, nó vẫn là sự lựa chọn nghề nghiệp đầy tiềm năng mà nhiều người theo đuổi. Tại Việt Nam, người ta thường gọi nghề Barista một cách gần gũi là nhân viên pha chế cafe.
Để duy trì chất lượng đồ uống, khâu pha chế cần được đặc biệt chú ý. Độ ngon và bắt mắt của thức uống được sáng tạo bởi các barista là yếu tố thu hút phần đông khách hàng hiện nay. Bởi vậy, không sai khi Barista được xem như “con át chủ bài”. Nó quyết định đến gần 100% cơ hội thành công khi kinh doanh cafe.

tạo hình cafe

2. Công việc hàng ngày của một Barista

Không chỉ pha chế, barista còn đảm nhận một số công việc khác. Cụ thể là:

  • Chuẩn bị nguyên liệu, máy móc, dụng cụ cần thiết cho công việc pha chế.
  • Điều chỉnh các thông số máy móc, thiết bị đạt chuẩn để thực hiện các kỹ thuật như xay, nén cà phê, đánh sữa, tạo hình khéo léo, chính xác.
  • Tiếp đón, tìm hiểu và tư vấn đồ uống cho khách dựa theo sở thích, vị giác của khách. Từ đó, mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi thưởng thức.
  • Nhận order, giải đáp thắc mắc liên quan đến thực đơn. Gợi ý một số đồ uống đặc biệt cũng như đáp ứng đúng mong muốn của khách.
  • Đảm bảo chất lượng đồ uống thơm ngon, đẹp mắt và đúng yêu cầu của khách.
    Bảo quản café, các máy móc và thiết bị cũng như không gian pha chế sạch sẽ.

Nhìn chung, công việc của barista xoay quanh pha chế và đáp ứng mọi nhu cầ của khách hàng. Qua đó, mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng khi thưởng thức. Không chỉ là thức uống, đó còn là nghệ thuật.

nhân viên barista

3. Lộ trình thăng tiến của nghề Barista là gì?

Barista được nhiều người theo đuổi bởi tiềm năng và lộ trình thăng tiến ấn tượng. Các nhà hàng, khách sạn lớn hoặc chuỗi thương hiệu đồ uống nổi tiếng cũng ngày càng đầu tư “ưu ái” cho bộ phận này. Mỗi vị trí trong ngành Barista sẽ có những yêu cầu và mức lương phụ thuộc vào năng lực và quy mô. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay lộ trình thăng tiến dưới đây.

3.1 Phụ Bar (Barboy)

Công việc của phụ Bar là chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu, hỗ trợ các Barista pha chế, thực hiện các thức uống đơn giản và dọn dẹp khu vực quầy bar. Nếu làm tốt, hõ sẽ có cơ hội lên làm Barista. Mức lương trung bình dành cho vị trí này là khoảng 170 – 200 USD/tháng, chưa tính tiền tip.

3.2 Nhân viên pha chế (Barista)

Barista có trách nhiệm pha chế đồ uống theo nhu cầu của khách hàng. Họ còn trực tiếp chỉ đạo, phân công công việc cho phụ Bar và nhân viên mới. Theo khảo sát, mức thu nhập trung bình của barista khoảng từ 200 –240 USD/tháng ở các quán cafe vừa và nhỏ. Những nhà hàng, khách sạn hay chuỗi cafe nổi tiếng thì mức chi trả cho vị trí này còn cao hơn.

3.3 Bar Trưởng (Head Bartender/Shift Leader)

Ở vị trí này, bạn sẽ không phải trực tiếp pha chế thức uống. Thay vào đó, trách nhiệm của bạn là hỗ trợ Barista quản lý các công việc. Từ chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu, pha chế thức uống đến trang trí và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, còn phải kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, các loại vật tư, phát triển menu mới,… Mức thu nhập của Bar Trưởng là 240 – 300 USD/tháng.

3.4 Giám sát Bộ phận Pha chế (Beverage Supervisor)

Giám sát Bộ phận Pha chế là người kiểm định số lượng và chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng. Đồng thời, phát triển thực đơn hay sáng tạo đồ uống mới. Chưa kể, bạn cần phải quản lý thiết bị, giám sát và đảm bảo hiệu quả làm việc của nhân viên. Đồng thời, phân công và bố trí các vị trí phù hợp. Ngoài ra, bạn còn phải phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Mức thu nhập trung bình ở vị trí này rơi vào khoảng từ 300 – 400 USD/tháng.

3.5 Quản lý Bộ phận Pha chế (Beverage Manager)

Khi trở thành Quản lý Bộ phận Pha chế, bạn sẽ phải hỗ trợ điều hành và giám sát các hoạt động của quầy Bar/Lounge. Từ đó, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn thức uống và chất lượng phục vụ. không những vậy, bạn cũng cần phát triển các chương trình đào tạo, quản lý nhân sự, tài chính… Lương cơ bản dao động từ 520 – 650 USD/tháng.

3.6 Quản lý Bộ phận Ẩm thực (F&B Manager)

Ở vị trí này, bạn cần chịu trách nhiệm về tài chính. Đồng thời, phối hợp với Bếp trưởng để điều hành và phát triển thực đơn. Ngoài ra, còn phụ trách điều phối nhân viên, tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự. Mức lương của bộ phận Quản lý Bộ phận Ẩm thực dao động từ 750 – 1.100 USD/tháng.

3.7 Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực (F&B Director)

Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nghề Barista. Ở vị trí này, bạn phải chịu trách nhiệm vận hành hiệu quả các hoạt động của quán bar, nhà hàng. Đồng thời, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. Mức lương trung bình trên 1.300 USD/tháng.

Xem thêm:

4. Điều cần có ở một Barista nhất định phải biết

Nghề Barista là nghề năng động, sáng tạo với mức độ cạnh tranh cao. Do đó, để phát triển ở ngành này, bạn cần trang bị một số yếu tố nhất định.

4.1 Sở hữu tố chất sáng tạo

Điểm khác biệt tạo nên thành công của một Barista chuyên nghiệp chính là sự sáng tạo. Được ví như “bếp trưởng về cafe”, barista cần tạo nên những tách cafe đậm tính nghệ thuật và làm hài lòng những vị khách khó tính nhất. Hơn nữa, với khả năng sáng tạo, Barista còn phát triển những thức uống mới mẻ, thơm ngon vào menu. Từ đó, ngày càng thu hút lượng khách hàng lớn. Không chỉ sáng tạo, Barista còn sở hữu đôi bàn tay khéo léo, tinh tế giúp nâng tầm đẳng cấp mỗi loại thức uống.

4.2 Kiến thức và kỹ năng pha chế

Bản chất công việc của một barista là nhân viên pha chế. Do đó, bạn cần chú trọng đầu tư đến những kiến thức chuyên môn và nâng cao. Chẳng hạn như: cách phân biệt các loại cafe, các dòng thức uống từ cafe nóng/ lạnh, công thức pha chế cafe nổi tiếng. Ngoài ra, cần nắm vững công thức một số đồ uống thông dụng như trà, mocktail, soda, sinh tố… Đặc biệt, Barista phải thành thạo các kỹ thuật pha chế đồ uống. Bao gồm: kỹ thuật chiết xuất, cách rang xay hạt cafe, kỹ thuật tạo bọt sữa, kỹ thuật sử dụng các dụng cụ pha chế như Syphon, Pour Over, V60, Chemex, Cold Brew, Kalita…

kỹ năng pha chế của barista

4.3 Sự đam mê và tinh tế trong công việc

Đam mê giúp Barista kiên định và nỗ lực chinh phục nghề. Điều này còn đặc biệt quan trọng với sự sáng tạo nghệ thuật trong từng loại đồ uống. Mỗi tách cafe là một tác phẩm nghệ thuật. Và Barista chính là một người nghệ sĩ. Sự tinh tế, tỉ mỉ và khéo léo giúp Barista thổi hồn trong từng công thức. Biến hạt cafe trở thành thức uống thơm ngon và độc đáo hơn.

5. Một số yếu tố nhất định phải có để theo đuổi nghề Barista

5.1 Nghiêm túc và kiên định với nghề

Nếu theo đuổi nghề Barista, bạn sẽ phải chịu đựng rất nhiều cạnh tranh và áp lực. Do đó, để kiên trì theo đuổi, bạn cần có niềm đam mê cũng như thực sự nghiêm túc với nghề. Điều này sẽ mang đến cho bạn sự hứng thú, vui vẻ và động lực để vượt qua mọi thử thách.

5.2 Thành thạo những kỹ năng cần thiết

Đây chính là nhiệm vụ chính cũng như kỹ năng cốt lõi mà một barista cần có. Để pha chế tốt, barista cần hội tụ đủ: Kiến thức, Kỹ thuật và Kỹ năng.

Kiến thức

Nắm bắt những kiến thức nền tảng liên quan đến nguyên liệu, công thức pha chế, cách sử dụng máy móc và thiết bị. Chẳng hạn như “Seed to Cup”, nguyên lý chiết xuất, nguyên lý thử nếm, truyền nhiệt và đánh giá chất lượng.

Kỹ thuật

Đảm bảo các thông số kỹ thuật liên quan đến máy móc cũng như liệu lượng pha chế nhằm mang đến chất lượng thức uống đồng bộ.

Kỹ năng
  • Kỹ năng pha chế: Đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu tạo nên đẳng cấp của một barista. Bạn có thể pha chế theo công thức có sẵn. Hoặc thỏa sức sáng tạo theo ý thích. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo hương vị bùng nổ cũng như cách thức trang trí sáng tạo và hấp dẫn.
  • Kỹ năng bán hàng: Ngoài công việc pha chế, họ còn là những người bán hàng. Bạn sẽ trực tiếp giao lưu và giới thiệu đồ uống cho khách hàng. Để khách hàng quyết định trải nghiệm đồ uống, bạn phải nắm bắt tâm lý khách hàng. Đồng thời, có kỹ năng giao tiếp tốt, xử lý tình huống khéo léo và thuyết phục khách hàng,…
  • Kỹ năng giao tiếp: Barista phải phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. Khả năng giao tiếp tốt sẽ tạo được thiện cảm và ấn tượng với mọi người. Từ đó, bạn có thể dễ dàng thăng tiến hơn trong nghề Barista.
  • Vận hành máy móc: máy pha, thiết bị pha chế rất cần thiết trong quá trình làm việc của Barista. Hiểu rõ quy trình hoạt động và cách sử dụng máy pha cafe giúp bạn pha chế ra những ly thức uống chuẩn vị và đẹp mắt.

5.3 Am hiểu về nguyên liệu

Một Barista chuyên nghiệp được ví như quyển từ điển sống về cafe. Mọi kiến thức liên quan như lịch sử, cách phân biệt các loại cafe, quy trình xử lý, đặc điểm các loại hạt, cách lựa chọn,… đều được Barista nắm vững. Có thể nói, việc am hiểu về nguyên liệu pha chế là vô cùng quan trọng. Mỗi nguyên liệu đều có đặc điểm và cách thức sáng tạo riêng. Việc cần làm là dành thời gian nghiên cứu, tìm tòi và hiểu biết sâu về các nguyên liệu. Đặc biệt, cần thành thạo nguyên tắc phối hợp nguyên liệu để sáng tạo nên những thức uống độc đáo và mới mẻ.

nhân viên sử dụng máy pha cafe

5.4 Không ngừng sáng tạo nghệ thuật

Ngày càng có nhiều người theo đuổi nghề barista. Bởi vậy, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó, để tạo dựng được chỗ đứng và phát triển thăng tiến trong nghề, những sản phẩm của bạn phải có tính sáng tạo. Không những đáp ứng thị hiếu người dùng mà phải mang những đặc trưng riêng. Lương nghề Barista phụ thuộc khá lớn vào khả năng sáng tạo thức uống.
Đây cũng là yếu tố để Barista “thổi hồn” vào thức uống mình tạo ra. Không chỉ sáng tạo trong cách kết hợp nguyên liệu, mùi vị thức uống. Họ còn mang đến phong cách trang trí, tạo hình nghệ thuật độc đáo. Từ những hạt cafe thông thường, qua đôi bàn tay của Barista. Những thức uống như được nâng tầm, chinh phục cả vị giác lẫn thị giác, khiến thực khách mê đắm.

một số tạo hình trên cafe

5.5 Sẵn sàng đổi mới

Ngành công nghiệp đồ uống không ngừng thay đổi. Do đó, để phát triển trong nghề barista, bạn cần thường xuyên cập nhật kiến thức và xu hướng thức thức uống. Liên tục nắm bắt, mạnh dạn tiếp thu và ứng dụng để tránh bị lạc hậu.

5.6 Khả năng tư duy logic

Hàng ngày, barista phải phục vụ rất nhiều khách hàng với những yêu cầu khác nhau. Hàng loạt các vấn đề mà họ cần đối mặt cùng lúc như: order đang xếp hàng chờ làm; nguyên vật liệu sắp hết; giao tiếp khéo léo, quan tâm đến khách hàng ở quầy bar; phối hợp với các bộ phận khác,… Do đó, các barista cần trau dồi khả năng tư duy logic tốt.

5.7 Thái độ vui tươi, niềm nở và chăm sóc khách hàng tốt

Dù phải căn chỉnh trong đầu các công thức, định lượng để mang đến những thức uống hài lòng nhất cho khách hàng. Barista vẫn phải quan tâm, hỏi han và tạo nên không khí thoải mái nhất cho khách hàng.

thái độ niềm nở của nhân viên barista

5.8 Đảm bảo không gian sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp

Hình ảnh quầy pha chế chính là bộ mặt của cả quán. Đây cũng là nơi barista thăn hóa và thỏa sức sáng tạo cũng như trình diễn nghệ thuật pha chế. Do đó, một quầy bar sạch sẽ, gọn gàng sẽ tạo cảm hứng và nâng cao chất lượng làm việc cho barista. Đồng thời, chiếm được cảm tình và cái nhìn thiện cảm của khách hàng.

5.9 Chăm chút hình ảnh cá nhân

Mô hình quầy bar hiện đại tạo không gian giao tiếp mở giữa barista và khách hàng. Với mô hình này, barista là điểm nhấn trong quầy và là hình ảnh đại diện của cả bar. Do đó, barista cần luôn duy trì hình ảnh cá nhân tươm tất và chỉn chu nhất.

6. Cơ hội làm giàu từ nghề Barista

Thị trường đồ uống phát triển đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ yêu thích pha chế. Hàng loạt thức uống hiện đại du nhập vào Việt Nam. Đồng thời, được công chúng đón nhận ấn tượng. Chẳng hạn như Latte, Cappuccino, cocktails,… Bên cạnh đó, sự xuất hiện dày đặc của các mô hình cafe như Highlands Coffee, The Coffee Bean and Tea Leaf, Starbucks, The Coffee House… cũng khiến nghề Bartender “đắt giá” hơn.
Chưa kể, hiện nay, còn có rất nhiều khóa học Barista ngắn hạn. Sau khi hoàn thành, bạn có thể tìm được công việc với mức thu nhập ổn định. Nếu có điều kiện về nguồn vốn, bạn có thể phát triển theo hướng kinh doanh mô hình cafe. Barista còn chính là “át chủ bài” đảm bảo chất lượng đồ uống, hình ảnh quán bar, cafe. Đặc biệt là gây ấn tượng với khách hàng. Do đó, nhu cầu tuyển dụng Barista cao, cơ hội việc làm rộng mở và môi trường làm việc hấp dẫn, sáng tạo. Vì lẽ đó, Barista chính là con đường lý tưởng dành cho những ai có niềm đam mê đặc biệt với nghề Pha chế. Đặc biệt là muốn tiến xa trong ngành công nghiệp đồ uống.

Xem thêm:

7. Bí quyết rút ngắn thời gian học Barista

Khóa học Barista không chỉ cung cấp kiến thức, kỹ năng pha chế. Bạn còn được mở rộng kỹ năng sáng tạo đồ uống, phát triển menu và quản lý kinh doanh. Vì vậy, khóa học sẽ phù hợp với mọi đối tượng học viên. Nếu là người mới bắt đầu nghề pha chế, bạn có thể theo các khóa học Barista Cơ Bản. Ngoài cung cấp các kiến thức nền tảng, bạn còn được trau dồi thêm những kỹ năng để trở thành Barista chuyên nghiệp.
Còn nếu muốn thăng tiến lên các vị trí hoặc tìm kiếm các cơ hội làm việc trong môi trường lớn hơn. Bạn cần theo học các khóa học Barista Nâng Cao với những kiến thức pha chế cafe chuyên sâu. Chẳng hạn như rang xay hạt cafe, cách phối trộn cafe theo tỷ lệ chuẩn, sử dụng dụng cụ pha chế cafe nghệ thuật, kỹ thuật Latte Art nâng cao… Khóa học này còn rất phù hợp với những ai học để mở quán kinh doanh cafe.

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến “Barista là gì?”. Barista không chỉ đơn giản là một nhân viên pha chế cà phê mà là một nghệ nhân của cà phê, với kiến thức sâu sắc và kỹ thuật chuyên nghiệp. Họ tạo ra những tác phẩm cà phê độc đáo và đẹp mắt. Từ đó, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Với vai trò ngày càng quan trọng trong ngành công nghiệp cà phê, barista đã trở thành một nghề nghiệp hấp dẫn và có tiềm năng phát triển. Nghề barista không chỉ đơn thuần là một công việc, mà còn là một sứ mệnh nghệ thuật và đam mê trong việc thưởng thức và chia sẻ cà phê. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục Pha chế.

Tặng một sao
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

TOP mẫu thiết kế quầy pha chế tiện lợi, hút khách nườm nượp

Thiết kế quầy pha chế tiện lợi giúp tối...

Bí kíp thiết kế quầy pha chế cà phê đơn giản mà ấn tượng nhất 2023

Thiết kế quầy pha chế đơn giản, thành công...

TOP mẫu thiết kế quầy pha chế trà sữa độc đáo, ai cũng khen

Quầy pha chế trà sữa bắt mắt tạo không...

Ý tưởng thiết kế quầy pha chế cafe ấn tượng nhất 2023

Quầy pha chế cafe tiện lợi giúp barista thỏa...